Thống Kê Sự Đóng Góp Vào Chùa Qua Bia Đá Thế Kỷ Xvii Ở Một Số Huyện Ngoại Thành Hà Nội

ở trước chùa để lấy tiền hương hỏa, những người buôn bán ở chợ đã đóng góp công đức vào chùa.

Đối với người xưa, việc lập chợ là để thông mậu dịch tài hóa (cho sự trao đổi hàng hóa, tài vật được thông suốt), tiện cho dân mua bán là một việc công đức, một việc thiện. Khi công việc đó đem lại lợi ích thiết thực cho chùa, góp phần duy trì và phát triển Phật đạo thì qủa phúc sẽ tròn đầy. Vì thế, rất nhiều thiện nam tín nữ đua nhau quyên góp vào chùa. Việc đi tìm ân đức theo kiểu lập chợ Tam bảo như thế này cũng đã lôi cuốn nhiều quan lại quý tộc phong kiến lớn nhỏ đứng ra quyên tiền khuyến ruộng, hay chạy giúp làng xã cái lệnh phê chuẩn công nhận chợ Tam bảo với những đặc quyền của nó. ở vùng Đường Lâm này, theo bia Sùng Nghiêm tự bi ký, đó là các bà Cung tần trong phủ Chúa Trịnh, đó là quan Phúc Lộc hầu Giang Văn Minh, các quan Thiếu bảo Quận công và nhiều vị quan lại khác trong bản huyện, bản xã hoặc ở các nơi khác (huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai; huyện Đông Sơn, phủ Hà Trung; huyện Kim Động, phủ Khoái Châu...).

3.6. Đối tượng tham gia đóng góp xây dựng chùa:

Những bia đá trong các ngôi chùa còn cho biết ý nghĩa và tác dụng của việc làm công đức:“Việc tu sửa, khôi phục lại chùa, không có lực lượng lớn, phương sách lớn thì không thể thành được” (bia chùa Bối Khê-Thanh Oai dựng năm Vĩnh Tộ 11-1629) đã khẳng định. Để tăng thêm nguồn kinh phí trang trải cho những hoạt động chung của làng xã nên đã đặt ra lệ bầu hậu, mua bán hậu. Vì thế nên những người được gọi là "hậu" cũng được thờ trong chùa tùy theo sự thỏa thuận của làng. Những người được bầu là hậu Phật (tức là thờ sau Phật) và người mua hậu Phật thì được thờ ở trong chùa. Ngoài ra, chùa còn nhận giúp việc đèn hương cho những gia đình đến gửi giỗ cho người thân mà những người này không được gọi là "hậu".

Trong những 29 văn bia, thì lực lượng tham gia đóng góp tiền của, công sức để tu sửa chùa chiền trong giai đoạn thế kỷ XVII thuộc nhiều đối tượng

khác nhau như: lực lượng quý tộc, quan viên làng xã, sư trụ trì, ngoài ra còn

có sự đóng góp của những người trong địa phương... trong số những người này đã được làng xã bầu là hậu Phật.

Bảng 3.3: Thống kê sự đóng góp vào chùa qua bia đá thế kỷ XVII ở một số huyện ngoại thành Hà Nội

STT

Đối tượng đóng góp

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Đóng góp của lực lượng quý tộc

16

55.17

2

Đóng góp của quan viên làng xã

4

13.79

3

Đóng góp của nhà sư trụ trì

4

13.79

4

Đóng góp của người dân địa

phương

5

17.25

Tổng số

29

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 14


Theo bảng thống kê trên, thì lực lượng tham gia đóng góp để tu sửa chùa trong giai đoạn thế kỷ XVII thuộc nhiều đối tượng khác nhau, trong đó sự đóng góp của lực lượng quý tộc chiếm tỷ lệ cao nhất (55,17%), ngoài ra còn có sự đóng góp của quan viên làng xã, sư trụ trì và sự đóng góp của những người trong địa phương (trong số những người này đã được làng xã bầu là hậu Phật) chiếm tỷ lệ ít hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế không có sự phân định rạch ròi như vậy, bởi một số bia do lực lượng quý tộc đóng góp vẫn có sự tham gia đóng góp của những người dân trong làng xã. Tuy nhiên sự đóng góp của người dân có tỷ lệ khá nhỏ so với sự đóng góp lớn của những đối tượng khác.

3.6.1. Đóng góp của lực lượng quý tộc:

Trong những bia đã thống kê, thì có 16/29 bia (chiếm 55.17%) ghi lại sự đóng góp của các lực lượng quý tộc bao gồm các Quận chúa, Thái giám, các Cung tần... Trong đó có 02 bia ghi lại sự đóng góp của Quận chúa, đó là bà Quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Thiên (chùa Hưng Giáo - Thanh Oai) pháp hiệu

Đức Nhân, người trang Gia Miêu Ngoại đã mua ruộng cúng dàng gồm 3 thửa tổng cộng là 2 mẫu, 5 sào, 13 thước, 5 tấc; hay bia chùa Hương (Mỹ Đức) năm Chính Hòa 7 (1686) đã ghi lại các vị hưng công hội chủ cùng khách thập phương đóng góp, trong đó phải kể đến sự công đức của Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Giang người xã Sóc Sơn huyện Vĩnh Phúc đến ở làng Biện Thượng, cùng quý quan Nguyễn Đăng Lục cúng 20 quan tiền cổ. Ngoài ra còn có Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Lỗ cúng 2 quan, Vương thái phi Quốc thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Long cúng 3 quan... cùng nhiều vị Cung tần khác như Nguyễn Thị Hân người xã Xích Đằng - huyện Kim Động cúng 3 quan, Vương Thị Ngọc Chu người xã Hương Canh, huyện Đan Phượng cúng 2 quan...

Bên cạnh đó có 02 bia ghi lại sự đóng góp của các Quận công ở chùa Sổ

- Thanh Oai, và chùa Phúc Nha - Hoài Đức. Bởi những người này không có con cái hoặc không có con trai nối dòi, hơn nữa lại có lòng mộ đạo đã giúp dân làng nơi đây về tiền của để tu sửa chùa, nhân dân có nơi thờ cúng.

Ngoài ra, sự đóng góp của các Cung tần, Quý phi, các phu nhân của quan lại trong triều đình cũng đáng kể, trong đó phải kể đến bia ở chùa Mía - Sơn Tây, chùa Đậu - Thường Tín, chùa Thầy - Quốc Oai... do bà cung tần của chúa Trịnh là Nguyễn Thị Ngọc Liệu13 đã để lại rất nhiều dấu ấn ở vùng kẻ Mía (Đường Lâm, Sơn Tây) được ghi chép rò trong các văn bia "Sùng Nghiêm tự bi ký" (1634); "Phụng tự bi ký" (1651)... Bà được lập đền thờ gọi là đền Phủ, hay đền bà Chúa Mía. Bà hiệu là Chiêu Dung, vốn là Thị nội Cung tần của phủ Chúa Trịnh (thường gọi là Đức Bà Thuấn). Bà cúng ruộng cho xã làm ruộng tế, giao cho bản xã lưu truyền canh tác, nộp hoa lợi để chi

dùng trong các dịp tế lễ hàng năm (diện tích, địa giới của các thửa ruộng đó đã ghi rò trong chúc thư, không nhắc lại trên bia). Bà cũng là người cúng tiến trùng tu chùa Mía, chợ Tam bảo. Mặc dù về gia thế của bà chúa Mía các bia


13 Về tên gọi của bà Cung tần có rất nhiều cách phiêm âm: Liệu, Reo, Gieo, Dong, Dung…

có sự ghi chép không thống nhất, trong bia "Sùng Nghiêm tự bi ký" (1634) thì chép: Cha là Uy lễ hầu Nguyễn Quảng gốc làng Đông Sàng, nhưng lại ngụ cư ở làng Nam Nguyễn, nhưng trong bia "Phụng tự bi ký" (1651) lại chép cụ thể hơn về hai bên cha mẹ của bà Chúa làm hậu thần, cố nội là Nguyễn Đức Minh, ông nội là Nguyễn Phúc Hoằng, giữ chức Đô đốc phủ Đồng tri, mẹ là Hoàng bà Nguyễn Thị Ngọc Loan.

Bên cạnh bà chúa Mía được tôn sùng ở vùng Sơn Tây, thì bà Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Hân cũng được nhắc đến nhiều trong tâm thức dân gian của người dân vùng Thanh Oai. Trong văn bia chùa Bối Khê (Tam Hưng - Thanh Oai) dựng năm 1655 cho biết chùa được trùng tu là nhờ ân đức lớn của bà: "Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Hân hiệu Diệu Huy, người xã Xích Đằng huyện Kim Động phủ Khoái Châu, vốn là Hà Thị Ngọc Hân tự Đạo Minh là người con gái trung trinh, thanh khiết, một bậc chân nhân nơi trần thế. Bà được tuyển chọn làm cung nữ ở Thị nội Vương phủ, rồi được sủng ái. Khi có ân lộc nhiều, bà thương nhớ đến chung dân, cảm kích về tổ tông và công sinh thành nên có chút mong mỏi báo đền ân huệ. Nhân thấy chùa cổ tích danh lam mà muốn xin được tôn bầu hậu Phật ở chùa cho cha mẹ đẻ được thờ phụng. Bà bỏ tiền mua 6 mẫu ruộng ở xã Hà Liễu huyện Thanh Trì, nhờ làm chúc thư theo thời giá là 60 quan tiền để cúng cho chùa và còn biếu 2 dật bạc để làm của Tam bảo. Nay khắc bia và lập cam kết ghi trong điển lệ thờ phụng của chùa này là để linh vị tổ tiên cùng phối hưởng để lưu truyền mãi mãi. Vì thế khắc lại để lưu truyền lâu dài lời cam kết trường tồn cùng sông núi, sáng ngời

tựa trăng sao". Ngoài ra còn phải kể đến bà Cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên

đổi tên là Lê Thị Ngọc Nguyên hiệu Như Ý đã cúng 3 mẫu ruộng vào chùa Đậu (Thường Tín) và hai Cung tần Phan Thị Tiếng hiệu Diệu Đăng và bà Lê Thị Ngôi hiệu Chấn Kính thương yêu dân chúng đã xin được lệnh dụ cho bản xã được làm "hộ nhi dân" miễn phu phen tạp dịch để lo phụng thờ Phật.

Như vậy, đóng góp xây dựng và trùng tu những ngôi chùa thời kỳ này có sự tham gia rất lớn của lực lượng quý tộc, trong đó phải sự đóng góp nhiều nhất là các Cung tần, Quý phi trong vương phủ... Mặc dù có những ngôi chùa được xây dựng hoàn toàn bởi sự đóng góp của một quan lại, Hoàng hậu, Quận chúa, Cung tần... nhưng đó vẫn là chùa của làng, chứ không phải của riêng ai, bởi trước hết là địa điểm tín ngưỡng của riêng làng.

3.6.2. Đóng góp của quan viên làng xã:

Trong tổng số 29 bia đá, thì có 04 văn bia ghi lại sự đóng góp của lực lượng quan viên làng xã vào việc hưng công tu bổ chùa. Trong văn bia "Hội Linh quán bi ký" năm 1621 (chùa Sổ - Thanh Oai) có ghi: "Quan viên trên dưới già trẻ trong các xã Thượng Phúc, Gia Phúc và Hoằng Phúc công đức tu bổ chùa"; hay văn bia "Ánh Linh tự bi" năm 1642 (chùa Ánh Linh - Thanh Oai) ghi lại sự đóng góp của"các quan viên thôn Thị, xã Cao Xá cùng xã trưởng, thôn trưởng, hương lão hội chủ xã Tướng Thần huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên…ngày 12 tháng Giêng năm Tân Tỵ hưng công tu tạo điện chùa Ánh Linh lợp ngói một toà, làm thêm ba gian nhà Tiền đường bằng tranh tre, sửa sang, tô lại 9 pho tượng. Đến ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm

Ngọ dựng thêm 1 nhà bia và làm nhiều việc khác”. Với những việc làm đó, họ đã được bầu làm hậu Phật như trong văn bia "Kiến mưu phục viễn lập bi

chi đồ" năm 1701 (chùa Lê Dương - Đan Phượng) có ghi: "Quan viên xã thôn trưởng thôn Nội xã Bá Dương huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai…cùng toàn thể mọi người trên dưới cùng nhau tôn bầu hậu Phật".

Như vậy, qua văn bia trên cho thấy, hệ thống quan chức các cấp người địa phương bao gồm quan viên, hương lão, xã trưởng, thôn trưởng... mỗi khi trong làng xã có công việc quan trọng đã đứng ra giúp đỡ làng về vật chất như tiền, của, ruộng vườn với nhiều mục đích khác nhau. Họ và những người dân nơi họ đóng góp muốn lưu lại dấu tích, ghi nhớ công ơn, nên đã cho dựng bia ghi lại trong những văn bia chùa thế kỷ XVII. Việc dựng bia ghi lại những

việc làm công đức của các tầng lớp quan chức và những người dân là hình thức trả ơn của các làng xã. Họ muốn những việc như vậy được truyền hậu thế và nhân lên cho các thế hệ noi theo. Chính điều này đã tác động tích cực đến lớp người có quyền, có tiền của để họ về tham gia đóng góp cho làng xã.

3.6.3. Đóng góp của sư trụ trì:

Trong tổng số 29 bia chúng tôi sưu tập thì chỉ có 04 bia nhắc đến nhà sư trụ trì ở chùa có công đóng góp xây dựng và sửa chữa chùa, điển hình là hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã đóng góp công sức vào tu sửa chùa Đậu (Thường Tín) trong bia năm 1639 ghi: "Trụ trì bản tự Sa di Vũ Khắc Minh tự Đạo chân người xã Gia Phúc huyện Thượng Phúc công đức" hay trong bia năm 1656 ghi lại thân thế nhà sư Vũ Khắc Trường: "Nhà sư bản chùa là Thượng lâm viện Tiến công làng Tăng lục ty tăng thống Vũ Khắc Trường tự Minh Tâm", hiện hai vị sư này được nhân dân trong làng thờ phụng. Ngoài ra, trong văn bia "Đại Bi tự" (chùa Bối Khê - Thanh Oai) dựng năm Vĩnh Tộ 11 (1629) có ghi về một nhà sư họ Nguyễn ở xã Nhân Mục huyện Thanh Trì, hiệu Từ Đức trụ trì chùa này đứng ra quyên góp mọi người trong hương cùng nhau sửa chữa chùa.

Qua văn bia, có thể thấy quang cảnh chùa ở các làng quê vùng ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn thế kỷ XVII đã bị hư hỏng nặng cần phải trùng tu lại. Các nhà sư trụ trì tại đó đã không tiếc công sức, cùng với dân làng và thập phương công đức hưng công xây dựng lại. Thời gian cho việc tu bổ khá dài, trong trường hợp phải mất 4 - 5 năm. Các nhà sư đứng ra lo liệu tu sửa đều xuất phát từ nhu cầu thực tế cảnh quan chùa đổ nát. Song từ công việc ấy, họ được làng xã ghi ơn bằng việc thờ cúng mãi mãi, thường thì họ được bầu là hậu Phật. Và như vậy dù họ (các nhà sư) suốt đời gắn bó với nhà chùa, nhưng muốn được bầu hậu Phật ở trong chùa phải được sự đồng ý của cả làng. Để được bầu hậu, các nhà sư cũng phải công đức cho làng, cho xã đó hoặc đứng ra tu sửa chùa, hoặc đóng góp tiền của cho làng...

3.6.4. Đóng góp của những người trong làng xã:

Ngoài những đóng góp của các thành phần khác nhau trong xã hội như vừa đề cập đến ở trên, còn có sự tham gia đóng góp của những người dân trong địa phương...

Trong tổng số 29 bia đá thì chỉ có 05 bia ghi toàn bộ do bản xã hưng công tu tạo lại chùa. Trong bia "Tam quan bi" dựng năm 1604 ở chùa Bối Khê; bia dựng năm 1627 ở chùa Sổ - Thanh Oai... Bên cạnh những bia ghi lại sự đóng góp của lực lượng quý tộc còn ghi một số người trong làng xã ấy, tuy nhiên sự đóng góp của những người trong làng xã rất ít.

Như vậy, những người trong làng xã đã được lưu tên vào bia đá nhờ những đóng góp tiền của với các sinh hoạt cộng đồng, dù là mức đóng khiêm tốn, có người cũng chỉ cúng 1 sào ruộng và 10 quan tiền so với tầng lớp quý tộc đóng góp vào tu sửa chùa. Nhưng nhân dịp xã xây chùa cần phải thu hút nhiều nguồn kinh phí, vì thế có rất nhiều người trong xã đã tự nguyện đóng góp chút ít tài sản của mình. Tất nhiên họ cũng mong được thờ cúng sau này ở trong chùa và những người này thường được dân làng bầu hậu, số khác lại tự mua hậu vì họ không có con cái thờ cúng sau khi mất đi. Vì thế làng đã làm cam kết với họ và ghi những lời cam kết của làng về việc thờ phụng, những quy định cúng tế... Tất cả những điều này phản ánh Phật giáo với mục đích "từ bi, hỉ xả, khuyến thiện, trừng ác" đã trở nên gần gũi, hòa nhập vào tín ngưỡng của người Việt. Điều đó chứng tỏ, Phật giáo đã thâm nhập vào nước ta và luôn luôn gắn với nhiều tầng lớp nhân dân, số đông là người bình dân, an ủi họ tìm nguồn vui trong còi Phật. Mọi người dân không kể sang hèn đều có thể vào chùa cầu nguyện bất kỳ lúc nào. Các ngôi chùa rộng mở tất cả các ngày, không cản trở ai đến chùa. Ngược lại với chùa, đình là nơi hội họp của quan viên sắc mục trong làng. Đình chỉ mở cửa vào các ngày lễ hội, ở đình thờ Thành hoàng làng - vốn được coi là rất thâm nghiêm - phụ nữ và trẻ em hầu như ít có dịp vào đình, ngoại trừ những ngày hội của làng. Còn đến chùa,

Ngày đăng: 23/06/2022