- Pháp trị: Bổ huyết – dưỡng Can Thận
- Bài thuốc: Bổ Thận địa hoàng hoàn (trích Tổ y tam yếu): Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Trạch tả, Đơn bì, Tri mẫu, Hoàng bá, Viễn chí, Phục thần, Hắc táo nhân, Huyền sâm, Mạch môn, Trúc diệp, Quy bản, Tang phiêu tiêu.
3.2.6.2. Huyết ứ:
- Pháp trị: thông huyết trục ứ.
- Bài thuốc: Thông ứ tiễn (trích Mạc cảnh toàn thư): Quy vĩ, Hồng hoa, Sơn thù, Hương phụ, Ô dước, Thanh bì, Mộc hương, Đào nhân, Đan sâm, Trạch lan, Ngưu tất.
Tác dụng | Vai trò | |
Quy vỹ | Dưỡng huyết hoạt huyết | Quân |
Hồng hoa | Phá huyết ứ, sinh huyết, hoạt huyết | Quân |
Hương phụ | Hành khí, khai uất, điều kinh | Thần |
Sơn thù | Bổ Can Thận, sáp tinh khí, thông khiếu | Tá |
Ô dước | Thuận khí, ấm trung tiêu | Tá |
Thanh bì | Thông kinh lạc | Tá |
Mộc hương | Thông kinh, hành khí, chỉ thống | Tá |
Đào nhân | Phá huyết ứ, trục ứ, nhuận táo | Tá |
Đan sâm | Bổ huyết, điều kinh | Tá |
Trật lang | Thanh nhiệt, tán ứ, trừ đờm | Tá |
Ngưu tất | Hành huyêt, tán ứ | Tá |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Trật Khớp: Chuyên Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Phân Loại Trật Khớp Dựa Trên 5 Phương Diện:
- Biểu Hiện Lâm Sàng Và Chẩn Đoán Theo Yhct:
- Theo Yhhđ: Điều Trị Cụ Thể Theo Từng Nguyên Nhân
- Viêm Tuyến Vú – Tắc Tia Sữa Theo Quan Điểm Y Học Hiện Đại:
- Định Nghĩa: Thiếu Sữa Là Tình Trạng Sản Phụ Sau Khi Sinh Có Ít Sữa Hoặc Không Có Chút Nào.
- Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 42
Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.
3.2.6.3. Hàn ngưng
- Pháp trị: Ôn thông kinh mạch
- Bài thuốc: Ôn kinh thang
3.2.6.4. Nhiệt xác:
- Pháp trị: Bổ huyết thanh nhiệt
- Bài thuốc: Nhất quán tiễn (trích Ngụy Ngọc Hoàng phương): Sinh địa 20g, Quy thân 12g, Câu kỷ tử 20g, Mạch môn 12g, Sa sâm 12g, Xuyên luyện tử 20g.
3.2.6.5. Đàm ngăn
- Pháp trị: Hóa đàm thông kinh
- Bài thuốc: Hậu phác nhị trần thang (trích Đơn khê phương): Cam thảo 2g, Trần bì 8g, Bán hạ chế 4g, Phục linh 4g, Hậu phác 4g.
3.2.6.6. Khí uất:
- Pháp trị: Lý khí giải uất
- Bài thuốc: Khai uất nhị trần thang (trích Vạn thị phụ khoa phương): Trần bì 8g, Phục linh 8g, Thương truật 8g, Hương phụ 8g, Xuyên khung 8g, Bán hạ 4g, Thanh bì 4g, Nga truật 4g, Binh lang 4g, Cam thảo 2g, Mộc hương 2g.
Tác dụng | Vai trò | |
Trần bì | Kiện tỳ, lý khí, hóa đàm | Quân |
Phục linh | Lý khí, hóa đàm | Quân |
Thương truật | Ôn trung hóa đàm | Tá |
Hương phụ | Hành khí, khai uất, điều kinh | Thần |
Xuyên khung | Hoạt huyết chỉ thống | Thần |
Bán hạ | Giáng khí nghịch, trừ thấp, hóa đờm | Tá |
Thanh bì | Hành khí, tiêu trệ | Tá |
Nga truật | Tán khí, thông kinh, chỉ thống | Tá |
Binh lang | Trợ khí liễm âm | Tá |
Mộc hương | Hành khí, kiện Tỳ, khai uất, chỉ thống | Thần |
Cam thảo | Ôn trung, hòa vị | Sứ |
3.2.6.7. Tỳ hư
- Pháp trị: Bổ Tỳ Vị ích khí
- Bài thuốc sử dụng: Bổ trung ích khí thang gia giảm (Diệp thiên sĩ nữ khoa)
- Gồm Chích kỳ 08g, Nhân sâm 12g, Quy thân 08g, Xuyên khung 08g, Trần bì 06g, Sài hồ 06g, Bạch thược (sao rượu) 08g, Bạch truật (sao mật) 08g, Thần khúc (sao) 08g, Chích thảo 04g, Mạch nha (sao) 08g, gừng 3 lát, Đại táo 3 trái.
3.2.7. Băng lậu
3.2.7.1. Hư hàn
Thiên về huyết hư
- Pháp trị: Dưỡng huyết cố sáp
- Bài thuốc: Giao ngải thang (Kim quỹ yếu lược) gồm Thục địa 20g, Xuyên khung 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 16g, Ngải diệp 12g, Cam thảo 12g, A giao 08g, Bào khương 04g.
Tác dụng | Vai trò | |
Thục địa | Tư âm bổ thận, dưỡng huyết | Quân |
Xuyên khung | Hoạt huyêt, chỉ thống | Quân |
Đương quy | Bổ huyết, dưỡng huyết | Quân |
Bạch thược | Dưỡng huyết, chỉ thông | Thần |
A giao | Tư âm dưỡng huyết, chỉ huyết | Thần |
Ngải diệp | Điều hòa khí huyết, điều kinh, chỉ thống | Tá |
Bào khương | Ôn trung thông mạch | Tá |
Cam thảo | Ôn trung, hòa vị | Thần – Sứ |
Thiên về Khí hư
- Pháp trị: Thăng dương ích khí
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí Thiên về Hàn
- Pháp trị: Ôn kinh nhiếp huyết
- Bài thuốc: Phục long can tán (Hòa tễ cục phương) gồm Xuyên khung 12g, Đương quy (sao) 08g, Thục địa 16g, Quế nhục 08g, Can khương 08g, Ngải diệp 12g, Chích thảo 6g, Mạch môn 12g, Phục long can 12g.
Tác dụng | Vai trò | |
Xuyên khung | Hoạt huyết chỉ thống | Thần |
Đương quy | Dưỡng huyết, hoạt huyết | Thần |
Thục địa | Bổ huyết dưỡng huyết, bổ Thận | Thần |
Can khương | Trợ dương trừ hàn, chỉ thống, chỉ huyết | Tá |
Nhục quế | Ôn kinh trừ hàn, bổ mệnh môn tướng hỏa | Quân |
Ngải diệp | Điều hòa khí huyêt, điều kinh chỉ thống | Quân |
Mạch môn | Nhuận Phế, sinh tân dịch | Tá |
Phục long can (đất lòng bếp) | Ôn kinh, chỉ huyêt | Quân |
Cam thảo | Ôn trung hòa vị | Sứ |
Thiên về Thận dương hư
- Pháp trị: Bổ Thận dương
- Bài thuốc: Lộc nhung tán gồm Lộc nhung 12g, A giao 12g, Ô tặc cốt 08g, Đương quy 08g, Bồ hoàng 04g.
Tác dụng | Vai trò | |
Lộc nhung | Bổ thận dương, bổ tinh huyết | Quân |
A giao | Tư âm bổ huyết | Tá |
Ô tặc cốt | Chỉ huyết | Tá |
Đương quy | Dưỡng huyết hoạt huyết | Thần |
Bồ hoàng | Hoạt huyết chỉ thống | Tá |
3.2.7.2. Khí huyết lưỡng hư:
- Pháp trị: Bổ khí huyết
- Bài thuốc: Thập toàn đại bổ thang gồm Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Thục địa 12g, bạch thược 12g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Bạch truật 12g, Hoàng kỳ 12g, Quế chi 8g, Chích thảo 6g.
3.2.7.3. Hư nhiệt
- Pháp trị: Dưỡng huyết, bổ Thận âm, cố tinh
- Bài thuốc: Kỳ hiệu tứ vật (Phụ nhân lương phương) gồm Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, A giao (sao), Ngải diệp (sao), Hoàng cầm (sao).
Tác dụng | Vai trò | |
Đương quy | Bổ huyết, dưỡng huyết | Quân |
Thục địa | Tư âm dưỡng huyết, bổ thận | Quân |
Xuyên khung | Hoạt huyết chỉ thống | Tá |
Bạch thược | Dưỡng huyết liễm âm | Thần |
A giao | Tư âm bổ huyết, bổ Can Thận | Tá |
Ngải diệp | Bổ huyêt, điều kinh | Thần |
Hoàng cầm | Thanh nhiệt, giải độc | Tá |
3.2.7.4. Thấp nhiệt:
- Pháp trị: Dưỡng huyết, thanh nhiệt, hóa thấp
- Bài thuốc: Hoàng liên giải độc thang gồm Hoàng liên 12g, Hoàng bá 12g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, Sinh địa 12g, Ngải diệp 12g.
Tác dụng | Vai trò | |
Hoàng liên | Tả tâm hỏa, tả hỏa ở trung tiêu | Quân |
Hoàng bá | Thanh nhiệt tả hỏa ở hạ tiêu | Quân |
Hoàng cầm | Thanh phế nhiệt, tả hỏa ở thượng tiêu | Quân |
Sinh địa | Tư âm thanh nhiệt dưỡng Can thận | Tá |
Ngải diệp | Điều kinh, dưỡng huyết, an thai | Tá |
Chi tử | Tả hỏa ở Tam tiêu, dẫn nhiệt xuống ở Bàng quang | Thần – Sứ |
3.2.7.5. Khí uất:
- Pháp trị: Khai uất thông kinh nhiếp huyết
- Bài thuốc: Khai uất tứ vật thang gồm Hương phụ (sao) 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, thục địa 12g, Thăng ma 06g, Nhân sâm 08g, Bạch truật 12g, Xuyên khung 08g, Hoàng kỳ 08g, Địa du 04g, Bồ hoàng (sao) 08g.
Tác dụng | Vai trò | |
Hương phụ | Hành khí, khai uất, chỉ thống | Quân |
Đương quy | Bổ huyết dưỡng huyết, hoạt huyết | Thần |
Thục địa | Dưỡng huyết bổ Can Thận | Thần |
Bạch thược | Liễm âm dưỡng huyết bình Can chỉ thống | Thần |
Thăng ma | Thanh nhiệt giải độc, thăng đề | Tá |
Nhân sâm | Bổ nguyên khí, sinh tân dịch | Quân |
Bạch truật | Kiện tỳ, táo thấp | Tá |
Xuyên khung | Hoạt huyết chỉ thống | Thần |
Hoàng kỳ | Bổ khí cố biểu | Tá |
Bồ hoàng | Hành huyết chỉ thống | Tá |
ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM CỨU
Rong kinh rong huyết:
- Điều khí hoạt huyết: chủ huyệt trên mạch Nhâm và 3 kinh âm ở chân: Can, Tỳ, Than.
- Huyệt đặc hiệu:
Khí hải, Tam âm giao: Quân bình khí huyết
Thiên xu, Quy lai: Cho kỳ kinh sớm
Thái xung, Thái khê: Cho kỳ kinh muộn
Thận du, Tỳ du, Túc tam lý: Cho kỳ kinh loạn
Bế kinh: Huyết hư:
- Chọn huyệt ở mạch Nhâm và kinh Tỳ Vị: châm bổ
- Huyệt chủ: Trung cực, Vị du, Huyết hải, Túc tam lý, Tỳ du
Huyết trệ:
- Chọn huyệt ở mạch Nhâm, kinh Tỳ, kinh Can: Châm tả
- Huyệt chủ: Trung cực, Khí hải, Tam âm giao, Hành gian, Hợp cốc
THỐNG KINH
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Nêu được định nghĩa và phân loại thống kinh theo YHHĐ và YHCT
2. Trình bày được nguyên nhân – bệnh sinh theo YHHĐ và YHCT
3. Nêu được các biểu hiện lâm sàng của YHHĐ và YHCT
4. Phân tích được điều trị theo YHCT
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG:
1.1. Định nghĩa:
Thống kinh là hiện tượng hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra sau lưng, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, có thể kèm đau đầu, căng ngực, buồn nôn, rối loạn tâm lý, đôi khi ngất xỉu khi hành kinh.
Thông thường, một số phụ nữ khi hành kinh không có dấu hiệu gì, một số khác có những dấu hiệu khó chịu khi hành kinh nhưng không nặng nề và có thể chịu đựng được, đó là hơi mỏi lưng, vú căng, hơi đau nhẹ bụng dưới trước hoặc trong khi hành kinh và hết ngay sau hành kinh.
1.2. Phân loại:
Thống kinh được phân ra 2 loại:
- Thống kinh nguyên phát: thường xảy ra ngay vòng kinh đầu tiên, có phóng noãn, thường là cơ năng, không có tổn thương thực thể.
- Thống kinh thứ phát: xảy ra sau nhiều năm không đau, còn gọi là thống kinh muộn hay thống kinh mắc phải. Thống kinh thứ phát thường do những nguyên nhân thực thể như Lạc nội mạc tử cung, các bất thường gây chít hẹp cổ tử cung, hoặc u xơ tử cung… làm cho máu kinh khó thoát ra, ứ lại gây đau.
1.3. Quan niệm của YHCT:
Phụ nữ trong lúc hành kinh, trước hoặc sau khi hành kinh có đau bụng, đau không chịu nổi, và đau tiếp tục sau đó ở các kỳ kinh sau gọi là thống kinh, kinh nguyệt đau, hay kinh hành phúc thống.
Đau bụng kinh là do có sự ngăn trở vận hành khí và huyết. Vì kinh nguyệt là do huyết hóa ra mà huyết lại tùy vào khí để vận hành, do đó khí huyết thuận hòa, sung túc thì không gây đau bụng khi hành kinh, nhưng khí huyết suy kém hoặc ứ trệ sẽ làm kinh không xuống không thông gây hiện tượng đau bụng kinh.
2. NGUYÊN NHÂN – BỆNH SINH:
2.1. Theo YHHĐ:
2.1.1. Cơ chế gây đau:
- Vai trò nội tiết:
Ở phụ nữ, cơ tử cung và eo tử cung thay đổi có chu kỳ.
Về độ co bóp cơ tử cung: trong giai đoạn estrogen, cơ tử cung có những cơn co nhanh và nhẹ, trong giai đoạn progesteron, các cơn co thưa hơn nhưng mạnh hơn.
Đối với eo tử cung, estrogen có tác dụng làm mềm và đàn hồi, dưới tác dụng của progesteron, eo tử cung tăng trương lực, đóng kín và rắn.
Dưới tác dụng của progesteron, niêm mạc tử cung tiết ra prostaglandin F2α tăng, và đặc biệt ở những người có thống kinh, lượng protaglan din này tăng gấp 5 đến 8 lần hơn ở người bình thường không có thống kinh.
Như vậy, trong cơ chế điều hòa nội tiết, progesteron có vai trò quan trọng trong cơ chế sinh ra thống kinh.
- Vai trò của thần kinh vận mạch và thần kinh thực vật:
Trong giai đoạn estrogen, thần kinh giao cảm tăng nhạy cảm, adrenalin tác dụng làm giảm đau.
Trong giai đoạn progesteron, acetycholin tăng nhạy cảm và gây đau.
Thần kinh vận mạch gây co thắt, sự thiếu máu dẫn tới hiện tượng co thắt cơ tử cung gây đau Ngoài ra trong giai đoạn hành kinh, sự hoạt động của cổ tử cung được tăng cường, dòng máu tử
cung bị giảm đi nhiều, nhất là khi nội mạc tử cung co bóp mạnh. Hiện tượng tăng cường hoạt động này là hậu quả của lượng prostaglandin và bradykinin được tổng hợp ra quá nhiều trong quá trình phân hủy của lớp nội mạc tử cung gây viêm và gây đau. Như vậy, thống kinh có thể do vai trò một cơ chế đơn độc, hoặc phối hợp tất cả các cơ chế gây đau nêu trên.
2.1.2. Thống kinh nguyên phát:
Rất khó xác định tỷ lệ thống kinh vì còn tùy thuộc vào yếu tố cá thể đối với nhạy cảm đau. Tất cả mức độ nặng nhẹ khác nhau đều có thể gặp, từ chỉ hơi khó chịu đến cảm giác nặng ở bụng dưới khi hành kinh, đến mức đau đớn dữ dội phải nằm liệt giường. Thống kinh nguyên phát trong vòng 5 năm sau tuổi dậy thì chiếm tới 20-25% thiếu nữ bị thống kinh, đa số là cơ năng, có thể do:
- Co thắt mạch máu tử cung gây thiếu máu tại chỗ
- Tử cung co bóp quá mạnh
- Cổ tử cung hẹp làm máu khó thoát ra
- Tử cung kém phát triển
- Ngưỡng kích thích đau thấp
- Tình trạng cơ địa dễ bị xúc động
2.1.3. Thống kinh thứ phát:
Nguyên nhân có thể cơ năng, có thể thực thể, nhưng phần lớn do thực thể như:
- Lạc nội mạc tử cung
- U xơ tử cung
- Tư thế bất thường của tử cung
- Viêm dính tử cung
- Sẹo chít hẹp cổ tử cung sau phẫu thuật nếu có
- Polyp hay u ở cổ tử cung
2.2. Theo YHCT:
Có nhiều nguyên nhân gây ra thống kinh, căn cứ vào biểu hiện bệnh lý có thể tóm tắt các nguyên nhân như sau:
2.2.1. Do cơ địa – thể chất có tiên thiên bất túc hoặc thể chất vốn hư yếu, khí huyết không đầy đủ, mạch ở bào cung không được nuôi dưỡng.
2.2.2. Do nội thương thất tình:
- Do bệnh có sẵn trong cơ thể làm cho khí trệ, huyết ứ
- Do lo nghĩ nhiều, uất giận nhiều, làm cho khí trệ
Khí trệ huyết ứ làm cho hành kinh không thông, gây đau
- Do bệnh làm cho dương hư, cơ năng không phấn chấn, kinh nguyệt không ra được, hoặc sau khi kinh hành, cơ năng không khôi phục lại, cứ gây đau bụng lâm râm.
- Do bệnh làm cho thận hư, thận thủy suy, không nuôi dưỡng được can mộc, can khí không thư thái làm cho mệt mỏi, dã dượi, đau trằn bụng dưới…
2.2.3. Do ngoại nhân:
- Do phong hàn xâm nhập vào
- Ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh
Hàn tà tấn công vào mạch xung, nhâm, tác động đến huyết làm cho khí huyết ngưng trệ, hành kinh không thông.
3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:
3.1. Bệnh cảnh thực chứng:
Đau bụng khi hành kinh có đặc điểm đau mà không thích xoa nắn, đau như thắt, đau từng cơn, kèm các triệu chứng cụ thể của từng bệnh cảnh lâm sàng.
3.1.1. Phong hàn:
- Đau bụng trong khi hành kinh kèm đau lưng, đau cứng cổ gáy, sợ lạnh
- Sắc kinh tím đen, kinh xuống ít hoặc tắt bất chợt, sắc mặt xanh bạc, tiêu lỏng, rêu lưỡi mỏng trắng
- Mạch phù khẩn hoặc trầm khẩn
3.1.2. Khí trệ:
- Kỳ kinh thường không đều, lượng kinh ít
- Đau bụng dưới, trướng tức nhiều hoặc lan lên ngực sườn đau lưng, trước khi hành kinh và bắt đầu kỳ kinh
- Trước khi ra kinh thường có hiện tượng vú căng đau, đau đầu hoặc nửa bên đầu.
- Sắc mặt xanh bạc, tinh thần bực dọc, nôn, ợ hơi
- Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng.
- Mạch huyền sác.
3.1.3. Huyết ứ:
- Bụng dưới căng đau dữ dội trước và đầu kỳ hành kinh, đau nổi cục cứng, đè vào đau thêm, đau như phát sốt. Kinh xuống không thông, màu đen sẫm có cục huyết ra thì giảm đau.
- Sau khi hành kinh, lượng kinh vẫn còn rỉ rả, có khi tắt ngang
- Sắc mặt xanh tím, da khô, táo bón
- Mặt lưỡi tím sẫm
- Mạch trầm sác.
3.2. Bệnh cảnh hư chứng:
Thường đau bụng vào cuối chu kỳ hoặc sau khi hành kinh, đau bụng liên miên không dứt, thích xoa day ấn nắn vào vùng đau.
3.2.1. Hư hàn:
- Đau bụng suốt kỳ hành kinh, đau lâm râm, chườm nóng dễ chịu
- Đau lưng, mỏi mệt
- Kinh cuối kỳ màu nhạt, lượng ít
- Sắc da xanh ánh vàng, môi nhợt, da khô gầy
- Rêu lưỡi trắng nhuận
- Mạch trì, tế.
3.2.2. Hư nhiệt:
- Bụng dưới đau âm ỉ sau kỳ
- Kinh đến sớm, lượng kinh ít
- Sắc mặt xanh trắng đới vàng, gò má hồng, lòng bàn tay nóng hoặc sau nửa ngày có sốt, hồi hộp bứt rứt, khó ngủ, táo bón.
- Lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng
- Mạch tế sác hoặc đới huyền
3.2.3. Khí huyết hư nhược:
- Bụng đau lâm râm trong khi hành kinh và sau khi hành kinh
- Day ấn vào bụng dễ chịu
- Sắc kinh nhạt, trong, lượng kinh ít
- Sắc mặt trắng xanh, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng
- Tinh thần uể oải, đoản khí, tiếng nói yếu
- Mạch hư tế
- Nếu huyết hư khí trệ gây đau thì sau khi hành kinh huyết dư xuống chưa sạch thì đau không ngưng
3.2.3. Can Thận khuy tổn:
- Đau bụng dưới sau khi hành kinh, đau lan vùng thắt lưng
- Sắc kinh nhạt, lượng ít
- Lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng
- Mạch trầm tế.