Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 26

điện giải, khí máu, nồng độ thuốc kháng

động

kinh,

CTM,

chức

năng

gan

thận...). Nếu hạ glucose máu truyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 26

-Thiết lập đường truyền tĩnh mạch, đồng thời lấy máu xét nghiệm (glucose,


Dextrose 50% + Vitamin B1 2 mg/kg.

- Theo dõi điện tim bằng monitoring, đo

HA, nhiệt độ, khám, nếu được là đo

ÐNÐ.

Lorazepam (0,1 mg/kg tốc độ 1-2

0 - 20 - Diazepam (0,3-0,5 mg/kg) / Clonazepam (0,03-0,05 mg/kg) /


mg/phút).

mạch (TM) 50mg/phút trên 30 phút và

theo dõi tim bằng monitoring. Có loạn

nhịp hay hạ huyết áp thì không dùng hay

20 - 40 - Nếu còn co giật sau tiêm 1 trong 3 thuốc trên thì Phenytoin 20 mg/kg tĩnh


ngưng thuốc.

40 - 50 - Nếu co giật tồn tại 10-20 phút sau tiêm Phenytoin thì bổ sung thêm Phenytoinvới liều 10mg/kg.

Phenobarbital tĩnh mạch 10-20 mg/kg

vớitốc độ 50-100 mg phút khi chưa sử

50 - 70 - Nếu co giật tồn tại sau khi thêm Phenytoin thì đặt nội khí quản và

dụng vào thời điểm 0-20 phút.

- Xem xét kết quả xét nghiệm để điềuchỉnh các bất thường.

70-90

- Ðối với TTÐK bất trị thì dùngPentobarbital liều đầu tĩnh mạch 5-10mg/kg sau đó duy trì 0,05 mg/kg/giờ hayPropofol truyền 1-2 mg/kg lúc đầu sauđó 3-10 mg/kg/giờ hoặc Midazolam0,15-0,20 mg/kg rồi duy trì 0,06-1,1mg/kg/giờ.



8.2.4. Ðiều trị phẫu thuật:

- Ðộng kinh cục bộ không có tổn thương lan rộng.

- Ðộng kinh cục bộ toàn bộ hóa.

- Dị dạng mạch ở nông, u não.

8.2.5.Thái độ xử trí:

- Ðộng kinh mới (lần đầu): Dùng một thuốc.

- Ðộng kinh toàn thể: cơn lớn, co giật cơ và hoặc là cơn bé nên dùng Dépakine sau khi đã loại trừ tổn thương gan. Cơn co giật toàn thể thì có thể chọn Phenobarbital hoặc Dépakine.

- Ðộng kinh cục bộ: Tégrétol.

- Hội chứng West: Dépakine hoặc Rivotril hoặc Urbanyl kết hợp với Corticoides hoặc ACTH.

- Ðộng kinh cũ (đã điều trị): Phải kiểm tra tìm các yếu tố khởi phát nhưuống rượu, mất ngủ, uống thuốc có đúngtheo chỉ dẫn hay ngừng thuốc đột ngột hay không (tốt nhất là định lượng nồng độ thuốc kháng động kinh trong máu để kịp thời điều chỉnh liều).

- Khám kỹ lâm sàng, xét nghiệm glucose máu, ion đồ máu, làm lại điện não, chụp não cắt lớp vi tính nếu cần để điều trị nguyên nhân hoặc thay thuốc khác. Nếu ảnh hưởng tâm lý thì cần tiến hành tâm lý liệu pháp.

Bài 48

BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH

1. ĐẠI CƯƠNG

Tổn thương thần kinh ngoại biên là tập hợp nhiều bệnh lý với những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Khám lâm sàng trong hội chứng này rất quan trọng để có thể tìm ra được nguyên nhân. Việc tìm kiếm này cần thiết đến nỗi cho đến tận ngày nay vẫn phát hiện thêm những hội chứng mới và làm phát triển rất nhiều cho việc điều trị. Đã có nhiều hội chứng được định nghĩa trước đây:

- Đầu tiên là viêm đa dây thần kinh (polyneuropathy), với bệnh lý tổn thương hai bên, đối xứng, có rối loạn cảm giác hoặc rối loạn cảm giác - vận động. Đây là bệnh cảnh thường gặp nhất.

- Viêm nhiều dây thần kinh (multineuropathy hay multiple mononeuropathy) mà biểu hiện của nó không đối xứng. Bệnh cảnh này chủ yếu gặp trong những bệnh lý thần kinh ngoại biên có liên quan đến tình trạng viêm động mạch, nhất là viêm nút quanh động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh Porphyric.

- Cuối cùng là những trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên mà tổn thương xảy ra tuần tự ở thân và

rễ thần kinh, tổn thương vừa ở xa vừa ở gần. Tính chất cấp hay mạn của bệnh lý này được dựa trên tình trạng diễn tiến của bệnh dưới hay trên 6 tháng.

2. BỆNH LÝ TỔN THƯƠNG THẦN KINH NGOẠI BIÊN THEO YHHĐ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH Bệnh lý thần kinh ngoại biên này thường gặp nhất

và có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau, do

nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên:

- Do dùng thuốc.

- Do ngộ độc rượu, chì, arsenic, độc chất …

- Do thiếu sinh tố nhóm B: B1, B2, B6

- Trong các bệnh ác tính và cận ung thư.

- Trong các bệnh thoái hóa, di truyền.

- Trong các bệnh biến dưỡng, tiểu đường, porphyric, goutte, urê huyết cao.

- Trong các bệnh nhiễm trùng: bạch hầu …

2.1. Viêm đa dây thần kinh do dùng thuốc:

Phần lớn các trường hợp là tổn thương sợi trục dẫn đến bệnh cảnh rối loạn cảm giác, hoặc rối loạn cảm giác

- vận động, rất hiếm khi chỉ biểu hiện rối loạn vận động. Bệnh lý này thường gặp hơn những trường hợp viêm đa dây thần kinh do độc chất.

2.1.1. Tổn thương sợi trục:

- Tính chất chủ yếu của bệnh là bán cấp và mạn.

- Những dấu hiệu đầu tiên trong phần lớn các trường hợp là rối loạn cảm giác ở ngọn chi, di chuyển dần về gốc chi. Triệu chứng nổi bật là tê, giảm cảm giác, hoặc hiếm hơn là đau ở ngón chân - bàn chân, sau đó là bàn tay.

- Biểu hiện lâm sàng giai đoạn đầu thường nghèo nàn gồm giảm cảm giác đau và nóng lạnh ở phần xa của chi dưới và giảm phản xạ gân gót. Giảm vận động xuất hiện trễ nhất và thường chỉ là dấu bàn chân rớt.

- Dấu điện cơ có giá trị quan trọng. Dấu chứng này lúc đầu xuất hiện ở chi dưới, sau đó mới xuất hiện ở chi trên. Trừ trường hợp đặc biệt, dịch não tủy thường trong giới hạn bình thường. Giải phẫu bệnh lý thần kinh - cơ đôi khi cần thiết cho chẩn đoán và cung cấp tư liệu gợi ý về 1 nguyên nhân.

- Ngưng dùng thuốc sẽ làm giảm viêm đa dây thần kinh. Tuy nhiên sự hồi phục còn tùy thuộc rất lớn vào cơ địa (lớn tuổi, có bệnh kèm theo … sẽ làm chậm thời gian hồi phục), thời gian, mức độ trầm trọng của ngộ độc

thuốc và vào những yếu tố cá nhân còn chưa được biết

rõ.

* Almitrine (Bismesylate d’):

Được phát hiện đầu tiên năm 1985 bởi Ghérardi R. và cộng sự trên những bệnh nhân sau thời gian dài dùng Vectarion (bệnh đường hô hấp mạn tính). Năm 1989, Bouche P. và cộng sự báo cáo về những tai biến sau thời gian dài dùng Duxil (phối hợp giữa Almitrine Raubasine).

- Bệnh cảnh là viêm đa dây thần kinh thể rối loạn cảm giác - vận động: rối loạn cảm giác xuất hiện trước tiên và ảnh hưởng đến tất cả các loại cảm giác (đau, nhiệt độ, rung, cảm giác bản thể).

- Bệnh có diễn tiến bán cấp, chậm và thường có kèm gầy toàn thân. Dấu liệt vận động đến trễ hơn, xuất hiện đầu tiên ở phần xa của chi.

- Chẩn đoán xác định nhờ điện cơ và giải phẫu bệnh (cho thấy bệnh ở bao myelin của các sợi thần kinh có đường kính trung bình và lớn).

- Cách điều trị tốt nhất là phòng ngừa. Không dùng thuốc trên bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc thần kinh (tiểu đường, suy thận, đang dùng 1 loại thuốc độc thần kinh

khác). Ngưng ngay thuốc khi xuất hiện triệu chứng tê

chân.

* Dapsone:

Rất thường dùng trong điều trị phong hoặc một số bệnh ngoài da (như Acne conglobata hoặc nhiễm Pneumocystis carinii). Thuốc dễ gây độc khi dùng đến liều > 400 mg/ngày trong một thời gian dài.

- Bệnh cảnh là viêm đa dây thần kinh ảnh hưởng đến phần xa của các sợi trục vận động, làm xuất hiện dấu liệt tiến triển ở các phần xa của tứ chi (có thể nặng hơn ở chi trên) và kèm theo teo cơ.

- Dấu rối loạn cảm giác thường hiếm gặp.

* DDC DDI:

Đây là 2 loại thuốc được dùng gần đây điều trị nhiễm HIV, nhất là những trường hợp kháng hoặc không dung nạp với Zidovudine.

- Bệnh cảnh là viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào liều thuốc sử dụng.

- Tính chất lâm sàng đặc biệt là đau kiểu nóng rát các đầu chi.

- Bệnh lui dần sau khi ngừng thuốc.

Xem tất cả 274 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí