Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến bia đá ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và nhấn mạnh bia đá thế kỷ XVII trong 17 ngôi chùa Việt (trường hợp 10 huyện ngoại thành Hà Nội thuộc tỉnh Hà Tây cũ).
Chương 2: Nghệ thuật tạo tác bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10 huyện ngoại thành Hà Nội):
Chương 2 đề cập đến những đặc trưng bên ngoài của bia đá thế kỷ XVII về hình dáng bia, kỹ thuật chạm khắc, bố cục bia và các hình tượng chạm khắc. Từ đó đưa ra các tiêu chí để xác định tương đối cho bia đá đã bị mất niên đại tuyệt đối và có sự đối sánh với những chạm khắc trên kiến trúc gỗ cùng thời.
Chương 3: Nội dung phản ánh của bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10 huyện ngoại thành Hà Nội)
Trong chương này, luận văn tập trung phân tích những nội dung chúng được phản ánh trong bia đá thế kỷ XVII. Đó là những vấn đề liên quan đến các ngôi chùa từ vị trí, quy mô, cảnh quan chùa, vật liệu xây dựng… đến những lịch sử hình thành và lực lượng hưng công vào các ngôi chùa thời kỳ này qua thư tịch văn bia… Từ đó thấy được, cách thức tạo dựng và trùng tu chùa của người xưa trong giai đoạn thế kỷ XVII để góp phần cho công tác bảo tồn di tích hiện nay.
Phần phụ lục của luận văn bao gồm:
- Bảng thống kê 29 bia đá thế kỷ XVII trong 17 ngôi chùa tiêu biểu ở 10 huyện ngoại thành phía Tây và phía Nam Hà Nội theo trục thời gian.
- Phần dịch bia đá thế kỷ XVII trong một số ngôi chùa để làm minh họa cho phần chính văn.
- Một số ảnh bia đá minh họa cho phần chính văn.
Chương 1
Có thể bạn quan tâm!
- Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 1
- Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 2
- Một Số Ngôi Chùa Việt Thế Kỷ Xvii Ở 10 Huyện Phía Tây Và Phía Nam Hà Nội
- Về Một Số Ngôi Chùa Việt Thế Kỷ Xvii Ở 10 Huyện Phía Tây Và Phía Nam Hà Nội:
- Thống Kê Số Bia Trong Các Ngôi Chùa Tiêu Biểu Theo Các Niên Hiệu Vua Thế Kỷ Xvii Ở Một Số Huyện Ngoại Thành Hà Nội:
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
VÀI NÉT VỀ BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII VÀ 17 NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU CỦA 10 HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1.1. Vài nét về bia đá Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về bia đá:
Hiện nay, các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, chúng ta đều có thể gặp những bia đá dựng ở đình, chùa, đền, miếu hoặc trong các ngò xóm... nhưng mấy ai hiểu được hết giá trị của những bia đá. Bởi nó là sản phẩm của một thời đã qua, ẩn chứa nhiều thông tin về quá khứ của từng làng xã Việt thời trung đại.
Bia vốn là âm “bi - 碑” xuất hiện cùng những chiếc bia đầu tiên vào thời nhà Chu (Trung Quốc). Ban đầu bia chỉ là những cột đá được dựng ở cửa miếu dùng để buộc vật tế sinh và đo bóng mặt trời hay những cột gỗ chôn bên huyệt mộ để buộc dây thả quan tài. Bia này ban đầu vốn không có chữ, sau nhân đó mà khắc bài văn lên. Lệ khắc bài văn lên bia mới có từ thời Đông Hán vào những năm đầu công nguyên trở đi. Rồi quy định thành lệ: “Bia có mặt trước gọi là mặt dương, mặt sau gọi là mặt âm, hai bên gọi là mé bia, phía trên gọi là trán bia, phía dưới là bệ bia. Bệ bia của loại bia bình thường là khối đá vuông, còn đối với loại bia hoa mỹ thì được tạc thành hình rùa. Bài văn khắc trên bia gọi là văn bia (minh văn). Ở trán bia khắc tiêu đề, mặt dương khắc nội dung bài văn bia, mặt âm và mé bia khắc tên người. Có bài văn dài, khắc ở mặt dương không hết thì khắc tiếp sang mặt âm và mé bia” [23, tr. 76].
Lệ dựng bia và quy cách tạo bia như trên cũng ở một số nước trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hoá Hán như Triều Tiên, Nhật Bản... Ở Việt Nam có thể nói rằng không một làng quê nào, một sự kiện quan trọng liên quan cộng
đồng trong làng xã thời phong kiến lại không được dựng bia ghi lại. Sự hiện diện của mỗi bia đá, mỗi bài văn khắc trên đó như một trang“sử đá” trong làng xã Việt Nam qua các triều đại. Bởi:“Xây dựng lâu ngày, còi báu đã xong, nếu không khắc bia ghi lại, thì con cháu mai sau không biết tìm đâu để noi theo dấu vết, nên phải dùng văn trình bày rò ràng công việc đã làm, để cho dù nhân vật có đổi đời thì tiếng lành vẫn truyền mãi” [63, tr. 40]; hoặc trong một số nội dung văn bia đã khẳng định: “Bia là khắc lên đá để ghi sự việc mà ngợi ca sự hưng thịnh và lưu truyền công đức mãi mãi vậy” (bia chùa Sổ, Đức Long 4 - 1632).
1.1.2. Bia đá Việt Nam qua các thời kỳ:
Bia đá Việt Nam có hai loại chính là bia đá khối rời và bia khắc trên vách núi (bia ma nhai). Trong đó, bia khối rời chiếm tỷ lệ phổ biến, được đặt trong di tích truyền thống của người Việt (như đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ, từ chỉ, từ đường…). Đó là những bia ghi lại các sự việc liên quan, tác động đến di tích như bia ghi thần tích, bia ghi việc tạo dựng và trùng tu di tích, bia hậu Thần, hậu Phật... Do đó, bia đá đã trở thành một bộ phận quan trọng và tô điểm di tích thêm phần cổ kính trang nghiêm. Vì thế, mỗi bia đá đều được quy ước chặt chẽ về nội dung văn bia, tạo hình và thư pháp... điều đó phản ánh nhận thức và khả năng thẩm mỹ của mỗi tầng lớp xã hội, mỗi thời đại.
Ngoài các bia đá mang tính chất khối rời phổ biến trong các di tích tôn giáo, tín ngưỡng như đã được đề cập đến ở trên, còn có loại hình bia đá khác - đó là bia ma nhai (có nghĩa là bia mài lên vách đá) như chùa Thầy (Quốc Oai
- Hà Nội), chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội), chùa Trầm (Chương Mỹ - Hà Nội), động Kính Chủ (Kinh Môn - Hải Dương)... Bia ma nhai có đặc điểm chung là khuôn khổ bia không bị hạn chế bởi vật liệu tạo tác, mà tuỳ thuộc vào độ dài, ngắn của bài văn bia. Phần lớn bia không có hình trang trí, không
có trán bia, đế bia mà chỉ được đóng khung bằng đường viền xung quanh. Tuy nhiên, một số bia đá cũng được trang trí khá đẹp cả phần diềm trán bia, diềm thân bia, diềm chân bia như bia chùa Thầy (Quốc Oai - Hà Nội)... Nội dung của bia ma nhai thường là những bài thơ, bài văn ngẫu hứng trước cảnh thiên nhiên, trước sự việc mà vua, quan khi đi tuần thú, chinh phạt hoặc vãn cảnh đề tặng…
Lệ dựng bia, khắc đá ở Việt Nam chưa rò có từ khi nào. Song, tấm bia sớm nhất hiện biết là bia “Đại Tuỳ Cửu Chân quận bảo an đạo tràng chi bi văn” nguyên ở làng Trường Xuân, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (618) thời Bắc thuộc, niên hiệu nhà Tuỳ. Hiện bia đá này được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Sau đó là những cột kinh Phật mang tên“Phật đỉnh tôn thắng gia chú linh nghiệm đà la ni” 8 mặt ở chùa Nhất Trụ - Hoa Lư (Ninh Bình) khắc vào thời Đinh (968 - 979).
- Bia thế kỷ XI - XII (thời Lý): Cho đến nay nhiều bia thời Lý không còn giữ nguyên được hiện trạng của chúng, một phần đã bị bào mòn bởi thiên nhiên hoặc đã bị thời sau sửa chữa, thêm bớt cả nội dung lẫn hình thức (kiểu dáng hoa văn, chữ khắc).
Theo Lê Thị Liên trong bài “Mấy nhận xét về bi ký Lý - Trần” (Thông báo Hán Nôm học năm 1996) mới thống kê được 13 bia đá thời Lý phân bố rải rác trong các di tích (bao gồm cả những thác bản đã được trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp sưu tầm và lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Từ đó đến nay vẫn còn tiếp tục được phát hiện.
- Bia thế kỷ XIII - XIV (thời Trần): Cũng trong bài “Mấy nhận xét về bi ký Lý - Trần” của Lê Thị Liên đã thống kê được 32 bia đá và vẫn còn được tiếp tục phát hiện. Hiện nay những thác bản này hầu hết được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Địa bàn phân bố của những tấm bia thời Trần trải dài hơn thời Lý, phía Bắc tới huyện Vị Xuyên, Hà Giang (như bia chùa Sùng Khánh, khắc năm 1367), phía Nam tới Thanh Hoá (bia chùa Hưng Phúc khắc năm 1324; bia Sùng Nghiêm, khắc năm 1372...).
- Bia thế kỷ XV (thời Lê Sơ): Theo thống kê trong cuốn“Văn khắc Hán Nôm Việt Nam” của Trịnh Khắc Mạnh hiện nay thời Lê Sơ còn hơn 70 bia đá, tập trung chủ yếu ở khu Lam Kinh (Thanh Hoá), hoặc bia Tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, ngoài ra còn một số bia phân bố rải rác trong các di tích.
- Bia thế kỷ XVI (thời Lê - Mạc): Bia thế kỷ XVI được biết đến đều xuất hiện từ Thanh Hoá, Nghệ An trở ra. Trong đó, bia mang niên hiệu nhà Lê tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá - đất phát tích và trung hưng của nhà Lê, bia mang niên hiệu nhà Mạc tập trung chủ yếu ở các vùng Kiến An, Hải Dương và các vùng phụ cận Thăng Long5.
Theo Thư mục giản lược của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì thế kỷ XVI hiện sưu tập được 207 chiếc, trong đó có 17 bia thần tích mang niên hiệu Hồng Phúc 1 (1572), 147 bia Mạc và 43 bia Lê có niên đại đích thực ghi trên bia. Trong số 43 bia Lê có 27 bia ở giai đoạn đầu thế kỷ trước khi có nhà Mạc và 16 bia ở giai đoạn đồng thời với bia Mạc. Bia Mạc xuất hiện liên tục từ năm 1529 đến năm 1592. Theo Đinh Khắc Thuân trong “Văn bia thời Mạc” đã thống kê bia đá thế kỷ XVI được phân bố rải rác ở khắp các tỉnh, bia nhà
5 Bởi nhà Mạc tuy lên ngôi vào năm 1527, nhưng quyền thống trị vẫn còn yếu trên miền đất từ Thanh Hoá trở vào. Năm 1533 nhà Lê dựng lại sự nghiệp, nắm vững vùng đất Thanh Hoá, Nghệ An. Từ đó tồn tại đồng thời hai vương triều Lê - Mạc. Năm 1592 nhà Mạc thất bại, phải rút khỏi Thăng Long. Sau đó kéo dài sang thế kỷ XVII ở vùng Cao Bằng, song vai trò của nhà Mạc chủ yếu ở giai đoạn thế kỷ XVI trên các vùng đất xung quanh Thăng Long từ Ninh Bình trở ra.
Lê giai đoạn đầu thế kỷ XVI gồm: Thanh Hoá (10 bia); Nghệ An (3 bia); Kiến An (1 bia); Hải Dương (2 bia); Hà Đông (3 bia), Hà Nội (2 bia); Hưng Yên (01 bia); Sơn Tây (02 bia); Nam Định (03 bia). Bia Lê giai đoạn đồng thời với nhà Mạc gồm Thanh Hoá (01 bia), Nghệ An (01 bia); Hải Dương (01 bia); Hà Đông (01 bia); Ninh Bình (01 bia). Bia thời Mạc gồm Kiến An (21 bia); Hải Dương (29 bia); Hà Tây (24 bia); Hà Nội (04 bia); Hưng Yên (11 bia); Nam Định (11 bia); Ninh Bình (13 bia); Thái Bình (7 bia); Bắc Ninh (11 bia); Bắc Giang (2 bia); Vĩnh Yên (7 bia); Phú Thọ (3 bia); Quảng Yên (3 bia), Tuyên Quang (1 bia) [54, tr. 18].
- Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII - nửa cuối thế kỷ XVIII):
Thời Lê Trung Hưng số lượng bia được tạo dựng lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ trước, lại phân bố rộng khắp trong các làng xã, không có sự tập trung như ở các thời kỳ trước: “Nếu trung tâm bia thời Lê Sơ ở Thanh Hoá, chủ yếu gồm bia về lăng mộ nhà Lê, thì trung tâm bia Mạc chủ yếu ở Kiến An (Hải Phòng), phổ biến là bia chùa Phật” [55, tr.18]. Việc sưu tầm và dập thác bản của các cơ quan liên quan như Viện nghiên cứu Hán Nôm, các Sở Văn hoá thông tin... cho đến nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể. Theo “Văn khắc Hán Nôm” của Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm thời kỳ này có khoảng vài ngàn văn khắc. Riêng vùng Kinh Bắc xưa đã được Phạm Thị Thuỳ Vinh tổng kết trong cuốn “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh chế độ sinh hoạt làng xã” đã thống kê được 1.063 bia, số bản dập chủ yếu nằm trong kho thác bản văn bia hiện có ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm [69, tr.53]. Việc nghiên cứu và sưu tầm bia đá thời kỳ này vẫn đang được tiến hành.
- Bia cuối thế kỷ XVIII (thời Tây Sơn): Triều Tây Sơn vốn dĩ rất ngắn ngủi, lại bị huỷ hoại bởi một số chính sách của nhà Nguyễn, do đó tư liệu bị
mất mát, thất lạc nhiều. Bia đá thời Tây Sơn cũng nằm chung trong tình trạng trên.
Bia đá thời Tây Sơn hiện nay hầu hết đã được in dập và lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và kho văn khắc của Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội. Theo PGS.TS. Đinh Khắc Thuân đã bước đầu thống kê được 318 bản dập văn bia, chúng được phân bố rải rác ở các địa phương từ Lạng Sơn đến Cố đô Huế [53, tr.30]. Cụ thể ở Hải Dương có 66 bia; Hưng Yên (34 bia); Bắc Ninh (62 bia); Bắc Giang (34 bia); Hà Đông (31 bia); Hà Nội (9 bia); Sơn Tây (19 bia); Phúc Yên (21 bia); Phúc Thọ (3 bia); Vĩnh Yên (12 bia); Thái Nguyên (5 bia); Nam Định (6 bia); Hà Nam (4 bia); Ninh Bình (3 bia); Thái Bình (2 bia); Quảng Yên (2 bia); Lạng Sơn (1 bia); Thanh Hoá (3 bia); Nghệ An (1 bia).
- Bia thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX (Thời Nguyễn): Trong quá trình khảo sát ở một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi nhận thấy, số lượng bia thời Nguyễn cũng còn khá lớn, lại nằm rải rác trong các di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt, việc sưu tầm, thống kê toàn bộ số lượng bia thời kỳ này rất khó khăn.
Như vậy, bia đá Việt Nam rất đa dạng và phong phú về thể loại, ngoài bia mang tính chất khối dời (được phân bổ nhiều trong các di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt), còn có những bia khắc trên các vách núi (bia ma nhai)... Tuy nhiên, thời gian càng xa thì số bia còn lại trong các di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt càng ít như bia thời Đinh - Lê, Lý - Trần... số bia hiện còn và đã sưu tầm được tập trung chủ yếu vào giai đoạn thế kỷ XVII, XVIII, XIX phân bổ rải rác trong các di tích ở các làng xã vừa chiếm số lượng lớn, vừa phong phú đa dạng về các nội dung phản ánh...
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới bia đá thế kỷ XVII:
Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVII với nhiều biến động lớn về chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá... tác động đến vấn đề xây dựng và trùng tu các công trình tôn giáo - tín ngưỡng. Điều đó cũng đã được phản ánh qua bia đá trong những ngôi chùa Việt ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội. Ngoài ra, yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của bia đá nói chung và bia đá thế kỷ XVII nói riêng.
1.1.3.1. Yếu tố tự nhiên:
- Khí hậu vùng ngoại thành Hà Nội cũng cùng chung khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, có nhiệt độ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông giá rét. Độ ẩm rất cao và thay đổi theo mùa, tất cả các tháng có độ ẩm trung bình trên 80%, trong đó huyện Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức ẩm hơn các huyện khác, một phần là do địa hình trũng và thấp.
Những diễn biến phức tạp của chế độ gió mùa đã làm khí hậu biến động rất thất thường trong nhiều mùa từ năm này sang năm khác. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh xen lẫn gió biển nhiệt đới ấm đã gây nên những dao động mạnh trong chế độ nhiệt và cả chế độ mưa. Lượng mưa hàng năm khá lớn và tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi, trung bình từ 1500mm đến 2000mm là cơ sở và khả năng hoà tan đá vôi rất mạnh. Trong mùa đông những ngày rét xen kẽ những ngày nắng ấm, những ngày nồm ẩm làm xuất hiện hiện tượng “đổ mồ hôi”, nhiều khi chuyển đột ngột sang khô hanh nứt nẻ. Mùa hạ những nhiễu động như giông bão thường biến động lớn, nhất là chế độ mưa có thể từ khô hạn chuyển sang ngập úng ảnh hưởng lớn đến những bia đá nằm ở ngoài trời không có nhà che bia bảo vệ, nên nhiều bia đá bị bào mòn bởi thiên nhiên thất thường.
- Địa hình: 10 huyện ngoại thành Hà Nội nằm ở rìa phía Tây của đồng bằng Bắc Bộ, ở đầu bên phải của “vòng sông Hồng”. Bản thân vịnh biển cổ cũng là một vùng đồi núi, đã bị sụt vòng xuống dưới nước biển, vì vậy trong lòng đồng bằng của tỉnh vẫn tồn tại những đồi núi, xưa vốn là những đỉnh của