Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 15

đảm bảo chất lượng những nhân viên này, cũng là việc thừa nhận họ để bảo vệ cho quyền lợi nhà đầu tư được tư vấn. Chúng ta cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước khác, thừa nhận vị trí của những nhà môi giới tự do, và đặt ra các tiêu chuẩn cho những người môi giới nói chung để đảm bảo chất lượng môi giới đến các nhà đầu tư.

Ví dụ như theo luật chứng khoán Ba Lan thì các cá nhân được hành nghề môi giới chứng khoán miễn là người đó có đủ năng lực thực hiện các quy định của pháp luật, được hưởng các quyền của công dân, chưa bao giờ bị tuyên án phạm tội về tài sản hoặc tài liệu, phạm tội về kinh tế làm giả tiền, chứng khoán hoặc con dấu,phạm tội về tài chính...tốt nghiệp đại học, đã thi đỗ kỳ thi của Hội đồng thi cho các nhà môi giới chứng khoán [60, Điều 22]. Hay pháp luật Hoa Kỳ thì yêu cầu tất cả đội ngũ nhân viên môi giới của ngành chứng khoán phải được đăng ký. Quá trình đăng ký này ở Mỹ liên quan tới việc làm sáng tỏ trình độ học vấn, công việc trong 10 năm trước và các tiền án tiền sự. Các ứng viên phải được lấy dấu vân tay. Nơi đăng ký theo yêu cầu phụ thuộc vào loại hình kinh doanh được xem xét. Ở Mỹ ứng viên đăng ký của công ty môi giới cổ phiếu điển hình sẽ được đăng ký với NYSE, NASD, các sở giao dịch quyền lựa chọn và các bang mà anh ta kinh doanh. Một nhà môi giới hợp đồng tương lai phải được đăng ký với CFTC và cả với hiệp hội quốc gia hợp đồng tương lai hay các sở giao dịch khác [38].

Thứ tư, thắt chặt quy trình kiểm soát nội bộ trong công ty chứng khoán

Hiện nay, vì thiếu hoặc thực hiện không nghiêm túc quy trình kiểm soát nội bộ trong công ty chứng khoán mà xẩy ra tình trạng nhân viên công ty chứng khoán xâm phạm lợi ích của các nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Vấn đề đặt ra cần được giải quyết ở đây là các công ty chứng khoán cần nghiêm túc xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ trong công ty mình bằng cách định dạng rủi ro của từng khâu và từ đó đưa ra các giải pháp để kiểm soát các rủi ro phát sinh. Các rủi ro có thể bao gồm:

- Ở khâu mở tài khoản khách hàng, rủi ro có thể xẩy ra do không kiểm tra kỹ các thông tin về khách hàng nên dễ dẫn đến các thông số về khách hàng là không chính xác, khách hàng có thể mạo danh người khác đến mở tài khoản để trục lợi. Rủi ro cũng có thể đến từ việc không có các đánh giá, phân tích từng đối tượng khách hàng, do đó công tác tư vấn không hiệu quả

- Ở khâu thực hiện lệnh: rủi ro có thể xẩy ra do đặt lệnh nhầm, nhân viên môi giới lạm dụng tài khoản khách hàng để kinh doanh, hoặc nhân viên môi giới lợi dụng quyền hạn của mình để tranh đặt lệnh với khách hàng.

- Các rủi ro khác do không phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ cụ thể, các quy định và hành vi bị cấm, và thiếu sự kiểm soát, kiểm tra chéo giữa các bộ phận trong công ty

Để kiểm soát các rủi ro này, đảm bảo quyền cho nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư không chuyên nghiệp nói riêng, công ty chứng khoán có thể tham khảo một số các biện pháp kiểm soát rủi ro như: Phân cấp, phân quyền cụ thể giữa Ban Lãnh đạo; phân công, phân việc cụ thể giữa từng vị trí nhân viên, đưa ra bộ quy định đạo đức riêng phù hợp với các quy định chung của pháp luật chứng khoán; đưa ra các quy định cụ thể riêng về chứng từ bắt buộc, các báo cáo định kỳ; đối chiếu kiểm tra chéo thường xuyên với các bộ phận liên quan như Kế toán và Lưu ký..; định kỳ kiểm tra, rà soát các quy định để kịp thời điều chỉnh, phù hợp với các quy định hiện hành.

Đưa ra được các biện pháp để thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ này trong công ty, Ban lãnh đạo công ty chứng khoán sẽ nhìn ra được những khiếm khuyết trong tổ chức và hoạt động để tự sửa đổi, hoàn thiện, nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư không chuyên, và cũng là tăng niềm tin, sự phát triển của doanh nghiệp.

Thứ năm, UBCKNN cần quản lý chặt chẽ hơn việc chào bán chứng khoán, phát hành riêng lẻ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Tình trạng nhiều công ty niêm yết thông qua việc chào bán chứng khoán và phát hành riêng lẻ để tăng vốn liên tục song không có kế hoạch rõ ràng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư có thể đề xuất giải quyết bằng một số biện pháp sau

(i) UBCKNN cần nhắc nhở thường xuyên các công ty niêm yết về việc tăng vốn điều lệ. Các công ty cần thận trọng cân nhắc lại kế hoạch và quy mô phát hành cũng như kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành; chỉ ưu tiên phát hành và đầu tư cho những dự án thực sự có hiệu quả, đồng thời phải thực hiện chế độ công bố thông tin đều đặn cho các nhà đầu tư về việc sử dụng vốn đó. Trong bối cảnh tình hình tài chính cũng như thị trường chứng khoán thế giới đang có nhiều

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 15

biến động phức tạp, các doanh nghiệp nên cân nhắc lại các kế hoạch và quy mô phát hành cũng như kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành của mình.

(ii) Ủy ban chứng khoán nhà nước cần phối hợp thường xuyên, liên tục hơn với các cơ quan liên quan nâng cao hoạt động giám sát và kiểm tra trên thị trường chứng khoán nhằm xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật như sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn không hiệu quả, phát hành chứng khoán chui…

(iii) Đối với việc nhiều công ty chứng khoán thực hiện việc chào bán ra công chúng để tăng vốn song kế hoạch sử dụng vốn không rõ ràng, không khả thi, để lợi dụng thực hiện mục đích riêng khác cho công ty, để bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp, Ủy ban chứng khoán tuy không có quyền yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi phương án phát hành và sử dụng vốn, song có quyền yêu cầu doanh nghiệp nêu rõ và cụ thể các rủi ro liên quan đến đợt phát hành trong bản báo cáo bạch [29, Điều 15, Khoản 1]. Hiện nay báo cáo bạch của nhiều công ty rất sơ sài, qua loa, đặc biệt là phần ghi nhận các rủi ro. Do vậy để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư không chuyên nghiệp, UBCKNN cần phát huy vai trò của mình trong việc thẩm định hồ sơ chào bán bằng việc yêu cầu doanh nghiệp phải nêu rõ, cụ thể các rủi ro này trong bản báo cáo bạch.

Thứ sáu, nâng cao số lượng, năng lực đội ngũ thanh tra của Ủy ban chứng khoán Nhà nước: Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra của UBCKNN hiện nay vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng xuất phát từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, trong đó có nguyên nhân là còn thiếu những giải pháp tổng thể nhằm phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức thanh tra, kiểm tra tài chính. Vì thế Bộ tài chính, UBCKNN cần Xây dựng Kế hoạch toàn diện phát triển nguồn nhân lực và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hằng năm cụ thế, trên cơ sở xem xét tình hình thực tế để bổ sung thêm đội ngũ thanh tra chứng khoán.

Đối với việc nâng cao năng lực đội ngũ thanh tra, UBCKNN cần thực hiện rà soát, đánh giá cán bộ công chức thanh tra để phân loại năng lực từng cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo lại. UBCKNN phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các đợt tổng kết, tập huấn nhằm kịp thời cập nhật thêm thông tin mới, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thanh tra chứng khoán và TTCK.

Thứ bẩy, cần tổ chức hoạt động thanh tra thường xuyên, đột xuất: Để khắc phục tình trạng đối xử phân biệt giữa nhà đầu tư chuyên nghiệp với các nhà đầu tư không chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chứng khoán bởi công ty chứng khoán, cơ quan quản lý cần tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra thường xuyên, tại chỗ nhằm kịp thời phát hiện và áp dụng chế tài xử phạt nghiêm, thích hợp đối với những hành vi do Công ty chứng khoán gây ra làm hạn chế quyền tham gia giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư không chuyên nghiệp.

Thứ tám là, xem xét việc thành lập quỹ và công ty bảo vệ NĐT không chuyên nghiệp. Hiện nay, mặc dù luật đã quy định việc thành lập quỹ dự phòng và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong các CTCK để sử dụng khi có việc gây nên tổn thất cho NĐT do CTCK gây ra, song nhiều CTCK vẫn không thực hiện, nên không có cơ chế quản trị rủi ro hiệu quả để bảo vệ mình và NĐT, nhất là các NĐT không chuyên nghiệp nếu các công ty này sụp đổ, vỡ nợ hay khi NĐT không chuyên nghiệp bị lừa, bị chiếm dụng vốn, thì sẽ không có người đứng ra bồi thường cho họ. Việt Nam hiện chưa có một tổ chức nào làm việc này. Trong khi nhiều TTCK phát triển như Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan... thì mô hình quỹ và công ty bảo vệ NĐT đã hoạt động rất thành công. Cụ thể, mô hình này tại Mỹ là Công ty bảo vệ NĐT chứng khoán (SIPC), trong khi tại Đài Loan là Trung tâm bảo vệ NĐT chứng khoán (SFIPC) và tại Hồng Kông là Công ty đền bù NĐT (ICC). Cơ chế bảo vệ NĐT được các mô hình này xây dựng dựa trên các yếu tố cơ bản là: Có quy định pháp luật cụ thể trong việc lập và điều hành quỹ đền bù, bảo vệ NĐT; có một cơ quan công cộng đóng vai trò quản trị và điều hành quỹ; có một cơ chế khởi kiện và tranh tụng tập thể, qua đó, một tổ chức có thể được ủy nhiệm từ trước bởi các thành viên để chủ động đi kiện và tiến hành các biện pháp tố tụng khi có đủ các điều kiện cần thiết. Các công ty, tổ chức, hiệp hội bảo vệ NĐT trong cơ chế này là tổ chức xã hội hoặc thuộc Chính phủ, hoạt động phi lợi nhuận và có nguồn quỹ để bảo vệ NĐT. Quỹ này do các thành viên là những tổ chức tham gia thị trường đóng góp và hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước. Tại Mỹ, cơ quan này độc lập và chuyên biệt với kinh phí hoạt động là chính từ nguồn xử phạt các hành vi vi phạm quyền lợi của nhà đầu tư.

Từ kinh nghiệm của các nước, cũng như thực tiễn hoạt động của TTCK Việt Nam cho thấy, cần sớm ban hành quy định pháp luật để bảo vệ NĐT, đặc biệt là NĐT nghiệp dư trong đó cho phép thành lập quỹ và công ty bảo vệ NĐT là một lựa chọn khả thi.

Thứ chín là, tuyên truyền phổ biến, giáo dục để nâng cao khả năng nhận thức thị trường, năng lực của nhà đầu tư không chuyên nghiệp

Bằng biện pháp này cơ quan quản lý có thể bảo vệ thị trường, nhà đầu tư không chuyên nghiệp một cách hữu hiệu nhất. Tăng cường giáo dục nhà đầu tư không chuyên nghiệp, để nâng cao nhận thức và trình độ của họ là cách gián tiếp bảo vệ họ và bảo vệ thị trường chứng khoán. Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư không chuyên nghiệp có có tiềm lực tài chính nhưng vì không có đủ kiến thức để tự bảo vệ mình nên bị thiệt hại, tổn thất khi tham gia thị trường chứng khoán. Nâng cao nhận thức, trình độ cho NĐT không chuyên ở đây, đơn giản chỉ là nâng cao cho họ khả năng lựa chọn, tiếp cận những trung gian, những dịch vụ chất lượng của thị trường; khả năng tiếp cận thông tin, nắm và hiểu các chủ trương chính sách hay khả năng lường và tránh được những thủ đoạn, mánh khóe trên thị trường. Ngay tại Mỹ, nơi có thị trường chứng khoán phát triển hàng đầu thế giới, một khảo sát của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Hoa Kỳ (NASD) cũng cho thấy chỉ có 35% nhà đầu tư được hỏi trả lời chính xác 7 trong số 10 câu hỏi kiến thức cơ bản đưa ra và có tới 97% cho rằng cần phải nâng cao kiến thức của mình.

Với TTCK còn non trẻ về sự phát triển với chỉ 0.7% dân số tham gia TTCK như nước ta, thì việc phổ cập nâng cao hiểu biết về chứng khoán và TTCK lại càng phải được đặt ra hơn nữa. Như vậy, để bảo vệ quyền lợi NĐT không chỉ là hoàn thiện những quy định của pháp luật, mà vấn đề đặt lên hàng đầu là xây dựng cơ chế tự kiểm soát trên cơ sở nâng cao khả năng nhận thức thị trường và năng lực, kỹ thuật đầu tư của NĐT, có như vậy NĐT mới có khả năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại đến quyền, lợi ích của mình. NĐT nghiệp dư trong nước trình độ còn non kém, đầu tư còn mang tính “bầy đàn”, nên thường dẫn đến thất bại, gây tâm lý chán nản, do vậy cần có phương thức tuyên truyền, phổ biến nhằm năng cao khả

năng nhận thức và tiếp cận các thông tin cho các NĐT thông qua các tổ chức hỗ trợ, các hiệp hội. Phổ cập kiến thức cho nhà đầu tư nghiệp dư là cách gián tiếp bảo vệ họ và bảo vệ thị trường. Khi tham gia vào thị trường tài chính, các nhà đầu tư nghiệp dư nên được trang bị một số kiến thức cơ bản.

Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính việt nam VAFI, để nâng cao năng lực bản thân của các NĐT không chuyên, trung tâm đào tạo chứng khoán Việt Nam phải có những hoạt động cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận. Trung tâm đào tạo là công cụ của nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà nhà nước giao là góp phần phổ cập kiến thức chứng khoán đến mọi nhà đầu tư Việt nam. Tuy nhiên hoạt động của trung tâm đào tạo chứng khoán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước hiện nay hầu như không khác gì hoạt động mang tính kinh doanh so với các cơ sở đào tạo chứng khoán khác trong khi những cơ sở này không được nhà nước đào tạo kinh phí và trụ sở cũng như không có độc quyền về cấp phát chứng chỉ hành nghề. Đây cũng là một vấn đề đề xuất, để Ủy ban chứng khoán Nhà nước xem xét lại vai trò chức năng của trung tâm đào tạo chứng khoán, từ đó có những chỉ đạo thay đổi, tiến tới để trung tâm này thực hiện các hoạt động đào tạo không lợi nhuận cho các nhà đầu tư nghiệp dư, phổ cập kiến thức chứng khoán cho họ.

Thêm vào đó, không chỉ trung tâm đào tạo chứng khoán mà cả các công ty chứng khoán cũng cần chủ trì tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến kiến thức chứng khoán ra công chúng, tổ chức các buổi tọa đảm trao đổi giải đáp các vấn đề còn vướng mắc cho NĐT, các khách hàng của mình, cần xã hội hóa công tác đào tạo phổ cập kiến thức về chứng khoán, đặc biệt qua kênh truyền hình là một giải pháp dễ dàng thuận tiện nhất cho việc phổ cập kiến thức chứng khoán.

Thứ mười là, khuyến khích các NĐT không chuyên nghiệp đầu tư qua các các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Không thể phủ nhận rằng, để thị trường lớn lên, cần phải có nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, do các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường không có đủ điều kiện để nắm bắt thông tin và hiểu biết một cách cặn kẽ về thị trường, dễ dao động làm cho hoạt động đầu tư theo tâm lý đám đông, theo “bầy đàn” thường xảy ra. Do vậy, ít có

nước nào khuyến khích nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ trực tiếp tham gia giao dịch trên thị trường mà họ được khuyến khích nên tập trung lại (tức là đầu tư qua các quỹ đầu tư

- các nhà đầu tư có tổ chức). Điều này sẽ mang lại có hai lợi ích cơ bản. Thứ nhất, tránh những biến động không đáng có của thị trường. Thứ hai, các nhà đầu tư sẽ đa dạng hóa được danh mục đầu tư, giảm thiểu được rủi ro. Nhìn chung, một thị trường chứng khoán phát triển và trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả phải dựa trên các nhà đầu tư có tổ chức được trang bị đầy đủ kiến thức và những nguồn lực liên quan để có thể tính toán, đầu tư đồng tiền của mình vào những nơi có suất sinh lời lớn và mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế, chứ không thể dựa vào những hoạt động có tính chất đầu cơ hay may rủi trên sòng bài mà quyết định chỉ dựa vào trực giác và sở thích nhất thời”.

Vì thế sự lựa chọn đầu tư thông qua các quỹ đầu tư – các nhà đầu tư có tổ chức là một sự lựa chọn thông minh, giảm thiểu được các nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư nghiệp dư.

Thứ mười một là, xem xét việc thành lập Hiệp hội bảo vệ các nhà đầu tư chứng khoán nghiệp dư

Ở Việt Nam, hiện nay đã có hai tổ chức đoàn thể về chứng khoán là Hiệp hội các Nhà Kinh Doanh Chứng Khoán Việt Nam (VASB) và Hiệp hội các Nhà Đầu Tư Tài chính Việt Nam (VAFI), tuy nhiên chúng ta chưa có một tổ chức mang tính đại diện cho các nhà đầu tư chứng khoán nghiệp dư nhỏ lẻ của Việt Nam như là dạng Hiệp hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam. Hiện nay, các nhà đầu tư chứng khoán nghiệp dư chiếm khoản 90% giao dịch hàng ngày trên TTCK, nguồn vốn của họ góp phần nuôi dưỡng cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, tuy nhiên tiếng nói và quyền lợi của họ chưa thực sự được lắng nghe và bảo vệ. Nên chăng chúng ta nên nghiên cứu mô hình và tiến tới thành lập Hiệp hội Bảo vệ các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán nghiệp dư với mục đích hỗ trợ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong một số vấn đề như sau:

Hướng dẫn các nhà đầu tư nghiệp dư nhỏ lẻ chuẩn bị tham gia hoặc mới tham gia thị trường những kiến căn bản về chứng khoán và đầu tư chứng khoán, cách thức và chiến lược đầu tư chứng khoán, nhận thức những rủi ro và cách bảo vệ mình trước những rủi ro khi tham gia đầu tư trên TTCK

Tạo cầu nối để nhà đầu tư nhỏ lẻ gặp gỡ chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán và tạo cơ hội để trao đổi với các chuyên gia hàng đầu về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Là nơi để các nhà đầu tư nghiệp dư nhỏ lẻ có thể liên kết lại với nhau, đề cử người đại diện cho một tập hợp các nhà đầu tư này để trở thành những đối trọng nhất định trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Những người đại diện là những người có kiến thức sâu rộng về tài chính, chứng khoán và pháp luật để thay mặt cổ đông nhỏ lẻ phát biểu đóng góp ý kiến thiết thực và hữu ích trong các đại hội cổ đông và bỏ phiếu thông qua những quyết định được cho là hợp lí nhất vì lợi ích của các cổ đông nhỏ lẻ mà họ đại diện

Là cầu nối làm trung gian, hòa giải cho những tranh chấp giữa nhà đầu tư nghiệp dư yếu thế và các tổ chức kinh doanh chứng khoán

Giải đáp thắc mắc và tuyên truyền pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đến các nhà đầu tư nghiệp dư

Tiến hành những cuộc thăm dò chính thức và không chính thức về những vấn đề có liên quan đến nhà đầu tư nghiệp dư để có được cái nhìn chung về tình hình một số mặt có liên quan đến các nhà đầu tư nghiệp dư, và từ đó có những báo cáo và kiến nghị với các cơ quan hữu quan

Kịp thời kiến nghị với các cơ quan quản lí Nhà nước về những vấn đề mang tính ngắn hạn và dài hạn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu

Sự hình thành Hiệp hội Bảo vệ các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nghiệp dư, của các tổ chức có liên quan, của các cơ quan quản lí Nhà nước, nhằm hình thành một tổ chức đoàn thể phi lợi nhuận để hỗ trợ cho các nhà đầu tư nghiệp dư trên TTCKTT Việt Nam và góp phần vào sự phát triển bền vững của TTCKTT Việt Nam.

Thứ mười hai là, đẩy nhanh sự tham gia của tổ chức định mức tín nhiệm:

Công ty định mức tín nhiệm (Credit Rating Agency - CRA) là công ty cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một doanh nghiệp trong nghĩa vụ thanh toán tài chính. Những công ty này sẽ là nguồn tham khảo quan trọng trong việc đưa ra ý kiến về rủi ro tín dụng. Dựa trên các kết quả công ty định mức tín nhiệm CRA

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023