Thống Kê Tên Chùa Qua Văn Bia Thế Kỷ Xvii Ở Một Số Huyện Ngoại Thành Hà Nội

Bên cạnh đó hình lá đề cũng được chạm trên bia, như trên trán bia chùa Mía - Sơn Tây (năm 1634) (ảnh 23), bia chùa Thầy (Quốc Oai) năm 1653... Với lá đề làm diềm cho các tên bia, hình thức như quả tim ngược, cân xứng, mũi nhọn chỉ thẳng lên trên. Điều đó cho thấy sự đề cao đạo Phật, một trong những nghĩa phổ biến mà lá đề tượng trưng là giác ngộ Phật pháp, ý nghĩa này đã được người đương thời sử dụng trong nghệ thuật tạo hình.

Một trong những biểu tượng liên quan trực tiếp đến Phật giáo là hình chữ Vạn (ảnh 6) cũng được chạm khắc trên bia “Pháp Vũ tự tạo lệ bi” ở chùa Đậu (Thường Tín) năm Thịnh Đức 4 (1656). Trán bia vẫn là hình tượng mặt trời chiếm vị trí trung tâm, xung quanh là các hình đao mác, vân mây. Trên diềm trán bia và diềm hai thân bia chạm với bố cục khá cân đối, cứ một ô hoa (hoa cúc, hoa sen) lại một ô hình chữ Vạn nối tiếp nhau… Theo Trần Lâm Biền: “Xét tới cùng chữ Vạn khởi thủy không phải của nhà Phật, từ rất xa xưa, nó vốn là của người Ariăng (thuộc hệ tộc Ấn Âu, tràn vào Bắc Ấn) để tượng trưng cho thần lửa, nó được kết thành hình như hiện thấy để biểu hiện về uy lực, vận động phát triển của lửa” [12, tr. 116]. Theo Giáo sư Từ Chi thì với tám đầu lửa nên nó đã được nhiều nhà bác học nhìn nhận biểu tượng của mặt trời. Vào với đạo Phật, với uy lực lớn lao, chữ Vạn sớm được hóa thân để biểu hiện cho sức mạnh của trí tuệ. Nó là tóc kết xoắn trên đầu Phật để như một đảm bảo cho sự sáng suốt vô biên.

Ngoài ra vào giai đoạn giữa và cuối thế kỷ XVII thì hiện tượng hậu Phật diễn ra khá phổ biến ở các làng xã. Những người gửi hậu hầu hết là những người không có con cái, lại có lòng mộ đạo đã thiện tâm cúng hiến tiền bạc, đất đai cho chùa. Chính vì thế, họ được khắc chân dung lên bia đá như tượng hậu Phật chùa Thầy (Quốc Oai) (ảnh 30,31,33), tượng khắc ngồi trên đài sen, với chân khoanh tròn, hai tay đặt trước bụng đan cài vào nhau, khuôn mặt tròn, hai tai lớn, trước ngực đeo tràng hạt.

Một tượng hậu Phật khác cũng được khắc trong tư thế trong tư thế ngồi, chân phải gấp lại, bàn tay phải chồng lên đầu gối. Chân trái chống lên, khuỷu tay trái đặt trên đầu gối, lòng bàn tay phải úp xuống với ngón tay thon dài, hai bàn tay đang cầm chuỗi tràng hạt. Mũi cao, mắt hai mí mở nhưng nhìn xuống, hai tai đeo khuyên dài chấm vai, đầu quấn khăn, biểu hiện của một quý tộc.

Sự xuất hiện hình tượng Phật như chữ “Phật”, chữ “Vạn”, hoặc những tượng hậu Phật như miêu tả ở trên chỉ thấy xuất hiện trên những bia đá của chùa... Điều đó cho thấy sự phân biệt khá rò ràng giữa những trang trí trên bia đá ở các di tích tôn giáo và bia đá ở các di tích tín ngưỡng khác.

Tiểu kết chương 2:

Để có được hoàn chỉnh những bia đá cần có người soạn văn bia, người viết chữ và người thợ khắc bia, nhưng rất hãn hữu có bia ghi đầy đủ các chức danh này, mà thường khuyết thiếu, bởi những người tham gia thực hiện có thân phận khác nhau, hoặc có nơi chỉ chú trọng vào những nhà Nho - những người soạn văn bia hoặc viết chữ, mà không đề tên người thợ khắc.

Qua bia đá trong các ngôi chùa ở một số huyện ngoại thành Hà Nội ngày nay cũng cho ta thấy lớp tín ngưỡng Phật giáo khá sâu đậm trong các làng xã nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của các tầng lớp xã hội. Chùa được tầng lớp quan lại, vua Lê - chúa Trịnh cùng các phi tần ủng hộ, các nho sĩ (không ít là các Tiến sĩ) viết văn bia chứng tỏ ngôi chùa có khả năng dung hòa tín ngưỡng tâm linh các tầng lớp xã hội Việt Nam, mà tiêu biểu là xứ Đoài. Có thể nói Nho giáo chủ yếu thuộc tầng lớp quan lại cầm quyền, thuộc các nho sĩ (khoa bảng và không khoa bảng) thì Phật giáo chủ yếu lại thuộc dân gian đông đảo, có sức lan tỏa hấp dẫn cao hơn, mà bia chùa ở một số huyện ngoại thành Hà Nội là dẫn chứng tiêu biểu. Về mặt xã hội, tạm cho Nho giáo là của chính quyền, của tầng lớp kẻ sĩ, thì Phật giáo lại thuộc nhiều tầng lớp khác nhau,

nhất là các tầng lớp ở vùng nông thôn. Ở đây có sự dung hợp rộng rãi các thành phần khác nhau trong xã hội được thể hiện trong văn bia.

Vật liệu sử dụng làm bia đá trong 17 ngôi chùa ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội cũng phong phú về chất liệu, loại đá thường được dùng nhất vẫn là đá xanh, đá sa thạch, bên cạnh đó còn dùng đá nhám, đá vôi... Một điều dễ nhận thấy là nguồn đá thời kỳ này không mang tính chất vùng miền như các thời kỳ Lê Sơ, Mạc.

Đặc điểm bia đá thế kỷ XVII có nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau. Nếu ở giai đoạn đầu thế kỷ bia 2 mặt chiếm tỷ lệ phổ biến, thì đến giai đoạn giữa và cuối thế kỷ hình dáng bia phong phú hơn, bia 4 mặt xuất hiện nhiều, ngoài ra cũng có bia 6 mặt hoặc 8 mặt... Kỹ thuật sử dụng chủ yếu trong thời kỳ này là kỹ thuật chạm nổi, chạm nét; đặc biệt nét chữ khắc sâu, vuông vức hơn so với thời kỳ trước. Nghệ thuật điêu khắc trang trí đạt đến đỉnh cao và có sự biến đổi ở phần đầu, giữa và cuối thế kỷ. Nếu ở giai đoạn đầu thế kỷ XVII những hình tượng mang tính khuôn phạm và vẫn còn mang hơi hướng của phong cách thời Mạc, thì từ giữa và cuối thế kỷ nghệ thuật chạm khắc đã có sự phá cách lớn, những hình ảnh dân dã đời thường gắn với người nông dân được khắc hoạ khá rò nét như các hình tôm, cua, cá, rùa, chuột, trâu... nét tả thực đậm chất dân gian.

Bia đá thế kỷ XVII trong di tích của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng là những trang sử đá kết đọng những giá trị lịch sử, văn hoá, nghệ thuật cao. Tuy nhiên tồn tại cho đến ngày nay, nhiều bia đá thế kỷ XVII còn bảo lưu được nguyên vẹn, nhưng cũng có nhiều bia đá đã bị mất mát hoặc bị bào mòn do khí hậu thất thường, cộng thêm ý thức của người dân chưa bảo quản tốt những di vật trong di tích... Do vậy, cần sự kết hợp nghiên cứu liên ngành đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng để có thể hiểu hết giá trị của bia đá và nâng cao tuổi thọ của bia đá.

Chương 3

NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII (TRƯỜNG HỢP 10 HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI)


Phật giáo đã ngấm sâu vào đời sống tình cảm cũng như tín ngưỡng của người dân, khẳng định được vị trí cao so với những tôn giáo, tín ngưỡng khác. Từ các bậc Vua, Chúa, các Vương phi, Thị nội Cung tần, đến các quan chức nắm trọng trách trong triều đình, từ các sĩ phu mang nặng tư tưởng Nho giáo đến những người dân đều có đóng góp vào chùa. Vì thế, so với các di tích khác trong làng xã, ngôi chùa thường được bảo quản tốt hơn cả. Chính điều này đã góp phần bảo vệ và lưu giữ lại các bia đá dựng trong chùa từ thế kỷ XVII cho đến nay.‌

Trong những bia đá ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội vào thế kỷ XVII, đều ghi lại các đợt trùng tu xây dựng mở mang chùa, từ việc xây lại chùa mới, đến xây hành lang, nền, tường, tam quan; từ việc tô tượng cũ, đắp tượng mới, đến xây tháp, làm tòa cửu phẩm liên hoa; từ việc đúc chuông đến việc dựng nhà bia, trồng cây quanh chùa... Dường như đây là thời kỳ các làng xã củng cố vai trò của Phật giáo bằng cách trùng tu, sửa chữa các ngôi chùa làng? và công việc này đã thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.

3.1. Tên gọi và cách phân loại các ngôi chùa

3.1.1. Tên gọi các ngôi chùa:


Chùa là một từ Việt mà nguồn gốc tên gọi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng chùa bắt nguồn từ chữ Thùpa (tiếng Pali), hay Stùpa (tiếng Sanskrit) vốn cú nghĩa là Bảo tháp thờ Phật, người Trung Quốc dịch âm gọn là phù đồ hay đồ ba, đọc âm Trung Quốc là Phù tụ, hay là Thu ba, qua Việt Nam được biến âm gọn là chùa. “Trong các kiến trúc tôn giáo ở Việt Nam, nơi thờ Phật được gọi là chùa phân biệt với đền, miếu hay nhà thờ chỉ

nơi thờ các vị thần trong các tín ngưỡng và tôn giáo khác" [49, tr. 16]. Để gọi loại hình kiến trúc Phật giáo, ngoài từ chùa còn có từ tự, từ này xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng "chùa" với nguyên gốc xuất phát từ Ấn Độ khác với từ Tự xuất phát từ tiếng Trung Quốc [49, tr. 16]. Theo tiếng Hán Việt thì "tự" có rất nhiều nghĩa, nhưng trong đó có nghĩa là chùa, bởi từ đời vua Hán Minh đế mời đón hai vị sư bên Thiên Trúc sang, vì chưa

có chỗ ở riêng mới đón vào sở Hồng Lô tự, vì thế về sau các chỗ sư ở đều được gọi là "tự"11.

Ngoài ra, để chỉ một kiến trúc Phật giáo, trong tiếng Việt còn có từ Chiền, Am, Viện... Cũng có ý kiến cho rằng "Chiền" xuất phát từ Cetiya, Cetiyan (tiếng PaLi), hay Caitya (Sanskrit) tức Điện thờ Phật. "Am” dùng chỉ một kiến trúc nhỏ, thường lợp bằng cỏ, tranh, chủ yếu phục vụ nhu cầu tôn giáo một vùng và nhu cầu tu hành kiểu ẩn cư (ít nhiều có yếu tố Mật giáo). Còn Viện là ngôi chùa lớn, vừa là nơi tu hành, lại kiêm chức năng trường học Phật giáo, nơi giác ngộ và hoằng dương Phật pháp.

Trong thời gian đầu, một số nhà nghiên cứu đã giả định có thể các sư tăng lợi dụng miếu thờ thần để “Phật hoá thần” và như vậy “chùa hoá miếu” [65, tr. 10]. Đồng quan điểm như vậy GS. Hà Văn Tấn cho rằng: "Buổi đầu người ta đem tượng Phật vào điện thần chứ không phải đem tượng thần vào chùa Phật" [49, tr. 27]. Từ việc dung hội với tín ngưỡng bản địa để tồn tại và phát triển, để đến thế kỷ X - XI, nó trở thành một tôn giáo quan trọng nhất. Cùng với sự lớn mạnh của Phật giáo, chùa chiền mọc lên ngày một nhiều. Buổi đầu, ngôi chùa ra đời có thể chỉ do sự bảo trợ, xây dựng của chính quyền nhà nước nhưng dần dần chùa Phật cũng hòa nhập vào làng, xóm mà biến thành chùa làng. Qua gần 1000 năm phát triển, tới thời Trần (thế kỷ XIII - XIV), Phật giáo đã có những bước phát triển vững chắc. Nhiều tông phái:


11 THEO Từ đIểN HáN VIệT (BảN đIệN Tử).

Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông... đã xuất hiện và đặc biệt phổ biến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử riêng của người Việt, do Trần Nhân Tông sáng lập.

Bên cạnh những ngôi chùa lớn do nhà nước bỏ tiền xây dựng, “chùa làng” (Hương tự) đã bắt đầu xuất hiện từ thời Lý và phổ biến dưới thời Trần. Sử còn ghi năm 1010 vua Lý Thái Tổ khi mới lên ngôi được hai năm đã “hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại [17, tr. 243]. Năm 1031 còn cho thuê thợ dựng chùa quán ở các làng quê, tổng cộng hơn 150 chỗ [17, tr. 260]. Đến thời Trần, Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục đã viết: chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười chùa, làng nhỏ cũng có chừng năm sáu.

Tên chùa ngoài tên gọi theo tên làng thì còn được gọi theo pháp danh, cụ thể tên 17 ngôi chùa đều được ghi lại trong văn bia như sau:

Bảng 3.1: Thống kê tên chùa qua văn bia thế kỷ XVII ở một số huyện ngoại thành Hà Nội

STT

Tên thôn

Tên chữ

1

Chùa Bối Khê

Đại Bi tự

2

Chùa Đậu

Pháp Vũ tự

3

Chùa Cống Xuyên

Sùng Phúc tự

4

Chùa Hưng Giáo

Hưng Phúc tự

5

Chùa Hương

Thiên Trù tự

6

Chùa La Khê

Diên Khánh tự

7

Chùa Lại An

Phúc Nha tự

8

Chùa Lê Dương

Xà Lê tự

9

Chùa Mía

Sùng Nghiêm tự

10

Chùa Mậu Lương

Đại Bi tự

11

Chùa Mui

Hưng Thánh quán

12

Chùa Nhị Khê

Bà ả tự

13

Chùa Sổ

Hội Linh quán

14

Chùa Thầy

Thiên Phúc tự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 10

Chùa Thị Nguyên

Ánh Linh tù

16

Chùa Trăm Gian

Quảng Nghiêm tự

17

Chùa Tường Phiêu

Ngô Sơn tự

15

Hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam nói chung và 17 ngôi chùa được ghi lại trong văn bia ở trên đều có 2 tên, tên Nôm gắn với làng/xã có ngôi chùa đó và tên chữ (Pháp danh) đi kèm theo chữ tự (chùa Đậu có tên chữ là "Pháp Vũ tự "; chùa Thầy có tên chữ "Thiên Phúc tự"; chùa Hương có tên chữ "Thiên Trù tự"...), bởi nó gắn liền với những sự tích hoặc những ước vọng của người dân từng địa phương. Bên cạnh đó, có 02 ngôi chùa là chùa Mui (Thường Tín) và chùa Sổ (Thanh Oai) có tên chữ là "Quán" như Hưng Thánh quán (chùa Mui), Hội Linh quán (chùa Sổ). Bởi nguyên gốc những nơi này trước đây một ngôi quán - nơi sinh hoạt tôn giáo của Đạo giáo, nhưng vào thế kỷ XVII những ngôi quán này mới chuyển hóa thành chùa. Mặc dù có sự chuyển đổi chức năng thờ tự, nhưng vẫn có sự dung hội của Đạo giáo và Phật giáo, bởi trong 02 ngôi chùa này hiện nay vẫn thờ những tượng của Đạo giáo.

3.1.2. Cách phân loại các ngôi chùa:

Cách phân loại chùa thông qua những ghi ghép trên văn bia cũng cho thấy đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu hiện nay. Một số ngôi chùa được coi là “Đại danh lam” hoặc “Danh lam”... bởi nó mang những tiêu chí nhất định về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí.

Bảng 3.2. Thống kê phân loại chùa qua văn bia thế kỷ XVII ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội

STT

Tên thôn

Tên chữ

Loại chùa

1

Chùa Bối Khê

Đại Bi tự

Đại danh lam

2

Chùa Đậu

Pháp Vũ tự

Đại danh lam

3

Chùa Cống Xuyên

Sùng Phúc tự


4

Chùa Hưng Giáo

Hưng Phúc tự

Danh lam

5

Chùa Hương

Thiên Trù tự


6

Chùa La Khê

Diên Khánh tự


7

Chùa Lại An

Phúc Nha tự

Danh lam

Chùa Lê Dương

Xà Lê tự


9

Chùa Mía

Sùng Nghiêm tự

Danh lam

10

Chùa Mậu Lương

Đại Bi tự

Danh lam

11

Chùa Mui

Hưng Thánh quán

Đại danh lam

12

Chùa Nhị Khê

Bà ả tự


13

Chùa Sổ

Hội Linh quán

Đại danh lam

14

Chùa Thầy

Thiên Phúc tự


15

Chùa Thị Nguyên

Ánh Linh tù

Danh lam

16

Chùa Trăm Gian

Quảng Nghiêm tự


17

Chùa Tường Phiêu

Ngô Sơn tự


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022