Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 2

số tài khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là tài khoản cá nhân. Vì vậy, năng lực tài chính, quyền lợi và cả đạo đức của nhà đầu tư cá nhân quyết định chất lượng phát triển của thị trường chứng khoán.

Hiện nay, vị trí của nhà đầu tư cá nhân trong thị trường chứng khoán đã được pháp luật Viêt Nam thừa nhận. Tuy nhiên, thực tế phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân chưa được coi trọng đúng mức. Đặc biệt, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập và "lỗ hổng" cho những hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư cá nhân. Điều này, đã làm giảm niềm tin của nhiều nhà đầu tư cá nhân đối với thị trường. Với một thị trường chứng khoán mới nổi như ở nước ta, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cá nhân chiếm vị trí hết sức quan trọng, đây là tiền đề để tạo được niềm tin của nhà đầu tư cá nhân đối với thị trường và cũng chính là bảo vệ thị trường.

Như vậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân là đòi hỏi cấp thiết không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả quá trình phát triển sau này của thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài "Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam" có ý nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân.

Đối với thị trường chứng khoán còn non trẻ như ở Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này mang ý nghĩa thực tiễn và lí luận sâu sắc.

Đề tài mang ý nghĩa lí luận cho việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng.

Những kiến nghị của đề tài hi vọng sẽ đem lại kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích các nhà đầu tư cá nhân, thông qua đó nâng cao hơn nữa địa vị pháp lí của họ.

Hi vọng rằng, với sự đầu tư thích đáng kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị liên quan đến vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân.

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những quy định pháp lí cũng như cơ sở lí luận của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề tài sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn về xu hướng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân. Qua đó nêu lên kiến nghị để hoàn thiện pháp luật đối với vấn đề này.

4. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam - 2

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư và các phương pháp khác như: so sánh; duy vật biện chứng; thống kê để từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân. Thông qua một số tình huống thực tế đã xảy ra trên thị trường chứng khoán để thấy rằng khoảng cách giữa quy định của pháp luật và thực tế bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân còn khá lớn. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán và quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

Chương 3. Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


1.1. BẢN CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành từ thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về bản chất thì thị trường chứng khoán là:

- Nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm.

- Định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. Ngược với cách tài trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các trung gian tài chính, những người có vốn khi có đủ điều kiện về môi trường tài chính pháp lý… sẽ trực tiếp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh không cần qua các trung gian tài chính mà chuyển vốn thông qua thị trường chứng khoán, một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn dưới hình thức đầu tư.

Với việc đầu tư qua các trung gian tài chính, các chủ thể đầu tư không thể theo dõi kiểm tra, quản lý vốn đầu tư của họ, do đó làm cho quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau làm giảm động lực tiềm năng trong quản lý. Trái lại, với việc đầu tư qua thị trường chứng khoán, kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn.

Thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ, các chứng khoán mua, bán trên thị trường chứng khoán có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên thị trường chứng khoán theo giá cả thị trường, do đó bề ngoài nó được coi như là một tư bản hàng hóa. Thị trường chứng khoán còn là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa. Thị trường chứng khoán cũng gắn với loại hình tài chính ngắn hạn, những người có chứng khoán có thể mua, bán chứng khoán tại bất cứ thời điểm nào trên thị trường chứng khoán, nên các chứng khoán trung và dài hạn cũng trở thành đối tượng đầu tư ngắn hạn.


1.2. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


1.2.1. Nhà phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hóa của thị trường chứng khoán, gồm có:

Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương.

Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.

Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ.

1.2.2. Nhà đầu tư

Theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2006, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.

1.2.2.1. Nhà đầu tư tổ chức

Nhà đầu tư tổ chức là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn

tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty tài chính, các công ty chứng khoán…

Theo Báo Tin tức số 86, ngày 14 tháng 7 năm 2008, Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, tính đến ngày 30/6/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 2.000 tài khoản đầu tư của tổ chức.

Nhà đầu tư tổ chức có đặc điểm:

- Là tổ chức có tính chuyên nghiệp cao vì nhà đầu tư là tổ chức có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về thị trường chứng khoán. Theo Quy chế hành nghề chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC ngày 27/3/2008 của Bộ Tài chính thì cá nhân chỉ được hành nghề chứng khoán tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề, ví dụ, để được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích ngoài các tiêu chuẩn chung như có trình độ đại học trở lên, đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ… cá nhân còn phải có chứng chỉ chuyên môn (tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành kinh doanh chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính kinh doanh). Vì vậy, nhà đầu tư tổ chức có thế mạnh trong việc đánh giá giá trị doanh nghiệp và tạo lập thị trường.

- Về tài chính, nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính lớn và có thể huy động vốn từ nhiều cổ đông với mục đích kinh doanh chứng khoán trong một khoảng thời gian dài (thường là trên 01 năm) để thu về lợi nhuận. Nhà đầu tư tổ chức đầu tư theo danh mục đầu tư và xác định mức "lợi nhuận kỳ vọng" khi mức lãi từ danh mục đầu tư đó đạt được, thường nhà đầu tư tổ chức bán ngay. Nhà đầu tư tổ chức, bao giờ cũng dành một khoản vốn để dự phòng rủi ro khi thị trường đi xuống. Nhà đầu tư tổ chức thường cắt lỗ bằng cách mua từ từ và sử dụng lợi nhuận thu được để tái đầu tư.

- Về chiến lược đầu tư, nhà đầu tư tổ chức thường có chiến lược đầu tư lâu dài (trên một năm) với mong muốn đạt được lợi nhuận kỳ vọng đặt ra.

1.2.2.2. Nhà đầu tư cá nhân

Nhà đầu tư cá nhân là chủ thể tham gia thị trường chứng khoán có vị trí đặc biệt quan trọng. Tính đến cuối tháng 6 năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam có trên 430.000 tài khoản cá nhân. Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lời. Khoản vốn này có thể là vốn tự có hoặc vốn vay (thường là vay ngắn hạn dưới 01 năm). Nhà đầu tư cá nhân có đặc điểm:

- Đa số có nguồn vốn hạn hẹp, khi đầu tư thường dùng tất cả số tiền mình có để mua cổ phiếu và không có dự phòng rủi ro;

- Về chiến lược đầu tư, đa số nhà đầu tư cá nhân không xác định đầu tư lâu dài, thường có tư duy kiếm lời nhanh;

- Nhiều nhà đầu tư cá nhân có khả năng đánh giá giá trị cổ phiếu còn yếu, đầu tư theo "tin đồn" và ít quan tâm đến việc tìm hiểu thông tin doanh nghiệp.

- Nhà đầu tư cá nhân thường có tâm lý đầu tư theo kiểu bầy đàn, do vậy dễ bị "dẫn dắt ", đặc biệt là sự dẫn dắt của khối nhà đầu tư nước ngoài.

Diễn biến thị trường chứng khoán thời gian vừa qua cho thấy nhà đầu tư cá nhân Việt Nam có tính chuyên nghiệp còn thấp, bản lĩnh chưa vững vàng, thường đầu tư theo phong trào. Phương thức đầu tư của nhiều người trong số này là khi chỉ số giá chứng khoán tăng thì "ào ào" mua vào, khi chỉ số giá chứng khoán xuống thì tranh nhau "bán tháo" để cắt lỗ. Ngược lại, nhà đầu tư cá nhân nước ngoài có tính chuyên nghiệp cao hơn nhiều so với nhà đầu tư cá nhân Việt Nam. Nhà đầu tư cá nhân nước ngoài có tiêu chí đầu tư rõ ràng và tâm lý vững vàng. Thể hiện rõ nhất là vào thời điểm tháng 3/2008, khi chỉ số VN - Index xuống mức 600 điểm, trong khi nhà đầu tư Việt Nam "bán tháo" thì lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhiều hơn lượng bán ra. Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, từ 17/3/2008 đến 21/3/2008 các nhà đầu tư nước ngoài mua vào 381 tỷ đồng, bán ra 119 tỷ đồng, bình quân

mua vào 76 tỷ đồng /phiên và bán ra 23 tỷ đồng/phiên.Vì vậy, mặc dù chiếm số lượng tài khoản ít hơn nhưng các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đang dần trở thành lực lượng dẫn dắt trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhà đầu tư cá nhân có vị trí quan trọng trên thị trường chứng khoán. Đây là loại chủ thể tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người mua, bán chứng khoán quan trọng nhất. Ở Pháp tính đến cuối năm 1991 có 6 triệu cá nhân nắm trực tiếp các chứng khoán với hơn 1/3 lượng cổ phiếu và hơn 1/4 lượng trái phiếu Pháp được yết giá.

Ở Việt Nam, trong năm 2006 trong tổng số 60.000 tài khoản có

50.000 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân. Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có trên 400.000 tài khoản cá nhân, con số này còn quá nhỏ so với dân số đất nước. Theo quan điểm của nhiều nhà quản lý, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn phát triển cho nên cần có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia. Hy vọng, về lâu dài số lượng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chiếm từ 3 đến 4% dân số bằng với số trung bình của nhiều nước. Chuyên gia chứng khoán Huy Nam nhận xét: "Nhà đầu tư cá nhân tạo nên sự nhộn nhịp, sôi động cho thị trường. Ở một số thời điểm vừa qua, hầu như các nhà đầu tư tổ chức nằm im, chỉ có nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch mặc dù lượng vốn của các nhà đầu tư tổ chức lớn hơn nhiều".

Như vậy, có thể nói rằng, nhà đầu tư cá nhân có vị trí đặc biệt trên thị trường chứng khoán. Khả năng tài chính, kiến thức, bản lĩnh và niềm tin của nhà đầu tư cá nhân quyết định chất lượng phát triển của thị trường chứng khoán. Khi mà niềm tin vào thị trường chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân bị đổ vỡ họ sẽ rút khỏi thị trường điều này sẽ làm cho thị trường không thể phát triển.

1.2.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán và các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

1.2.3.1. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

Theo quy định của Luật Chứng khoán, gồm có:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023