Từ những phân tích trên, có thể khẳng định làng nào có nhiều bia đá thì làng đó có thể hội tụ một số điều kiện, đó là xã có tiềm năng kinh tế để đứng ra tập hợp sức người, sức của để xây dựng tu bổ những công trình công cộng rồi dựng bia ghi lại; hoặc những xã có danh lam thắng cảnh thu hút khách thập phương cũng như người bản địa về đóng góp tiền, của để được bầu là hậu Phật rồi dựng bia ghi lại như chùa Mía (Sơn Tây), chùa Mui (Thường Tín), chùa Bối Khê, chùa Sổ (Thanh Oai), chùa Hương (Mỹ Đức)... Ngoài ra, những xã có nhiều quan chức người địa phương muốn về làng góp tiền của xây dựng, tu sửa chùa để lưu danh hậu thế, làng nhớ ơn... đã lập bia ghi lại; Cũng có khi do xã thiếu tiền chi quan dịch hoặc những vụ kiện cáo liên miên, hoặc thiếu tiền nộp thuế, nên đã đề ra việc bầu hậu - bán hậu.
1.2.3.2. Phân bố theo thời gian:
Chúng tôi phân loại bia về thời gian theo niên đại của các triều Vua trị vì. Thế kỷ XVII là sự tồn tại của nhà Lê - Trịnh, nhưng các niên hiệu Vua được ghi trên bia vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và bia ở một số huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng chủ yếu là ghi niên hiệu nhà Lê (mặc dù thời kỳ này nhà Mạc vẫn còn tồn tại, nhưng không còn chiếm vị thế như thế kỷ XVI nữa).
Bảng 1.4. Thống kê số bia trong các ngôi chùa tiêu biểu theo các niên hiệu vua thế kỷ XVII ở một số huyện ngoại thành Hà Nội:
Tên thụy | Niên hiệu | Năm | Số bia chùa | |
1 | Lê Kính Tông | Hoằng Định | 1602 - 1619 | 03 |
2 | Lê Thần Tông | Vĩnh Tộ | 1619 - 1628 | 05 |
Đức Long | 1629 - 1634 | 03 | ||
Dương Hòa | 1635 - 1643 | 04 | ||
3 | Lê Chân Tông | Phúc Thái | 1643 - 1649 | 0 |
Khánh Đức | 1649 - 1653 | 03 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ Thuật Tạo Tác Bia Đá Thế Kỷ Xvii (Trường Hợp 10 Huyện Ngoại Thành Hà Nội):
- Một Số Ngôi Chùa Việt Thế Kỷ Xvii Ở 10 Huyện Phía Tây Và Phía Nam Hà Nội
- Về Một Số Ngôi Chùa Việt Thế Kỷ Xvii Ở 10 Huyện Phía Tây Và Phía Nam Hà Nội:
- Thống Kê Chức Danh Người Viết Chữ Trong Văn Bia Chùa Thế Kỷ Xvii Ở Một Số Huyện Ngoại Thành Hà Nội
- Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 8
- Theo Một Vài Học Giả Thì Phượng Vốn Là Con Vật Xuất Phát Từ Thần Thoại Và Nghệ Thuật Trung Quốc, Ra Đời Trước Công Nguyên (Trước Khi
Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.
Lê Thần Tông (lần 2) | Thịnh Đức | 1653 - 1657 | 06 | |
Vĩnh Thọ | 1658 - 1663 | 01 | ||
5 | Lê Huyền Tông | Cảnh Trị | 1663 - 1671 | 01 |
6 | Lê Gia Tông | Dương Đức | 1671 - 1673 | 0 |
Đức Nguyên | 1673 - 1675 | 0 | ||
7 | Lê Hi Tông | Vĩnh Trị | 1676 - 1679 | 0 |
8 | Lê Anh Tông | Chính Hòa | 1680 - 1705 | 03 |
Tổng số | 13 niên hiệu | 100 | 29 |
4
Qua bảng thống kê cho thấy, bia đá trải dài theo thời gian từ thời Hoằng Định (giai đoạn đầu thế kỷ XVII) đến thời Chính Hòa (giai đoạn cuối thế kỷ XVII), nhưng trong đó tập trung chủ yếu trong giai đoạn đầu thế kỷ XVII.
Giai đoạn đầu thế kỷ XVII (từ thời Hoằng Định cho đến thời Dương Hòa) hiện còn 14 bia đá (chiếm 41.38%) ghi việc tạo dựng và trùng tu di tích ở những ngôi chùa hiện còn kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí trên các ngôi chùa thế kỷ XVII, trong đó tập trung chủ yếu vào thời vua Lê Thần Tông với các niên hiệu Vĩnh Tộ, Đức Long, Dương Hòa Những bia này tập trung ở chùa Đậu, chùa Mui, chùa Cống Xuyên (Thường Tín), chùa Mía (Sơn Tây), chùa Ánh Linh (Thanh Oai)... Điều đó cho thấy, trong giai đoạn đầu thế kỷ XVII rất nhiều ngôi chùa được trùng tu lại từ những nền móng có từ trước đó. Bên cạnh đó, một số ngôi chùa cũng được xây dựng mới như chùa Mía (Sơn Tây), chùa Ánh Linh (Thanh Oai)... những sự việc này đã được ghi lại trên bia đá cùng thời kỳ.
Giai đoạn giữa thế kỷ XVII (từ thời Lê Chân Tông niên hiệu Phúc Thái cho đến thời Lê Thần Tông lần 2 lấy niên hiệu là Khánh Đức, Thịnh Đức, Vĩnh Thọ), có 10 bia chiếm 34.48%, được phân bố ở chùa Thầy (Quốc Oai), chùa Bối Khê (Thanh Oai), chùa Đậu (Thường Tín) và 01 bia mang niên hiệu Vĩnh Thọ ở chùa Ngô Sơn (Sơn Tây).
Giai đoạn cuối thế kỷ XVII trải qua 4 đời vua Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hi Tông, Lê Anh Tông, nhưng chỉ có 04 bia, trong đó 03 bia tạo thời vua Lê Anh Tông (niên hiệu Chính Hòa) ở chùa La Khê (Hà Đông), chùa Hương (Mỹ Đức), chùa Lê Dương (Đan Phượng).
Tiểu kết chương 1:
Bia đá là bộ phận không thể tách dời và tô điểm cho di tích thêm phần cổ kính trang nghiêm, đồng thời nó còn là những chứng tích phản ánh cuộc sống sinh hoạt trong các làng xã thời phong kiến. Đó chính là những tư liệu gốc, giúp các nhà nghiên cứu lần tìm về quá khứ. Tuy nhiên, trải qua sự biến thiên của lịch sử, thời gian càng xa thì bia đá còn lại rất ít, chỉ từ thời Mạc đến thời Nguyễn mới còn số lượng bia đáng kể, bởi sự tồn tại và phát triển của bia đá cũng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan, trong đó phải kể đến yếu tố tự nhiên, kinh tế- chính trị- xã hội, tín ngưỡng- tôn giáo của từng thời kỳ.
Trong số nhưng ngôi chùa ở 10 huyện phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội có lịch sử ra đời từ khá sớm, nhưng trải qua sự biến thiên của lịch sử, một số ngôi chùa đã bị mai một, chỉ còn lại rất ít những ngôi chùa của thời Lý- thời Trần...Mặc dù vậy, rất nhiều ngôi chùa đã được trùng tu lại hoặc được xây trong thế kỷ XVII, nên hiện nay một số ngôi chùa đã được xếp vào hạng di tích Quốc gia đặc biệt, bởi đây là những ngôi chùa có những giá trị tiêu biểu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật.
Sự xuất hiện và phân bố của 29 bia đá trong 17 ngôi chùa được tạo tác trong giai đoạn thế kỷ XVII (1600-1700) trên địa bàn 10 huyện ở phía Nam và phía Tây ngoại thành Hà Nội trong bối cảnh chung của những bia đá Việt Nam dưới các phương diện không gian, thời gian, góp phần nhận biết những đặc trưng cơ bản của bia đá vùng này. Từ những phân tích trên cho thấy, những bia đá được tạo dựng trong 17 ngôi chùa mang phong cách nghệ thuật
thế kỷ XVII ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội, tập trung nhiều trong giai đoạn đầu thế kỷ XVII, bởi giai đoạn này thường được trùng tu lại các ngôi chùa đã có từ thời kỳ trước đó. Giai đoạn giữa và cuối thế kỷ XVII những ngôi chùa ở nơi đây được xây dựng mới và sau những sự việc như vậy, người ta thường ghi lại trên bia đá để đời sau biết đến.
Chương 2
NGHỆ THUẬT TẠO TÁC BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII (TRƯỜNG HỢP 10 HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI)
Trong chương này chúng tôi trình bày những yếu tố tạo nên hình thức bia đá, đó là những nghệ nhân với các chức danh và thân phận khác nhau đã để lại cho đời sau hàng nghìn, hàng vạn tấm bia với hình tượng điêu khắc đa dạng. Nếu không có những người tham gia soạn văn bia, những người viết chữ để thợ đá theo đó mà khắc lên bia, những hiệp thợ chuyên khắc chữ và chạm trổ những hoạ tiết hoa văn trang trí bia, thì không thể có những bia đá thế kỷ XVII hoàn chỉnh về cả nội dung và hình thức như vậy.
2.1. Quá trình tạo tác văn bia:
Để tạo thành bia đá, trước hết cần có người soạn văn bia, người viết chữ và người khắc bia đá.
Bảng 2.1. Bảng thống kê người soạn văn bia, người viết chữ, thợ khắc bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa ở một số huyện ngoại thành Hà Nội
Nhóm | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
1 | Văn bia ghi đầy đủ người soạn, người viết chữ và thợ khắc bia đá | 03 | 10,72 |
2 | Văn bia chỉ ghi người soạn và người viết chữ | 04 | 14,28 |
3 | Văn bia chỉ ghi người soạn văn | 06 | 21,43 |
4 | Văn bia chỉ ghi người viết chữ | 02 | 7,14 |
5 | Văn bia không ghi người soạn, người viết chữ và thợ khắc bia đá | 14 | 46,43 |
Tổng số | 29 | 100 |
Trong mỗi văn bia nói chung và bia đá chùa thế kỷ XVII ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng thì phần ghi người soạn văn bia, người viết chữ
và người khắc bia đá thường được viết sau phần niên đại văn bia. Theo bảng
2.1 thì những văn bia không ghi người soạn, người viết và thợ khắc chiếm đại đa số (46,43%), rất hãn hữu mới có bia ghi đầy đủ tên người viết, người soạn, người khắc (số lượng này chỉ chiếm 10,72%). Điều đó cho thấy, không phải văn bia nào cũng ghi đủ tên người soạn, người viết chữ và thợ khắc, có văn bia chỉ ghi tên người soạn, nhưng có bia chỉ ghi tên người viết chữ mà thôi.
2.1.1. Tác giả soạn văn bia:
Để có một bài văn khắc trên bia đá, thông thường phải có người soạn văn. Tên người soạn văn bia cũng như tên người viết chữ và thợ khắc bia thường được ghi sau mỗi bài văn, ở vị trí góc trái cuối cùng của một tấm bia đá.
Văn bia là thuật ngữ được người đời nay dịch ra, còn vốn dĩ trên bia thường chỉ khắc chữ “ký - 記 ” (có nghĩa là ghi chép) được kèm với chữ “bi - 碑 ” (bia đá) sau những danh từ riêng ghép thành chữ “bi ký - 碑 記 ” nghĩa là
những ghi chép trên bia đá hoặc cũng có thể hiểu là bài ký trên bia đá như
“Quảng Nghiêm tự bi ký” (chùa Trăm Gian); “Hội Linh quán bi ký” (chùa Sổ); “Sùng Nghiêm tự bi ký” (chùa Mía)…
Theo một số nhà nghiên cứu, ngoài từ “bi ký” thì tên bia đá còn có từ “bi văn” nhưng không nhiều. Điều đó có thể giải thích là các tác giả soạn văn bia trước kia rất khiêm tốn, vì nếu dùng hai chữ “bi văn - 碑文” nghĩa là bài văn
trên bia thì ý nghĩa trang trọng hơn, có tính chất văn chương hơn. Còn dùng hai chữ “bi ký - 碑 記 ”nghĩa là những ghi chép trên bia thì mang ý nghĩa khiêm
tốn hơn, chỉ là những ghi chép thông thường chứ không phải là phô diễn văn chương, chữ nghĩa. Tuy nhiên, không phải bất cứ tấm bia nào cũng ghi người soạn cụ thể.
Bảng 2.2. Thống kê người soạn văn bia chùa thế kỷ XVII
ở một số huyện ngoại thành Hà Nội
Chức danh người soạn văn | Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Kẻ sĩ | Tiến sĩ 進士 | 05 | 38.47 |
Tiến công Thứ lang 進 功庶郎 | 01 | 7.69 | ||
Phủ sinh 府生 | 02 | 15.39 | ||
Nho sinh 儒生 | 01 | 7.69 | ||
Thị nội vương phủ 侍內王府 | 01 | 7.69 | ||
2 | Quan chức các bộ | Thượng thư 尚書 | 01 | 7.69 |
3 | Các chức danh từ cấp xã/huyện/ trấn | Thượng xã sinh 尚社生 | 01 | 7.69 |
Thư văn 書文 | 01 | 7.69 | ||
Tæng sè | 13 | 100 |
Cã sù ph©n lo¹i t¸c gi¶ theo tòng nhãm nh trªn, bëi chóng t«i muèn xÒp mét sè t¸c gi¶ cã thµnh phÇn x· héi vµ chøc danh gÇn nhau vµo mét nhãm, ®Ó qua ®ã thÊy ®îc t¸c gi¶ chÝnh tham gia so¹n v¨n bia trong
17 chïa giai ®o¹n thÒ kû XVII. Nh÷ng bia ghi tªn ngêi so¹n bao gåm nhiÒu chøc danh kh¸c nhau, nhãm ngêi so¹n v¨n bia lµ kÎ sÜ bao gåm TiÒn sÜ, TiÒn c«ng Thø lang, Phđ sinh, Nho sinh, ThÞ Néi v¬ng phđ…cã 13/29 bia chiÒm 46.43% tæng sè nh÷ng ngêi
tham gia so¹n v¨n bia. Trong ®ã nh÷ng ngêi so¹n lµ cã chøc danh lµ TiÒn sÜ chiÒm tû lÖ cao nhÊt (38.47%) nh bia chïa §Ëu (Thêng TÝn) dùng n¨m D¬ng Hoµ 5 (1639) do: “TiÒn sÜ cËp ®Ö khoa T©n Mïi (1631), chøc §Æc tiÒn kim tö vinh léc ®¹i phu LÔ khoa §« cÊp sù trung tíc Phóc Xuyªn tö ngêi x· Linh L¹c huyÖn Nam S¸ch lµ NguyÔn Thä Xu©n so¹n v¨n bia”; hoÆc bia chïa Sæ (T©n ¦íc Thanh Oai) dùng n¨m §øc Long 4 (1632) do: “VÞ TiÒn sÜ khoa Ất Mùi (1595), Dực vận tán trị công thần Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Lễ bộ thượng thư kiêm Hàn lâm viện thị độc, chưởng Hàn lâm viện sự, Đông các đại học sĩ Thiếu uý Lan Quận công, trụ quốc Nguyễn Thực người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngạn phủ Từ Liêm soạn văn bia”…
Ngoài ra, những chức quan khác trong triều cũng tham gia soạn văn bia như Thứ lang, Phủ sinh, Nho sinh… nhưng tỷ lệ ít hơn so với Tiến sĩ tham gia soạn văn. Điều đó phản ánh mối quan hệ cởi mở, gần gũi giữa tầng lớp quan lại trong triều và nhân dân địa phương, họ không quá cách biệt với làng xã. Phải chăng cũng do phần lớn trong số các quan chức đó đều xuất thân từ dân quê học hành đỗ đạt mà lên?
Bên cạnh đó cũng có những người giữ chức vụ quan trọng trong triều đình như Thượng thư cũng tham gia soạn văn bia, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, duy chỉ có bia chùa Sổ (1632) do Lễ bộ Thượng thư kiêm chức Hàn lâm viện là Nguyễn Thực đỗ Tiến sĩ năm 1595 biên soạn. Ở phần cuối văn bia này có ghi: “Vị Tiến sĩ khoa Ất Mùi (1595), Dực vận tán trị công thần Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu, Lễ bộ thượng thư kiêm Hàn lâm viện thị độc, chưởng Hàn lâm viện sự, Đông các đại học sĩ Thiếu uý Lan Quận công, trụ quốc Nguyễn Thực người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngạn phủ Từ Liêm soạn văn bia”.