Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 16

mang lại sẽ giúp các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nghiệp dư, không có nhiều hiểu biết về thị trường mới có công cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư. Nói cách khác, đối với nhà đầu tư không chuyên, thông tin về định mức tín nhiệm là thông tin quan trọng hỗ trợ quyết định trong việc đầu tư trái phiếu. Định mức được biển hiện dưới hình thức các ký hiệu dễ hiểu được thừa nhận bởi nhà đầu tư. Ví dụ theo hệ thống xếp hạng của Moody’s sẽ có các hệ số tín nhiệm được ký hiệu là Aaa, Aa1, Baa1, hay B1; theo hệ thống xếp hạng của S&P, có các mức xếp hạng AAA(ít bị vỡ nợ nhất), AA+, AA, AA-, A+, A...D (nghĩa là đã bị vỡ nợ rồi)

Sự tham gia của các tổ chức định mức tín nhiệm là không hề mới. Thực tế việc tham gia của các tổ chức này trên thị trường chứng khoán khá là phổ biến ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở Nhật Bản, các tổ chức định mức tín nhiệm đã tham gia vào TTCK từ năm 1990. Tất cả các nước trong khu vực (trừ Lào, Campuchia) đều đã thiết lập CRA trên dưới 15 năm. Ở châu Mỹ La tinh và Đông Nam Á hiện nay, các cơ quan quản lý chứng khoán quốc gia đều bắt buộc việc định mức tín nhiệm cho các công cụ nợ. Ở các nước này, các chứng khoán nợ nhất định phải được định giá bởi một tổ chức định mức tín nhiệm đã được thừa nhận trước khi chào bán. Với Thái Lan, chính phủ qui định khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì bắt buộc phải được đánh giá định mức tín nhiệm. Với Philippines và nhiều nước vùng châu Mỹ La-tinh, chính phủ yêu cầu các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm phải được tiến hành đánh giá định mức tín nhiệm định kỳ hàng năm. Khối ASEAN cũng đã thành lập Diễn đàn các doanh nghiệp CRA như một tổ chức doanh nghiệp ngành nghề của các nước Đông Nam Á. Hiệp hội các CRA của châu Á đã được thiết lập với sự trợ giúp của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng hiện nay ở Việt Nam chưa có công ty định mức tín nhiệm nào được cấp phép hoạt động và được các thành viên tham gia thị trường chấp nhận sử dụng rộng rãi. Hiện tại mới chỉ có 3 tổ chức tham gia vào lĩnh vực xếp hạng tín dụng (bao gồm Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước VN CIC, Trung tâm khoa học thẩm định tín nhiệm doanh

nghiệp CRC và Công ty thông tin và xếp hạng tín nhiệm C&R), tuy nhiên chưa phải là doanh nghiệp định mức tín nhiệm theo thông lệ quốc tế, mà giống như là của cơ quan thông tin tín dụng hơn là công ty xếp hạng tín dụng, chưa cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm đối với các đợt phát hành trái phiếu và công cụ nợ trên thị trường, và chưa đưa ra các tiêu chuẩn để xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp lý hiện tại cũng chưa có quy định về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp định mức tín nhiệm. Hoạt động định mức tín nhiệm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, với yêu cầu hoạt động và tính chất hoạt động đặc thù, cần phải có Nghị định riêng của Chính phủ quy định về thành lập, hoạt động của doanh nghiệp định mức tín nhiệm tại Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, CRA mới đang ở giai đoạn dự thảo, mặc dù việc thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm đã được bàn tới từ năm 2004. Tháng 5/2004, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã cùng với Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) tổ chức hội thảo, trong đó có sự tham gia của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng các thành viên thị trường trái phiếu, để giới thiệu mô hình công ty định mức tín nhiệm và đề xuất việc xây cơ sở pháp lý cho loại công ty này để phát triển thị trường vốn. Đến năm 2012, Bộ tài chính đã lấy ý kiến về dự thảo Nghị định thành lập và hoạt động của doanh nghiệp định mức tín nhiệm. Cơ chế, chính sách về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty định mức tín nhiệm (CRA) lẽ ra phải hoàn thành từ năm 2013 theo lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến 2020 đã được Bộ Tài chính phê duyệt vào tháng 2/2013. Theo lộ trình này, bắt đầu từ năm 2014 đến hết năm 2016 là thời gian để triển khai cơ chế, chính sách. Tuy nhiên đến đầu năm 2014, Vụ Tài chính báo cáo: việc năm 2013 vẫn chưa có khung khổ pháp lý về hoạt động định mức tín nhiệm là một trong những tồn tại hạn chế trong năm qua, đồng thời đẩy lùi thời gian hoàn thành Nghị định dự kiến lên quý I/2014. Hết quý I/2014, cũng là thời điểm cuối cùng Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) dự kiến hoàn thành dự thảo Nghị định về dịch vụ định mức tín nhiệm, hiện nay dự thảo đang được tiếp tục thảo luận và cho ý kiến. Nhưng khi nào một công ty định mức tín nhiệm mới có thể bắt đầu đi vào hoạt động ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề chưa có lời đáp.

Vì vậy, giải pháp hiện nay để giúp nhà đầu tư không chuyên, là khẩn trương xây dựng và hoàn thiện Nghị định về thành lập doanh nghiệp định mức tín nhiệm, để giúp cho nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư không chuyên nghiệp nói riêng có thêm một công cụ hiệu quả trong việc đánh giá đầu tư, để có quyết định đầu tư đúng đắn trước trái phiếu các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch. Chúng ta có thể tham khảo mô hình CRA của một số nước trên thế giới, để xây dựng mô hình CRA cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hình [Xem phụ lục 8]

KẾT LUẬN


Báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) năm 2013 đánh giá Việt Nam ở vị trí thứ 157 về bảo vệ nhà đầu tư. Kết quả này, tuy có cải thiện 12 bậc so với năm 2012 (vị trí 169), nhưng vẫn thuộc hàng “đội sổ” trên bản đồ thế giới. Như vậy, mặc dù đã rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện hệ thống pháp luật, minh bạch và giảm thiểu các thủ tục hành chính, nhưng kết quả vẫn chưa được như chúng ta mong đợi. Bảo vệ nhà đầu tư là bảo vệ thị trường. Đây là một nguyên tắc đơn giản trên lý thuyết. Nhưng để thực hiện được trên thực tế quả là còn nhiều khó khăn.

Nhà đầu tư không chuyên với những đặc điểm của mình, luôn ở vị thế yếu hơn các nhà đầu tư chuyên nghiệp, quyền lợi của họ càng dễ bị xâm hại hơn, đây là đối tượng chiếm số lượng phần lớn trên TTCK và cũng là đối tượng cần được bảo vệ nhất. Nhà nước đặt ra các quy định của pháp luật, bảo vệ chủ thể này bằng cách công nhận các quyền tham gia thị trường, quyền được cung cấp thông tin về thị trường, quyền được bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đầu tư của họ, thực hiện việc thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm khi có các hành vi xâm phạm quyền lợi của họ.

Việc tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư không chuyên nghiệp thực hiện các quyền này, cũng như là nâng cao các biện pháp thanh tra, xử lý vi phạm để bảo vệ tối đa các quyền này của nhà đầu tư là yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, một kênh huy động vốn dồi dào tạo động lực phát triển cho nền kinh tế. Luận văn này với việc phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về TTCK trong việc bảo vệ nhà đầu tư nghiệp dư, đưa ra và phân tích một số khía cạnh thực tế trong hoạt động kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, tác giả luận văn còn mong muốn đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật để bảo vệ nhóm nhà đầu tư này, nhằm mục đích tăng tính khả thi và phát huy được tối đa hiệu quả của các quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 16

1. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 38/2007/TT-BCT của Bộ Tài chính ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

2. Bộ tài chính (2008), Quyết định số 15/2008/-BTC ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Ban hành quy chế hành nghề chứng khoán số 15/2008/QĐ-BTC, Hà Nội.

3. Bộ tài chính (2009), Thông tư số 194/2009/TT-BTC ngày 2/10/2009 của Bộ tài chính, Hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng dạng đóng, Hà Nội.

4. Bộ tài chính, Thanh tra Bộ (2009) Chương trình “Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đến năm 2014, Hà Nội.

5. Bộ tài chính, Bộ Công an (2009), Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT-BTC- BCA ngày 11/03/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, Hà Nội.

6. Bộ tài chính (2010), Thông tư 09/2010/TT/BTC ngày 15/1/2010 của Bộ tài chính về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

7. Bộ tài chính (2011), Thông tư 74/2011/TT-BTC này 01/6/2011 của Bộ tài chính, Hướng dẫn về hoạt động giao dịch của công ty chứng khoán, Hà Nội.

8. Bộ tài chính (2012), Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ tài chính Hướng dẫn về thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, Hà Nội.

9. Bộ tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4/2012 hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

10. Bộ tài chính(2012), Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/1/2012 của Bộ tài chính, phê duyệt Đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán, Hà Nội.

11. Bộ tài chính, Bộ tư pháp, Bộ công an, Tòa an nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC-BTC ban hành ngày 26/6/2013 Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán, Hà Nội.

12. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ tài chính Hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

13. Chính phủ (1998), Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội

14. Chính phủ (2003), Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

15. Chính phủ (2009), Quyết định số 55/2009/QĐ-Ttg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tỉ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt nam, Hà Nội.

16. Chính phủ (2012), Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật chứng khoán, luật sửa đổi bổ sung luật chứng khoán, Hà Nội.

17. Chính phủ (2013), Nghị định 108/2013 ngày 23/9/2013 của Bộ tài chính quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

18. Công ty chứng khoán An Thành, Công ty chứng khoán Đệ Nhất (2010), Hợp đồng mở tài khoản, Hà Nội.

19. Công ty cổ phần chứng khoán Apec (2014), Báo cáo phân tích công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm Fecon, Hà Nội.

20. Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt nam (2012), Công văn số 714/HHĐTTC ngày 9/2/2012 về việc đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản để ổn định thị trường chứng khoán, Hà Nội.

21. Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt nam (2010), Công văn số 651/ HHĐTTC ngày 20/10/2010 của hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt nam về giải pháp hạn chế thông tin nội gián, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Lan Hương (2010), “Xác lập và bảo đảm quyền sở hữu chứng khoán niêm yết”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (19) tháng 10, Hà Nội.

23. Trần Thị Thái Hà (2005), Nghề môi giới chứng khoán, NXB Chính trị Quốc gia

24. Đào Lê Minh, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2010), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia.

25. Lê Hoàng Nga (2010), “Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán”,

Tạp chí ngân hàng (20).

26. Mai Phương (2012), Nhà đầu tư không được bảo vệ, Báo thanh niên số ra ngày 11/8/2012, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thu Phương (2012), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết ở Việt nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội, Hà nội

28. Quốc hội (2005), Luật đầu tư Số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà nội

29. Quốc hội (2006), Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 62/2010/QH12, Hà Nội.

30. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Hà Nội.

31. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999, Hà Nội.

32. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Hà Nội.

33. Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân, số 04/2007/QH12, Hà Nội.

34. Quốc hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, ngày 3/6 /2008, Hà Nội.

35. Trường Đại học Luật Hà nội (2012), Giáo trình Luật chứng khoán, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

36. Trường đại học Kinh tế quốc dân (2011), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Thời đại, Hà Nội.

37. Phạm Thị Giang Thu (2006), “Bàn về bảo vệ nhà đầu tư theo Luật chứng khoán và vấn đề bảo đảm thực hiện”, Tạp chí Luật học, (8), Hà Nội.

38. Lê Thị Thu Thủy (2011), Pháp luật về công ty chứng khoán ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

39. Lê Thị Thu Thủy, Đỗ Minh Tuấn (2012), “Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (28).

40. Trần Thị Hà Trang (2008), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán, Luận văn thạc sĩ Luật học Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội, Hà Nội.

41. Vũ Nhất Tâm (2008), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

42. Phạm Thị Giang Thu & Trần Vũ Hải (2007), Tìm hiểu luật chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2012), Báo cáo hoạt động thanh tra trên Thị trường chứng khoán năm 2012 và phương hướng năm 2013, Hà Nội.

44. Thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2013), Báo cáo hoạt động thanh tra trên thị trường chứng khoán năm 2013 và phương hướng năm 2014, Hà Nội.

45. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2008), Công văn số 1888/UBCK-QLKD ngày 17/9/2008, của ủy ban chứng khoán nhà nước gửi các Công ty chứng khoán về việc thực hiện quản lý tách biệt tiền gửi nhà đầu tư tại ngân hàng theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007, Hà Nội.

46. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2013), Quyết định số 09/QĐ-UBCK ngày 8/1/2013 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Về việc sửa đổi Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ- UBCK ngày 30/11/2011, UBCKNN, Hà Nội.

47. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2013), Báo cáo tổng kết năm 2013, Hà Nội.

48. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2014), Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2014, Hà Nội.

49. Nguyễn Quang Việt (2003), Nhận diện vi phạm và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Vụ Pháp chế, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023