Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 13

nhất là cần phải giữ được yếu tố nguyên gốc từ khi khởi dựng, chỉ "những chỗ hỏng dột khác thì tu bổ thêm" hoặc "đổ dựng nát xây, xấu tu hỏng bổ" (bia "Tu tạo Pháp Vũ tự bi" năm Dương Hòa 5 - 1639 ở chùa Đậu - Thường Tín) và điều này cũng đã được ủy ban ICOMOS Quốc tế về gỗ đưa ra "Nguyên tắc bảo tồn các kiến trúc lịch sử bằng gỗ" công nhận: "Trong việc tu sửa kết cấu lịch sử, có thể dùng các loại gỗ để thay thế song phải tôn trọng các giá trị lịch sử và thẩm mỹ hiện hữu và khi việc đó đáp ứng nhu cầu cần phải thay thế những bộ phận hoặc những thành phần bị mục nát hoặc bị hư hỏng hoặc là do yêu cầu trùng tu. Những bộ phận hay thành phần mới phải sử dụng gỗ cùng họ, hoặc thích hợp thì có thể sử dụng loại có chất lượng tốt hơn so với bộ phận được thay thế. Nếu có thể, nó phải bao gồm những đặc điểm tự nhiên tương tự. Khả năng chịu ẩm và những tính chất vật lý của gỗ thay thế phải phù hợp với kết cấu hiện tồn".

Trong tổng số 29 bia đá, thì có 22 bia đá nói về việc tạo dựng chùa, những bia còn lại là bia ghi công đức khách thập phương cúng tiến. Các công trình trong chùa được tạo dựng chủ yếu là những công trình chính (Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện).

Một số ngôi chùa tiến hành xây thêm các công trình phụ trợ bên cạnh những công trình chính đã được xây dựng từ những thời kỳ trước như hành lang, nhà bia, tam quan... Trong văn bia “Tam quan bi” chùa Bối Khê (Tam Hưng - Thanh Oai) đã ghi lại việc xây dựng Tam quan vào “ngày 12 tháng 8 năm Quý Mão (1603) khởi công. Việc xây dựng chẳng mấy chốc đã hoàn thành”. Để ca ngợi cảnh đẹp của chùa, bia đá còn viết:

“Nhờ vua anh minh Luôn có luôn sinh Khởi tạo Tam quan Dân được ban phúc

Có nhân có quả

Bốn phương rạng danh”

Bên cạnh những ngôi chùa được tạo dựng trong giai đoạn thế kỷ XVII, thì rất nhiều ngôi chùa có qui mô to lớn đã được tạo dựng từ những thời kỳ Lý

- Trần như chùa Bối Khê (Thanh Oai), chùa Thầy (Quốc Oai)... nhưng trải qua thời gian mưa nắng, những ngôi chùa này đã bị xuống cấp nhiều hạng mục công trình. Bởi vậy phải nhờ những bậc vương giả, những người giàu có trong làng đã tiến hành trùng tu, sửa chữa chỗ hỏng hóc trong chùa hoặc xây dựng lại hoàn toàn dựa trên nền móng cũ như trong văn bia chùa Ánh Linh có ghi: “Ngày 12 tháng Giêng năm Tân Tỵ hưng công tu tạo điện chùa Ánh Linh lợp ngói một toà, làm thêm ba gian nhà Tiền đường bằng tranh tre, sửa sang, tô lại 9 pho tượng. Đến ngày 15 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ dựng thêm một nhà bia và làm nhiều việc khác. Khi hoàn thành, dân thôn Thị dựng bia khắc lại để lưu truyền vạn đại sau này"; hay chùa Mậu Lương (Kiến Hưng, Hà Đông) quy mô chùa được mở rộng hơn từ năm Dương Hoà 6 (1640):“Từ trước tới nay các thái lão thiện tín đã xây dựng sửa sang nhưng qui mô còn nhỏ, quang cảnh chưa được nguy nga…chùa mở mang thêm nền móng cũ, lớn rộng hơn qui mô xưa. Cảnh chùa Tây trúc thênh thang, lâu dài phúc đức to lớn”.

Bên cạnh đó, văn bia “Hội Linh quán bi ký” dựng năm Vĩnh Tộ 3 (1621) chùa Sổ (Tân Ước-Thanh Oai) cho biết: “Năm Ất Mão (1615) hưng công dựng Thượng điện, Thiêu hương, Tiền đường, Tam quan, thềm bậc. Vào tháng 3 năm Canh Thân (1620) mở hội và cho xây cổng chùa rộng 10 thước. Đến năm Tân Dậu (1621) mua bia về ghi lại sự việc”. Đến năm Đức Long 4 (1632) chùa lại được tu sửa lần nữa, trong bia có chép: “Xây dựng chùa Thiền, mở mang đất phúc, khiến cho thờ Phật có nơi, thiêu hương có chỗ. Bái đường đằng trước, đằng sau, hành lang bên trái, bên phải. Gác chuông, Tam

quan, nhà bia nối tiếp nhau xung quanh chùa”. Cũng như vậy, trong văn bia “Tu tạo Pháp Vũ tự bi ký” dựng năm Dương Hoà 5 (1639) ở chùa Đậu có ghi rò: “Vào tháng 10 năm Bính Tý (1636) liền dùng của nhà, tìm thợ giỏi, vung rìu múa búa trắng, dựng lên hai toà thiêu hương và tiền đường. Cột rường chạm trổ, ngói lợp long lân. Những chỗ hỏng dột khác thì tu bổ thêm. Đến tháng 2 năm đó, công việc hoàn tất….”. Đến “năm Bính Tý (1636) hưng công làm mới 2 toà thiêu hương và tiền đường…năm Kỷ Mão (1639) làm lại toà hậu đường, vật liệu được dùng toàn bằng gỗ tốt” và bia năm 1634 chùa Mía đã khẳng định là chùa có từ trước, nhưng đến năm Đức Long thứ 4 (1632) mới xây các tòa Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Hậu đường và hành lang bên trái- bên phải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Điều đó cho thấy, ngay từ thế kỷ XVII, các ngôi chùa trên đã có đầy đủ các hạng mục công trình, từ công trình chính trong chùa là Tam bảo (Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện) đến các công trình phụ trợ là hai dãy hành lang trái - phải, gác chuông, nhà bia, Tam quan... tất cả các công trình được lối liền với nhau tạo thành bố cục tổng thể hình “nội Công ngoại Quốc” khép kín, khá bề thế, nhằm tách biệt với những công trình kiến trúc dân gian khác.

Như vậy, việc tạo dựng và trùng tu những ngôi chùa thế kỷ XVII qua thư tịch văn bia đã chứng minh rằng, thời kỳ này Phật giáo đã có sức thu hút số đông dân chúng, biểu hiện rò rệt nhất là hầu như làng xã nào cũng có chùa và trong suốt 100 năm các ngôi chùa này liên tục được tạo dựng những công trình mới trên nền đất cũ hoặc trùng tu lại những công trình đã có từ thời kỳ trước đó bằng cách thay thế những cấu kiện đã bị mục ruỗng, nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố nguyên gốc từ khi khởi dựng. Bên cạnh việc chú ý tạo dựng những công trình chính thì nhiều ngôi chùa đã tiến hành tạo dựng thêm những công trình mang tính phụ trợ khác như Tam quan, gác chuông, nhà bia, hành lang...

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 13

3.4. Tạo tượng và đúc chuông chùa:

Bên cạnh vấn đề tạo dựng và trùng tu các hạng mục công trình kiến trúc trong các ngôi chùa Việt, thì vấn đề tạo tượng, đúc chuông cũng được nhắc đến trong văn bia chùa thế kỷ XVII ở một số huyện ngoại thành Hà Nội. Trong tổng số 23 văn bia, thì chỉ có 5 văn bia nhắc đến việc tô tượng và 01 văn bia nhắc đến đúc chuông trong chùa.

3.4.1. Tạo tượng:

Việc tạo tượng có ý nghĩa quan trọng trong các ngôi chùa, bởi đây là những di vật khá tiêu biểu để phân biệt nơi thờ cúng trong các công trình tôn giáo với các loại hình tín ngưỡng dân gian khác. Những pho tượng được tạo dựng trong thời kỳ này hiện còn cho đến ngày nay đã góp phần làm phong phú cho nghệ thuật điêu khắc dân gian Việt Nam.

Trong tổng số 29 bia đá thì chỉ có 05 bia đá ghi lại việc tạo dựng và tu sửa tượng Phật, trong đó văn bia ghi lại việc làm đó sớm nhất là bia chùa Sổ (Tân Ước - Thanh Oai) dựng năm Đức Long 4 (1632) có ghi: “Tu sửa xong các pho tượng Phật, bắt đầu tô đúc 17 toà tượng Phật khác, 1 toà tô lại, 2 toà tháp thân, tổng cộng 20 toà. Vàng son rực rỡ, xanh đỏ ánh tơi. Bảo khám lung linh, chân nhân hiện rò. Phật ở trong thế giới lưu li, đường bệ nguy nga”. Có thể khẳng định trước thế kỷ XVII chùa Sổ đã có nhiều tượng được tạo dựng, cho đến năm 1632 tiếp tục tạo thêm 17 pho tượng nữa. Hay trong văn bia chùa Ánh Linh năm 1642 có chép:“Ngày 12 tháng Giêng năm Tân Tỵ...sửa sang, tô lại 9 pho tượng”, nghĩa là tượng trong chùa đã có từ thời kỳ trước đó, nhưng đã bị mục ruỗng và đến năm 1642 thì tiến hành sửa sang, tô lại 09 pho tượng cho đẹp đẽ. Đáng tiếc là trong văn bia không ghi rò tên tượng, nếu ghi rò thêm thì đây quả là điều rất lý thú cho những người nghiên cứu về tượng cổ ở nước ta có thể biết được niên đại chính xác khi dựng tượng.

Bia chùa Mậu Lương (Hà Đông) năm 1640 có ghi: “Cảnh chùa tây trúc thênh thang, lâu dài phúc đức to lớn. Nhân đó sửa sang toà Phật, tượng Phật rỡ ràng trên đài sen, la liệt bầy khắp các toà… Lại cho xây tượng Hậu phật ở bên trái chùa để bản thôn làm lễ tế tự, cúng bái, không bao giờ quên công đức, để mãi cho muôn đời được thấy”. Điều đó cho thấy, bên cạnh việc thờ cúng tượng Phật thì chùa Mậu Lương năm 1640 lại cho xây tượng hậu Phật, thờ cúng người có công với chùa, với làng xã góp phần lý giải thêm hiện tượng bầu hậu trong các ngôi chùa ở thời kỳ này. Bên cạnh đó, trong văn bia chùa Bối Khê (Tam Hưng-Thanh Oai) khắc năm Thịnh Đức 3 (1655) đã khẳng định thời bấy giờ trong chùa đã có những tượng La Hán:“Cửu Phẩm liên hoa rạng rỡ, ba nghìn La hán lung linh, chư Phật cùng giáng”.

Bên cạnh đó có những văn bia chùa chỉ ghi lại những thông tin rất sơ sài về việc trùng tu, tạo dựng tượng như bia “Ngô Sơn tự trùng tu phật tượng bi minh ký” chùa Ngô Sơn (Ba Vì) dựng năm Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) có ghi: “Từ triều trước mở mang nơi đây, các phòng cung đã nguy nga tráng lệ, Phật tượng đã rực rỡ vàng son, trải qua thời gian năm tháng đã bị giảm sút. Vì vậy các già lão trong xã muốn làm rạng rỡ phong quang ngôi chùa cổ, tự nguyện đóng góp gia tài; ngày lành tháng tốt năm Tân Sửu trùng tu Phật tượng”.

Như vậy, việc tạo tượng trong các ngôi chùa diễn ra khá song hành với việc tạo dựng và trùng tu các công trình kiến trúc thời kỳ này. Tuy nhiên, văn bia mới chỉ dừng lại miêu tả số lượng tượng được tạo tác như tượng hậu Phật (chùa Mậu Lương - Hà Đông), tượng La Hán (chùa Bối Khê - Thanh Oai), hoặc trùng tu Phật tượng bằng cách sơn thếp lại tượng, tu sửa những chỗ hỏng hóc... Mặc dù qua những thông tin đơn giản trên cũng cho ta thấy được một thời kỳ tiến hành tạo tác và trùng tu tượng Phật trong các ngôi chùa ở một số huyện ngoại thành Hà Nội và đó là những minh chứng rò sự ra đời hàng loạt các tượng Phật thời kỳ này.

3.4.2. Đúc chuông:

Chùa chẳng những có tượng để thờ, còn phải có chuông để hành lễ, chẳng những chùa thờ Phật, quán thờ Thần (rồi kết hợp cả thờ Phật), mà nhà thờ Thiên chúa giáo thờ Chúa cũng đều có chuông và coi âm thanh của chuông là sự truyền giảng kinh sách tốt nhất. Mỗi chùa ít ra cũng có một quả chuông và như thế số chuông chùa trong cả nước là rất lớn, lại mang giá trị văn hóa và giá trị lịch sử là bằng chứng của trình độ văn minh và của chiều sâu văn hóa.

Nhiều hiện vật trong chùa cũng chứa những giá trị ấy, song nhiều thế kỷ, chuông là loại di vật có giá trị kinh tế cao. Đồng là vật liệu đúc chuông cũng là vật liệu để đúc tiền và đúc nhiều thứ quý giá nữa. Vật liệu khác vụn nát thì coi như bị hủy bỏ, song vật liệu đồng có thể qua các phường đúc lại tái sinh dưới một dáng vẻ mới khác. Vì thế chuông đồng luôn là đối tượng bị đe dọa cả từ phía kẻ gian và từ phía chính quyền nhà nước... May một thời kỳ dài, mọi người tin rằng“của Bụt mất một đền mười” nên sự mất cắp chuông đồng ít xảy ra.

Một thời chùa nát phải bỏ, tượng có thể bị hoàn thổ, song chuông nếu không được gửi vào chùa khác thì cũng được chôn giấu. Nhờ chất liệu bền tốt, chuông luôn thoát được sự phá hoại của thiên nhiên, để khi nhận thức của xã hội về chuông được nâng cao thì nó lại càng được tôn trọng. Ngày nay chúng ta nhấn mạnh ở chuông những giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật, song người xưa khi đúc chuông rất coi trọng giá trị tâm linh và nó đã đi vào lòng người dân qua câu ca dao:

“Vào chùa xem tượng mới tô

Xem chuông mới đúc, xem chùa mới xây”.

Tuy nhiên, ở đàng Ngoài gắn với vua Lê - chúa Trịnh, là mảnh đất gốc của văn hóa dân tộc, vốn đã có nhiều chuông của các thời trước để lại. Vào nửa đầu thế kỷ XVII xây dựng thêm nhiều chùa lớn thuộc loại chùa trăm gian, hẳn cũng được đúc thêm nhiều chuông to đẹp, nhưng rồi:“Cuối thế kỷ

XVIII những quả chuông ấy lại là đối tượng thu vét của triều đình Lê Chiêu Thống, do đó ngày nay số lượng chuông thời Lê Trung hưng sót lại không đáng là bao so với số chuông bị mất” [64, tr. 507]. Do đó, việc nghiên cứu về việc tạo tác chuông đồng thời kỳ này cần phải được nghiên cứu thêm qua những thông tin mà bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa có nhắc đến.

Qua việc khảo sát 29 bia đá, thì chỉ có duy bia đá chùa Sổ (Tân Ước - Thanh Oai) năm Đức Long 4 (1632) ghi lại quá trình đúc chuông. Nội dung văn bia cũng đã nhắc đến việc trùng tu lại chùa và “chùa nhờ đó mà nổi tiếng, nhưng chuông chưa được đúc”. Vậy nên hai vợ chồng ông quận công Đào Quang Hoa người thôn An Khoái, xã Tuyền Cam, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên đã:“bỏ của nhà để hưng công, chọn đồng tốt để đem đúc. Lò lửa của trời đất, than đốt cậy âm dương. Mọi người góp công đức, chư Phật lại hộ trì. Chẳng bao lâu chuông đã đúc xong. Chất rồng toả sáng, hình hổ vững bền. Buộc dây vàng mà quấn chặt, treo lầu cao mà gò luôn. Tiếng vang khắp chín tầng trời, âm động đưa xa vạn dặm. Người nghe tỉnh giấc mơ, người thấy thêm ngộ đạo. Đúc một quả chuông, có trăm công đức. Công việc xong xuôi mời tôi thuật lại để truyền mãi mãi...” và công dụng của quả chuông trong chùa thật lớn lao: “Phật nghe tiếng chuông sẽ giáng quả phúc, người nghe tiếng chuông sẽ đầy lòng lành”.

Như vậy, xuyên suốt các thời, chuông chùa luôn là một nhạc khí có tính nghi lễ, một số chuông đúc không tốt với kỹ thuật luyện kim chưa cao nên bị rỗ hoặc biến sang màu xám nâu, tiếng bị rè... còn hầu hết luôn đạt chất lượng cao, dù có bị ngâm nước hay vùi trong đất vẫn không ảnh hưởng gì đến chất lượng âm thanh, luôn có tiếng vang với âm lượng khác nhau theo sự điều khiển của người đánh chuông. Để có được âm lượng đó, kỹ thuật đúc chuông phải cao hơn đúc các vật phẩm bằng đồng khác. Thật ra, để tạo được một quả chuông đồng, trước hết phải biết “chọn đồng tốt để đem đúc”, sau đó lại phụ

thuộc vào quy trình nấu đồng phải tinh hơn, hạn chế kim loại tạp, còn có cả số ít kim loại quý (vàng), thì mới được quả chuông có âm thanh: “Tiếng vang khắp chín tầng trời, âm động đưa xa vạn dặm”.

Chuông đồng cũng như bia đá là những di vật gắn chặt với chùa. Chuông ít bị hủy hoại bởi thời gian, nhưng do giá trị kinh tế của đồng lại bị chính con người phá hoại. Vì thế những chuông còn lại đều rất quý, cho biết phong cách nghệ thuật của thời nó được đúc, là văn bản rò ràng, chuẩn xác về xã hội mà nó ra đời và đặc biệt với người Việt Nam cả Phật tử và không phải là Phật tử, chuông chùa là vật gắn với tâm linh, là một mảng của cuộc sống tinh thần không thể thiếu.

3.5. Hoạt động của chợ Tam bảo:


Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Nghinh, cho đến nay qua những tài liệu khác nhau, chủ yếu là những bi ký, chúng ta có thể biết đến một số chợ Tam bảo, chợ chùa ở các thế trước (chủ yếu là thế kỷ XVII). Như tên gọi của mình, chợ Chùa, chợ Tam bảo mang trong mình nội dung về địa điểm họp chợ và quyền chi phối chợ của chùa. Đồng thời, chùa cũng là một trung tâm thu hút người các phương tiện đến họp chợ, trao đổi, mua bán vật phẩm, hàng hóa.

Bia "Sùng Nghiêm tự bi ký" năm Vĩnh Tộ ở chùa Mía có ghi tên, hiệu, chức vụ của những người đóng góp vào việc xây dựng chùa, chợ và việc thu thuế cho chùa Sùng Nghiêm (chùa Mía). Trong đó, những người nộp thuế cho chợ không chỉ là những người riêng lẻ, hoặc cả gia đình của một ai đó ở trong các xã thuộc tổng Cam Giá Hạ, mà còn là những người ở nơi khác đến như: xã Nguyễn Xã huyện Thụy Nguyên (Thái Bình); huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa)... Qua bia chúng ta biết hoạt động chính của chợ Tam bảo chùa Mía mỗi tháng họp 6 phiên chính. Từ trước đã có chợ Tam bảo

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022