Thực hành lập trình CSDL với VB.net - 2

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Bảng dữ liệu khách hàng 6

Bảng 2. Bảng dữ liệu mặt hàng 7

Bảng 3. Bảng chi tiết bán hàng 7

Bảng 4. Các hình thức tạo báo cáo bằng Crystal Report. 151

Bảng 5. Các phần chính trên một báo cáo. 152

Bảng 6. Danh sách các trường đặc biệt trong Crystal Report. 190

BÀI 1. SỬ DỤNG VB.NET LẬP TRÌNH TRÊN FORM ĐỂ CẬP NHẬT CƠ SỞ DỮ LIỆU


Mục tiêu

Sau bài học, sinh viên có khả năng:

- Kiến thức: Biết thiết kế Form và sử dụng VB.NET lập trình trên form để thực hiện các thao tác cập nhật cơ sở dữ liệu: Nhập mới, thêm, xóa, sửa dữ liệu.

- Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức thiết kế và lập trình trên form thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu vào giải quyết các bài toán thực tế.

- Thái độ:

+ Nghiêm túc, sáng tạo

+ Tích cực tập luyện

Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị

Chuẩn bị máy tính có hệ điều hành Windows XP hoặc cao hơn, phần mềm Microsoft Office, bộ gò Tiếng Việt,phần mềm SQL Server 2000 hoặc cao hơn,phần mềm Visual Studio 2008 hoặc cao hơn.


1.1. Tóm tắt kiến thức cần nhớ


Form là một đối tượng được sử dụng làm giao diện để thực hiện các tương tác với cơ sở dữ liệu trong đó có các thao tác cập nhật dữ liệu.

Form để cập nhật dữ liệu có nhiều dạng trong đó có một số dạng thông dụng. Chẳng hạn như:

- Dạng bản ghi

Hình 1 Form dạng bản ghi Dạng lưới hiển thị danh sách Hình 2 Form dạng danh 1


Hình 1. Form dạng bản ghi


- Dạng lưới hiển thị danh sách


Hình 2 Form dạng danh sách Dạng form một nhiều Hình 3 Form dạng một nhiều 2

Hình 2. Form dạng danh sách


- Dạng form một - nhiều

Hình 3 Form dạng một nhiều Đôi khi còn phối hợp các dạng này với nhau để 3


Hình 3. Form dạng một nhiều


Đôi khi còn phối hợp các dạng này với nhau để tạo thành một dạng mới. Trên các form này thường có có các đối tượng:

Lable (Nhãn): là điều khiển cho phép người sử dụng hiển thị chuỗi ký tự trên biểu mẫu nhưng không thể thay đổi chuỗi ký tự đó một cách trực tiếp.

Textbox (Ô nhập liệu) là một điều khiển cho phép nhận thông tin do người sử dụng nhập vào. Đối với ô nhập liệu ta cũng có thể dùng để hiển thị thông tin, thông tin này được đưa vào tại thời điểm thiết kế hay thậm chí ở thời điểm thực thi ứng dụng.

Button: Nút lệnh là một điều khiển dùng để bắt đầu, ngắt hoặc kết thúc một quá trình.Người sử dụng luôn có thể chọn một nút lệnh nào đó bằng cách nhấn chuột trên nútlệnh đó. Hoặc có thể nhấn Enter để chọn nút lệnh khi nút đó đang có Focus.

Checkbox: Hộp kiểm hay còn gọi là hộp đánh dấu (Checkbox) là một điều khiển được hiểnthị dưới dạng một ô vuông. Ô vuông này hiển thị dấu lựa chọn nếu như được chọn và đểtrắng nếu ô không được chọn. Điều khiển Check box được dùng khi muốn nhận thôngtin từ người sử dụng theo kiểu Yes/No hoặc True/False. Ta cũng có thể gom nhiềuđiều khiển lại một nhóm (dùng công cụ Group box) để hiển thị nhiều khả năng lựachọn. Khi một check box được chọn thì giá trị của nó là 1; ngược lại là 0.

Radio button: Công dụng của Radio button cũng tương tự như Checkbox. Điểm khác nhau chủ yếu giữa hai loại điều khiển này đó là trong cùng một nhóm (được tạo bởi group boxhay picture box) tại mỗi thời điểm ta chỉ có thể chọn một radio button nhưng có thểđánh dấu chọn nhiều checkbox.

Listbox: Điều khiển này hiển thị một danh sách các đề mục mà ở đó người sử dụng có thể chọn lựa một hoặc nhiều đề mục. List Box giới thiệu với người sử dụng một danh sách các lựa chọn. Một cách mặc định các lựa chọn hiển thị theo chiều dọc trên một cột vàbạn có thể thiết lập là hiển thị theo nhiều cột. Nếu số lượng các lựa chọn nhiều vàkhông thể hiển thị hết trong danh sách thì một thanh trượt sẽ tự động xuất hiện trênđiều khiển.

Combobox: Điều khiển Combobox có thể được xem là tích hợp giữa hai điều khiển Textboxvà ListBox. Người sử dụng có thể chọn một đề mục bằng cách đánh chuỗi văn bản vàoCombobox hoặc chọn một đề mục trong danh sách.

DataGridView: DataGridView là điều khiển chuyên dùng cho việc hiển thị dữ liệu dưới dạng bảng với rất nhiều chức năng như:

Có thể biểu diễn dữ liệu trên bảng trong Textbox, CheckBox hoặc DropDownList.

Có khả năng sử dụng DataSource để kết nối với bất kì cơ sở dữ liệu nào, với bất kì bảng nào.

Dữ liệu trên điều khiển được lưu sẵn trong bộ nhớ cache nên tăng tốc độ xử lý mà vẫn đảm bảo khả năng xử lý hàng trăm bản ghi một lúc.

DataGridView hoàn toàn có thể sử dụng với Data Binding giúp đơn giản hóa công việc kết nối dữ liệu

DataGridView là điều khiển dùng để hiển thị dữ liệu, do đó nó phải được kết nối với một nguồn dữ liệu. Nguồn dữ liệu đó có thể được gán thông qua thuộc tính DataSource của DataGridView hoặc thông qua viết mã.

Ngoài ra có thể còn có nhiều điều khiển khác cũng hay được sử dụng. Các điều khiền này dần dần được đề cập đến trong quá trình thực hành.

Muốn điều khiển được các đối tượng trên form để thực hiện việc cập nhật dữ liệu, người sử dụng phải viết các đoạn mã lệnh nhằm thực hiện các thao tác tương ứng mong muốn. Ví dụ muốn thực hiện thao tác thêm mới một bản ghi vào cơ sở dữ liệu

thì phải viết đoạn mã thực hiện thao tác này, tương tự như thế người sử dụng sẽ viết các đoạn mã lệnh thực hiện các công việc cụ thể khác và gắn vào các sự kiện cho từng đối tượng cụ thể.

Để xây dựng một form dùng để cập nhật dữ liệu cho một cơ sở dữ liệu bằng VB.NET, thực hiện các bước sau:

1. Thiết kế một form mới.

2. Kết nối form với cơ sở dữ liệu

3. Đưa các điều khiển vào form.

4. Đặt thuộc tính cho form và các điều khiển trên form.

5. Lập trình cho các sự kiện thực thi các nhiệm vụ.

6. Chạy thử.

7. Hiệu chỉnh form để đạt yêu cầu.

8. Ghi kết quả.


1.2. Hướng dẫn thực hành


1.2.1. Bài tập mẫu


Để quản lý việc bán hàng của một cửa hàng, chủ cửa hàng thuê một người lập trình xây dựng một chương trình quản lý bán hàng.

Yêu cầu chương trình phải:

- Quản lý được các thông tin về khách hàng, mặt hàng và các giao dịch bán hàng trong mỗi lần mua bán.

- Tìm kiếm được các thông tin về khách hàng, mặt hàng, giao dịch bán hàng theo yêu cầu.

- Xem in được báo cáo theo yêu cầu.

- Tạo được hệ thống menu trên form để thực thi các yêu cầu trên.

- Tạo bộ cài đặt cho ứng dụng để có thể cài đặt trên các máy tính.

Để thực hiện yêu cầu của chủ cửa hàng, người lập trình đã thiết kế một cơ sở

̃ liêu

quan hệ có lược đồ như sau:

tblKhachHang(MaKH, HoTen, GioiTinh, DiaChi, DienThoai) tblMatHang(MaMH, TenMatHang, DVT) tblBanHang(SoHieuHD, MaKH, NgayMuaBan, NguoiBan) tblChiTietBanHang(SoHieuHD, MaMH, SoLuong, DonGia)

Trong đó:

MaKH: Mã khách hàng; HoTen: Họ tên khách hàng; Gioitinh: Giới tính;

Diachi: Địa chỉ; DienThoai: Điện thoại; MaMH: Mã mặt hàng;

TenMatHang: Tên mặt hàng; DVT: Đơn vị tính; SoHieuHD: Số hiệu hóa đơn; SoLuong: Số lượng; DonGia: Đơn giá;

NgayMuaBan: Ngày mua bán. NguoiBanHang: Người bán hàng

Người lập trình đã sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server để tạo ra cơ sở dữ liệu Quản lý bán hàng có tên là QLYBH.MDF đặt tại D:VB.NETQuanLyBanHangDataQLYBH.MDF và có cấu trúc như sau:

Bảng tblKhachHang

Bảng 1. Bảng dữ liệu khách hàng


TT

Tên trường

Kiểu dữ liệu

Cho phép Null

1

MaKH

Int

Không

2

Hoten

Nvarchar(50)

Không

5

Gioitinh

Nvarchar(3)

Không

6

Diachi

Nvarchar(150)

Không

7

DienThoai

Varchar(20)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.

Bảng tblMatHang

Bảng 2. Bảng dữ liệu mặt hàng


TT

Tên trường

Kiểu dữ liệu

Cho phép Null

1

MaMH

Int

Không

2

TenMatHang

Nvarchar(50)

Không

3

DVT

Nvarchar(10)

Không


Bảng tblBanHang


TT

Tên trường

Kiểu dữ liệu

Cho phép Null

1

SoHieuHD

Int

Không

2

MaKH

Nvarchar(50)

Không

3

NgayMuaBan

DateTime

Không

4

NguoiBanHang

Nvarchar(50)

Không


Bảng tblChiTietBanHang

Bảng 3. Bảng chi tiết bán hàng


TT

Tên trường

Kiểu dữ liệu

Cho phép Null

1

SoHieuHD

Int

Không

2

MaMH

Int

Không

3

SoLuong

Int

Không

4

DonGia

Nvarchar(50)

Không


Công việc 1: Do công việc phải thường xuyên làm việc với khách hàng và quản lý các khách hàng của mình chủ cửa hàng yêu cầu nhà lập trình thiết kế một form dạng

Ngày đăng: 16/07/2022