Một Số Ngôi Chùa Việt Thế Kỷ Xvii Ở 10 Huyện Phía Tây Và Phía Nam Hà Nội

các hệ thống núi bị sụt vòng, như dãy Câu Lậu ở Thạch Thất, cụm núi đá vôi Sài Sơn - Tử Trầm ở Quốc Oai và Chương Mỹ. Dải Sài Sơn nổi lên như con rồng đất giữa vùng đồng bằng Quốc Oai, vì vậy mà chùa Thầy được xây dựng vào khu vực nằm giữa các núi. Bên cạnh đó, còn có vùng núi đá vôi Hương Ngãi - Hương Sơn làm ranh giới giữa hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây ở địa phận huyện Mỹ Đức.

Ngoài ra bờ vịnh cổ còn để lại bậc thềm phù sa cổ ở Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai cao độ 30m đến 35m trên mặt đồng bằng phù sa mới hiện tại. Người ta có thể khai thác đá ở những ngọn núi này để làm bia đá.

1.1.3.2. Yếu tố chính trị - xã hội:

Cuối năm 1583, sau khi củng cố được lực lượng, Trịnh Tùng đem quân ra Bắc. Trận đánh lớn nhất diễn ra vào năm 1592 tại Đông Kinh và sau một trận kịch chiến, quân Mạc thua to phải rút chạy lên Cao Bằng, nhà Trịnh vào chiếm lại kinh thành Thăng Long.

Sau đó nhà Mạc còn tiếp tục kéo dài thêm một vài năm nữa trong giai đoạn thế kỷ XVII (đến năm 1640) ở vùng Cao Bằng với đời vua Mạc Kính Cung (1601 - 1640), song vai trò của nhà Mạc giai đoạn thế kỷ XVII không còn ảnh hưởng lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ như ở thế kỷ XVI nữa.

Nội chiến Nam - Bắc triều giữa hai dòng họ Trịnh - Mạc chấm dứt, nhưng hậu quả để lại cũng thật nặng nề. Sau gần 50 năm nội chiến với hơn 40 cuộc chiến lớn, nhỏ của hai họ Trịnh - Mạc đã đẩy đất nước vào sự chém giết, hao người, tốn của, gây lên hàng loạt các trận đói vào năm 1557, 1559, 1570, 1572, 1577... [45, tr. 342 - 343].

Năm 1593, Trịnh Tùng lập Lê Thế Tông lên làm vua và tự xưng là “Đô Nguyên suý tổng quốc chính, thượng phụ Bình An vương”, toàn quyền quyết định việc triều chính. Năm 1599 Lê Thế Tông mất, Trịnh Tùng lập Lê Kính Tông lên ngôi, lấy niên hiệu là Thận Đức (năm 1601 đổi niên hiệu là Hoằng

Định). Lê Kính Tông khi lên ngôi mới 11 tuổi, nên quyền lực càng tập trung trong tay nhà Trịnh. Trước tình hình đó, Lê Kính Tông đã cùng Trịnh Xuân (con thứ của Trịnh Tùng) âm mưu giết Trịnh Tùng, nhưng việc bị bại lộ, Kính Tông bị bức thắt cổ chết vào năm 1619 [56, tr. 152, 153]. Cuối năm 1619, vua Lê Thần Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Vĩnh Tộ (1619 - 1628), năm sau đổi niên hiệu thành Đức Long (1629 - 1634) và Dương Hoà (1635 - 1643)...

Như vậy, cuộc chiến tranh giành quyền cướp ngôi đẫm máu Trịnh - Mạc vừa chấm dứt vào năm 1592, thì những năm đầu thế kỷ XVII (từ năm 1627 đến năm 1672) hai họ Trịnh - Nguyễn lại bắt đầu xâu xé, tranh giành ảnh hưởng, đẩy đất nước vào cảnh nội chiến triền miên trong gần nửa thế kỷ từ năm 1627 đến năm 1672, hai bên đánh nhau 7 lần vào các năm 1627, 1630,

1643, 1648, 1655 - 1660, 1660 và 1672 [45, tr. 344). Đất nước bị chia cắt thành hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở đàng Ngoài, nhà Trịnh phân chia thành 10 trấn, thuộc Bắc Bộ thành 4 nội trấn (Hải Dương, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc) và 6 ngoại trấn (Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa, An Quảng, Tuyên Quang, Thái Nguyên).

Có thể thấy, tình hình chính trị - xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI vô cùng phức tạp, với nhiều biến động. Chiến tranh giữa các thế lực đã đẩy đất nước vào cảnh tang thương, chết chóc.

1.1.3.3. Yếu tố kinh tế:

Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII họ Trịnh đã ban bố lệnh miễn lao dịch cho nhân dân lưu tán, bãi bỏ các loại thuế thân, giảm nhẹ thuế khóa... Nhờ một số chính sách đó, kinh tế Đàng Ngoài dần được hồi phục. Mặc dù đã bãi bỏ chế độ lộc điền, nhưng những công thần trong chiến tranh Trịnh - Mạc lại được triều đình phong thưởng một số ruộng đất không nhỏ [18, tr. 213].

Ruộng đất công bị thu hẹp, ruộng đất tư hữu phát triển cao độ. Việc mua bán, kiện tụng về ruộng đất luôn là chuyện rắc rối ở các làng xã. Một nét

đặc biệt ở Đàng Ngoài là sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất, cuộc sống bấp bênh thời loạn lạc đã tạo điều kiện cho tục cúng ruộng đất vào tín ngưỡng, tôn giáo trở nên phổ biến, hầu như làng xã nào trong thời kỳ này cũng có ruộng hậu Thần, hậu Phật. Đó cũng chính là lý do cho sự phát triển hàng loạt bia hậu trong các ngôi chùa thời kỳ này.

Sau khi ổn định tình hình chính trị, nhà nước Lê - Trịnh đã có một loạt chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Cũng trong thế kỷ XVII, công cuộc khẩn hoang diễn ra với tốc độ lớn. Nhiều làng mới được thành lập, diện tích ruộng đất ngày càng mở rộng và thu hút dân lưu tán. Để khuyến khích khai hoang, chúa Trịnh tạm thời miễn thuế cho các loại ruộng “ấu lậu”, cho phép xem ruộng khai hoang là ruộng tư. Cũng từ công cuộc khẩn hoang này, tầng lớp nông dân “ngụ cư” được hình thành ở các làng xã.

1.1.3.4. Yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng:

Đây là thời kỳ Phật giáo vốn đã bắt đầu hưng thịnh trở lại từ thời Mạc và đã có sự biến chuyển mới từ thế kỷ XVII. Do chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài, nhân dân bị động viên cả người và của không đủ sức dựng chùa riêng cho làng nữa, tầng lớp quý tộc không tin ở thực tại nữa, đã tìm đến cầu cứu cửa Phật và xuất tiền xây dựng chùa chiền. Trong “Đại Nam nhất thống chí” có ghi: “Vua chúa, phi tần, quan lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng cho các chùa, tham gia sửa chữa xây dựng chùa” [9, tr.385]. Đồng thời Phật giáo Trung Hoa với các phái Lâm Tế và Tào Động cũng thừa cơ du nhập vào nước ta. Trong chùa, ngoài các loại tượng xuất hiện ở thời Mạc như tượng Tam thế, một số tượng Quan âm Nam Hải, Thích ca sơ sinh, thậm chí cả các thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp thành bộ Tứ pháp cũng được Phật hóa thờ trong chùa... thì giờ đây có thêm bộ ba tượng Di đà tam tôn, Văn Thù Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Tuyết sơn... thuộc thế giới Phật thoại và các vị Phật tử góp nhiều tiền của cho chùa.

Ngoài ra, các Cao tăng có công khai sáng chùa, được truyền thuyết hóa với nhiều phép nhiệm màu giờ đây trở thành "Đức Thánh” linh thiêng được giành nơi thâm nghiêm và trang trọng nhất trong chùa để thờ. Do Phật điện đông đúc, điện Phật - một nếp nhà hình chữ “nhất” không đủ sức chứa nữa, lại càng không có chỗ để hành lễ, nên khu vực thờ của chùa ngoài điện Phật chuyển sang chữ “Công”, còn có thêm nhà Tổ nữa và đặc biệt một số chùa còn có cả điện Thánh. Ngoài ra còn có hành lang ở hai bên để chuẩn bị cho các dịp hội chùa hàng năm. Vì thế, mặt bằng kiến trúc kiểu “nội Công ngoại Quốc” ra đời và điều này cũng đã được miêu tả trong những văn bia chùa thế kỷ XVII ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội.

Như thế, các chùa tháp ở đàng Ngoài giai đoạn thế kỷ XVII được xây dựng với quy mô to lớn và tốc độ ào ạt, hầu hết các chùa lớn còn lại đến ngày nay ở vùng đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng hay trùng tu, sửa chữa vào giai đoạn thế kỷ XVII.‌

1.2. Một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

1.2.1. Tổng quan về 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

1.2.1.1. Vị trí địa lý:

10 huyện ngoại thành Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây) gồm Chương Mỹ, Đan Phượng, Hà Đông, Hoài Đức, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín, Sơn Tây, Ba Vì nằm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng có sắc thái riêng do vị thế của những huyện này nằm ở đỉnh chóp và rìa phía Tây của tam giác châu sông Hồng.

Điểm cực Bắc thuộc xã Tân Đức huyện Ba Vì ở toạ độ 21018vĩ độ Bắc

và 105022kinh độ Đông, giáp sông Hồng từ xã Tân Đức huyện Ba Vì đến xã Liên Hà huyện Đan Phượng, bên kia sông là đất Vĩnh Phúc dài 52km.

Điểm cực Nam thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức ở toạ độ 20033vĩ độ Bắc và 105047kinh độ Đông, giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam dài 42km.

Điểm cực Đông xã Quang Lãng thuộc huyện Phú Xuyên ở toạ độ 20042vĩ độ Bắc và 106000kinh độ Đông, giáp hai huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì ở trên, phía dưới giáp sông Hồng từ xã Ninh Sở huyện Thường Tín đến xã Quang Lãng huyện Phú Xuyên. Bên kia sông là đất của tỉnh Hưng Yên dài 70km.

Điểm cực Tây thuộc xã Thuần Mỹ huyện Ba Vì ở toạ độ 21010vĩ độ Bắc

và 105017kinh độ Đông, giáp đoạn sông Thao và sông Đà từ Trung Hà đến Tu Vũ, bên kia sông là đất tỉnh Phú Thọ. Tiếp đến vùng núi đồi trải dài từ núi Ba Vì, núi Viên Nam qua thị trấn Xuân Mai, dãy núi từ Miếu Môn xuống đến Hương Sơn dài khoảng 156km, bên kia núi là đất của tỉnh Hoà Bình.

1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:

Trải qua thời gian, 10 huyện phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội có sự biến chuyển về tên gọi cũng như địa giới hành chính.

Thời Đinh và Tiền Lê các huyện này thuộc đạo Quốc Oai. Thời Lý (năm 1010 vua Lý Thái Tổ) đổi “Thập đạo”. Sang thời Trần, các huyện trên thuộc 2 hai châu là châu Quốc Oai trong lộ Đại La Thành hay Đông Đô (gồm 7 huyện)6, và châu Đà Giang trong lộ Tam Giang gồm huyện Long Bạt hay Bất Bạt (nay thuộc Ba Vì) và trấn Quảng Oai (gồm huyện Ma Lung tên cũ của huyện Tùng Thiện nay thuộc Ba Vì và huyện Mỹ Lương gồm 1 phần huyện


6 Gồm các huyện:

- Huyện Sơn Minh (còn có tên là huyện Sơn Định) tương đương với huyện Ứng Hòa

-Huyện Ứng Thiên tương đương với 1 phần huyện Ứng Hòa và một phần huyện Chương Mỹ

- Huyện Thanh Oai tương đương với huyện Thanh Oai

- Huyện Đại Đường tương đương với huyện Mỹ Đức

- Huyện Thượng Phúc tương đương với huyện Thường Tín

- Huyện Thượng Phúc tương đương với huyện Thường Tín

- Huyện Phù Lưu tương đương với huyện Phú Xuyên

Chương Mỹ, huyện Mỹ Đức, huyện Quốc Oai và một phần huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình).

Thời Lê Sơ, Lê Lợi chia đất nước thành 5 đạo, Hà Tây thuộc Tây Đạo. Năm 1466 Lê Thánh Tông lại chia đất nước làm 12 thừa tuyên, đất Hà Tây thuộc 2 thừa tuyên Sơn Nam và Quốc Oai. Thừa tuyên Sơn Nam gồm có hai phủ Thường Tín và Ứng Thiên. Phủ Thường Tín gồm huyện Thượng Phúc nay là Thường Tín; huyện Phú Xuyên đời Quang Thuận là Phù Vân, đời Lê Chiêu Tông đổi thành Phú Nguyên, đời Mạc đổi làm Phú Xuyên cho đến nay; huyện Thanh Trì phần lớn nay thuộc Hà Nội, còn một phần thuộc Thường Tín gồm các xã: Ninh Sở, Duyên Thái, Hồng Vân. Phủ Ứng Thiên gồm huyện Thanh Oai (nay phần lớn thuộc huyện Thanh Oai, một phần thuộc vào quận Hà Đông gồm các phường Phú Lương, Phú Lãm…); huyện Chương Đức (phần lớn thuộc huyện Chương Mỹ, một phần thuộc vào huyện Ứng Hoà như các xã Viên Nội, Viên Ngoại…); huyện Sơn Minh (nay là huyện Ứng Hoà); huyện Hoài An (tương đương với phía Nam huyện Ứng Hoà và một phần huyện Mỹ Đức ngày nay).

Thừa tuyên Quốc Oai có hai phủ Quốc Oai và Quảng Oai. Phủ Quốc Oai gồm 5 huyện: huyện Ninh Sơn (sau đổi là Yên Sơn nay là huyện Quốc Oai); huyện Thạch Thất (nay vẫn là huyện Thạch Thất; huyện Đan Phượng (nay một phần là huyện Đan Phượng và một phần thuộc huyện Hoài Đức); huyện Mỹ Lương (gồm một phần ở huyện Mỹ Đức, huyện Chương Mỹ, huyện Quốc Oai và huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình); huyện Phúc Lộc (nay là huyện Phúc Thọ và một phần thuộc Sơn Tây). Phủ Quảng Oai có 3 huyện là huyện Minh Nghĩa (sau đổi là huyện Tùng Thiện nay thuộc huyện Ba Vì và 1 phần thuộc Sơn Tây); huyện Tiên Phong (sau đổi là huyện Quảng Oai nay thuộc huyện Ba Vì); huyện Bất Bạt (nay thuộc huyện Ba Vì).

Thời Lê - Trịnh các huyện này không có sự thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính so với thời Lê - Mạc.

Thời Nguyễn 13 huyện ngoại thành Hà Nội thuộc 2 trấn Sơn Tây và Sơn Nam Thượng.

Bảng 1.1. Thay đổi địa danh hành chính thời Nguyễn so với hiện nay7


STT

Trấn

Phủ

Huyện

Tên huyện hiện nay8


1


Sơn Tây


Quốc Oai

Đan Phượng

Đan Phượng

Yên Sơn

Quốc Oai

Thạch Thất

Thạch Thất

Mỹ Lương

Chương Mỹ, Mỹ Đức và

Lương Sơn - Hoà Bình

Quảng Oai

Phúc Lộc

Phúc Thọ và Sơn Tây

Minh Nghĩa


Sáp nhập thành huyện Ba Vì

Bất Bạt

Tiên Phong

2

Sơn Nam Thượng

Thường Tín

Thượng Phúc

Thường Tín

Phú Xuyên

Phú Xuyên


ứng Thiên

Thanh Oai

Thanh Oai

Sơn Minh

ng Hoµ

Hoài An

Mỹ Đức và 1 phần ứng Hoà

Chương Đức

Chương Mỹ và 1 phần Mỹ

Đức

Hoài Đức

Hoài Đức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 4


Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, các huyện trên thuộc hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Năm 1965 hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây. Năm 1976 sáp nhập 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1979 chuyển các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng,



7 Thay đổi địa danh hành chính của 10 huyện ngoại thành Hà Nội dưới thời Nguyễn được tính từ cải cách hành chính của vua Minh Mệnh.

8 Tên địa danh của 10 huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay được tính từ ngày 01/8/2008

(khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022