ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HÀ TRANG
BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG THEO
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Thị Hà Trang
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 6
TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM VÀ BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG
Các đặc điểm của thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam | 6 | |
1.2. | Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung | 12 |
1.3. | Các quyền của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung | 14 |
1.3.1. | Quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán | 15 |
1.3.2. | Quyền được cung cấp thông tin | 22 |
1.3.3. | Quyền được bảo vệ tài sản đầu tư | 30 |
1.4. | Bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung | 33 |
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÀ | 38 | |
ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 2
- Nhà Đầu Tư Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
TRUNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch 38 chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung
2.1.1. Các quy định của pháp luật chứng khoán về bảo vệ quyền 38 tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán
của nhà đầu tư
43 | ||
2.2. | Bảo vệ quyền được cung cấp thông tin | 54 |
2.2.1. | Quy định của pháp luật chứng khoán về bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư | 54 |
2.2.2. | Thực trạng bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư | 58 |
2.3. | Bảo vệ quyền sở hữu tài sản đầu tư | 65 |
2.3.1. | Quy định của pháp luật chứng khoán về bảo vệ quyền sở hữu tài sản đầu tư | 65 |
2.3.2. | Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu tài sản đầu tư của nhà đầu tư | 73 |
2.4. | Nguyên nhân của các hạn chế trong thực tiễn bảo vệ quyền của nhà đầu tư | 78 |
2.4.1. | Chế tài chưa đủ mạnh | 78 |
2.4.2. | Cơ chế giám sát của cơ quan quản lý nhà nước còn yếu | 80 |
2.4.3. | Hệ thống công nghệ thông tin yếu kém | 81 |
2.4.4. | Trình độ nghiệp vụ của nhân viên hành nghề chứng khoán thấp | 81 |
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC BẢO VỆ QUYỀN | 83 | |
VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ |
2.1.2.
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG
3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường 83 chứng khoán tập trung
3.1.1. Luật Chứng khoán cần có quy định chi tiết, cụ thể về quyền 83 và nghĩa vụ của nhà đầu tư
3.1.2. Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng 84 khoán và thị trường chứng khoán
3.1.3. Bổ sung các quy định về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực 85 chứng khoán
3.1.4. Bổ sung các chế tài hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp 86 luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
3.2. Các giải pháp khác 87
3.2.1. Các giải pháp kỹ thuật 87
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám sát và quản lý 90 thị trường
3.2.3. Nâng cao chất lượng tin tức báo chí 91
3.2.4. Nâng cao trình độ nhà đầu tư 92
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HASTC : Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh SGDCK : Sở Giao dịch chứng khoán
Thị trường OTC : Giao dịch chứng khoán phi tập trung TTCK : Thị trường chứng khoán
TTCKTT : Thị trường chứng khoán tập trung TTGDCK : Trung tâm Giao dịch chứng khoán UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh rất quan trọng để huy động vốn cho nền kinh tế. Trong những nền kinh tế thị trường phát triển hay đang phát triển, TTCK luôn được coi là "hàn thử biểu" để đánh giá thể trạng của nền kinh tế mỗi quốc gia. Mọi biến động chính trị - xã hội - kinh tế luôn được phản ánh vào sự tăng giảm của các chỉ số chứng khoán. Và sự dao động của TTCK, hay sự sụp đổ vào một "ngày đen tối" định mệnh nào đó của một TTCK chuyên nghiệp có thể dẫn đến sự sụp đổ cả một nền kinh tế theo tính chất dây chuyền. Xây dựng và phát triển TTCK là yêu cầu bắt buộc đối với mọi nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong năm 2006 và đầu năm 2007, cơn sốt chứng khoán đã ghi một dấu ấn đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao, chỉ số VnIndex đạt mức cao nhất 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007, mức độ vốn hóa đạt 278.523 tỷ đồng, chiếm 65,47% so với GDP của năm 2006. Năm 2008 là một năm thực sự khó khăn đối với TTCK Việt Nam. Vào ngày 20/6/2008, chỉ số VNIndex giảm thấp nhất với 366,02 điểm. Vào thời điểm này, giá trị vốn hóa của toàn thị trường vẫn đạt 168.747 tỷ đồng, chiếm 36,57% so với GDP năm 2007. Với sự tăng trưởng ấn tượng cũng như các giai đoạn thăng trầm, thử thách nhà đầu tư như vậy, chứng khoán đã và vẫn đang là một đề tài hấp dấn đối với những người nghiên cứu về nó, đồng thời với cả những người không am hiểu về nó.
Thị trường chứng khoán chính thức của Việt Nam còn rất non trẻ với 8 năm kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động. Tuy vậy, mức độ quan trọng của TTCK trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam đang dần dần được xác lập, thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài. Cho đến tháng 8/2008, đã có khoảng 400.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó có hơn 11.000 tài khoản của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, hơn 770 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài [16]. Tuy số lượng tương đối đông đảo như vậy, nhưng có một thực tế là các nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK đôi khi không nắm bắt được hoặc không sử dụng có hiệu quả cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi cho mình khi tham gia vào một sân chơi tài chính bậc cao. Đồng thời, các quy định pháp luật chứng khoán của Việt Nam ban đầu cũng còn nhiều lỗ hổng trong việc định ra các cơ chế bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Hai nguyên nhân này tạo ra những vụ việc xâm phạm lợi ích của nhà đầu tư và một sự chênh lệch tương đối lớn giữa các tầng lớp nhà đầu tư khác nhau trong nhiều vấn đề: quyền tiếp cận thông tin, quyền tham gia thị trường, thực hiện việc mua bán chứng khoán, quyền tham gia vào hoạt động quản trị - điều hành công ty, quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty... Hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK đứng trước yêu cầu ngày càng phải được hoàn thiện hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư - đối tượng quan trọng nhất góp phần làm nên TTCK. Bởi vậy, đề tài "Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam" được tác giả chọn để nghiên cứu là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, được bàn thảo và tranh cãi nhiều trên các diễn đàn khoa học, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đạt được các luồng ý kiến đa chiều từ các học giả, các nhà làm luật, cũng như từ các nhà đầu tư - những người trực tiếp tham gia vào thị trường.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Hiện nay đã có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học về vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Phần lớn trong số đó liên quan đến việc bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường phi tập trung. Một số bài viết liên quan