Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


TẠ THỊ ANH


BIẾN ĐỔI QUAN HỆ DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ QUANG LANG, HUYỆN CHI LĂNG,

TỈNH LẠNG SƠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY.


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 60 31 03 02


Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài:“Biến đổiquan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986đến nay”, trong quá trình đi thu thập tài liệu thực tế, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ủy ban nhân dân xã, người dân địa phương và đặc biệt là cộng đồng dân tộc Tày tại xã Quang Lang, đã cung cấp cho tôi một nguồn tài liệu, thông tin thực tế vô cùng quý giá.

Tôi xin chân thành cảm ơn, sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô giáo, các bạn trong Khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt làTS.Nguyễn Thị Thanh Bình - người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này.

Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu trên.


Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Nếu có gì sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Tác giả luận văn

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu 3

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 6

7. Kết cấu của luận văn 7

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu về dòng họ. 8

1.1.1. Nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ ở Việt Nam 8

1.1.2. Nghiên cứu vềdòng họ của người Tày. 12

1.2. Các khái niệm và cơ sở lý thuyết 14

1.2.1. Các khái niệm 14

1.2.2. Cơ sở lý thuyết 16

1.3. Khái quát về người Tày và địa bàn nghiên cứu 20

1.3.1. Vài nét về người Tày ở Việt Nam 20

1.3.2. Vài nét về người Tày xã Quang Lang 22

1.4. Khái quát về điểm nghiên cứu chính 30

1.4.1. Thôn Khun Phang, xã Quang Lang 30

1.4.2 . Thôn Làng Đăng, xã Quang Lang 31

Tiểu kết chương 1 33

Chương 2: Dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang 34

2.1. Quan niệm về dòng họ của người Tày 34

2.2. Cấu trúc dòng họ 36

2.3. Tổ chức dòng họ người Tày xã Quang Lang 39

2.4. Vai trò của trưởng họ và những người có uy tín trong dòng họ 45

Tiểu kết chương 2 49

Chương 3: Biến đổi quan hệ dòng họ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ vòng đời từ năm 1986 đến nay 50

3.1 Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 51

3.2. Biến đổi quan hệ dòng họ trong các nghi lễ vòng đời 58

3.2.1 Biến đổi quan hệ dòng họ trong cưới xin 58

3.2.2 Biến đổi quan hệ dòng họ trong tang ma 72

3.2.3 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sinh đẻ 83

Tiểu kết chương 3 86

Chương 4: Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội từ năm 1986 đến nay 87

4.1. Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế. 87

4.1.1 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sở hữu và sử dụng đất đai 87

4.1.2 Biến đổi quan hệ dòng họ trong sản xuất nông nghiệp 93

4.1.3 Biến đổi quan hệ dòng họ trong dịch vụ, buôn bán và lao động làm thuê

......................................................................................................................... 98

4.2. Biến đổi quan hệ dòng họ trong đời sống xã hội 100

4.2.1.Biến đổi quan hệ dòng họ và hoạt động khuyến học 100

4.2.2. Biến đổi quan hệ dòng họ và chăm sóc trẻ em 102

Tiểu kết chương 4 104

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 116

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số hộ gia đình thuộc các dòng họ trên địa bàn nghiên cứu 40

Bảng 3.1 Hỗ trợ trong đám cưới của gia đình ông Hoàng Văn T năm 2001 67

Bảng 3.2 Hỗ trợ trong đám cưới con gái của ông Vi Văn Ph, năm 2014 69

Bảng 3.3 Hỗ trợ trong tang ma của gia đình bà Vi Thị H năm 2002 80

Bảng 3.4 Hỗ trợ trong đám tang của gia đình ông Lô Quốc Kh năm 2015 81

Bảng 4.1: Danh sách thống kê số gia đình có trẻ em được anh em họ hàng nuôi nấng, chăm sóc con cái giúp 102

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dòng họ là một thành tố văn hóa của tộc người, yếu tố cơ bản trong cấu trúc cộng đồng xã hội. Cho đến nay mọi giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội đều in đậm dấu ấn dòng họ. Vì vậy, dòng họ không chỉ đóng vai trò chủ đạo cố kết các thành viên trong cộng đồng mà còn góp phần bảo lưu, tái tạo, trao truyền các giá trị văn hóa tộc người. Quan niệm về dòng họ với những câu đúc kết từ bao đời nay “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Đắng cay cũng thể ruột rà, ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng” không chỉ ăn sâu trong tư tưởng của người Kinh (Việt) mà ở cả nhiều tộc người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, cấu trúc, chức năng, vai trò của dòng họ đang có nhiều biến đổi nhanh chóng. Đặc biệt là hiện tượng phục hưng nhiều các hoạt động có liên quan đến dòng họ cho thấy giá trị quan trọng của dòng họ trong nhận thức của cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu về dòng họ và những biến đổi của dòng họgóp phần định hướng phát triển văn hóa, phát triển xã hội, đảm bảo tính đa dạng văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc. Đồng thời, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định và xây dựng chính sách phát triển đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Người Tày là cộng đồng dân tộc có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, với 1.626.392 người (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009), phân bố tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên,…Người Tày sớm đã xây dựng được nền văn hóa phong phú, đa dạng nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa tộc người. Trong đó, dòng họ là vấn đề được người Tày rất coi trọng.Nó không chỉ là yếu tố để duy trì, củng cố mối quan hệ giữa các gia đình, mà còn liên quan chặt chẽ tới bản sắc văn hóa và ý thức về “cuội nguồn” của tộc người.

Sau Đổi mới, dưới tác động của bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế xã hội của nước ta nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã có những chuyển biến nhanh và mạnh. Từ đó thúc đẩy người Tày hội nhập sâu vào nền kinh tế thị trường, tạo tiền đề cho sự giao lưu, hội nhập văn hóa với các dân tộc khác ngày càng sâu sắc.Dòng họ của người Tày cũng không nằm ngoài quy luật vận động chung ấy. Hiện nay, vấn đề quan hệ dòng họ biến đổi như thế nào trong quá trình giao lưu, hội nhập là một mảng trống lớn trong các nghiên cứu về người Tày. Việc củng cố quan hệ dòng họ của người Tày qua các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội như thế nào, có hay không sự cố kết dòng họ trong và ngoài cộng đồng vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.

Nghiên cứu biến đổi dòng họ là một chủ đề quan trọng trong Nhân học từ trước đến nay. Nghiên cứu về dòng họ của người Tày chính là nghiên cứu giá trị văn hóa xã hội đặc trưng của tộc nguời, qua đó có đuợc cái nhìn về đời sống, lịch sử phát triển và sự cố kết trong các mối quan hệ của tộc nguời. Đồng thời, góp phần bảo lưu những nét đẹp có giá trị văn hóa tộc người, hạn chế những mặt tiêu cực để xây dựng nền văn hóa vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài:“Biến đổiquan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

-Tìm hiểu các dòng họ và quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

- Xem xét sự biến đổi quan hệ dòng họ từ sau Đổi mới (1986) trong các khía cạnh đời sống văn hoá, tín ngưỡng, hoạt động kinh tế và đời sống xã hội ở địa phương.

- Xác định các yếu tố tác động đến sự biến đổi của dòng họ và quan hệ dòng họ cũng như xu hướng biến đổi của các quan hệ đó trong bối cảnh hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022