Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 2

đến nhà đầu tư trên thị trường tập trung nhưng các bài nghiên cứu nói trên mới dừng ở mức độ nêu ra tình huống nhà đầu tư bị thiệt hại và dẫn chiếu lại các quy định của pháp luật Việt Nam để xác định trong những tình huống đó thì nhà đầu tư nên làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cần làm đến đâu để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư. Có một số bài nghiên cứu dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật nước ngoài, nhưng chưa phân tích được sự tương thích giữa trình độ phát triển của TTCK Việt Nam với các quy định pháp lý đó. Ngoài ra, hàng năm, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra một báo cáo về giá tình hình quản trị doanh nghiệp, trong đó có đánh giá về thực trạng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư ở Việt Nam nhưng chỉ ở mức độ đánh giá thực tiễn mà chưa đi sâu phân tích các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Hiện đã có một số công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên TTCK như luận văn thạc sĩ luật học của Phạm Thanh Tú về "Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam" (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006); hoặc bài nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Chi về "Hoàn thiện các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán", đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 19 năm 2006. Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các quyền của nhà đầu tư với tư cách là cổ đông của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết theo hệ thống pháp luật về chứng khoán trước khi Luật Chứng khoán 2006 được ban hành. Luận văn này tiếp cận theo một hướng khác, đó là nghiên cứu về việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư theo các quy định của Luật Chứng khoán 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành xuất phát từ mối quan hệ giữa nhà đầu tư với tất cả các định chế của thị trường, đặt nhà đầu tư vào vị trí là một mắt xích quan trọng của toàn bộ hệ thống thị trường chứng khoán tập trung (TTCKTT) với sự tham gia của các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký... Đồng thời, những kiến nghị mà tác giả có thể rút ra từ việc nghiên

cứu này hy vọng sẽ có ý nghĩa thiết thực trong quá trình hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và TTCK của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của TTCK.

3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy định cụ thể về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên TTCKTT theo Luật Chứng khoán Việt Nam trên cơ sở so sánh với pháp luật một số nước khác. Pháp luật chứng khoán, tại đây được hiểu, bao gồm Luật Chứng khoán số 70/QH11 được ban hành năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các quyền của nhà đầu tư với tư cách là cổ đông của công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này.

Trong phần trình bày, tác giả sẽ đưa ra các ví dụ thực tế về tình hình bảo vệ nhà đầu tư tham gia TTCK Việt Nam, các trường hợp nhà đầu tư dễ bị tổn thương và cách hành xử của các chủ thể tham gia thị trường cũng như cơ quan quản lý nhà nước trong những trường hợp đó, từ đó đưa ra nhận định về quy định của pháp luật Việt Nam trong từng trường hợp liên quan. Qua đó, tác giả sẽ nêu lên những kiến nghị có thể được áp dụng trong việc hoàn thiện pháp luật về chứng khoán và TTCK nhằm xác lập một cơ chế bảo vệ nhà đầu tư một cách hợp lý, khoa học và phù hợp với thông lệ quốc tế.

4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích để phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và đánh giá mức độ hiệu quả khi áp dụng các quy định đó vào từng tình huống cụ thể.

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, đặc biệt so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật các nước, từ đó rút ra những điểm Việt Nam đã đạt được và những điểm cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

5. Kết cấu của luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam và bảo vệ quyền, lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung.

Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 2

Chương 2: Các quy định của pháp luật chứng khoán Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung và thực tiễn áp dụng.

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung.

Chương 1‌

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM VÀ BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH CỦA

NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG


1.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM

Thị trường chứng khoán tập trung là nơi giao dịch các chứng khoán có độ rủi ro thấp, được đăng ký niêm yết, được giao dịch tại một thị trường có tổ chức, theo phương thức và địa điểm giao dịch cố định, có cơ chế xác lập giá và cơ chế thanh toán bù trừ được quy định chặt chẽ. TTCKTT là một khái niệm được sử dụng để phân định với một phương thức giao dịch chứng khoán khác, là giao dịch chứng khoán phi tập trung (hay còn gọi là thị trường OTC).

Ở Việt Nam, thời kỳ đầu của sự phát triển TTCK, khái niệm "thị trường chứng khoán" hầu như được đồng nhất với khái niệm "thị trường chứng khoán tập trung". Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ quy định về chứng khoán và TTCK đã định nghĩa: "Giao dịch chứng khoán là việc mua, bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung" [4, Điều 2]. Điều này không đúng về bản chất. Việc mua, bán, chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác, bất kể nó được diễn ra tại một địa điểm hoặc hệ thống thông tin tập trung (thị trường tập trung) hay không, thì đó vẫn là việc giao dịch chứng khoán. Cần phải phân biệt rõ hành vi giao dịch chứng khoán với phương thức tổ chức cho việc diễn ra hành vi đó. Nghị định 48/1998/NĐ-CP với tư cách là văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh về chứng khoán và TTCK đã không làm rõ việc phân định này. Luật Chứng khoán hiện hành không đưa ra định nghĩa hay khái niệm "thị trường chứng khoán tập trung", mà chỉ có khái niệm "thị trường giao dịch chứng khoán", theo đó Thị trường giao dịch chứng khoán là

địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán [8, Điều 18]. Theo định nghĩa này, thị trường giao dịch chứng khoán bao gồm của TTCKTT và TTCK phi tập trung, hay còn gọi là thị trường OTC. Để phân biệt hai hình thức thị trường giao dịch chứng khoán này, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm khác biệt như sau:


TTCK tập trung

- Địa điểm tập trung

- Giao dịch thông qua đấu giá tập trung

- Chỉ có một mức giá tại một thời điểm

- Giao dịch các chứng khoán có độ rủi ro thấp hơn

- Sử dụng hệ thống mạng điện tử

- Vai trò nhà tạo lập thị trường không rõ nét

- Cơ chế thanh toán bù trừ đa phương thống nhất

Thị trường OTC

- Địa điểm phi tập trung

- Giao dịch thỏa thuận/khớp lệnh

- Tại một thời điểm có nhiều mức giá

- Giao dịch các chứng khoán có độ rủi ro cao

- Sử dụng hệ thống mạng điện tử

- Có các nhà tạo lập thị trường

- Cơ chế thanh toán linh hoạt và đa dạng


Để hiểu rõ về TTCKTT, chúng ta có thể xem xét một số đặc điểm chính như sau:

- Là thị trường có tính tổ chức cao. Khác với các thị trường hàng hóa thông thường, TTCKTT là một thị trường có tính tổ chức rất cao, mọi hoạt động của thị trường đều được điều tiết bởi một hệ thống các cơ quan có thẩm quyền. Các chủ thể tham gia quản lý, điều hành và các định chế trung gian đều là những tổ chức chuyên nghiệp và phải có đủ năng lực, quyền hạn cũng như điều kiện để tham gian thị trường. Các định chế khi tham gia thị trường phải đảm bảo tuân thủ theo những những quy định và nguyên tắc nhất định. Các định chế tham gia thị trường được điều chỉnh thống nhất bởi hệ thống các quy định, quy chế của các Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK)/ Trung tâm

Giao dịch chứng khoán (TTGDCK), Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm tạo ra một quá trình hợp tác hiệu quả, thông suốt đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của các giao dịch.

- Là thị trường được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chặt chẽ. TTCKTT, khi vận hành mọi hoạt động, hành vi của các chủ thể tham gia thị trường đều chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật chặt chẽ. Với tính chất là một thị trường nhạy cảm, nhiều rủi ro và khả năng tác động, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, TTCK đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ và minh bạch. Vì vậy, để điều hành và quản lý TTCKTT, Nhà nước đã ban hành một hệ thống đầy đủ các văn bản pháp luật mà tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Mọi hành vi vi phạm đều có những chế tài xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các SGDCK/ TTGDCK cũng thiết lập một hệ thống các cơ quan giám sát để giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

- Là thị trường hoạt động trên nguyên tắc trung gian. Đây là một đặc trưng nổi bật của TTCKTT so với các thị trường thông thường. Không giống với thị trường hàng hóa thông thường, hàng hóa trên TTCKTT được coi là những hàng hóa đặc biệt, đó là những cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác được phép trao đổi. Việc mua bán trao đổi trực tiếp giữa người mua, người bán vẫn có thể thực hiện được và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, phương thức trao đổi trực tiếp sẽ không mang lại hiệu quả và khả năng thanh khoản nhanh chóng của các loại chứng khoán. Tại TTCKTT, tất cả các loại chứng khoán niêm yết trên thị trường đều được lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký. Chứng khoán giao dịch giữa các nhà đầu tư thực chất chỉ là quyền sở hữu chứng khoán, mọi chứng chỉ vật chất của các loại chứng khoán đều được lưu giữ tại Trung tâm lưu ký. Nhà đầu tư khi tham gia trên TTCKTT không trực tiếp thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán với nhau. Mọi yêu cầu mua/ bán chứng khoán của các nhà đầu tư được thực hiện

thông qua các Công ty chứng khoán thành viên của thị trường. Việc thanh toán tiền mua và chuyển giao chứng khoán sẽ được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ giữa công ty chứng khoán, SGDCK/ TTGDCK và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

- Ngoài ra, TTCKTT cũng hoạt động theo các nguyên tắc của TTCK nói chung như công bằng, minh bạch, công khai thông tin, tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCKTT ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.

Đến năm 1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, theo đó UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Việc thành lập cơ quan quản lý TTCK trước khi thị trường ra đời trên thực tế là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với hai cổ phiếu đầu tiên là REE và SAM đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Sự ra đời của TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước, là sản phẩm của sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước ta [21].

Đến ngày 11/5/2007, theo Quyết định số 559/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được chuyển đổi thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một bước phát triển đầy ý nghĩa của TTCK Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Bên cạnh SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng chính thức khai trương hoạt động vào tháng 3/2005, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường, khi nhu cầu giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp và nhà đầu tư tăng lên, các cấp độ tham gia thị trường của các chủ thể ngày càng trở nên đa dạng và phong phú.

Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư, trong cũng như ngoài nước , cá nhân cũng như tổ chức . Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán thành viên lên tới trên 106 ngàn tài khoản , thì cho

đến hết năm 2007 số lươn

g tài khoản của nhà đầu tư mở taị các CTCK đã lên

́i gần 307 ngàn tài khoản trong đó có trên 7 ngàn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài [26].

Đánh giá về quá trình phát triển của TTCKTT trong những năm qua, ông Nguyễn Đoan Hùng, Phó Chủ tịch UBCKNN đã đưa ra năm thành quả mà TTCK Việt Nam đã đạt được:

Thứ nhất, đã hình thành được thị trường vốn trung và dài hạn. Trước kia, nguồn vốn cho các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Nhu cầu vốn cho nền kinh tế đè nặng lên vai các ngân hàng thương mại. Khi TTCK ra đời, nó tạo ra một kênh huy động vốn trực tiếp, thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong công chúng để đầu tư cho doanh nghiệp, san sẻ gánh nặng cho

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí