Viêm Tuyến Vú – Tắc Tia Sữa Theo Quan Điểm Y Học Hiện Đại:

4. ĐIỀU TRỊ:

4.1. Theo YHHĐ:

4.1.1. Thống kinh thứ phát:

- Có thể giải quyết triệt để nếu tìm được nguyên nhân như trường hợp thống kinh do tổn thương thực thể như chít hẹp cơ học, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung....

- Đa số trường hợp, điều trị triệu chứng hoặc dựa vào yếu tố sinh lý bệnh học, điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

4.1.2. Thống kinh nguyên phát:

- Giảm đau: dùng thuốc từ các loại giảm đau thông thường đến các loại gây ngủ hoặc dùng liệu pháp tâm lý

4.2. Điều trị theo YHCT:

4.2.1. Huyết ứ:

- Pháp trị: Hoạt huyết tiêu ứ trệ

- Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang (trích Y lâm cải thác) gồm Xuyên khung 10g, Hương phụ 8g, Quy thân 15g, Thanh bì 8g, Sinh địa 15g, Chỉ xác 6g, Xích thược 12g, Mộc hương 6g, Đào nhân 8g, Cam thảo 4g, Hồng hoa 8g, Ngưu tất 12g.

Vị thuốc

Tác dụng

Vai trò

Đương quy

Bổ huyết, hành huyết

Quân

Sinh địa

Dưỡng âm, dưỡng huyết

Quân

Đào nhân

Hoạt huyết, thông kinh

Thần

Hồng hoa

Hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh

Thần

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết, khu phong chỉ thống

Sài hồ

Sơ can giải uất, thăng dương

Trần bì

Hóa khí tiêu đàm

Chỉ xác

Lý khí khoan hung

Ngưu tất

Hoạt huyết, thông kinh, giải độc thấp nhiệt

Cát cánh

Ôn phế tán hàn, trừ đờm

Cam thảo

Điều hòa các vị thuốc

Sứ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

Bệnh học - Trường Tây Sài Gòn - 40

4.2.2. Khí trệ

- Pháp trị: hành khí tiêu ứ.

- Bài thuốc: Thanh nhiệt điều huyết thang (trích Cổ kim Y giám) gồm Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa, Nga truật, Hoàng liên, Đơn bì.

Vị thuốc

Tác dụng

Vai trò

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Quân

Xuyên khung

Hoạt huyết, hành khí chỉ thống

Quân

Sinh địa

Tư âm, bổ Thận, dưỡng huyết

Thần

Bạch thược

Dưỡng huyết, chỉ thống

Thần

Hoàng liên

Thanh nhiệt, giải độc

Quân

Đào nhân

Phá huyết, trục ứ, nhuận táo

Hồng hoa

Phá huyết ứ, sinh huyết, hoạt huyết

Nga truật

Phá huyết hoạt huyết

Đơn bì

Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết

4.2.3. Phong hàn:

- Pháp trị: lý khí ôn kinh

- Bài thuốc: Ôn kinh thang (trích Phụ nhân lương phương). Gồm: Bạch truật sao 12g, Nhân sâm 8g, Đương quy 12g, Quế chi 8g, Xuyên khung 12g, Ngưu tất (sao rượu) 8g, Thược dược 12g, Đơn bì 8g, Sinh khương 8g, Cam thảo 8g, Bán hạ chế 4g, Mạch môn 4g.

Vị thuốc

Tác dụng

Vai trò

Bạch truật

Ích khí, ôn kinh, kiện tỳ

Quân

Quế chi

Ôn kinh thông mạch tán hàn

Quân

Sinh khương

Tán hàn, hồi dương, thông mạch

Quân

Nhân sâm

Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân

Thần

Đương quy

Dưỡng huyêt, hoạt huyết

Thần

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết

Thược dược

Liễm âm, dưỡng huyết, bình Can

Ngưu tất

Hành huyết, tán ứ

Đơn bì

Tả phục hỏa

Cam thảo

Ôn trung, điều hòa các vị thuốc

Sứ

4.2.4. Hư hàn:

- Pháp trị: ôn kinh dưỡng huyết

- Bài thuốc: Tiểu ôn kinh thang (trích Giản dị phương) gồm Đương quy 12g, Hắc phụ tử 12g.

Sắc uống nóng.

4.2.5. Hư nhiệt:

- Pháp trị: Dưỡng âm lương huyết chỉ thống.

- Bài thuốc: Đơn chi tiêu dao (trích Nữ khoa chuẩn thằng) gồm Sài hồ 12g, Trần bì 6g, Bạc hà 8g, Đương quy (sao) 6g, Bạch truật (sao) 12g, Cam thảo 4g, Bạch linh 8g, Đơn bì (sao) 8g, Bạch thược (sao rượu) 8g, Chi tử 8g, Gừng lùi 2 lát.

Vị thuốc

Tác dụng

Vai trò

Sài hồ

Hòa lý, sơ can giải uất

Quân

Đương quy

Hoạt huyết, sơ can. Kiềm Can mộc

Thần

Bạch thược

Dưỡng huyết, liễm âm

Thần

Đơn bì

Thanh huyết nhiệt, tán ứ huyết

Thần

Chi tử

Thanh nhiệt lợi thấp lương huyết

Quân

Bạch truật

Hòa trung. Trợ Tỳ Thổ

Trần bì

Hóa khí tiêu đàm

Phục linh

Định tâm an thần, trợ Tỳ thổ

Chích thảo

Giải độc, điều hòa các vị thuốc

Tá – Sứ


4.2.6. Khí huyết hư nhược:

- Pháp trị: Điều khí dưỡng huyết

- Bài thuốc: Bát trân thang gia Hương phụ 12g, Mộc hương 8g. Gồm: Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Thục địa 12g, Bạch thược 12g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Bạch truật 12g, Chích thảo 6g, Hương phụ chế 12g, Mộc hương 8g.

Vị thuốc

Tác dụng

Vai trò

Nhân sâm

Đại bổ nguyên khí, sinh tân dịch

Quân

Đương quy

Bổ huyết, dưỡng huyết

Quân



Thục địa

Bổ huyết dưỡng âm, bổ Thận

Thần


Hương phụ chế

Lý khí chỉ thống

Thần

Phục linh

Lý khí hóa đàm

Bạch truật

Kiện Vị hòa trung hóa đàm

Mộc hương

Lý khí giải uất

Bạch thược

Dưỡng huyết chỉ thống

Xuyên khung

Hoạt huyết chỉ thống

Cam thảo

Ôn trung hòa vị

Sứ


4.2.7. Can Thận khuy tổn:

- Pháp trị: Bổ Can Thận

- Bài thuốc: Điều Can thang (trích Phó thanh chủ nữ khoa). Gồm: Hoài sơn, Sơn thù, Đương quy, A giao, Bạch thược, Cam thảo.

Vị thuốc

Tác dụng

Vai trò

Đương quy

Bổ huyết, dưỡng huyết

Quân

Hoài sơn

Bổ Tỳ cố Thận

Thần

Sơn thù

Ôn Can, trừ đàm

Bạch thược

Bổ huyết, hòa huyết

A giao

Tư âm bổ huyết

Cam thảo

Ôn trung, điều hòa các vị thuốc

Sứ


Điều trị bằng châm cứu:

Thực chứng:

- Châm tả

- Chọn huyệt ở mạch Nhâm và Túc thái âm Tỳ, Túc dương minh Bàng quang

- Huyệt chủ: Trung cực, Địa cư, Thứ liêu.

Hư chứng:

- Châm bổ hoặc cứu bổ

- Chọn huyệt mạch Nhâm, Đốc và kinh Tỳ Vị

- Huyệt chủ: Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Kinh môn

- Có thể gia giảm: Quy lai, Thái xung, Tam âm giao, Huyết hải.


VIÊM TUYẾN VÚ – TẮC TIA SỮA


MỤC TIÊU

Sau khi học xong, học viên có khả năng:

1. Nêu được giải phẫu, mô học, sinh lý học tuyến vú và sinh lý sự tiết sữa.

2. Nêu được nguyên nhân và cơ chế gây bệnh viêm tuyến vú – tắc tia sữa theo quan điểm của YHHĐ và YHCT.

3. Nêu được các thể lâm sàng thường gặp của viêm tuyến vú – tắc tia sữa theo quan điểm YHHĐ và YHCT.

4. Trình bày được các phương pháp kết hợp giữa YHHĐ và YHCT trong điều trị viêm tuyến vú – tắc tia sữa.

NỘI DUNG:


1. VIÊM TUYẾN VÚ – TẮC TIA SỮA THEO QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI:

1.1. ĐẠI CƯƠNG:


- Viêm tuyến vú – tắc tia sữa là một tình trạng viêm tuyến vú cấp tính xảy ra trong thời gian cho con bú, dưới dạng viêm toàn bộ tuyến vú hay abcès một vùng.

- Thường gặp trong thời kỳ hậu sản sớm (vài ngày sau sanh), chiếm tỉ lệ khoảng 41% ở những sản phụ cho con bú.

- Biểu hiện lâm sàng thường gặp là căng sữa, cương vú, sưng nóng đỏ đau tuyến vú.

- Nguyên nhân chủ yếu thường do viêm bạch mạch vú, viêm ống dẫn sữa, điều trị không tốt nứt đầu vú, cương vú. Yếu tố thuận lợi là trẻ bú ít, bú yếu (trẻ nhẹ cân, sanh thiếu tháng).

- Mầm bệnh thường là tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn Gram (-) xâm nhập qua thương tổn ở đầu vú.

- Abcès vú là hậu quả không thể tránh khỏi nếu điều trị không triệt để.


1.2. Nhắc lại giải phẫu – sinh lý tuyến vú và sự tiết sữa:


1.2.1. Giải phẫu học:


- Vú là một cơ quan nằm trước thành ngực, ở khoảng gian sườn thứ 3 và 7. Có 2 tuyến vú, tuy nhiên đôi khi có thể gặp tuyến vú thừa (đa vú) hoặc chỉ có một hoặc thiếu cả hai (tật không có vú). Hình thể của vú rất thay đổi, thường có hình bán cầu đôi khi có hình quả lê, hình đĩa hoặc hình trụ. Kích thước của vú thay đổi theo tuổi, tình trạng sinh lý, theo từng cá nhân khác nhau.

- Ở trung tâm của phần da phủ tuyến vú có núm vú được bao quanh bởi quầng vú. Trong thời kỳ có thai có một số củ xuất hiện ở vùng quầng vú, còn gọi là tuyến vú phụ (củ Montgomery). Nằm ở trung tâm quầng vú là núm vú có hình trụ cao 10-12 mm, đường kính 9-10 mm, đôi khi núm vú không lồi ra ngoài mà lại lún sâu vào trong (núm vú hình rốn). Đỉnh của núm vú có khoảng 15-20 lỗ, đó là lỗ mở ra ngoài của các ống dẫn sữa.

1.2.2. Mô học:


- Tuyến vú có cấu trúc mô học chính gồm: Thượng bì là cấu trúc của tuyến sữa gồm 15-20 ống dẫn sữa và những nang sữa với lớp thương bì cơ bao quanh mỗi tuyến sữa. Mô nâng đỡ gồm mô liên kết bao quanh những nang sữa và nhiều mạch máu làm thành những dãy chia tuyến vú ra làm nhiều thùy. Từ mỗi thùy sữa được sẫn đến một ống dẫn sữa và tất cả các ống dẫn sữa đều đổ vào núm vú. Tại đây có mang nhiều thụ thể cảm giác và cơ dựng.

1.2.3. Sinh lý học:

Vú là một thụ thể của các nội tiết tố buồng trứng (17β-estradiol và progesterone). Estradiol làm các tế bào tuyến sữa phát triển và tăng cường sự phân bào tại nang sữa. Ngoài ra còn làm tăng sinh sự phân mạch và nhất là tăng tính thẩm thấu qua thành mạch ở mô liên kết.

Progesterone có tác dụng chống lại estrogen và progesterone chỉ có thể có tác dụng trên tuyến sữa sau khi tổ chức này đã được kích thích đủ bởi estrogen.

Prolactin có tác dụng trong sự lên sữa và có vai trò trong sự tổng hợp thụ thể bào tương đối với 17β-estradiol.

Androgen có thể có tác dụng giống estrogen. Glucocorticoid có ảnh hưởng trong sự sinh sữa.

Nội tiết tăng trưởng và nội tiết tố tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến sữa. Nội tiết tố hướng sinh dục tuyến yên kiểm tra sự chuyển hóa các steroids.

1.2.4. Sinh lý sự tiết sữa:


Sự xuống sữa xuất hiện sau đẻ từ 3-4 ngày ở con so, 2-3 ngày ở con rạ. Hiện tượng xuống sữa là do nồng độ Prolactin trong máu tăng đột ngột và kéo theo là sự tổng hợp nhiều sữa.

Ban đầu sự tiết sữa được duy trì bằng động tác mút vào núm vú. Động tác mút theo đường phản xạ thần kinh kích thích vùng dưới đồi giải phóng Prolactin. Mỗi khi bú, nồng độ Prolactin trong máu đạt đỉnh cao. Sau này sự tiết sữa được duy trì bằng hiện tượng hết sữa trong các tiểu thùy mỗi khi cho trẻ bú. Các tiểu thùy chỉ sản xuất sữa khi sữa trong tiểu thùy được lấy hết đi. Tới lúc này nồng độ Prolactin trong máu giảm dần về mức bình thường như trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự chế tiết các hormone hướng sinh dục xuất hiện lại dần dần và hiện tượng kinh nguyệt trở lại. Mỗi khi trẻ mút vào núm vú, sẽ xuất hiện phản xạ thần kinh dẫn tới thùy sau của tuyến yên và làm giải phóng Oxytoxin. Chính Oxytoxin đã làm co tế bào cơ-biểu mô ở các ống dẫn sữa và tống sữa ra ngoài. Oxytoxin còn được giải phóng mỗi khi người mẹ nhìn thấy đứa trẻ hay nghe tiếng trẻ khóc (phản xạ có điều kiện). Bên cạnh dó Oxytoxin còn làm tử cung co bóp.

1.3. Quan niệm của YHCT


- Thuộc phạm vi của chứng “Nhũ ung”

- Nguyên nhân: khí uất – do bú – nhiệt độc gây bệnh.

- Cơ chế bệnh sinh:

Chu Đan Khê: “Vú thuộc kinh dương minh, núm vú thuộc kinh quyết âm. Người mẹ không biết các điều dưỡng hoặc vì giận dữ, kích thích, buồn bực, bứt rứt, uất ức làm khí ở quyết âm không thông, không đẩy sữa ra được, mà sữa ứ lại, làm cho sức nóng của kinh dương minh ùn lên, nhiệt lắm thì hóa thành mụt”. Đó là do khí uất sinh bệnh.

Sào Thị bệnh nguyên:” Ăn đồ nóng ra mồ hôi, bày vú ra bị thương phong (do bú) dễ sưng vú gọi là “Xuy nhũ”. Đó là do ngoại tà sinh bệnh

Y học tâm ngộ:”Lúc cho con bú vì miệng đứa con thổi ra làm cho sữa không chảy, bí lại mà sưng vú (do bú). Không chữa gấp thành chứng “Nhũ ung”.

Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu là do sữa bị tích tụ lại, bít lấp các ống dẫn sữa mà gây thành chứng “Nhũ ung”.

2. CÁC BỆNH CẢNH LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP:

2.1. Theo YHHĐ

2.1.1. Cương vú:


Có thể gặp bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% số phụ nữ cho con bú bị cương vú, người mẹ bị đau khi cho trẻ bú, bị nứt đầu vú, khi người mẹ cai sữa. Biểu hiện lâm sàng là toàn bộ vú cương, căng tức, đau, đôi khi bị sốt.

2.1.2. Viêm bạch mạch vú:

Khoảng 5% số phụ nữ cho con bú bị viêm bạch mạch vú. Nếu điều trị tốt nứt đầu vú, cương vú thì viêm bạch mạch vú sẽ giảm đi. Hệ thống bạch huyết của vú bảo đảm sức đề kháng của cơ thể giúp sữa không bị nhiễm trùng. Biểu hiện lâm sàng là sốt cao (có thể tới 400C), rét run, bên vú bị

thương tổn sưng phồng, căng và rất đau. Trên vú thấy có một vùng đỏ khu trú thành mảng hay vùng đỏ kéo dài, rất đau khi sờ vào, chạm vào. Khám nách có hạch tròn đau di động.

2.1.3. Viêm ống dẫn sữa:

Thông thường xảy ra sau cương vú và viêm bạch mạch, người bệnh sốt cao, sờ vú có các nhân cứng và đau, hạch nách ấn đau. Vắt sữa lên một miếng bông thấy có những mảnh nhỏ vàng nhạt, chứng tỏ có mủ trong sữa (dấu hiệu Budin)

2.1.4. Abces vú:

Đây là biến chứng nặng nề nhất, là hậu quả của viêm ống dẫn sữa không được điều trị tốt.

Người bệnh sốt cao, vú có vùng sưng nóng đỏ đau, khu trú hay lan tỏa.


2.2. Theo YHCT

2.2.1. Chứng sơ khởi có biểu chứng:

Vú đau nhức sưng tấy, sờ có cục cứng, ấn đau, mặt đỏ hồng, người lạnh phát sốt, đau đầu tức ngực, đau ran các khớp xương, không mồ hôi, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù khẩn.

2.2.2. Chứng sắp vỡ hay đã vỡ:

Mình lạnh phát sốt đã bớt, vú sưng đã mềm, toàn bộ da vú láng ngời, đỏ hồng, sắp vỡ hoặc đã vỡ mà chảy ra mủ vàng đặc.

2.2.3. Khí huyết hư:

Sắc mặt xanh bạc, tinh thần mệt mỏi, thích ngủ, vùng vú đau ít hơn trước, sưng cứng khó vỡ, mạch hư tế.

3. ĐIỀU TRỊ

Có thể chia làm 2 giai đoạn:

3.1. Giai đoạn chưa hình thành abces vú: (giai đoạn cương vú (căng sữa), viêm bạch mạch vú, viêm ống dẫn sữa).

3.1.1. Chế độ sinh hoạt:


- Nghỉ ngơi tại giường

- Xoa bóp, chườm nóng vùng vú

- Tăng cường cho bú thường xuyên hơn (10-12 lần/ngày), trừ trường hợp viêm ống dẫn sữa ngưng cho bú bên tổn thương, vắt sữa bỏ, cấy sữa làm kháng sinh đồ.

- Sau khi cho bú vắt sạch sữa

- Nếu có nứt đầu vúû phải được rữa sạch một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để khô tự nhiên, để hở vú tiếp xúc với không khí, nếu có thể được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sau khi cho bu,ù bôi bằng các thuốc mỡ có chứa vitamin A, E hoặc dung dịch eosin 1%, tạm ngừng cho bú bên bị đau trong 6-12 giờ và vắt sữa bằng tay, không nên dùng ống hút sữa, trong khi vẫn tiếp tục cho bú bên kia, nếu nguyên nhân do nấm gây tưa miệng ở trẻ phải điều trị cả mẹ lẫn con.

3.1.2. Điều trị dùng thuốc

3.1.2.1. Theo YHHĐ

- Có thể chỉ định dùng Oxytoxin tiêm bắp (04 đơn vị x 2 lần/ngày)

- Nếu chẩn đoán xác định là viêm ống dẫn sữa, nên sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, trong khi chờ đợi có thể dùng các loại kháng sinh nhạy với tụ cầu khuẩn như Rovamycin, Pyosstacin,.. trong 15 ngày kèm với các thuốc chống viêm, giảm đau.

3.1.2.2. Theo YHCT: có thể dùng một trong các bài thuốc sau” Bài 1: Kinh phòng ngưu àng thang (Y tôn kim giám)

Kinh giới tuệ 08g, Phòng phong 12g, Ngưu bàng tử (sao, nghiền) 08g, Kim ngân hoa 08g, Trần bì 08g, Ba phấn 08g, Hoàng cầm 08g, Liên kiều 08g, Bồ công anh 08g, Tạo giác thích 08g, Sài hồ 04g, Hương phụ 04g

Bài 2: Liên kiều kim bối tiễn (Cảnh nhạc toàn thư)

Kim ngân hoa 12g, Thổ bối mẫu 12g, Bồ công anh 12g, Hạ khô thảo 12g, Hồng đằng 32g, Liên kiều 40g. Dùng 2 chén rượu ngon sắc còn 1 chén, uống xong nằm đắp chăn một lúc cho ra mồ hôi.

Bài 3: Tiêu độc tán (Y sao loại biên)

Bạch chỉ 12g, Đương qui 12g, Sài hồ 12g, Bối mẫu 12g, Cương tằm 12g, Ba phấn 12g, Kim ngân 12g, Cam thảo 12g.

Bài 4: Hoá nhũ thang gia giảm (Bài giảng Đông y – Hà Nội)

Bồ công anh 40g, Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Qua lâu 12g, Hoàng cầm 12g, Thanh bì 08g, Sài hồ 08g, Thạch cao 12g, Tạo giác thích 12g, Xuyên sơn giáp 06g, Chi tử 12g

Bài 5: Thuốc nam

Bồ công anh 100g, Sài đất 40g, Huyền sâm 16g, Đan sâm 12g, Xuyên khung 12g, Mộc thông 16g, Thông thảo 16g, Xa tiền 16g, Tạo giác thích 08g

3.1.3. Châm cứu:


- Thể châm: Nhũ căn, Kỳ môn, Chiên trung, Trung phủ, Kiên tĩnh, Phế du, Lương khâu, Huyết hải, Thiếu trạch, Thái xung.

- Nhĩ châm: vùng tuyến vú, tuyến nội tiết.


3.1.4. Thuốc dùng ngoài: chọn một trong những cách sau:

Cách 1: Hương phụ bỉnh (Y học tâm ngộ)

Hương phụ tán bột 40g, xạ hương 02g, tất cả nghiền trộn lẫn nhau. Rồi lấy 80g lá bồ công anh sắc với rượu bỏ bã, lấy rượu đó hòa với thuốc trên, xào nóng đắp nơi vú đau.

Cách 2: Phương pháp háp hành (Vạn bệnh hồi xuân)

Dùng cả củ hành để nguyên rễ, đâm thành bánh đắp trên vú, dùng 1 ve tro lửa để trên hành, làm ra mồ hôi, giảm đau, giảm sưng.

Cách 3: Cao ích mẫu hoà chút dấm tốt phết vào vú đau. Cách 4: Lá cải giã nát đắp vào chỗ vú đau

Cách 5: Lá thông giã nát thêm chút muối và giấm hòa với cám đắp vào chỗ vú đau.


Cách 6: Bồ kết 10 quả giã nát, rượu 1 bát, khuấy đều lấy nước cho phác tiêu vào, nấu thành cao, đắp vào vú đau.

3.2. Giai đoạn đã hình thành abces vú:

Trong thời gian abcès không cho con bú, vắt sữa bỏ đi.

Theo YHHĐ


- Chích dẫn lưu mủ (ngoại khoa)

- Kháng sinh phòng bội nhiễm hoặc dùng thuốc thang.


Theo YHCT:


- Dùng bài thuốc Thần hiệu qua lâu tán (Ngoại khoa tập nghiệm)

Qua lâu 40g, Sinh cam thảo 20g, Đương qui 20g, Nhũ hương 04g, Một dược 08g. Sắc bỏ bã thêm 1 chén rượu nhỏ (hoàng tửu) chia 3 lần/ngày uống sau ăn.

- Hoặc bệnh nặng, khí huyết hư suy thì sử dụng bài Thác lý tiêu độc tán (Y tôn kim giám)

Nhân sâm 12g, Sinh hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Đương qui 12g, Xuyên khung 12g, Kim ngân 12g, Bạch chỉ 06g, Cam thảo 06g, Tạo giác thích 06g, Cát cánh 06g.

Sắc uống cách xa bữa ăn.


THIẾU SỮA (KHUYẾT NHŨ)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024