Theo Một Vài Học Giả Thì Phượng Vốn Là Con Vật Xuất Phát Từ Thần Thoại Và Nghệ Thuật Trung Quốc, Ra Đời Trước Công Nguyên (Trước Khi

Thế kỷ XVII - thời kỳ nở rộ của bia đá Việt Nam, trong đó phải chú ý đến các đề tài chạm khắc phong phú, đa dạng. Để có thể tìm hiểu một cách kỹ lưỡng những đặc điểm chạm khắc và những biến chuyển hoa văn thời kỳ này, chúng tôi chia thành 3 giai đoạn: đầu thế kỷ XVII, giữa thế kỷ XVII và cuối thế kỷ XVII.

+ Giai đoạn đầu thế kỷ XVII: từ những năm đầu đến những năm 30 của thế kỷ XVII, tương đương với các niên hiệu vua Hoằng Định, Vĩnh Tộ, Đức Long. Thời kỳ này cũng tương ứng với niên hiệu vua nhà Mạc là Mạc Kính Cung (1601 - 1640). Vì vậy nghệ thuật chạm khắc trong thời kỳ này có sự đan xen nhau, tuy nhiên ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật thời Mạc - thế kỷ XVI khá nổi bật trên các bia đá, đó chính là sự tiếp thu những giá trị nghệ thuật của giai đoạn trước. Những hình trang trí chủ yếu trên bia đá vẫn là những hình tượng rồng, phượng...; hình hoa lá mà phổ biến là dạng dây leo tay mướp, về sau được biến thể thành nhiều dạng khác nhau; hoặc các hình liên quan đến biểu tượng Phật giáo…

+ Giai đoạn giữa thế kỷ XVII: Từ đầu những năm 40 đến cuối những năm 50 của thế kỷ XVII tương đương với các niên hiệu vua Dương Hoà, Phúc Thái, Khánh Đức, Thịnh Đức.

+ Giai đoạn cuối thế kỷ XVII: Từ đầu những năm 60 đến cuối những năm 90 của thế kỷ XVII tương đương với các niên hiệu vua Vĩnh Thọ, Cảnh Trị, Dương Đức, Đức Nguyên, Vĩnh Trị, Chính Hoà.

Nhưng trước hết phải nói rằng, trên thực tế không có sự phân định rạch ròi như vậy, mà có sự tiếp nối giữa các thời kỳ lịch sử, thời kỳ sau vẫn có thể có những hình tượng mà thời kỳ đầu xuất hiện, nhưng mang những nét khác biệt. Do vậy, sự phân định ở đây chỉ mang tính tương đối, mang tính phổ biến của giai đoạn đó mà thôi.

Từ sự phân chia thành những giai đoạn nhỏ trên, có thể thấy được một cách rò nét hơn những bước đi trong mỹ thuật chạm khắc bia đá Việt Nam nói chung và thế kỷ XVII nói riêng qua những hình tượng chạm khắc. Trong đó có một số hình tượng rồng, phượng, đao mác… có sự biến đổi rò nét, làm tiêu chí để xác định được niên đại tương đối bia đá thời kỳ này (với những bia đã bị bào mòn mất niên đại tuyệt đối).

2.3.4.1. Hình tượng linh thú:

Các hình tượng linh thú trang trí trên bia chủ yếu là hình rồng, phượng, lân… mang tính thần thoại; hoặc một số hình con vật mang tính đời thường…

- Hình tượng rồng: Vào giai đoạn đầu, từ niên hiệu Hoằng Định, Vĩnh Tộ phần nhiều tìm thấy hình“lưỡng long” chầu mặt trời được thể hiện trên trán bia. Những con rồng trên đá vẫn theo phong cách của thời Mạc với thân dài, mảnh, lưng vòng yên ngựa như trên một số bia đá chùa Trăm Gian, chùa Sổ với hình lưỡng long chầu mặt trời được thể hiện trên trán bia, rồng thân mảnh, lưng vòng yên ngựa. Sống vây lưng thưa, hình thành bởi những đao mác nhọn đầu nhưng mềm mại. Đầu rồng trông dữ tợn với miệng há rộng, mũi gồ nổi khối, lông tóc gáy bay ra phía sau dưới hình đao mảnh nhọn đầu. Miệng rồng mở rộng, hai sợi râu lớn bay dài uốn lượn quanh mặt trời. Chân rồng với 5 móng nhọn sắc xoè rộng như đang bơi trong không trung giữa bầu trời có những cụm đao lửa.

Thực ra cũng khó phân định một cách rò ràng với những bia đá bị bào mòn, mất niên đại tuyệt đối ở thế kỷ XVI (thời Mạc). Nhưng nếu quan sát kỹ thì ở thời kỳ này phần nhiều rồng trở nên thuần hoà, độ vòng ít và cứng hơn rồng thời Mạc. Những hình rồng khắc trên một số bia đá như đã miêu tả ở trên có nhiều nét tương đồng với những hình rồng chầu mặt trời trên đầu dư chùa Sổ (Thanh Oai), chùa Thầy (Quốc Oai), ván gió đình Phù Lưu (Từ Sơn - Bắc Ninh), đình Xuân Dục (Gia Lâm - Hà Nội)… Đây là những di tích đã mất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

niên đại tuyệt đối, nhưng dựa vào các mảng chạm khắc hoa văn trên kiến trúc, đồng thời dựa vào những hình tượng chạm khắc trên bia đá có thể đoán định những ngôi đình này được tạo tác vào những năm đầu thế kỷ XVII.

Vào giai đoạn giữa thế kỷ XVII chạm trên một số bia tạo vào năm Khánh Đức, Thịnh Đức ở chùa Thầy (Quốc Oai) hoặc chùa Bối Khê (Thanh Oai)… phần nhiều rồng thời kỳ này trở nên mập hơn so với thời kỳ đầu thế kỷ, đa số thân có vẩy rò ràng. Một điều dễ nhận biết về đặc điểm rồng của thời này là trong một chừng mực nào đó chúng được bố trí cân đối và đặc biệt yếu tố nước được phát triển mạnh như khẳng định về ước vọng no đủ. Chúng hiện hình trên một nền vân xoắn, ngay cả một số bộ phận trên thân chúng cũng hoá thành vân xoắn và làm gốc cho đao mác. Một số hình rồng vẫn được chạm khắc kiểu vòng yên ngựa, đó là sự kế thừa và phát huy nghệ thuật chạm khắc của thời kỳ trước, nhưng được cách điệu ở những tư thế khác nhau, đó cũng là những nét khá tương đồng với chạm trên kiến trúc gỗ thời kỳ này.

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 9

Vào giai đoạn cuối thế kỷ XVII, về bố cục thường rồng vẫn mập mạp và thân thường chìm đi trong hệ thống đao mác, đặc biệt hình rồng đã có nhiều phá cách so với thời kỳ trước như trên trán bia năm 1686 chùa Hương (Mỹ Đức) chạm hình rồng chầu mặt trời với thân rồng mập mạp, nhiều vẩy lớn, xung quanh có nhiều mây, đao bao phủ.

- Hình tượng phượng10: So với hình rồng, vào giai đoạn này phượng được chạm ít hơn, nhưng vẫn kế thừa những nét cơ bản từ thời Mạc trong


10 Theo một vài học giả thì pHượNG VốN Là CON VậT XUấT PHáT Từ THầN THOạI Và NGHệ THUậT TRUNG QUốC, RA đờI TRướC CôNG NGUYêN (TRướC KHI

PHậT GIáO đếN XỨ NàY), MỗI KHI XUấT HIệN THì đó Là đIềM LàNH, BáO HIệN đấT NướC YêN VUI, PHồNG THịNH, THáNH NHâN GIáNG THế TRị Vì... VớI NHữNG đỨC TíNH CAO QUý, PHù HợP VớI BảN CHấT CủA đạO PHậT NêN HìNH CHIM PHượNG đã HOà CHUNG VàO THế GIớI BIểU TRưNG CủA PHậT GIáO...

những bia đá mà chúng tôi sưu tập được, phượng chỉ tìm thấy trên một số bia như bia chùa Sổ (Thanh Oai - Hà Tây) có niên đại Đức Long 4 (1632) (ảnh 29), trên phần diềm bia được thể hiện kỹ lưỡng, nét chạm khá mềm mại mang đậm chất dân gian. Phượng trong tư thế đang bay, hai chân hơi co. Phượng có mỏ quặp, tóc trĩ dài phủ đến thân, đầu tròn, hai cánh dang rộng, lớp lông ống ở cánh khá dài, thân phủ lớp lông vũ dạng vẩy. Đuôi phượng được kết xoắn lại, rồi từ đó tỏa ra 6 nhánh đuôi hình lá, điểm xuyết giữa các nhánh đuôi là các chấm tròn như các vì sao.

Vào giai đoạn giữa thế kỷ XVII, hình phượng cũng được chạm khắc trên trán bia, diềm bia... với những hoạ tiết phong phú, tuy nhiên thời kỳ này hình phượng vẫn chưa được chạm nhiều trên bia đá như cuối thế kỷ XVII. Phượng thường được thể hiện trong tư thế nhìn nghiêng, mắt dài, mỏ quặp, tóc trĩ bay ngược ra phía sau, cánh ngắn... Trên bia chùa Đậu (Thường Tín) năm Thịnh Đức 3 (1653) chạm khắc hình phượng khá cân đối ở hai bên diềm bia. Phượng đang đứng trên cành cây, thân mảnh, lông đuôi chia thành 3 nhánh uốn lượn mềm mại, nhìn thấy rò cả những lớp lông vũ... Những hình phượng trang trí bia vào giai đoạn này được chạm phong phú hơn so với giai đoạn đầu và giữa thế kỷ XVII. Phượng được tả với nhiều hình dáng và bố cục khác nhau, thường gắn với mô típ trang trí khác (đao mác, vân xoắn) để thể hiện ước vọng cầu mưa của cư dân nông nghiệp như trên bia chùa Hưng Giáo (Thanh Oai - Hà Nội) dựng năm 1662 phượng mang đậm tính dân gian, với mỏ to và quặp, đôi cánh ngắn đang dang ra ở tư thế bay, lông gáy rậm và dài, chân to, ngắn chụm lại. Ba lông đuôi dài và cứng, thân dài nhỏ. Nhìn toàn bộ ta thấy như phượng được nặn bằng đất sét, các bộ phận cánh, đuôi, chân được thể hiện một cách thô cứng.

Như vậy, thời kỳ này phượng được thể hiện dưới nhiều bố cục khác nhau, nhưng phượng chạm trên bia đá cũng có những nét chung với tóc trĩ

hình lá, thân tròn, cổ cao, lông đuôi dài. Phượng đều trong tư thế múa, uốn lượn mềm mại, ngoài ra cũng có hình phượng chạm đơn độc trên diềm bia. Sang thế kỷ XVIII, phượng được tạo tác có phần thô cứng hơn, yếu tố dân gian bị hạn chế nhiều.

- Hình lân: vào giai đoạn này những con lân vẫn còn nhiều yếu tố kế thừa nghệ thuật thời Mạc, nhưng thân và các đao điểm xuyết xung quanh đã mập hơn, vân xoắn nhỏ hơn như trên một số bia chùa Mía (Sơn Tây) năm 1634 (ảnh 23) chùa Thầy (Quốc Oai) năm 1653 (ảnh 37-38)... Hình Lân được chạm dưới chân bia chầu vào hoa sen, với thân dài, mảnh, mòm dài, bờm tóc vuốt thẳng lên phía trên, đuôi tết bện xoắn, điểm quanh thân có các vân xoắn, dọc lưng có hàng văn dấu hỏi... hoặc bia chùa Hòa Xá (Ứng Hòa) năm Thịnh Đức 1 (1653) dưới chân bia chạm bốn hình lân trong các ô tròn, mỗi con mỗi vẻ, tạo nên sự phong phú trong nghệ thuật chạm khắc thời kỳ này.

- Hình tượng con vật khác cũng được thể hiện trên bia đá như bia chùa Hương (Hà Nội) tạo vào thời Chính Hòa dưới chân bia chia thành 2 hàng, mỗi hàng chia thành 04 ô, mỗi ô chạm khắc các hình con vật đời thường khác nhau, có ô chạm hình rùa, có ô lại chạm hình cá ngoi lên mặt nước, hình cua, ba ba hoặc hình con chuột đang thu mình giữa một con rắn lớn... (ảnh 13, 14); hoặc chạm hình trâu mẹ, trâu con đầm trong vũng bùn (ảnh 12). Theo Trần Lâm Biền thì: “Trâu trong đạo Phật còn là hiện thân của Bồ Tát hạnh, biểu hiện về những bước tu, tiến tới “tự tánh chạm viên” là vẻ đẹp trong sáng đầy đủ, là bản chất tinh khôi được khơi dậy để thể hiện tự độ, độ tha” [12, tr. 176]. Ngoài ra, nhiều bia đá còn chạm các hình con chim đậu trên cành cây với kiểu dáng khác nhau, có con đang trong tư thế bay, có con đứng chụm chân tỉa lông, có con lại đang trong tư thế kiếm mồi (bia chùa Mía - Sơn Tây năm 1634)...

Như vậy, những hình linh vật được chạm khá nhiều trên bia đá, ngoài việc tiếp thu nghệ thuật chạm khắc thời kỳ trước, thì thế kỷ XVII những hình linh vật mang nhiều nét khác biệt và phong phú đa dạng hơn. Bên cạnh những hình mang tính chất khuôn mẫu biểu tượng cho thần quyền và vương quyền thì những hình ảnh dân dã gắn với đời thường của người dân như tôm, cua, cá, chuột, trâu... cũng được chạm khắc trên bia, khẳng định bước phát triển mới của bia đá thế kỷ XVII so với thời kỳ trước.

2.3.4.2. Biểu tượng tự nhiên:

Cũng như trên kiến trúc gỗ cùng thời, những hình biểu tượng tự nhiên cũng được chạm khắc nhiều trên bia đá, điển hình là những hình đao mác (thường được chạm trên hình rồng hoặc xung quanh hình mặt trời…), hình vân mây, sóng nước, hình hoa lá… Từ đó làm cơ sơ đối sánh với những chạm khắc trên kiến trúc gỗ đối với những di tích đã mất niên đại tuyệt đối.

Một trong những hình được chạm khắc nhiều nhất trên trán bia là hình mặt trời, thường chạm vào giữa với một vành tròn hoặc một đĩa tròn, xung quanh là những đao mác nằm ngang hoặc hướng lên phía trên như những tia lửa và hình rồng chầu.

Hình đao mác thường thể hiện nhiều trên trán bia, như trên bia chùa Mía, bia chùa Sổ (năm 1634)… chúng được chạm khá cân đối xung quanh hình mặt trời. Mỗi bên mặt trời là 5 ngọn đao bay ra như những tia lửa nhỏ, thân dài, mảnh, chưa có khúc uốn như ở thời kỳ sau. Đặc điểm này khá tương đồng với chạm khắc trên kiến trúc gỗ giai đoạn đầu thế kỷ XVII như trên đình Phù Lưu (Bắc Ninh), đình Cộng Hòa (Hà Nội)… Hình đao mác ở giai đoạn cuối thế kỷ XVII được chạm nhiều trên các linh vật như rồng, phượng, lân,... thường có 3 khúc uốn và có mũi dài hơn so với giai đoạn giữa thế kỷ XVII.

Bên cạnh đó những hình hoa lá cũng được chạm khắc xen lẫn với những hình tượng khác. Vào thời Hoằng Định, Vĩnh Tộ hình hoa lá được thể

hiện nhiều trên diềm bia, thân bia dưới dạng dây leo tay mướp mang tính phổ biến, có nhiều nét tương đồng với bia thời Mạc như trên bia chùa Chương Dương (Thường Tín - Hà Nội), chùa Sổ (Thanh Oai - Hà Nội)…. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, dây leo tay mướp được thể hiện thưa dần và nét chạm mau hơn thời kỳ trước.

Vào những năm 30 của thế kỷ XVII hoa lá trang trí trên bia đá cũng có những nét khác biệt, hình dây leo tay mướp đã bắt đầu ít dần, mà thay vào đó là những hình trang trí phong phú hơn như hoa cúc, hoa sen (ảnh 29)... được thể hiện trên bia chùa Sổ (Thanh Oai) khắc năm 1634, diềm bia là dải băng hoa lá với chim thú, trán bia là đôi rồng uốn lượn tung hoành giữa những đao mây tua tủa, mặt trời cũng toả những tia đao mạnh mẽ như biểu thị ánh sáng, các chữ tên bia cũng được đặt trong các vòng hoa, cả diềm bia cũng là chậu hoa nở rộ, trên đó là đoạn thân sau của rồng để rồi chui qua lòng bia nhô đầu ở mặt phía sau trán bia.

Đặc điểm chung về đề tài hoa lá thời kỳ này được thể hiện rành mạch, sen và cúc nằm trong từng ô riêng, thông thường trên diềm bia cứ một bông hoa nhìn chính diện lại có một bông nhìn nghiêng. Cũng có khi một ô hoa lại một ô chim (bia chùa Đậu - Thường Tín). Đương nhiên, với các chi tiết phụ kèm theo, con chim không chỉ mang tư cách là một động vật, nó tượng trưng cho tầng trên, phù hợp với ý nghĩa “vũ trụ” của hoa sen, hoa cúc.

Ngoài ra, những hình hoa sen, cánh sen, hoa cúc, phù dung, vân mây, đao mác được thể hiện dày đặc và mang yếu tố tả thực hơn so với thời kỳ trước. Hoa sen, hoa cúc được thể hiện cả bông ở tư thế chính diện hoặc nửa bông ở tư thế nhìn nghiêng, thân uốn cong mềm mại như dạng dây leo, sống lá nổi gân lớn như được thể hiện trên một số bia. Bên cạnh đó, trên một số bia đá thời kỳ này phần diềm bia chạm chậu cảnh với cây hoa uốn khúc vươn lên mà mỗi khúc lại trổ những bông hoa khác nhau như sen, cúc, phù dung… để

rồi ở ngọn cây là chim hạc đậu, miệng ngậm nhành lá (bia chùa Mía - Sơn Tây)... Điều đó cho thấy, vào giai đoạn cuối của thế kỷ XVII là thời kỳ phát triển tới đỉnh cao của biểu tượng tự nhiên, chúng được tả khá rò, nét chạm mềm mại, với nhiều hình tượng được chạm khắc.

Như vậy, nếu vào thời Mạc trán bia và diềm bia nhỏ, hình trang trí phổ biến được khắc chìm, nét khắc mảnh, mềm mại… thì thời Lê Trung Hưng ở những năm đầu thế kỷ XVII còn tiếp thu nhiều nét của bia thế kỷ XVI. Người ta dễ dàng gặp nhiều đề tài của các thời kỳ trước, song mỗi hình loại đã được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau cả ở kiểu dáng, cách sắp xếp và các chi tiết phụ trợ.

2.3.4.3. Biểu tượng “Phật giáo”:

Trên bia đá trong chùa được chạm khắc rất nhiều các biểu tượng liên quan đến “nhà Phật” như hình hoa sen, hình lá đề, hình chữ Vạn, hình hậu Phật...

Hình hoa sen được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, có khi được chạm hình cánh sen dưới diềm chân bia, hoặc được chạm nguyên hình bông sen trên diềm thân bia, có khi là những đài sen lớn để cho tượng Hậu phật ngự trị (bia chùa Thầy - Quốc Oai (ảnh 30)... Việc điêu khắc các hình hoa sen, ngoài làm đẹp cho chân bia, diềm bia, nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa khác. “Có thể nói, trên thế giới, ít có loài hoa nào ra đời sớm, phổ biến với nhiều biểu trưng cao quý như hoa sen… Trong nghệ thuật, hoa sen được chạm phổ biến đến mức được coi là hình tượng tiêu biểu cho tính thống nhất siêu vùng giữa các nền nghệ thuật Phật giáo trên thế giới” [50, tr. 104]. “Người ta thường cho hoa sen gắn với đạo Phật, bởi ở nó trong hoa đã có quả như tượng trưng cho một ý nghĩa “Nhân - Quả” [12, tr. 181]; đồng thời hoa sen cũng tượng trưng cho còi cực lạc.

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí