Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 2

4. Triệu chứng

Đa số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn tắc nghẽn mạn tính trên 40 tuổi, thường liên quan với tiền sử hút thuốc lá nhiều năm nhưng sau 20- 30 năm các triệu chứng mới xuất hiện

Triệu chứng cơ năng

Ho: ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT, lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm có trường hợp không ho.

Khạc đờm: vào buổi sáng thường xuyên, đờm trong và nhày số lượng ít sau nhiều đợt ho thường trên 50ml/ ngày, đợt bùng phát ho khạc đờm mủ.

Khó thở: là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn cảm giác thiếu không khí, nặng ngực, thở rít.

Triệu chứng thực thể:

Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán BPTNMT, những triệu chứng thường gặp là:

+ Tím trung tâm.

+ Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

+ Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào).

+ Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần/phút, nhịp thở nông.

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 2

+ Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn.

+ Nghe phổi rì rào phế nang giảm có rale rít, rale ngáy, rale nổ, rale ẩm

Cận lâm sàng

- Chụp X quang phổi: có thể thấy những biểu hiện gián tiếp của giãn phế nang trong đợt cấp có thể thấy hình ảnh tổn thương phế quản phổi

- Xét nghiệm máu: trong đợt cấp thấy số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng

tăng


- Xét nghiệm đờm: tìm vi khuẩn gây bệnh, chú ý tìm BK

- Thăm dò chức năng hô hấp: thường thấy giảm dung tích sống

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định

Các yếu tố định hướng chẩn đoán

- Bệnh nhân trên 45 tuổi có yếu tố nguy cơ

- Ho khạc đờm trên 3 tháng trong mỗi năm và trong 2 năm liên tục

- Khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ, nặng lên trong đợt bùng phát

- Tiền sử có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp

- Nghe phổi có rì rào phế nang giảm, có thể có rale rít, rale ngáy, rale ẩm, rale

nổ

5.2. Chẩn đoán đợt bùng phát Có hội chứng nhiễm trùng Khó thở tăng

Ho khạc đờm số lượng tăng, đờm đang trong chuyển thành đục, xanh hoặc vàng

6. Điều trị

6.1. Trong đợt cấp

- Thở oxy:2l/ phút thở qua mũi hoặc mặt nạ

- Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực

- Cho các thuốc làm loãng đờm: Mucomyst, Acemux

- Cho thuốc giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: Khí dung: sabutamol hoặc Berodual

Hoặc uống Salbutamol uống 4- 6 viên/ ngày

Hoặc Diaphylin 4.8% x 1-2 ống pha dung dịch Glucose truyền tĩnh mạch chậm...

Salbutamol 0.5mg pha dung dịch đẳng trương truyền tĩnh mạch

- Cho corticoid nếu có phù nề và tăng tiết dịch nhiều

- Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn: ampicillin, gentamicin, Cephalosporin thế hệ 3

6.2. Ngoài đợt cấp

Chủ yếu là áp dụng các biện pháp phòng và hạn chế bệnh

- Bỏ thuốc lá

- Thuốc giãn phế quản

- Dùng Corticoid

7. Phòng bệnh

- Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào

- Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi như công nhân làm ở hầm mỏ...

- Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

- Những người dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần được tiêm phòng cúm vào mùa đông và mùa thu.


LƯỢNG GIÁ


1. Anh (chị) hãy nêu 2 tiêu chuẩn để định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

2. Trình bày hướng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Khoanh tròn vào ý đúng nhất các câu từ 3-6

3.Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là:

A. Môi trường ô nhiễm

B. Hóa chất độc hại

C. Hút thuốc lá

D. Mắc các bệnh đường hô hấp cấp thường xuyên

4.Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải vào viện trong bệnh COPD là:

A. Ho mạn tính

B. Khạc đờm nhiều vào buổi sáng

C. Sốt

D. Khó thở

5.Triệu chứng thực thể nào ít gặp trong bệnh COPD

E. Lồng ngực biến dạng hình thùng

F. Ran rít, ran ngáy, ran ẩm hai bên phổi

G. Rì rào phế nang giảm

H. Gõ vang

6.Triệu chứng nào sau đây không có giá trị chẩn đoán COPD

A. Bệnh nhân trên 45 tuổi có yếu tố nguy cơ

B. Ho khạc đờm trên 3 tháng trong mỗi năm và trong 2 năm liên tục

C. Khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ, nặng lên trong đợt bùng phát

D. Khám phổi có hội chứng đông đặc

E. Tiền sử có những đợt nhiễm khuẩn hô hấp cấp

F. Nghe phổi có rì rào phế nang giảm, có thể có rale rít, rale ngáy, rale ẩm,

rale nổ

Bài 3

HEN PHẾ QUẢN


MỤC TIÊU

1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng của cơn hen phế quản.

2. Trình bày được hướng điều trị và phòng bệnh hen phế quản.

3. Trình bày được các phương pháp phòng bệnh hen phế quản

NỘI DUNG

1. Định nghĩa:

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan (E), lymphoT, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính (N) và các tế bào biểu mô phế quản. ở những cơ địa nhạy cảm gây nên những triệu chứng phổ biến như tắc nghẽn phế quản, sự tắc nghẽn này có thể hồi phục ngẫu nhiên hoặc do điều trị, cộng với tính tăng phản ứng của đường thở do nhiều tác nhân kích thích.

2. Nguyên nhân:

- Có cơ địa dị ứng

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp

- Có thể trạng thần kinh dễ bị mất thăng bằng.

- Hệ hô hấp dễ bị kích thích.

3. Triệu chứng lâm sàng

- Cơn hen thường xảy ra về đêm, nhân một cơ hội thuận lợi:

+ Thay đổi thời tiết.

+ Ăn uống, ngửi mùi vị đặc biệt.

+ Làm việc quá sức, cảm súc, viêm nhiễm. Trong thể điển hình, cơn hen thường qua 3 thời kỳ:

Triệu chứng báo trước: mệt mỏi, hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, đỏ mắt, ho khan, đau tức ngực như có gì chẹn làm cho khó thở.

Cơn hen

Triệu chứng cơ năng: Khó thở. Khó thở là dấu hiệu quan trọng nhất của hen.

- Khó thở dữ dội tăng dần lên. Bệnh nhân đang nằm phải ngồi dậy để thở. Cảm thấy lo sợ, ngột ngạt, tắc nghẽn.

- Khó thở chậm: tần số 8 - 16 lần/phút.

- Khó thở ra: thở ra khó, nên người bệnh phải há mồm và tỳ tay lên thành giường để thở. Thở ra rất khó nhọc và kéo dài, rồi hít vào nhanh và dễ dàng, gây ra tiếng khò khè, cò cử mà chính bệnh nhân cũng nghe thấy. Vì khó thở nhiều lần nên rất mệt mỏi, nói hổn hển, ngắt quãng.

Cơn hen có thể lâu hay chóng, dài hay ngắn. Có cơn từ 10 phút đến nửa giờ hoặc một vài giờ. Có cơn nặng kéo dài hàng buổi hoặc vài ba ngày, làm bệnh nhân hết sức lo sợ hoang mang.

Triệu chứng thực thể: khám phổi sẽ thấy:

- Nhìn: lồng ngực nở ra nhưng ít di động.

- Sờ: Rung thanh vẫn bình thường.

- Gõ: Tiếng gõ trong hơn bình thường.

- Nghe: Rì rào phế nang giảm nhiều, có nhiều ran khô (ran rít và ran ngáy) ở khắp hai bên phổi.

Triệu chứng X.quang:

Lúc thở, lồng ngực không di động, cơ hoàng cũng kém di động. Các khoang liên sườn giãn rộng. Hai phế trường sáng khác thường, nhưng hai bên rốn phổi có những vết đen hơn (do ứ huyết).

Hết cơn:

Lúc bắt đầu hết cơn bệnh nhân ho khạc ra nhiều đờm, lúc đầu dính về sau dễ khạc hơn. Càng khạc ra nhiều đờm, bệnh nhân càng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, dễ chịu, dễ thở và yên tâm. Đờm trong, óng ánh và dính.

4. Triệu chứng cận lâm sàng

X quang lồng ngực: Ít khi chỉ định trong cơn khó thở Lồng ngực căng ứ khí, có thể thấy xẹp phổi

Xét nghiệm đờm thấy có nhiều bạch cầu ái toan và có nhiều tinh thể Saccô lâyden (Charcot Layden).

Phân tích khí máu

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định. Dựa vào:

- Cơn hen phế quản.

- Cơn hen xảy ra trong những điều kiện giống nhau: ban đêm, khi thay đổi thời

tiết.


- Chứng kiến được cơn hen.

- Thời gian: Có các cơn hen xuất hiện trong 2 năm.

Như vậy có thể chẩn đoán xác định được cơn hen phế quản từ tuyến cơ sở.

5.2. Chẩn đoán phân biệt

- Hen tim: Bệnh nhân có cơn khó thở kịch phát, khó thở 2 thì, khó thở nhanh, nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt ở đáy phổi lan nhanh lên đỉnh phổi.

Chiếu hoặc chụp phổi thấy phổi mờ do ứ huyết.

Có thể xẩy ra ở người bị bệnh hẹp van 2 lá, tăng huyết áp.

- Viêm phế quản mạn đợt cấp: Thường ở người lớn tuổi, người già, người có viêm phế quản nặng, có cơn khó thở giống như hen, có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp.

- Khối u và polop khí phế quản: Bệnh nhân khó thở liên tục, cò cử. Cần soi phế quản để xác định.

- Dị vật phế quản: cần khai thác tiền sử kết hợp soi phế quản để xác định.

- Hạch trung thất và khối u trung thất: chèn ép vào khí phế quản gây khó thở, nghe phổi có ran rít. Cần chụp phổi, chụp phế quản để xác định.

- Cơn khó thở do gắng sức: nghỉ ngơi sẽ hết.

6. Điều trị

6.1. Điều trị trong cơn

Nguyên tắc:

- Tăng khả năng thông khí.

- Giãn cơ trơn phế quản.

- Điều hoà nước và điện giải.

Cụ thể:

- Với cơn hen nhẹ:

Salbutamol 2mg 4 – 6 viên/ ngày

+ Khí dung Ventolin, hoặc Berodual

+ Có thể châm cứu hoặc bấm huyệt.

- Với cơn hen trung bình:

+Nằm đầu cao, hút đờm dãi.

+Thở oxy qua bình nước, thở hỗn hợp oxy 70 - 75% qua sonde.

+Aminophylin 0,24g x 1 ống (tiêm tĩnh mạch chậm 5 - 10 phút).

+ Salbutamol 0,5mg truyền tĩnh mạch

+ Hoặc Adrenalin 1mg x 1 ống (tiêm bắp hoặc tiêm dưới da).

+ Nếu không đỡ, sau 1 giờ tiêm nhắc lại.

+ Khí dung Ventolin hoặc Berodual.

+ Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm

+ Khi điều trị cơn hen nhẹ và trung bình, phương thức điều trị này là phù hợp với tuyến cơ sở.

- Với cơn hen nặng:

+ Nằm đầu cao, hút đờm dãi, thở oxy. Nếu có suy hô hấp nặng phải đặt nội khí quản, thở máy.

+ Corticosteroid: Depersolon hoặc Solumedrol truyền tĩnh mạch, có thể kết hợp Aminophylin.

+ Điều hoà nước và điện giải: Qua đường uống và truyền dịch: Dung dịch Glucose 5%, dung dịch Natribicacbonat 140/00

+ Dùng kháng sinh khi có bội nhiễm

+ Nếu không đỡ, phải chuyển tuyến trên điều trị. tránh suy hô hấp và nguy cơ tử vong.

6.2. Điều trị ngoài cơn (dự phòng)

- Hạn chế và loại bỏ tiếp xúc với dị nguyên: thuốc lá, thuốc lào, bụi...

- Giải mẫn cảm bằng dị nguyên đặc hiệu.

- Kháng viêm Corticoid dạng hít.

- Điều trị các ổ nhiễm trùng ở mũi, họng, xoang ...

- Thay đổi nơi làm việc và sinh sống, làm sạch môi trường sống.

- Tránh mọi sang chấn tinh thần.

- Tập thể dục liệu pháp.

- Bảo vệ sự bền vững của màng tế bào Mastocyte: Coromolyn (Intal, zaditen).

- Điều trị ngoại khoa: cắt hạch giao cảm ngực (kết quả không rõ).

7. Phòng bệnh

Ngăn ngừa những cơ hội thuận lợi gây bệnh và đề phòng những cơn hen tái phát:

- Không hút thuốc lào, thuốc lá, tránh các thức ăn hay vật dụng có khả năng gây cơn hen.

- Thay đổi và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho hợp lý.

- Tăng cường thể dụng liệu pháp, luyện tập khí công.

- Giữ ấm khi trời lạnh và tìm nơi khí hậu thích hợp.


LƯỢNG GIÁ

*. Khoanh tròn vào các ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Bệnh nhân A vào viện vì khó thở, ho khạc đờm nhầy, trắng, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhìn lồng ngực có co kéo hõm trên xương ức và các khoang liên sườn. Khám phổi trong hơn bình thường, nghe đầy ran rít, ran ngáy, rì rào phế nang giảm.

1. Trong các tiền sử cần khai thác sau đây, tiền sử nào có giá trị nhất

A. Tiền sử tiếp xúc bệnh nhân lao

B. Tiền tử nhiễm trùng đường hô hấp trên

C. Tiền sử dị ứng

D. Tiền sử hút thuốc lá

2. Chẩn đoán nào sau đây là hợp lý nhất:

E. Viên phổi thùy

F. COPD

G. Lao phổi

H. Hen phế quản

3. Bệnh nhân A có hội chứng nào sau đây:

I. Hội chứng đông đặc

J. Hội chứng 3 giảm

K. Hội chứng phế quản

L. Hội chứng tràn khí màng phổi

4. Bệnh nhân có thể bị biến chứng nào sau đây:

M. Bội nhiễm phổi

N. Tràn khí màng phổi

O. Tâm phế mạn

P. Tràn dịch màng phổi

5. Thuốc nào được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân

Q. Kháng sinh + Salbutamol

R. Salbutamol + Thở oxy + glucocorticoid

S. Berodual + Salbutamol

T. Gentamycine + Penicilline

Bài 4

VIÊM PHỔI THUỲ


MỤC TIÊU

1. Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của viêm phổi thuỳ.

2. Trình bày được chẩn đoán, hướng điều trị và phòng bệnh viêm phổi thùy.

NỘI DUNG

1. Định nghĩa:

Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Nguyên nhân do vi khuẩn, virus, ký sinh vật.

2. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi

* Nguyên nhân

- Phế cầu là nguyên nhân hay gặp nhất (ở người trẻ tuổi)

- Liên cầu, tụ cầu gặp ở trẻ em và người già yếu

- Klebsiella pneumoniae: gặp ở người suy kiệt, bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao.

* Điều kiện thuận lợi:

- Lạnh.

- Nghiện rượu.

- Chấn thương sọ não, hôn mê.

- Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu.

- Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống.

- Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.

- Cơ thể suy nhược, còi xương, gầy yếu.

3. Triệu chứng

* Cơ năng:

- Bệnh thường xảy ra đột ngột ở người trẻ tuổi.

- Bắt đầu bằng cơn rét run khoảng 30 phút, t0 39 - 400C, mạch nhanh, mặt đỏ, sau vài giờ thấy khó thở, toát mồ hôi, môi tím, có mụn herpet ở môi, mép.

ở người già, người nghiện rượu có lú lẫn, trẻ em có co giật.

- Đau ngực bên tổn thương.

- Ho: lúc đầu ho khan, sau có đờm hoặc màu rỉ sắt.

- Có khi nôn mửa, chướng bụng.

* Thực thể:

- Lúc đầu thấy rì rào phế nang giảm bên tổn thương, gõ và sờ bình thường. Có thể có tiếng cọ màng phổi và ran nổ cuối thì thở vào.

- Thời kỳ toàn phát: Có hội chứng đông đặc rõ, có tiếng thổi ống.

* Cận lâm sàng:

- X quang: thấy 1 đám mờ của một thùy hay 1 phân thuỳ hình tam giác, đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí