Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu Công Nghiệp

Hành vi vi phạm liên quan đến tín hiệu vệ tinh đã được mã hóa theo như quy định tại Điều 5, Chương II Hiệp định thương mại Việt - Mỹ nhưng chưa được đưa vào BLHS; mặt khác thực tế loại tội phạm này có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho an ninh và kinh tế-xã hội.

Một vấn đề nữa là vi phạm SHTT nói chung và SHCN nói riêng với quy mô thương mại chưa được quy định cụ thể tại bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào hiện nay.

3.2.3. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp

Hải quan là lực lượng trước tiên đối mặt với hàng nhập lậu qua biên giới, cửa khẩu, là lực lượng chịu trách nhiệm thực thi bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới. Với xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay hoạt động xuất, nhập khẩu trong những năm gần đây ngày càng trở lên sôi động, với chức năng của mình lực lượng Hải quan đã góp phần hạn chế hàng nhập lậu, cùng các cơ quan liên trong nội địa như lực lượng quản lý thị trường, công an phát hiện, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN trong quá trình làm thủ tục xuất, nhập khẩu qua biên giới. Hiện nay, hàng vi phạm chủ yếu là giả về nhãn hiệu, KDCN như vụ hàng xuất khẩu nhãn hiệu KAPPA; hay như vụ nhập lậu điện thoại di động của Công ty Đông Nam Á… Để nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan Hải quan còn phối hợp với các chủ thể quyền SHCN và các nhà nhập khẩu trong nước như Honda, Nokia, Nivea, Louis Vuiton... để kịp thời kiểm tra, phát hiện hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN trong quá trình xuất, nhập khẩu.

Mặc dù pháp luật quy định cho lực lượng Hải quan trách nhiệm và thẩm quyền trong hoạt động kiểm tra, giám sát xuất, nhập khẩu hàng hóa tại biên giới nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi buôn lậu, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số tồn tại:

Luật Hải quan và Luật SHTT quy định không thống nhất việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất, nhập khẩu vi phạm quyền SHCN. Khoản 3 Điều 57 Luật Hải quan quy định không tạm dừng thủ tục hải quan đối với vật phẩm không mang tính thương mại nhưng tại Điều 214 Luật SHTT lại không loại trừ đối tượng này.

Pháp luật chưa quy định rõ cơ chế giải quyết tranh chấp khi Hải quan giữ hàng hóa xuất, nhập khẩu có vi phạm quyền SHCN.

Các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHCN được cơ quan Hải quan áp dụng là tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền SHCN và biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa xâm phạm quyền SHCN như đã trình bày ở Chương 2. Mặc dù quy định rõ như vậy nhưng cũng phải thừa nhận rằng rất khó cho người nộp đơn yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa nghi ngờ xâm phạm quyền SHCN vì họ phải cung cấp được những thông tin khó thu thập được như bằng chứng vi phạm, ngày giờ hàng đến, người xuất khẩu, người nhập khẩu, cửa khẩu xuất, cửa khẩu nhập…điều này đã hạn chế sự chủ động, tích cực của chủ thể quyền trong phối hợp với lực lượng Hải quan phát hiện, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN.

Việc đặt cọc 20% giá trị lô hàng yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan cũng chưa thật sự hợp lý, nếu trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có đầy đủ bằng chứng về hàng xuất, nhập khẩu vi phạm quyền SHCN thì việc nộp tiền tạm ứng là không cần thiết, khi đó yêu cầu đặt cọc lại trở thành rào cản với người yêu cầu tạm dừng, điều này chỉ nên đặt ra khi giữa người nộp đơn và nhà nhập khẩu có ý kiến trái ngược nhau về lô hàng bị nghi vấn gây khó khăn cho hoạt động xác định lô hàng có vi phạm hay không.

Bên cạnh đó cũng phải kể đến chất lượng và số lượng công chức Hải quan phục vụ cho công tác này còn hạn chế, với hàng nghìn km đường biên giới trên đất liền và trên biển với nhiều cảng, cửa khẩu quốc tế và nội địa, các khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi Hải quan, các địa điểm kiểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

tra hàng hóa xuất, nhập khẩu, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động Hải quan khác trong khi lực lượng Hải quan mỏng cộng với kiến thức về SHTT hạn chế, chưa có lực lượng chuyên trách nghiệp vụ về SHTT đã gây trở ngại lớn cho quá trình kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN.

Hải quan chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu liên quan đến SHTT để tạo điều kiện cho sự kiểm tra, rà soát, đối chiếu hàng hóa có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT khi làm thủ tục xuất, nhập khẩu qua biên giới.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 15

Các quy định về sự phối hợp giữa Hải quan với các lực lượng chuyên ngành chưa được chặt chẽ, ví dụ trong trường hợp cơ quan Hải quan khó độc lập đưa ra kết luận hàng hóa xuất, nhập khẩu có vi phạm quyền SHCN hay không thì phải cần đến kết luận của cơ quan chuyên môn là Cục SHTT nhưng hiện nay Cục không còn chức năng giám định thì cơ quan Hải quan căn cứ vào đâu (?). Sự hợp tác với các chủ thể quyền SHCN trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm còn hạn chế những điều đó làm giảm hiệu quả hoạt động kiểm soát Hải quan.

Luật Hải quan và Luật SHTT các văn bản hướng dẫn thi hành cũng không có quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong trường hợp chủ thể quyền SHCN không có đơn yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan. Có quan điểm cho rằng vì chủ thể quyền SHCN không đăng ký với cơ quan Hải quan nên Hải quan không có cơ sở để chủ động kiểm tra tính hợp lệ của yếu tố SHCN đối với lô hàng để tạm dừng làm thủ tục hải quan, hơn nữa lại bị ràng buộc bởi quy định “nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Hải quan, do vậy trong trường hợp này chỉ khi có bằng chứng chắc chắn về lô hàng vi phạm quyền SHCN thì Hải quan mới tạm dừng lô hàng này lại. Điều này đã hạn chế sự chủ động của cơ quan Hải quan trong hoạt động đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm quyền SHCN.

Một lực lượng thực thi khác không thể không có nhưng cho đến nay chỉ mới hiện diện trong các văn bản luật là giám định viên SHTT. Phần do chưa có

hướng dẫn cụ thể về quy chế hoạt động, phần do quy định về điều kiện để được cấp thẻ giám định viên SHTT rất khó khăn. Ví dụ, người muốn được cấp thẻ phải có trình độ đại học về lĩnh vực giám định trong khi ở nước ta việc đào tạo về giám định SHTT ở bậc đại học hầu như chưa có. Trong điều kiện Cục SHTT không còn chức năng giám định SHTT như trước nữa thì việc chưa hình thành đội ngũ giám định viên SHTT chắc chắn sẽ làm cho quá trình giải quyết các tranh chấp, vi phạm liên quan đến SHTT bị đình trệ. Lâu nay, các cơ quan hành chính cũng như tòa án khi giải quyết, xử lý các vụ vi phạm quyền SHTT hầu như đều dựa vào kết luận giám định của Cục SHTT. Nay Cục không còn chức năng đó nữa, lực lượng giám định viên SHTT lại chưa hình thành thì cơ quan trên sẽ dựa vào ai để có cơ sở xử lý?.

3.2.4. Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp và các tổ chức khác

Trong những năm gần đây sự nhận thức của doanh nghiệp đối với tài sản SHTT của mình đã được nâng lên song vẫn chưa có ý thức đầy đủ về vai trò, giá trị của tài sản trí tuệ, rất ít doanh nghiệp có tổ chức bộ phận chuyên chăm lo về SHTT. Hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về SHTT hoặc coi vấn đề này là một bộ phận trong chiến lược phát triển của mình. Tài sản vô hình, trong đó có tài sản trí tuệ chưa trở thành đối tượng quản lý như quản lý tài sản thông thường. Bên cạnh đó, đối với các cơ quan thực thi pháp luật có liên quan đến SHTT thì đây vẫn là một lĩnh vực mới mẻ với đa số cán bộ, công chức tương tự như đối với hầu hết các nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, để sử dụng được các cơ chế về SHTT cần phải có thời gian, phải học hỏi và chi phí tài chính, tất cả những điều đó dường như tạo thêm gánh nặng hoặc rào cản đối với những nỗ lực thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp không có các đối tượng SHCN được đăng ký. Môi trường pháp lý với cơ chế bảo hộ SHTT đã đặt doanh nghiệp vào những ràng buộc và có thể bị rơi vào các vụ kiện tụng, tranh chấp với những người khác. Vì lẽ đó, nhiều người, nhiều doanh nghiệp còn thụ động, trông chờ vào Nhà nước trong việc chăm lo, bảo vệ tài sản trí tuệ.

Mạng lưới dịch vụ về SHCN hiện còn rất mỏng, hoạt động chủ yếu của các đơn vị này chỉ là làm thủ tục xác lập quyền SHCN. Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ SHTT trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền SHTT, chống lại nạn hàng giả còn chưa cao. Dịch vụ SHCN nói chung chưa được cung cấp rộng khắp, chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Chất lượng dịch vụ và trình độ của các nhà cung cấp dịch vụ này hiện đang ở mức thấp, đây sẽ là yếu tố hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ SHTT của Việt Nam so với nước ngoài. Mặt khác, thông tin SHTT đang là một trong các khâu yếu nhất trong hoạt động SHTT ở nước ta, chính những điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến khả năng phát triển hoạt động SHTT thời gian qua.

Cơ chế thực thi pháp luật chưa được hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức như đã phân tích ở trên, mặc dù hiện nay trong các văn bản pháp luật của Việt Nam đã có đầy đủ ba biện pháp chế tài: dân sự, hành chính, hình sự nhằm bảo đảm cho các quyền SHTT được thực thi và chống lại các hình vi xâm phạm nhưng chính trong các văn bản đó còn thiếu những quy định cụ thể để áp dụng các biện pháp đó. Vai trò chủ đạo của biện pháp chế tài dân sự chưa được phát huy mà chỉ mới thực hiện biện pháp hành chính khiến cho cơ chế thực thi chưa phát huy hết tác dụng. Cho tới nay, số vụ việc được giải quyết trước toà án là rất ít ỏi nếu so sánh với hàng ngàn vụ tranh chấp về SHTT được giải quyết trước các cơ quan hành chính thì tỷ lệ số vụ được giải quyết trước toà án là không đáng kể. Hầu như trong mọi trường hợp xảy ra vi phạm quyền SHCN, người có quyền bị xâm hại đều nộp đơn cho các cơ quan có chức năng xử lý hành chính để yêu cầu xử lý và các cơ quan này đều chấp nhận nếu được khẳng định rằng hành vi là có. Có thể nói rằng tình trạng “hành chính hoá” các quan hệ dân sự về SHCN đã vượt quá mức cần thiết. Việc thực thi các biện pháp chế tài còn gặp một số vướng mắc, vướng mắc lớn nhất là các quy định đã có chỉ mới dừng lại ở nguyên tắc mà chưa đủ chi tiết, cụ thể. Vướng mắc thứ hai liên quan đến cách tổ chức thực thi chưa thực sự phù hợp, ngay cả với cơ chế hành chính, việc phân công cho nhiều cơ quan, nhiều tầng, nấc xử phạt khiến cho hiệu lực thực thi bị phân tán và trở nên phức tạp hoá. Năng lực chuyên môn về SHTT của chính hệ

thống bảo đảm thực thi còn chưa đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn, tình trạng lệ thuộc vào các cơ quan quản lý SHTT khiến cho việc bảo đảm thực thi bị chậm trễ, bị động, đồng thời đẩy cơ quan quản lý SHTT vào trạng thái quá tải.

Hiện nay, tại các toà án và các cơ quan bảo đảm thực thi quyền SHTT khác có ít cán bộ được đào tạo về SHTT. Nội dung luật SHTT ở một số trường đại học rất ngắn ngủi, chỉ mang tính chất giới thiệu, mặc dù chúng ta đã tích cực mở rộng hợp tác với nước ngoài trong việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ thực thi nhưng chỉ có thể mở các lớp mang tính chất tập huấn, hội thảo. Vì vậy, khó khăn lớn đồng thời là một trong những nguyên nhân của tình trạng thực thi kém hiệu quả hiện nay là năng lực của các cơ quan thực thi chưa thực sự phù hợp. - Sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ quyền SHTT còn hạn chế, chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền SHTT, các chủ thể chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Trong mấy năm gần đây, vấn đề vai trò của tài sản trí tuệ đã dần dần được nhận thức tích cực của xã hội, mặc dầu vậy, so với đòi hỏi của tình hình, hiểu biết của những người sáng tạo, của các doanh nghiệp và thậm chí của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn hạn chế. Rất ít doanh nghiệp chăm lo về vấn đề SHTT hoặc coi vấn đề này là bộ phận của chiến lược phát triển của mình. Nhiều người, nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được rằng việc chăm lo, bảo vệ tài sản trí tuệ là bổn phận của mình mà còn mang nặng tính thụ động, trông chờ vào Nhà nước. SHTT tiếp tục là một lĩnh vực mới mẻ với đa số cán bộ, công chức nhà nước cũng như hầu hết các nhà doanh nghiệp. Hiểu biết về SHTT, trình độ lý luận và tri thức nói chung của toàn xã hội đối với vấn đề SHTT còn hạn chế. Chính điều này là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng phát triển của hoạt động SHTT của Việt Nam. Mạng lưới dịch vụ về SHTT mặc dù đã có nhưng còn rất mỏng. Số chuyên gia dịch vụ SHTT thực thụ còn ít, hoạt động chủ yếu của các công ty đó mới chỉ là làm thủ tục xác lập quyền SHCN vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ SHTT trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền SHTT, chống lại nạn hàng giả còn chưa cao. Dịch vụ SHTT nói chung chưa được cung cấp rộng khắp mà mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn, chất lượng

dịch vụ SHTT và trình độ của các nhà cung cấp dịch vụ này hiện nay đang ở mức thấp. Đây sẽ là yếu tố hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ SHTT của Việt Nam so với nước ngoài khi mà thị trường dịch vụ này được mở cửa theo cam kết WTO. Thông tin SHTT đang là một trong các khâu thiết yếu nhất trong hoạt động SHTT của Việt Nam. Thực tế, tại Việt Nam mới chỉ có hệ thống thông tin về SHCN mà chủ yếu là bao gồm các tư liệu về sáng chế, KDCN và NHHH. Năng lực tài nguyên thông tin có tại Việt Nam thuộc loại trung bình nhưng chưa được phát huy tác dụng đầy đủ. Số lượt người khai thác thông tin rất thấp cho thấy sự kém quan tâm của mọi người về vấn đề SHCN. Mặt khác, hệ thống thông tin hoạt động chủ yếu theo chế độ off-line khiến cho việc cung cấp tin diễn ra rất chậm chạp, không kịp thời. Rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trong tình trạng thiếu thông tin về SHTT. Có một thực tế là: không phải mọi hàng nhái, hàng xâm phạm SHTT đều sản xuất tại Việt Nam mà có một số lượng lớn - thậm chí đa số trong một số lĩnh vực - hàng hoá loại đó được sản xuất ở nước ngoài và được nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam. Số hàng hoá xâm phạm nói trên được đưa vào Việt Nam theo nhiều đường, bằng nhiều cách khác nhau: chính ngạch, tiểu ngạch và nhập lậu. Một thực tế đáng lưu ý khác là cùng với hàng hoá xâm phạm nhập khẩu, cung cách và phương tiện xâm phạm cũng được đưa vào Việt Nam để tiến hành việc sản xuất, sao chép ngay tại Việt Nam. Cùng với việc hội nhập, nguy cơ nói trên càng tăng và càng làm cho việc xâm phạm, vi phạm SHTT trở nên phức tạp và nghiêm trọng

Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam từng bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp hiện nay cần ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác xây dựng và bảo vệ quyền SHCN của mình.

Những tồn tại trên là do nhiều nguyên nhân, như: cơ chế bảo đảm thực thi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế; phương thức tổ chức các hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ thống bảo đảm thực thi chưa thực sự hiệu quả; sự hiểu biết và ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội đối

với vấn đề của bảo hộ quyền SHTT còn nhiều hạn chế; bản thân các chủ thể hưởng quyền SHTT chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình mà cụ thể và thiết thực nhất là đăng ký bảo hộ đối tượng SHCN… ; tình trạng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực SHTT vừa thiếu lại vừa yếu dẫn đến việc chủ động phát hiện và xử lý hàng hóa giả mạo cũng như các xâm phạm khác về SHTT là rất khó khăn, hệ thống các cơ quan thực thi, xử lý vi phạm pháp luật về SHTT hoạt động chồng chéo, thiếu sự kết hợp...; các thiết chế hỗ trợ thực thi quyền SHTT chưa thật sự vào cuộc. Nhiều tổ chức hiệp hội chưa nhận thức được sự cần thiết phải đứng ra bảo vệ quyền lợi của các thành viên, ý thức chấp hành pháp luật trong đó có pháp luật về SHTT của phần lớn nhân dân trong xã hội chưa cao; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền SHTT, việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm và chưa đủ mạnh mẽ về chuyên môn cũng như các phương tiện cần thiết để có khả năng xử lý các vi phạm một cách hữu hiệu; vai trò các cơ quan thực thi pháp luật chưa được phát huy một cách có hiệu quả điều đó phần nào được thể hiện qua việc xét xử các tranh chấp, các vi phạm về quyền SHCN tại Toà án chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với các tranh chấp, vi phạm xảy ra trong thực tế.

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất và trước hết là xuất phát từ chính những tồn tại, hạn chế trong những quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm cả pháp luật về bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến SHCN. Do vậy, cần sớm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

3.3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH, HÌNH SỰ, KIỂM SOÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí