Kể Được Các Đặc Điểm Dịch Tễ Và Lý Giải Cách Phòng Bệnh Viêm Màng Não Mủ.

LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng của bệnh quai bị?

2. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Các thể lâm sàng của bệnh quai bị.

A.................

B.................

C.................

D. Viêm tụy, viêm tuyến giáp, viêm cơ tim. Câu 2. Biện pháp điều trị bệnh quai bị.

A.................

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

B.................

C.................

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 13

D. Chế độ ăn lỏng.

Bài 26

VIÊM MÀNG NÃO MỦ


MỤC TIÊU

1. Kể được các đặc điểm dịch tễ và lý giải cách phòng bệnh viêm màng não mủ.

2. Mô tả được triệu chứng, tiến triển và biến chứng bệnh viêm màng não

mủ.

3. Trình bày được chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh viêm màng não mủ.


NỘI DUNG

1. Đại cương

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường hô hấp do cầu khuẩn màng não gây nên, bệnh có thể phát thành dịch.

2. Nguyên nhân – dịch tễ học

2.1. Nguyên nhân :

Cầu khuẩn màng não (Neisseria meningitidis) có hình song cầu khuẩn hạt cà phê, có sức đề kháng kém ở ngoại cảnh.

(Trẻ sơ sinh: Streptococcus, Echoli; trẻ 3 -24 tháng: Haemophilus inpluenza nhóm B; 5 – 15 tuổi: Neisseriameningitidis, Streptococcus Pneumonial, Staphylococcus)

2.2. Đặc điểm dịch tễ :

2.2.1. Nguồn bệnh

- Người bệnh.

- Người lành mang vi khuẩn

2.2.2. Đường lây

- Trực tiếp: qua đuờng hô hấp là con đường cơ bản

- Gián tiếp: qua đồ vật.

2.2.3. Cảm thụ miễn dịch

Trong một vụ dịch thì 99% là người lành mang vi khuẩn và chỉ có 1% là biểu hiện bệnh; tuổi hay mắc bệnh từ 10 – 18 tuổi.

Sau khi khỏi bệnh nhân có kháng thể trong máu nhưng vai trò bảo vệ kém.

2.2.4. Đặc điểm dịch: dịch tản phát quanh năm, gặp nhiều về mùa lạnh.

3. Triệu chứng học

3.1. Lâm sàng:

3.1.1. Ủ bệnh: trung bình từ 3 – 4 ngày

3.1.2. Khởi phát

- Sốt đột ngột với triệu chứng sốt cao, nhức đầu, nôn

- Có viêm mũi họng

- Có thể có vài nốt xuất huyết dưới da

- Tư thế bệnh nhân: nằm co quắp, gáy ưỡn, quay mặt vào bóng tối.

3.1.3. Toàn phát: biểu hiện bằng 2 hội chứng.

* Hội chứng màng não:

+ Cơ năng.

- Đau đầu

- Nôn vọt, nôn dễ dàng, nhất là khi thay đổi tư thế

- Táo bón hoặc ỉa chảy.

+ Thực thể:

- Cổ cứng

- Kernig (+)

- Vạch màng não (+)

* Rối loạn thần kinh thực vật: vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi

* Các dấu hiệu khác:

- Mê sảng, li bì, buồn ngủ, hôn mê hoặc co giật

- Dấu hiệu thần kinh khư trú: liệt mặt, liệt 1/2 người

* Hội chững nhiễm khuẩn - nhiễm độc: Sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi.

3.2. Cận lâm sàng

+ Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính

tăng


+ Chọc dò dịch não tuỷ:

- Màu sắc: đục như nước vo gạo hoặc giống mủ

- Áp lực: tăng

- Sinh hoá: Protein tăng ( 0,5 – 2g/l )

- Tế bào: tăng từ vài trăm đến vài ngàn/ml đa số là bạch cầu đa nhân trung tính.

+ Nuôi cấy dịch não tuỷ: có cầu khuẩn màng não mọc.

4. Tiến triển – biến chứng

4.1. Tiến triển: nếu được điều trị sớm và tích cực các hiệu chứng sẽ giảm đi sa u một tuần lễ

4.2. Biến chứng

- Tắc lỗ lưu thông nước não tuỷ não úng thuỷ

- Bội nhiễm: viêm tai, viêm phổi.

5. Chẩn đoán

5.1.Chẩn đoán xác định: Dựa vào 3 yếu tố

+ Lâm sàng: hội chứng màng não

hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc

+ Cận lâm sàng

+ Dịch tễ : có ổ dịch

5.2. Chẩn đoán phân biệt

- Viêm màng não do lao: khởi phát từ từ và có các triệu chứng của bệnh lao (sốt về chiều, ho vv... ) nước não tuỷ màu vàng chanh, tế bào 100 – 200/ml chủ yếu là lymfocyt.

- Viêm màng não do virút: bệnh khởi phát đột ngột, dịch não tuỷ trong vắt, có sự phân ly giữa đạm và tế bào.

6. Điều trị

6.1. Nguyên tắc điều trị: Dùng kháng sinh

- Dùng sớm, ngay khi có chẩn đoán.

- Dựa vào kháng sinh đồ, chọn kháng sinh dễ thấm qua màng não.

- Dùng theo đường tĩnh mạch, đủ liều, đủ thời gian.

6.2. Điều trị nguyên nhân

Phối hợp Penicillin + Sunfamide

- Penicillin 5 – 10 triệu đơn vị/24h vừa kết hợp truyền nhỏ giọt tĩnh mạch vừa tiêm bắp.

- Sunfamide 0,1 – 0,5g/kg/24h

- Nếu vi khuẩn kháng Penicillin thì thay bằng Cloramphenicol 4-6g/24h

6.3. Điều trị triệu chứng và cơ chế

- Chống phù não

- An thần, chống co giật: Seduxen 5-10mg/24h

Meprobamat 0,4-0,8g/24h

- Trợ tim mạch.

- Ăn lỏng, nhẹ, thức ăn giàu đạm và vitamin

- Nếu bệnh nhân hôn mê thì cho ăn qua Sonde

7. Phòng bệnh

- Phát hiện sớm, cách ly sớm bệnh nhân, điều trị kịp thời, giảm tập trung đông người trong vụ dịch.

- Tẩy uế buồng bệnh nhân và khu dịch.

- Điều trị tích cực các ổ nhiễm khuẩn nguyên phá t (tai, mũi, họng)


LƯỢNG GIÁ


1. Trình bày đặc điểm dịch tễ học và biện pháp phòng bệnh viêm màng não mủ?

2. Trình bày triệu chứng học của bệnh viêm não mủ ?

3. Điền vào chỗ trống các câu sau

Câu 1. Bệnh viêm màng não mủ có các nguồn bệnh như sau: A.................

B.................

Câu 2. Bệnh viêm màng não mủ có các đuờng lây nhiễm như sau: A.................

B.................

Câu 3. Hội chứng màng não có biểu hiện bằng các triệu chứng cơ năng như sau: A.................

B.................

C.................

Câu 4. Các biến chứng có thể gặp trong bệnh viêm màng não mủ: A.................

B.................

Câu 5. Các căn cứ để chẩn đoán xác định bệnh viêm màng não mủ: A.................

B.................

C.................

Câu 6. Bệnh viêm màng não mủ cần phân biệt với các bệnh sau: A.................

B.................

Bài 27

BỆNH LAO PHỔI


MỤC TIÊU

1. Mô tả được triệu chứng của các thể bệnh lao phổi và biện pháp phòng bệnh lao phổi.

2. Trình bày được các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi.


NỘI DUNG

1. Lao phổi cấp

- Đây là những thể lao rất nặng và có triệu chứng lâm sàng rầm rộ bao gồm lao kê, phế quản phế viêm lao, phế viêm lao.

- Trước đây khi chưa có thuốc điều trị thì tỷ lệ tử vong của bệnh này rất cao, từ khi có thuốc điều trị đặc hiệu cùng các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả đã làm thay đổi rất nhiều bệnh cảnh lâm sàng, tiến triển và tiên lượng bệnh.

- Hiện nay, lao kê gặp ở mọi lứa tuổi, phế quản phế viêm lao và phế viêm lao ít gặp hơn.

1.1. Lao kê

1.1.1. Khái niệm

- Là một thể lao cấp tính có đặc điểm tổn thương là những nốt lao rất nhỏ như hạt kê, đường kính từ 1-2 mm rải rác khắp 2 phổi và có xu hướng lan tràn ra các cơ quan khác của cơ thể.

- Bệnh rất nặng nhưng có thể điều trị khỏi một cách triệt để.

- Tuổi mắc bệnh: trước đây thường gặp ở trẻ em nhưng hiện nay gặp ở mọi lứa tuổi.

- Lao kê có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh lao.

1.1.2. Triệu chứng lâm sàng

Bệnh cảnh lâm sàng thường không tương xứng với tổn thương.

+ Giai đoạn khởi đầu:

- Bệnh khởi đầu một cách rầm rộ : sốt cao, rét run sốt kéo dài kèm theo khó thở, ho khan ra ít đờm, ho ra máu, khàn tiếng, thể trạng suy sụp nhanh.

- Bệnh có thể khởi đầu một cách từ từ: sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi, gầy sút, khó thở khi gắng sức, các triệu chứng trên kéo dài vài tuần lễ. Sau đó sốt đột ngột tăng cao 39 – 40oC.

- Một số bệnh nhân không biểu hiện các triệu chứng cơ năng về hô hấp và chỉ phát hiện khi chụp phổi.

+ Giai đoạn toàn phát:

- Bệnh nhân trong tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, sốt cao 39 – 40oC, li bì. Ở trẻ nhỏ có biểu hiện gầy sút, khó thở nhẹ, sốt nhẹ hoặc không sốt (gọi là lao kê thể lạnh).

- Các triệu chứng thực thể ở phổi nghèo nàn, có thể có các triệu chứng ở các bộ phận khác như màng não, màng bụng, xương khớp vv...

1.1.3. Cận lâm sàng

- Xquang: thấy hình ảnh lao kê

- Phản ứng Mantoux (+)

- Xét nghiệm đờm : BK(+)

- Máu: VSS tăng, số lượng bạch cầu tăng và tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính

tăng.

1.1.4. Diễn biến

- Bệnh khỏi hoàn toàn : Phổi trở lại bình thường, đây là các trường hợp nhẹ, phát hiện sớm và điều trị đúng.

- Nếu được điều trị muộn: sau khi được điều trị vẫn để lại một vài nốt nhỏ và khả năng tái phát.

- Bệnh nhân tuy khỏi bệnh nhưng trên phim vẫn còn có các nốt vôi hoá.

- Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp: ngoài những tổn thương cấp tính còn xuất hiện cả lao xơ hang mạn tính, kèm theo lao ngoài phổi.

1.1.5. Chẩn đoán

+ Chẩn đoán xác định.

- Lâm sàng: sốt kéo dài, ho khan, khó thở, toàn thân biểu hiện tình trạng nhiễm độc, nhiễm khuản, người gầy sút, mệt mỏi.

- Xquang

- Xét nghiệm đờm có BK(+)

- Dựa vào nguồn lây.

+ Chẩn đoán phân biệt.

- Nhiễm khuẩn phổi do tụ cầu hay do virút sởi.

- Ứ huyết phổi: suy tim, phù phổi cấp.

- Bụi phổi nghề nghiệp.

1.1.6. Phòng bệnh

- Tiêm phòng vacxin BCG.

- Điều trị dự phòng cho tất cả những người bị nhiễm lao

1.2. Phế quản phế viêm lao

- Trên lâm sàng có biểu hiện triệu chứng ho khạc ra đờm.

- Xét nghiệm: có thể tìm thấy BK bằng phương pháp nhuộm, soi trực

tiếp.

- Xquang: là những nốt mờ không đồng đều về đậm độ và kích thước tập trung

thành đám ở cạnh tim và 2 rốn phổi.

- Phế quản phế viêm lao hiện nay thường gặp ở những người nghiện rượu, người già, người suy sụp sức khoẻ.

2. Lao phổi mạn tính

2.1. Đại cương

+ Định nghĩa: lao phổi mãn tính là thể viêm phế nang kéo dài, có thể gây hoại tử bã đậu và vôi xơ hoá phổi. Nguyên nhân do vi khuẩn lao.

+ Đặc điểm:

- Lao phổi mãn tính gặp chủ yếu tái phát sau lao xơ nhiễm.

- Lao phổi mãn tính là thể lao còn phổ biến.

- Đặc điểm lâm sàng của lao phổi mãn tính diễn biến đa dạng, các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường kín đáo, kéo dài và xen kẽ có những đợt tiến triển, do đó chẩn đoán bệnh thường muộn.

+ Yếu tố thuận lợi.

- Gặp ở những người suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc bẩm sinh.

- Người dùng thuốc điều trị Coorticoid, các hoá chất điều trị ung thư, bệnh bạch

cầu.

2.2. Triệu chứng lâm sàng

- Hội chứng nhiễm khuẩn mạn tính: sốt nhẹ 37o5 – 38o5, sốt kéo dài 2-3 tuần lễ, sốt thường vào buổi chiều và tối.

- Ho khạc đờm kéo dài trên 4 tuần.

- Ho ra máu: máu đỏ tươi, thường có đuôi khái huyết lượng máu nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tổn thương rộng hay hẹp.

- Gầy, sút cân: bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém, gầy sút 2-3 kg, có khi sút tới 5 –

6 kg.


ngực.


- Đau ngực : đau nhẹ theo nhịp thở và lan ra vùng sau lưng bên bả cột sống.

- Có thể gặp khó thở nhẹ và tăng dần khi tổn thương rộng hoặc sơ phổi.

- Khám thực thể:

. Nhìn: lồng ngực lép khi có tổn thương xơ hang và co kéo gây biến dạng lồng


. Sờ: rung thanh tăng.

. Gõ đục vùng tổn thương.

. Nghe: rì rào phế nang giảm, có ralles ẩm, ralles nổ.

2.3. Cận lâm sàng

- Phản ứng Mantoux (+)

- Xét nghiệm đờm BK(+)

- Xquang:

. Lao thâm nhiễm

. Lao thể nốt.

. Lao xơ

2.4. Chẩn đoán

+ Chẩn đoán xác định:

- Lâm sàng: ho ra máu hoặc ho kéo dài, đã điều trị kháng sinh thông thường nhưng không có kết quả.

- Xquang

- Xét nghiệm: BK(+)

+ Chẩn đoán phân biệt:

- Viêm đường hô hấp trên.

- Viêm phế quản

- Viêm khuẩn do tạp khuẩn, virút, ký sinh trùng.

- Abces phổi

- Bụi phổi

- Ung thư phế quản.

- Giãn phế quản.

- Sán lá phổi.

2.5. Phòng bệnh

- Điều trị triệt để lao tiên phát.

- Tránh tiếp xúc với nguồn lây: đặc biệt là trẻ em và người sức khỏe kém.

- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc.

3. Điều trị bệnh lao

3.1. Nguyên tắc điều trị

+ Phối hợp các thuốc chữa lao: nhằm tiêu diệt toàn bộ các trực khuẩn lao trong các tổn thương tránh hiện tượng kháng thuốc, thường sử dụng 3- 4 loại thuốc ở giai đoạn đầu, 2 loại thuốc ở giai đoạn sau:

+ Tiên lượng: thuốc đủ, dùng vào một lần trong ngày để đảm bảo nồng độ thuốc trong máu có hiệu quả. Nồng độ này có khả năng diệt vi khuẩn, không gây ra tình trạng kháng thuốc.

+ Điều trị gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu (giai đoạn tấn công): với ba loại thuốc nhằm tiêu diệt số lượng BK có rất nhiều trong cơ thể, thời gian từ 2-3 tháng.

- Giai đoạn tiếp tục (giai đoạn duy trì): với hai loại thuốc, thời gian từ 4 đến 6

tháng.

+ Dùng thuốc đều đặn theo đúng quy định: không được bỏ thuốc, chế độ điều

trị có kiểm soát, đòi hỏi người bệnh phải uống thuốc, tiêm thuốc trước mặt nhân viên y tế.

+ Thời gian điều trị: phải đủ, liên tục để đảm bảo nồng độ thuốc thường xuyên có hiệu quả.

3.2. Thuốc chống lao

3.2.1. Rifampicin: (R)

- Đây là loại thuốc tác dụng mạnh nhất, tỷ lệ đột biến kháng thuốc thấp, khuếch tán rất tốt, nồng độ trong máu kéo dài.

- Liều lượng 10mg/kg/ngày

- Cách sử dụng: theo đường uống, dùng khi đói, uống 1 lần.

- Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá nhẹ, phản ứng ngoài da, rối loạn chức năng gan.

3.2.2. Isoniazid ( INH )

- Là loại thuốc có tác dụng mạnh, tỷ lệ đột biến kháng thuốc thấp.

- Liều lượng: 5 - 8mg/kg/ngày (trường hợp sử dụng phối hợp với Rifampicin thì liều 5mg/kg/ ngày)

- Cách sử dụng: theo đường uống.

- Tác dụng phụ: viêm đa dây thần kinh do thiếu VitaminB6

3.2.3. Streptomycin: ( S )

- Tác dụng kém INH 10 lần

- Liều lượng: người lớn 1g/ ngày với người lớn

- Cách sử dụng: tiêm bắp thịt

- Tác dụng phụ: dây thần kinh sọ não số 8

- Chống chỉ định: suy thận, tổn thương dây thần kinh số 8, dị ứng với Streptomycin.

3.2.4. Ethambutol: ( E )

- Tác dụng kém INH 5 lần

- Liều lượng: 25mg/kg/ngày

- Cách sử dụng: theo đường uống

- Tác dụng phụ: có thể gây ngộ độc thần kinh thị giác do dùng quá liều lượng.

- Chống chỉ định: tổn thương mắt, suy thận.

3.2.5. Pyrazinamid : (Z)

- Là thuốc chống lao tương đối mạnh

- Liều lượng: 1,5g đến 2g/ngày

- Cách sử dụng: theo đường uống

- Tác dụng phụ: độc tính với gan, viêm khớp.

3.3. Điều trị

3.3.1. Các nhóm bệnh nhân được ưu tiên điều trị

+ Nhóm bệnh nhân được ưu tiên điều trị hàng đầu là:

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024