Trình Bày Được Các Nguyên Nhân Chính Của Suy Tim.

Hình 6 1 Ảnh tràn dịch màng phổi phải 1 và trái 2 4 Chọc dò màng phổi có hai 1

Hình 6.1 . Ảnh tràn dịch màng phổi phải (1) và trái (2)

4. Chọc dò màng phổi: có hai tác dụng:

- Chọc dò lấy dịch, nhằm chẩn đoán xác định nguyên nhân

- Chọc tháo dịch, làm cho dễ thở. Tính chất màu sắc của dịch rút ra cho ta hướng tìm nguyên nhân

- Dịch trong màu vàng chanh: cần xem đó là dịch thấm hay dịch tiết. Làm phản ứng Rivalta để xác định (phản ứng Rivlta dương tính là lượng Protein trên 30g/lít: dịch tiết; nếu Rivalta âm tính là dịch thấm). Gặp trong bệnh lao màng phổi, viêm đa màng.

- Dịch màu hồng, có máu, đỏ hay nâu, để lâu không đông: thường do ung thư hoặc lao. Nếu do ung thư dịch hút ra nhiều và trở lại rất nhanh.

- Dịch đục, có mủ: gặp trong bệnh áp xe phổi, hoặc áp xe dưới cơ hoành bệnh nhân nhiễm khuẩn sốt rất cao và dao động.

- Dịch thường trấp: dịch trắng như sữa, có nhiều lipit và dưỡng trấp.

5. Nguyên nhân

Nguyên nhân thường do lao, ung thư, chấn thương, viêm phổi, các trường hợp phù toàn bộ do suy tim, hội chứng thận hư... do dưỡng chấp dựa vào mô tả dịch trong khoang màng phổi và xét nghiệm để tìm nguyên nhân

* Dịch vàng chanh, Rivalta dương tính (+):

- Lao phổi màng phổi

- Viêm màng phổi tiên phát

- Áp xe gan

* Dịch trong, Rivalta (-):

- Hội chứng thận hư

- Suy tim

- Suy dinh dưỡng

* Dịch hồng hoặc đỏ (máu không đông), Rivalta (+):

- Ung thư phổi

- Ung thư các cơ quan khác di căn tới phổi

Dịch này thường phát triển và tái phát nhanh sau chọc dò

* Dịch đục mủ:

- Nhiễm khuẩn tiên phát ở màng phổi

- Áp xe gan, Áp xe cơ hoành


LƯỢNG GIÁ


1. Hãy đánh dấu vào các triệu chứng của tràn dịch màng phổi

Bệnh

Hội chứng tràn dịch

1

Lao màng phổi


2

Viêm phổi thuỳ

3

Nhồi máu phổi

4

Ung thư màng phổi

5

Xẹp phổi

6

Áp xe phổi

7

Mủ màng phổi

8

ứ nước trong cơ thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

TT


Khoanh tròn vào các ý đúng trong các câu sau:

1. Triệu chứng có giá trị chẩn đoán tràn dịch màng phổi là

A. Khó thở tăng dần

B. Lồng ngực căng, kém di động

C. Khám phổi có hội chứng 3 giảm

D. Chọc dò màng phổi có dịch

2. Một bệnh nhân tràn dịch màng phổi, chọc dịch màng phổi có màu vàng chanh, Rivalta (+), nguyên nhân tràn dịch màng phổi của bệnh nhân là

E. Suy tim

F. Hội chứng thận hư

G. Xơ gan

H. Lao màng phổi

3. Một bệnh nhân tràn dịch màng phổi, chọc dịch có màu đỏ máu không đông, Rivalta (+), dịch tái phát nhanh sau khi chọc. Nguyên nhân nào được nghĩ đến sau đây:

I. Lao màng phổi

J. Áp xe phổi

K. Ung thư phổi

L. U nang buồng trứng

3. Trình bày nguyên nhân của tràn dịch màng phổi?

Bài 7

SUY TIM


MỤC TIÊU

1. Trình bày được các nguyên nhân chính của suy tim.

2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng chính của suy tim.

3. Trình bày được cách theo dõi, chăm sóc và xử trí ban đầu bệnh nhân bị suy tim - ngăn ngừa suy tim tiến triển.

NỘI DUNG

I - ĐẠI CƯƠNG

Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh van tim, bệnh cơ tim và các bệnh khác ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Trong điều kiện sinh lý luôn có sự điều hoà để đảm bảo sự thăng bằng giữa hoạt động của tim và nhu cầu của cơ thể. Khi suy tim, sự thăng bằng đó mất đi, tim không đủ khả năng để đảm bảo nhu cầu của ngoại biên nữa. Vì vậy, suy tim có thể định nghĩa: Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng với nhu cầu có thể về mặt Oxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.

Về phân loại, có suy tim trái, suy tim phải, biểu hiện lâm sàng khác nhau, và thể thứ ba là suy tim toàn bộ.

II – NGUYÊN NHÂN

1. Suy tim trái

Do các bệnh gây ứ máu trong thất trái hoặc thất trái phải làm việc nhiều, nên giãn ra và đưa đến suy.

1.1. Tăng huyết áp

1.2. Một số bệnh van tim: Hở van hai lá, hở hay hẹp van động mạch chủ.

1.3. Các tổn thương của cơ tim: Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim (do thấp tim, nhiễm khuẩn hay nhiễm độc).

1.4. Một số rối loạn nhịp tim: Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn nhịp nhanh nhất, Blốc nhĩ thất hoàn toàn.

1.5. Một số bệnh tim bẩm sinh: Còn ống động mạch, hẹp eo động mạch chủ...

2. Suy tim phải

2.1. Một số bệnh phổi và dị dạng lồng ngực, cột sống

- Các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn, giãn phế quản, bệnh bụi phổi…

- Các dị dạng lồng ngực.

- Gù, vẹo cột sống.

2.2. Một số bệnh tim mạch

- Hẹp van hai lá.

- Hẹp động mạch phổi.

- Thông liên nhĩ, thông liên nhất.

3. Suy tim toàn bộ

- Gồm: Các nguyên nhân đưa đến suy tim trái và suy tim phải.

- Cường giáp trạng: Bệnh Bassedow.

- Thiếu Vitamin B1.

- Thiếu máu nặng.

III - TRIỆU CHỨNG

1. Suy tim trái

1.1. Triệu chứng chức năng: Gồm các triệu chứng biểu hiện tình trạng ứ huyết ở phổi.

1.1.1. Khó thở: Là triệu chứng thường gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở. Có khi khó thở thành cơn kịch phát như cơn hen tim, cơn phù phổi cấp.

1.1.2. Ho: Thường xảy ra vào ban đêm hay khi gắng sức. Thường ho khan nhưng có khi ho ra đờm lẫn máu.

Cần chú ý: Ho có thể là dấu hiệu bắt đầu của một cơn khó thở kịch phát.

1.2. Triệu chứng thực thể

1.2.1. Khám tim

- Nhìn và sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái.

- Nghe tim: Ngoài triệu chứng có thể gặp của một số bệnh van tim, đã gây nên suy tim trái, ta thường thấy 3 dấu hiệu:

+ Nhịp tim nhanh.

+ Tiếng ngựa phi.

+ Tiếng thổi tâm thu chức năng ở mỏm.

1.2.2. Ngoài ra, trong đa số các trường hợp, huyết áp tâm thu giảm, huyết áp tâm trương bình thường hoặc hơi tăng, nên số huyết áp chênh lệch bị nhỏ lại

1.3. Cận lâm sàng

1.3.1. X. quang: Cung dưới phình trái to, cả hai bên phổi bị mờ nhất là vùng rốn phổi.

1.3.2. Điện tâm đồ

- Trục trái.

- Dày nhĩ trái và dày thất trái.

2. Suy tim phải

Gồm các triệu chứng biểu hiện tình trạng ứ máu ngoại biên.

2.1. Triệu chứng chức năng

2.1.1. Khó thở: Khó thở thường xuyên, có thể ít hoặc nhiều nhưng khác với suy tim trái là không có các cơn khó thở kịch phát và không tăng lên ở tư thế nằm.

2.1.2. Tim: Nhẹ thì chỉ tím môi, nặng thì tím cả mặt, đầu, ngón tay, ngón chân hay toàn thân.

2.1.3. Ngoài ra, bệnh nhân hay có cảm giác đau tức ở vùng hạ sườn phải (do gan to và đau).

2.2. Triệu chứng thực thể

2.2.1. Tĩnh mạch cảnh ngoài nổi to và di động, ấn vào vùng gan càng nổi to hơn (phản hồi gan - tĩnh mạch cổ dương tính).

2.2.2. Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù mềm, khi sờ vao gan thấy đau. Lúc đầu, khi được điều trị, gan nhỏ lại (gan "đàn xếp") về sau, do ứ máu lâu, nên gan không thu nhỏ được nữa và trở nên cứng.

2.2.3. Phù: Mềm, lúc đầu chỉ ở hai chân. Về sau, phù toàn thân, thậm chí có thể gây tràn dịch màng bụng, màng phổi.

2.2.4. Khám tim: Ngoài các triệu chứng của bệnh gây suy tim phải còn thấy: Nhịp tim nhanh.

- Có nghe thấy tiếng thổi tâm thu chức năng ở ổ van 3 lá.

2.3. Cận lâm sàng

2.3.1. X. quang

- Cung dưới phải phình to.

- Mỏm tim cao lên.

- Rốn phổi đậm.

2.3.2. Điện tâm đồ

- Trục lệch phải.

- Dày nhĩ phải, dày thất phải.

3. Suy tim toàn bộ

Là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng:

- Khó thở thường xuyên, phù toàn thân.

- Gan to nhiều, tĩnh mạch cổ nổi to.

- X.quang: Tim to toàn bộ.

- Điện tâm đồ: Có biểu hiện của dày cả hai thất.

IV - ĐIỀU TRỊ

1. Chế độ nghỉ ngơi: Tùy theo mức độ và giai đoạn của suy tim mà có chế độ nghỉ hoàn toàn hay mức độ.

- Nói chung bệnh nhân cần giảm toàn bộ các hoạt động gắng sức. Trong trường hợp nặng phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

2. Chế độ ăn nhạt

- Ăn nhạt hoàn toàn khi phù nhiều. Trong các trường hợp khác có thể ăn được chút ít muối (1-2g/ngày).

- Hạn chế nước: Lượng nước đưa vào cơ thể người bệnh = số lượng nước tiểu ngày hôm trước + 300 - 500ml

- Không dùng các chất kích thích: Rượu, cà phê, thuốc lá…

3. Thuốc

3.1. Thuốc lợi tiểu: Hypothiazit, Lasix, Aldacton.

+ Chú ý: Khi dùng kéo dài bổ xung thêm Kaliclorua để tránh hạ Kali máu.

3.2. Thuốc trợ tim: Thường dùng các Glucosid trợ tim thuộc nhóm Digitalis và Strophantin.

- Trong trường hợp suy tim cấp, người ta thường dùng trợ tim tác dụng nhanh, tiêm tĩnh mạch như Uabain

- Trong trường hợp suy tim mạn tính, người ta dùng loại tác dụng chậm, đào thải chậm: Digitoxin hay Digoxin.

Chú ý: Khi dùng thuốc trợ tim cần theo dõi nhịp tim, nếu nhịp tim dưới 60ck/phút không dùng nhóm Glycosid.

3.3. Gần đây, bên cạnh các thuốc trợ tim, lợi tiểu vẫn dùng, người ta đã dùng các thuốc giãn mạch trong điều trị suy tim và đã thấy có hiệu quả trong nhiều trường hợp mà các thuốc kinh điển tỏ ra ít hoặc không có tác dụng. Tuy vậy không được dùng các thuốc giãn mạch khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg.

- Các thuốc thường dùng: Risordan, Lenitral, Nepressol.

4. Điều trị nguyên nhân

Ngoài những biện pháp điều trị chung, ta còn phải áp dụng một số biện pháp đặc biệt, tùy theo từng nguyên nhân đã gây ra suy tim.

- Nếu do thiếu Vitamin B1 thì phải chữa bằng Vitamin B1.

- Nếu do Basedow phải điều trị bằng kháng giáp trạng tổng hợp hay cắt bỏ tuyến giáp.

5. Phòng bệnh

- Phòng và điều trị thấp tim.

- Điều trị tích cực các bệnh toàn thể có dẫn tới suy tim.

- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và thuốc men khi đã xuất hiện suy tim.


LƯỢNG GIÁ

1. Hãy nêu 3-4 nguyên nhân chính gây suy tim từng loại:

Suy tim trái

Suy tim phải

Suy tim toàn bộ























2. Hãy đánh dấu (+) các triệu chứng sau đây vào cột suy tim thích hợp?


Triệu chứng

Suy tim trái

Suy tim phải

1. Khó thở theo tư thế và có thể biến thành cơn khó thở kịch phát.

2. Khó thở thường xuyên nhưng không có

cơn khó thở kịch phát và không tăng lên ở tư thế nằm.

3. Phù, tím da và niêm mạc.

4. Gan to, tĩnh mạch cổ nổi to.

5. Ho khan hoặc đờm lẫn ít máu.




3. Phân biệt đúng - sai các biện pháp điều trị suy tim dưới đây bằng các khoanh tròn vào Đ hoặc S.


1. Chỉ cần dùng thuốc trợ tim là đủ Đ S

2. Chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý tuỳ theo Đ S mức độ suy tim là cơ bản.

3. Kết hợp với các thuốc trợ tim và lợi tiểu Đ S

4. Điều trị tích cực các bệnh toàn thể gây suy tim Đ S

5. Phòng và điều trị để thấp khớp cấp. Đ S

Bài 8

TĂNG HUYẾT ÁP


MỤC TIÊU

1. Nêu được các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.

2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng, biến chứng của tăng huyết áp.

3. Trình bày được nguyên tắc điều trị, theo dõi, quản lý bệnh nhân tăng huyết

áp.

4. Trình bày được cách giáo dục và hướng dẫn bệnh nhân phòng bệnh và phòng biến chứng.


NỘI DUNG

1 - ĐẠI CƯƠNG

- Huyết áp bình thường nếu áp động mạch tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) dưới 140mmHg, huyết áp động mạch tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) dưới 90mmHg.

- Tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

- Huyết áp động mạch không cố định mà thay đổi trong ngày (ban đêm thấp hơn ban ngày), theo tuổi (người già cao hơn người trẻ), theo giới (nữ thấp hơn nam).

Chẩn đoán tăng huyết áp rất đơn giản nhưng nguyên nhân, tiến triển và biến chứng rất phức tạp

2 – NGUYÊN NHÂN

Người ta phân ra hai loại tăng huyết áp.

2.1. Loại nguyên nhân (còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng).

2.1.1. Nguyên nhân thận

- Viêm thận cấp, viêm thận mạn.

- Hẹp động mạch thận.

- Sỏi thận, lao thận.

- Thận đa nang.

2.1.2. Nguyên nhân nội tiết

+ Tuyến thượng thận: U tuỷ thượng thận, cường vỏ thượng thận.

+ Tuổi mãn kinh: huyết áp tăng ít, sau một thời gian sẽ khỏi.

2.1.3. Nguyên nhân khác

- Hẹp eo động mạch chủ.

- Nhiễm độc thai nghén: Thường xảy ra vào tháng thứ 7, thứ 8 của người có thai.

- Hở van động mạch chủ: Tăng huyết áp tâm thu.

2.2. Bệnh tăng huyết áp (không có nguyên nhân còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát).

+ Chiếm tỷ lệ 85-90% thường xảy ra ở những người làm việc trí óc nhiều, những người hay lo lắng, xúc cảm, làm ảnh hưởng xấu đến sự điều chỉnh vận mạch, hệ thống tiểu động mạch co lại gây tăng huyết áp.

+ Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp của người trung niên và tuổi già thuộc loại nguyên phát.

3. TRIỆU CHỨNG

3.1. Triệu chứng cơ năng: Có khi không có biểu hiện gì, có khi biểu hiện bằng các triệu chứng:

- Nhức đầu từng cơn hay liên tục ở gáy, hai bên thái dương, hai nhân cầu và gốc mũi.

- Ù tai, nảy đom đóm mắt.

- Giảm trí nhớ, hay quên.

3.2. Triệu chứng toàn thân và thực thể

3.2.1. Chủ yếu nhất là đo huyết áp thấy các chỉ số cao, thường cao cả huyết áp động mạch tâm thu và huyết áp động mạch tâm trương, có khi chỉ cao một trong hai chỉ số ấy (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg; huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg).

3.2.2. Khám tim có thể thấy tiếng thứ hai (T2) của tim đập mạnh ở ổ van động mạch chủ.

3.2.3. Mạch: Sờ mạch có trường hợp thấy mạch cứng, ngoằn nghèo do xơ cứng động mạch (thường thấy ở động mạch thái dương, động mạch quay ở tay).

4 - TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Phần lớn các trường hợp tăng huyết áp tiến triển chậm qua nhiều năm, nhiều giai đoạn như một bệnh mạn tính.

Bệnh có thể tiến triển qua hai mức độ:

- Nhẹ: Nếu huyết áp không cao lắm ở người già, không xảy ra biến chứng.

- Nặng: Nếu huyết áp cao (huyết áp động mạch tâm trương trên 130mmHg ở người trẻ tuổi (từ 20-40 tuổi) biến chứng xảy ra nhiều lần, dồn dập.

Những biến chứng thường gặp:

4.1. Ở mắt: Gây phù gai mắt, xuất tiết hoặc chảy máu võng mạc làm giảm hoặc mất thị lực.

4.2. Ở não: Gây tai biến mạch máu não như: Chảy máu não, chảy máu màng não, nhũn não.

4.3. Ở tim

4.3.1. 70% người cao huyết áp có biến chứng suy tim trái với các cơn khó thở kịch phát (cơn hen tim, cơn phù phổi cấp) dần dần gây suy tim toàn bộ.

4.3.2. Cơn đau thắt ngực

4.3.3. Nhồi máu cơ tim

4.4. Ở thận: Dần dần dẫn tới suy thận với các biểu hiện urê huyết cao, protein niệu, trụ niệu, phù, thiếu máu, tăng huyết áp.

5 - ĐIỀU TRỊ

5.1. Nguyên tắc:

* Đưa huyết áp trở về trị số sinh lý ổn định.

* Ngăn ngừa các biến chứng.

* Cải thiện các biến đổi bất thường ở các động mạch lớn. Do đó phải giải quyết 3 vấn đề là:

* Điều trị nguyên nhân tăng huyết áp như: Cắt bỏ u tuỷ thượng thận, cắt bỏ thận teo, thông động mạch bị tắc… nếu tìm thấy nguyên nhân.

* Điều trị triệu chứng tăng huyết áp: Bằng phương pháp nội khoa không dùng hay dùng thuốc.

* Điều trị biến chứng của tăng huyết áp (nếu có) Tôn trọng huyết áp sinh lý của người già.

- Điều trị huyết áp tăng cần liên tục, đơn giản, kinh tế và phải theo dõi chặt

chẽ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024