Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình - 11

để tự bảo vệ mình; đẩy mạnh phong trào “Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình; thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần sớm tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp trong chỉ đạo, điều hành, tạo điều kiện để mọi trẻ em được thực hiện đầy đủ các nhóm quyền cơ bản của mình và để bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực, xâm hại, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ của các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương trong lĩnh vực này.

KẾT LUẬN


Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề phòng, chống bạo hành và là cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, trong đó đặc biệt quan trọng là trẻ em, vì đối tượng này rất dễ trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình. Nhiều nội dung tiến bộ trong luật như: Quy định cụ thể về định nghĩa và các hành vi bị coi là bạo lực, xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong vấn đề quản lí chuyên trách về bạo lực gia đình, xác định các biện pháp đặc thù trong ngăn ngừa bạo lực, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân, giáo dục và xử lí kẻ bạo hành… chắc chắn sẽ được phát huy để tạo những kết quả đáng kể trong việc phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ đó vẫn còn tồn tại không ít những bất cập trong quá trình thực thi pháp luật. Tình trạng ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em vẫn ở mức cao và gây bức xúc trong dư luận xã hội; Các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, trừng phạt trẻ em ngày càng phức tạp, tính chất nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức. Thực thi pháp luật, ý thức chấp hành các quy định của luật pháp chưa nghiêm; hình thức xử lý đối với người có hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em còn chưa kịp thời và còn nương nhẹ; nhiều trường hợp bị bỏ qua, không có tác dụng răn đe hoặc giáo dục dẫn đến một bộ phận cán bộ có chức năng bảo vệ trẻ em làm việc thiếu trách nhiệm, người dân còn coi thường pháp luật, trong đó có pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em.

Luật phòng, chống bạo lực gia đình chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi các quy định của luật là hợp lí và có tính khả thi nếu không nó sẽ chỉ mang tính hình thức và nạn bạo lực gia đình sẽ còn tiếp diễn và những đứa trẻ trong gia đình vẫn là những đối tượng phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của vấn nạn này. Chính vì vậy, hoạt động phòng chống bạo lực gia đình là một nhiệm

vụ quan trọng, đòi hỏi sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân để xây dựng những gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, trẻ em được sống trong môi trường gia đình hạnh phúc.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên đòi hỏi Chính phủ phải triển khai đồng bộ các hoạt động từ việc truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em, nâng cao năng lực cán bộ, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, xây dựng các mô hình trợ giúp trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tăng cường theo dõi, giám sát đánh giá. Trung ương và địa phương phải bố trí kinh phí, kiện toàn đội ngũ cán bộ, cộng tác viên và thiết lập cơ chế bảo vệ quyền trẻ em phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 16/2009/TT-BYT ngày 22/9/2009 của bộ y tế về việc hướng dẫn tiếp nhận, chăm sóc y tế, thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

2. Bộ Công an (2009), Báo cáo 5 năm về tình hình xâm hại trẻ em.

3. Bộ Lao động - Thương binh xã hội (2009), Báo cáo tình hình trẻ em Việt Nam.

Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình - 11

4. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2009), “Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phòng chống bạo lực gia đình”, Tạp chí Luật học, (2), tr.29-34

5. Nguyễn Thị Bình (2010), Tìm hiểu hành vi bạo lực gia đình - nguyên nhân, giải pháp hạn chế, Khóa luật tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội

6. Mai Huy Bích (2010), “Quyền trẻ em và yếu tố văn hoá”, Tạp chí Nghiên cứu con người, 4(49)

7. Chính phủ nước CHXHCNVN (2011), Nghị định số 71/2011/NĐ ngày 22/08/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

8. Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 4/2/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình

9. Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

10. Chính phủ nước CHXHCNVN (2013), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

11. Phạm Văn Dũng - Nguyễn Đình Thơ (2009), Tìm hiểu và thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Nxb Tư pháp, Hà Nội

12. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em

13. Hội Luật gia Việt Nam (VLA) - Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI) (2009), Hỏi đáp về phòng chống bạo lực gia đình

14. Chu Mạnh Hùng (2004), Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Prof. Ole Traskman . - H., 2004

15. Phan Thị Lan Hương (2009), “Tính hợp lý, khả thi của một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình”, Tạp chí Luật học, (2), tr.41-47

16. Phan Thị Luyện (2009), “Ý thức pháp luật của cá nhân, cộng đồng về vấn đề bạo lực, phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ en - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Luật học, (2), tr.11-15

17. Bùi Thị Xuân Mai (2011), “Bạo lực gia đình và sự trợ giúp tâm lý của phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình”, Tạp chí Tâm lý học, (9(150)), tr.19-33

18. Dương Tuyết Miên (2009), “Quy định của luật hình sự Việt Nam về các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”, Tạp chí Luật học, (2), tr.53-61

19. Đinh Thị Hồng Minh (2011), Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

20. Nguyễn Minh (2008), “Bạo hành trẻ em trong gia đình: SOS”, Báo Lao động, (265)

21. Ngô Minh Ngọc (2009), “Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em qua hoạt động xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (2)

22. Nguyễn Thị Kim Phụng (2009), “Tổng quan về bạo lực và pháp luật phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em”, Tạp chí Luật học, (2), tr.3-10

23. Quốc hội nước CHXHCNVN (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

24. Quốc hội nước CHXHCNVN (1991), Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

25. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

26. Quốc hội nước CHXHCNVN (2007), Luật phòng, chống bạo lực gia đình

27. Quốc hội nước CHXHCNVN (2000), Luật hôn nhân và gia đình

28. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Bộ luật dân sự

29. Quốc hội nước CHXHCNVN (1999), Bộ luật hình sự

30. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Bộ luật tố tụng hình sự

31. Quốc hội nước CHXHCNVN (2012), Bộ luật lao động

32. Quốc hội nước CHXHCNVN (2012), Luật xử lí vi phạm hành chính

33. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2008), Báo cáo tình hình trẻ em ở Việt Nam.

34. Nguyễn Cảnh Quý (2010), “Pháp luật bảo vệ phụ nữ, trẻ em nhằm phòng chống bạo lực gia đình và một số giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6(266)), tr78-82

35. Lê Thị Quý - Đặng Vũ Cảnh Linh (2007), Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị, Nxb Khoa học xã hội

36. Bùi Văn Thịnh (2009), “Cần có biện pháp hữu hiệu để phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát, (7), tr.11-13

37. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội XI - Ban soạn thảo luật phòng, chống bạo lực gia đình (2006), Luật phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội

38. Văn phòng Quốc Hội, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (2003), Quyền phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb.CTQG

39. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

40. Vụ pháp luật hình sự - hành chính - Bộ Tư Pháp (2005), Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội

41. http://thanhnienviet.vn/vi-VN/t221c190p797/Ha-Noi-Kinh-so-nguoi-cha- dung-kim-be-rang-dung-xich-cho-xich-con.aspx.

42. www.baoyenbai.com.vn/215/74677/Luat_Phong_chong_bao_luc_gia_din h_Da_thuc_su_di_vao_cuoc_song.htm

43. http://diendan.camnanggiadinh.com.vn/showthread.php/251875-Bao-luc-gia-dinh-tu-van-bao-luc-gia-dinh-Tong-d%C3%83-i-19006670-chuyen- gia-tu-van/page3

44. http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=144&NewsId=238650

45. http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=473376

46. http://cachchamsoctre.com/tin-tuc-Phai-bao-ve-Quyen-Tre-em-133.html

47. http://dantri.com.vn/xa-hoi/chau-be-3-tuoi-bi-bao-hanh-duoc-me-dua-di- tron-796184.htm

48. http://m.nguoiduatin.vn/phan-no-voi-cach-bao-hanh-tre-em-a45049.html

49. http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/phan-no-nhung-vu-cha-duong- ham-hiep-con-rieng-cua-vo-a11379.html#.UxgFGE87mIU

http://www.doisongphapluat.com/phap-1uat/an-ninh-hinh-su/nhung-vu-hiep- dam-1oan-1uan-hai-hung-a10571.html#.UxgKk087mIU

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí