Kể Được Các Đặc Điểm Dịch Tễ Và Giải Thích Cách Phòng Bệnh Cúm

KẾT LUẬN

Bệnh truyền nhiễm rất thường gặp. Các bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm chung, bệnh tiến triển theo quy luật qua các thời kỳ. Sự phân chia bệnh truyền nhiễm cũng như chẩn đoán và điều trị theo một quan niệm và nguyên tắc thống nhất.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày đặc điểm về bệnh truyền nhiễm ?

2. Trình bày căn cứ chẩn đoán và hướng điều trị bệnh truyền nhiễm ?

3. Xét nghiệm cơ bản với các bệnh truyền nhiễm bao gồm A …………………

B………………….

4. Chẩn đoán xác định bệnh truyền nhiễm dựa vào A………………….

B………………….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

C………………….

Bài 23

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 12

BỆNH CÚM


MỤC TIÊU

1. Kể được các đặc điểm dịch tễ và giải thích cách phòng bệnh cúm

2. Mô tả được triệu chứng lâm sàn, cận lâm sàng và các biến chứng thường gặp của bệnh cúm.

3. Trình bày được căn cứ chẩn đoán, phác đồ điều trị bệnh cúm


NỘI DUNG

1. Đại cương

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp, có khả năng gây dịch lớn do virus cúm gây nên, bệnh biểu hiện bằng triệu chứng viêm long đường hô hấp.

2. Nguyên nhân – dịch tễ học

2.1. Nguyên nhân

Virus cúm hình cầu hay hình sợi, kích thước 80- 130Nm, nhân có ARN. Dựa vào tính kháng nguyên người ta chia làm 4 tup: A, B, C, D. Virus cúm có sức đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt ở ngoại cảnh tính kháng nguyên của virus cúm dễ biến dị hay phát sinh thành các chủng mới.

2.2. Dịch tễ học

2.2.1. Nguồn bệnh: là người bệnh

2.2.2. Đường lây: theo đường hô hấp qua các giọt nước bọt nhỏ

2.2.3. Cảm thụ – miễn dịch: người có tính cảm thụ cao, nhất là lứa tuổi đi học, đi làm, sau khi khỏi bệnh nhân có miễn dịch bền vững, không có miễn dịch chéo giữa các tup.

2.2.4. Đặc điểm dịch

- Dịch tản phát cả 4 mùa nhưng hay thành dịch vào mùa lạnh.

- Dịch cúm thường xảy ra đột ngột, lan truyền nhanh có tính chất bùng nổ.

- Số người mắc nhiều, thời gian lại sức kéo dài gây ra các tổn thất về kinh tế.

3. Triệu chứng học

3.1. Lâm sàng: (thể thông thường, điển hình)

3.1.1. Ủ bệnh: 1-3 ngày có khi chỉ vài giờ

3.1.2. Khởi phát và toàn phát: xuất hiện đột ngột, sốt cao, rét run 39oC- 40oC, mệt mỏi đau mình, nhức đầu. Có 2 hội chứng nổi bật:

+ Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc:

- Sốt cao liên tục hoặc giảm tạm thời vào ngày thứ 3 rồi nhiệt độ lại lên ngay (nhiệt độ hình chữ V), đau đầu, đau mình, đau cơ khớp, nước tiểu vàng, đái ít, quanh miệng có thể có Ecpet.

+ Hội chứng viêm xuất tiết đường hô hấp:

- Ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ngạt mũi, màng tiếp hợp đỏ, họng đỏ, Amiđan đỏ, rát họng, khạc đờm trong nhày. Nghe phổi có ran ngáy, ran rít.

3.2. Cận lâm sàng

- CTM: Số lượng bạch cầu giảm, tỷ lệ bạch cầu đa nhân giảm

- XQ: Rốn phổi đậm

- Phản ứng Hirst : Kết quả dương tính khi hiệu giá kháng thể đạt 1/1280 hoặc biến động kháng thể lần hai tăng gấp 4 lần trở lên

- Phản ứng kết hợp bổ thể

- Chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang

- Phân lập virus : Có giá trị chẩn đoán quyết định. Lấy dịch mũi họng, cấy trên tổ chức phôi gà.

3.3. Thể lâm sàng

Ở trẻ em và người già: bệnh cảnh có thể mờ nhạt, không rõ ràng. Nhưng hay có biến chứng nặng ở hệ thần kinh và đường hô hấp.

4. Tiến triển và biến chứng

4.1. Tiến triển: thông thường bệnh diễn biến nhanh, sốt 4 – 5 ngày, các triệu chứng viêm xuất tiết kéo dài hơn và thời kỳ lại sức thường kéo dài tới vài tuần.


4.2. Biến chứng

+ Não, màng não: hôn mê, co giật, liệt hoặc li bì, mê sảng, có hội chứng màng não.

+ Xuất huyết: nôn ra máu, đái ra máu.

+ Phù phổi cấp: khó thở, tím tái, ho ra bọt màu hồng.

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định

- Lâm sàng

- Dịch tễ

5.2. Chẩn đoán phân biệt

- Viêm gan viruS

- Ho gà

- Leptospirae

6. Điều trị

6.1. Điều trị thể thông thường

- Cách ly bệnh nhân: cho bệnh nhân nằm riêng, che thêm màn gió, người bệnh phải đeo khẩu trang, không được tiếp xúc với người khoẻ.

- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, tránh lạnh

- Nhỏ mũi: bằng Ephedrin 3%

- Hạ sốt: APC, Aspirin

- An thần

- Vi tamin

6.2. Thể nặng có biến chứng

- Bù nước và điện giải

- Trợ tim

- Thở oxy

- Kháng sinh

7. Phòng bệnh: rất khó phòng

- Nhỏ mũi bằng dầu Gomenol 3%, nước tỏi

- Giảm tập trung đông người trong vụ dịch

- Phát hiện và cách ly người bệnh.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày đặc điểm dịch tễ và triệu chứng học của bệnh cúm

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu1. Trong giai đoạn toàn phát của bệnh cúm, có hai hội chứng nổi bật sau: A..................

B..................

Câu 2. Các biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cúm A..................

B..................

C..................

Bài 24

BỆNH THUỶ ĐẬU


MỤC TIÊU

1. Kể được các đặc điểm dịch tễ và giải thích cách phòng bệnh thủy đậu.

2. Mô tả được diễn biến của bệnh và các biến chứng của bệnh thủy đậu .

3. Trình bày được các căn cứ chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh thủy

đậu.


NỘI DUNG

1. Đại cương

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp do virus thuỷ đậu gây ra, bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện trên lâm sàng bằng phát ban có mụn nước, bệnh nhìn chung diễn biến lành tính.

2. Nguyên nhân – dịch tễ học

2.1. Nguyên nhân: Virus thuỷ đậu là loại virus có ADN trong nhân, có sức đề kháng kém ở ngoại cảnh.

2.2. Dịch tễ học

2.2.1. Nguồn bệnh: là người bệnh lây mạnh từ thời kỳ bắt đầu phát ban cho tới 5 ngày sau khi mọc đợt ban cuối cùng.

2.2.2. Đường lây: lây theo đường hô hấp

2.2.3. Cảm thụ – miễn dịch: trẻ em có tính cảm thụ mạnh tuổi cảm thụ mạnh nhất từ 7 tháng đến 7 tuổi. Sau khi khỏi, bệnh nhân có miễn dịch bền vững.

2.2.4. Đặc điểm dịch

- Hay gây dịch ở các tập thể trẻ em.

- Bệnh tăng mạnh vào mùa thu, đông xuân.

3. Triệu chứng học

3.1. Lâm sàng

3.1.1. Ủ bệnh: trung bình là 2 tuần

3.1.2. Khởi phát: kéo dài 1 ngày

- Trẻ nhỏ: không có triệu chứng gì hoặc có sốt nhẹ

- Trẻ lớn: sốt, đau mỏi, nhức đầu

3.1.3. Toàn phát: kéo dài 6 – 8 ngày.

+ Trẻ sốt nhẹ hoặc không sốt

+ Mọc ban: với các đặc điểm sau

- Ban mọc lung tung, kích thước khác nhau, nhỏ bằng đầu đinh giun hoặc to bằng hạt đậu.

- Mụn nuớc ở rất nông trên mặt da, dịch của mụn nước màu trong suốt.

- Các mụn nước xẹp nhanh sau 1 – 2 ngày rồi đóng vẩy màu nâu và không để lại sẹo, sau đó lại mọc tiếp đợt khác.


Như vậy: trên cùng một mảng da có nhiều lứa tuổi ban thuỷ đậu khác nhau.

3.2. Cận lâm sàng

- Công thức máu: Số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi giảm, tỷ lệ bạch cầu đa nhân tăng tỷ lệ bạch cầu Lympho.

- Tốc độ máu lắng tăng

4. Tiến triển – biến chứng

4.1. Tiến triển: thường diễn biến lành tính

4.2. Biến chứng

- Bội nhiễm tại chỗ gây viêm da mủ

- Viêm tai giữa

- Viêm phế quản phổi

- Viêm não hậu phát.

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định

+ Lâm sàng : Phát ban có mụn nước.

Hội chứng nhiễm trùng nhẹ

+ Dịch tễ: có ổ dịch

5.2. Chẩn đoán phân biệt

+ Eezema: có nhiều mụn nước nhỏ li ti trên một vùng da đỏ ranh giới không rõ gặp nhiều ở vùng đầu, mặt.

+ Đậu mùa

+ Viêm da liên cầu: biểu hiện bằng các mụn mủ vỡ và lan ra xung quanh.

6. Điều trị

- Vệ sinh đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát

- Lau rửa bằng thuốc tím pha loãng (tránh cọ sát làm vỡ mụn nước, cắt móng chân móng tay)

- Nhỏ mũi bằng Sulfarin, Argyrol

- Chấm lên mụn nước dung dịch xanhmetylen

- Cho thuốc kháng Histamin để giảm ngứa

- Chỉ cho kháng sinh khi có bội nhiễm.

7. Phòng bệnh

- Phát hiện sớm và cách ly 9 ngày kể từ khi mọc ban.

- Mở cửa thông gió.

- Đối với trẻ em cần được bảo vệ: tiêm gama Globulin 3 – 6ml.


LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng của bệnh thuỷ đậu?

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Các triệu chứng của bệnh thuỷ đậu.

A. Bội nhiễm B.................. C.................. D.................

Câu 2. Đặc điểm dịch bệnh thuỷ đậu.

A..................

B..................

Câu 3. Để chẩn đoán xác định bệnh thuỷ đậu, người ta dựa vào: A..................

B..................

Câu 4. Cần phân biệt bệnh thuỷ đậu với một số bệnh sau: A..................

B. Đậu mùa

C..................

Bài 25

BỆNH QUAI BỊ


MỤC TIÊU

1. Kể được các đặc điểm dịch tễ và giải thích cách phòng bệnh quai bị.

2. Mô tả được triệu chứng và các thể lâm sàng của bệnh quai bị.

3. Trình bày được các căn cứ chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh quai

bị.


NỘI DUNG

1. Đại cương: Là bệnh viêm tuyến nước bọt cấp tính do Virút quai bị gây nên, bệnh lây theo đường hô hấp

2. Nguyên nhân - đặc điểm dịch tễ

2.1. Nguyên nhân: Virút quai bị thuộc nhóm Myxovirút, kích thước 85 – 340Nm. Sức đề kháng kém ở ngoại cảnh.

2.2. Dịch tễ học

2.2.1. Nguồn bệnh: Là người bệnh, bệnh bắt đầu lây ở cuối thời kỳ ủ bệnh đến ngày thứ 9 của bệnh.

2.2.2. Đường lây: trực tiếp theo đường hô hấp

2.2.3. Cảm thụ – miễn dịch:

Tính cảm thụ thấp hơn nhiều so với các bệnh khác, bệnh cảm thụ mạnh nhất ở lứa tuổi 5 – 15 tuổi, sau khi khỏi thì bệnh nhân có miễn dịch bền vững.

2.2.4. Đặc điểm dịch

- Bệnh tản phát

- Có thể thành dịch ở các tập thể trẻ em, trường học, doanh trại bộ đội.

3. Triệu chứng

3.1. Lâm sàng

3.1.1. Ủ bệnh: 18 – 20 ngày

3.1.2. Khởi phát: 2- 3 ngày: sốt 38o - 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, đau các cơ khớp.

3.1.3. Toàn phát

+ Tuyến mang tai sưng và đau

- Sưng: mới đầu biểu hiện sưng một bên và sau 2 – 3 ngày lan sang bên kia, da căng chắc, không đỏ, ấn không lún da xung quanh hơi nề, nề có thể lan tới má và cổ làm khuân mặt bị thay đổi.

- Đau: bệnh nhân có cảm giác đau vùng mang tai, đau tăng lên khi nhai và khi há miệng. Đau nhiều lên khi ấu vào nắp lỗ tai và góc hàm.

- Khám vùng hạch trước tai và góc hàm cũng to và đau

+ Tuyến nước bọt sưng và đau.

3.2. Cận lâm sàng

- CTM: số lượng bạch cầu giảm, tỷ lệ bạch cầu đa nhân giảm, tăng tỷ lệ bạch cầu Lympho

- Amylaza máu và nươc tiểu đều tăng

3.3. Các thể lâm sàng

3.3.1. Viêm tinh hoàn

- Thường gặp ở thanh niên, xuất hiện vào ngày 7-10 của bệnh sau khi có viêm tuyến mang tai, đa số là ở một bên.

- Triệu chứng báo hiệu: sốt cao, ớn lạnh, đau bụng, nhức đầu.... Sau đó có biểu hiện tinh hoàn sưng to (nóng, đỏ, sưng, đau)

- Bệnh khỏi sau 8-10 ngày, 30 – 40% số trường hợp teo tinh hoàn nhưng chỉ có rất ít bị vô sinh.

3.3.2. Viêm buồng trứng:

Chiếm 2-5% số trường hợp, bệnh nhân có đau vùng hố chậu, có thể gây chảy máu tử cung và thường không có di chứng.

3.3.3. Viêm màng não

- Thường gặp ở trẻ em, xuất hiện vào ngày thứ 3 -10 sau khi có viêm tuyến mang tai.

- Bệnh nhân sốt cao và không có hội chứng màng não.

- Nói chung là diễn biến lành tính.

3.3.4. Một số biến chứng khác

- Viêm tuỵ cấp

- Viêm tuyến giáp

- Viêm cơ tim

4. Tiến triển

Thường sau khoảng một tuần lễ các triệu chứng sốt, tình trạng viêm tuyến mang tai giảm đi.

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định

- Lâm sàng: sốt, đau, sưng tuyến mang tai, không hoá mủ

- Cận lâm sàng

- Dịch tễ học: mùa, ổ dịch, lứa tuổi.

5.2. Chẩn đoán phân biệt: Với viêm tuyến mang tai do nguyên nhân khác: chỉ viêm một bên và có hoá mủ, bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

6. Điều trị

- Nghỉ ngơi

- Đắp ấm vùng tuyến mang tai

- Thuốc hạ nhiệt, giảm đau

- Chế độ ăn lỏng

+ Nếu có viêm tinh hoàn.

- Nằm nghỉ tuyệt đối 7-10 ngày

- Corticoide

- Mặc si-lip để treo tinh hoàn.

7. Phòng bệnh

- Cách ly (tại gia đình) tới ngày thứ 9 của bệnh

- Với trẻ (có tiếp xúc với nguồn bệnh) cần cách ly và theo dõi 11 ngày kể từ khi không tiếp xúc với bệnh nhân nữa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024