Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hình Sự

phạm quyền SHCN là hành vi vi phạm pháp luật đặc thù vừa có tính chất hành chính, vừa có tính chất dân sự nên có những điểm khác biệt trong quy trình thủ tục xử lý vi phạm so với các loại vi phạm khác.

Hiện nay biện pháp hành chính được áp dụng chủ yếu trong xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN bởi lẽ biện pháp dân sự nhiều khi không thực hiện được bởi không xác định được các bên tranh chấp, mức độ vi phạm và không xác định được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó hoạt động xét xử của tòa án còn kém hiệu quả, tốn thời gian, chi phí nhiều cho nên các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu vẫn lựa chọn con đường giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hành chính.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong áp dụng các biện pháp chế tài bảo vệ quyền SHCN chống lại các hành vi xâm phạm và đã đạt được những kết quả nhất định nhưng còn rất khiêm tốn. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN đã bộc lộ một số điểm bất cập về quy trình, thủ tục xử lý các hành vi vi phạm. Điểm yếu của công tác chống vi phạm quyền SHCN là ở khâu thực thi luật, tức là có luật rồi nhưng chưa biết thực hiện như thế nào điều đó làm cho các cơ quan chức năng khi thi hành công vụ gặp không ít khó khăn vướng mắc, nhưng cũng phải kể đến hiện tượng né tránh đùn đẩy hoặc vì lý do nào đó mà xử phạt nương nhẹ đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Hiện mức XPVPHC đối với vi phạm SHCN theo nghị định mới đã được quy định sát với thực tế, theo đó mức phạt sẽ căn cứ vào giá trị hàng hoá mà mức cao nhất là gấp 05 lần giá trị hàng hoá vi phạm bị phát hiện. Tuy nhiên, để hoàn chỉnh hệ thống thực thi pháp luật, thiết lập một cơ chế hoạt động hiệu quả, bảo đảm thực thi quyền SHCN và chống hàng giả, xâm phạm quyền SHCN cần có sự hỗ trợ, phối hợp đồng bộ từ phía các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, người tiêu dùng cũng như sự hợp tác với các tổ chức quốc tế.

Theo quy định của Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành các cơ quan sau đây có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý các

hành vi xâm phạm SHCN: Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương và địa phương, Thanh tra khoa học và công nghệ, Cảnh sát kinh tế, Hải quan như vậy cùng một biện pháp nhưng có đến 05 cơ quan có thẩm quyền xử phạt, mặc dù Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn đã có sự phân định thẩm quyền song vẫn chưa rõ ràng hơn nữa các văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định rất tản mạn điều này rất dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo, và thực tế đã có nhiều trường hợp cùng một hành vi nhưng có nhiều cơ quan có quyền xử phạt, kể cả hiện tượng đùn đẩy, né tránh vì cơ quan này cho rằng trách nhiệm thuộc về cơ quan kia…

Trong các cơ quan này thì Quản lý thị trường là một trong những lực lượng đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh, phòng chống, phát hiện và xử lý hàng buôn lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN, là một trong những chủ thể được giao nhiệm vụ thực thi quyền SHTT với chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa xâm phạm quyền SHTT mà phần lớn là hàng xâm phạm quyền SHCN. Trong những năm qua hoạt động của cơ quan này đã đóng góp đáng kể vào hoạt động kiểm tra, xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN. Kể từ khi có Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả đến nay, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý hàng chục nghìn vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền SHCN, chúng xuất hiện ở tất cả các ngành hàng như thực phẩm, xe máy, đồ điện tử, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng cho đến những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như diêm, giày dép, mỹ phẩm…Song có thể khẳng định một điều rằng số vụ vi phạm trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều với những thủ đoạn tinh vi, diễn biến phức tạp trong khi lực lượng quản lý thị trường lại mỏng và trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công việc còn hạn chế, trình độ hiểu biết về SHCN của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành còn rất sơ sài, tất cả những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động chống buôn lậu, phát hiện và xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN.

Một điểm khác làm hạn chế hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN là do sự tách rời với hoạt động thẩm định vi phạm, trong khi xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Công an, Hải quan thì thẩm định lại thuộc cơ quan khác do vậy việc xử lý vi phạm bị chậm trễ.

Bên cạnh đó quy định buộc chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp quyền SHTT phải thông báo cho người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm và coi thông báo là điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính thụ lý xem xét xử phạt hành vi vi phạm là chưa hợp lý. Quy định này sẽ không đảm bảo nguyên tắc phát hiện, xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm quyền SHCN.

Quy định “trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại khoản 1, 3 Điều 11 và khoản 1,3 Điều 12 của Nghị định 105 chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể điều này dễ gây ra sự tùy tiện, thiếu trách nhiệm và những khó khăn cho cơ quan chức năng khi xử lý vi phạm từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan.

Hiện nay còn thiếu quy định, hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nào thì cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính có trách nhiệm thông báo yêu cầu đối với doanh nghiệp có hàng bị làm giả khi kiểm tra, phát hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT để phối hợp kiểm tra, xử lý, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan thực thi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Trong số các quy định về hàng hóa giả mạo về SHTT không có quy định nào coi KDCN là đối tượng có thể bị giả mạo, trong khi thực tế rất nhiều vụ hàng hóa giả mạo về KDCN đã bị phát hiện nhất là các mặt hàng đồ điện tử, xe máy…

Chúng ta biết rằng hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, sử dụng cả công nghệ và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong khi trang bị phương tiện của các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính còn rất hạn chế cộng với sự hiểu

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 14

biết về SHTT của lực lượng cán bộ, công chức các cơ quan này còn sơ sài, những điều đó đã ảnh hưởng lớn hiệu quả hoạt động đấu tranh, kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT trong thời gian qua.

Cùng với việc nâng cao trình độ hiểu biết về SHTT thì hoạt động đấu tranh, xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT cũng đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều ngành có liên quan như cơ quan đăng ký bảo hộ SHCN, ủy ban nhân dân các cấp, công an, quản lý thị trường, hải quan, với doanh nghiệp nhưng trong thực tế sự phối hợp này vẫn còn rất lỏng lẻo, gần như mạnh ai nấy làm cho hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền SHTT bị hạn chế.

3.2.2. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự

Có thể nói hệ thống pháp luật về SHTT của nước ta cho đến nay đã đáp ứng tương đối đầy đủ so với các chuẩn mực của TRIPS. Vấn đề còn lại là việc thực thi. Tuy nhiên, khâu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại trong đó phải kể đến năng lực thực thi.

Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ được giao nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm kinh tế, tài chính, chức vụ góp phần làm lành mạnh môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong vài năm gần đây, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN trong cả nước diễn ra ngày càng phức tạp các cơ quan chức năng phát hiện hàng trăm vụ với hàng trăm đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả đưa ra xử lý hình sự. Các mặt hàng bị vi phạm bao gồm rượu ngoại, thuốc lá, thuốc tân dược, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, đồ điện tử…chúng được phát hiện ở mọi miền đất nước, bao gồm và hàng nhập lậu theo đường tiểu ngạch và chính ngạch và diễn ra rất phức tạp gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp, người tiêu dùng mà còn gây ra những khó khăn cho hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chắc hẳn người tiêu dùng chưa quên vụ án buôn

bán thuốc ngừa thai giả nhãn hiệu “Postinor” dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng gây xôn xao dư luận. Hay gần 200 sản phẩm túi xách và ví làm giả nhãn Louis Vuitton bị tiêu hủy vì vi phạm về SHCN và ngày 11/6/2005 là vụ tiêu hủy 77 xe gắn máy với 1.155 chi tiết nhãn hiệu xe Honda Wave Alpha, trong đó trung bình mỗi xe vi phạm 15 chi tiết, gần đây nữa là Doanh nghiệp Võng xếp Duy Lợi bị làm nhái kiểu dáng; Nước uống tăng lực Bò Húc bị làm giả[42]. Đụng vào đâu và ở lĩnh vực nào liên quan đến sáng tạo và mẫu mã, kiểu dáng, người ta cũng có thể thấy sự sao chép và lợi dụng những thương hiệu một cách trắng trợn. Các cơ sở nhỏ lẻ cũng dựa vào các “đại gia” mà kiếm sống, bên cạnh OMO là TOMOT, bên cạnh nước suối đóng chai Lavie là Lavile. Hiện tượng làm hàng giả ngày càng trở lên phổ biến, tinh vi và phức tạp hậu quả của nó không chỉ ở khía cạnh kinh tế mà còn nhiều khi gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ người tiêu dùng nhất là những mặt hàng thuộc lĩnh vực lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng thì hàng năm có hàng trăm vụ án sản xuất hàng giả có liên quan đến các đối tượng SHCN, hàng ngàn vụ buôn bán hàng giả vi phạm quyền SHCN bị cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương và địa phương xử lý. Ngay cả đối với Cục Sở Hữu Trí Tụê, dù không phải là cơ quan có chức năng xử lý vi phạm nhưng số đơn khiếu nại về các vi phạm gửi đến Cục cũng ngày càng tăng, cụ thể năm 2001 có 209 vụ; năm 2002 có 395 vụ và năm 2003 là 410 vụ [46].

Chỉ riêng từ năm 2003 đến tháng 9 năm 2005 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội đã điều tra, xử lý 122 vụ sản xuất buôn bán hàng giả và vi phạm về SHTT với 162 đối tượng vi phạm, trong đó có một số vụ điển hình đưa ra xử lý hình sự như: Ngày 17/3/2003 Phòng cảnh sát kinh tế khám phá vụ sản xuất uôn bán thuốc tân dược giả với tổng số thuốc trị giá khoảng 500 triệu đồng; ngày 16/8/2004 Phòng cảnh sát kinh tế phối hợp với đại diện Công ty Honda tiến hành kiểm tra và xử lý 145 xe máy gắn các nhãn mác khác nhau như Hansom, Oriental; Empire ; Majesety...vi phạm KDCN xe máy được bảo hộ độc quyền của Công ty Honda; ngày 23/1/2005 Công an Quận

Hoàng Mai đã khám phá vụ sản xuất rượu vang Bordeaux giả thu giữ 10.086 chai, 4.500 vỏ hộp và 27 kg nhãn mác Bordeaux giả [43].

Tuy vi phạm là như vậy và Luật SHTT đã có hiệu lực nhưng đến nay các trường hợp xâm phạm quyền SHTT bị đưa ra xét xử không nhiều trong khi vi phạm không phải là ít. Các trường hợp xâm phạm phải chuyển qua cơ chế tài phán theo thủ tục tố tụng hình sự thì lại nảy sinh vấn đề năng lực của các thẩm phán và cán bộ công chức ngành tòa án, hầu hết trong số họ chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn SHTT. Có những vụ tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến KDCN được toà án cấp dưới xử cho bên nguyên đơn thắng kiện và buộc bên bị đơn bồi thường, thế nhưng, cũng vụ kiện này khi lên

phúc thẩm kết quả lại quay ngược 180o toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn bị tòa

bác thẳng, chưa nói đến chuyện đúng, sai ở đây, rõ ràng hai kết quả xét xử trái ngược như vậy cho thấy ngay giữa các thẩm phán và các tòa án đã có sự không thống nhất đối với vấn đề liên quan đến SHTT.

Tòa án là một trong cơ quan tham gia vào công tác bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng, việc nâng cao hiệu quả xét xử của tòa án đối với các vụ án liên quan đến SHCN trong đó có án hình sự là một đòi hỏi cấp bách đáp ứng nhu cầu thực tế trong nước và cũng là thực hiện cam kết của chúng ta khi gia nhập WTO. Những vụ án trong lĩnh vực SHTT phần lớn đều phức tạp, do vậy, không phải dễ dàng có thể nhận thức và đánh giá chính xác bản chất và tình huống của các vụ án loại này, chính vì thế mà có rất ít vụ án liên quan đến SHCN được đưa ra giải quyết tại tòa án, một phần vì sự nhận thức của các bên đương sự một phần là vì trình độ hiểu biết về SHCN của đội ngũ thẩm phán và những người tiến hành tố tụng còn rất hạn chế, theo con số thống kế chưa đầy đủ của Tòa án nhân dân tối cao thì trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007 số vụ xét xử hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ trên 100 vụ/năm trong đó chủ yếu là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và khởi tố, còn bản thân các chủ thể quyền SHCN ít khi muốn giải quyết bằng con đường tòa án nguyên nhân là do tâm lý e ngại khi đưa ra xét xử tại tòa án với thủ tục phức tạp, kéo dài, tốn kém chờ được vạ thì má đã xưng, do đó họ

thường tự giải quyết với nhau hoặc theo thủ tục hành chính, quan điểm này cần thay đổi để các chủ thể quyền tích cực hơn trong cuộc đấu tranh với hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN. Hơn nữa, trong hoạt động kinh tế, doanh nghiệp là chủ thể của các quan hệ về SHTT, không một ai có thể thay thế vị trí và trách nhiệm đó của các doanh nghiệp, vì vậy nhận thức và tính chủ động của các doanh nghiệp sẽ quyết định việc thành công trong các vấn đề liên quan tới SHTT. Ngoài ra, hệ thống pháp luật SHTT ở Việt Nam cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời để ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng một số quy định liên quan đến SHCN trong luật hình sự và pháp luật có liên quan cũng cần được xem xét sửa đổi và giải thích cho cụ thể hơn:

Trong khi các quy định về bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng trong các ngành luật dân sự, hành chính được sửa đổi, bổ sung khá nhiều cho phù hợp với tình hình thực tế thì các quy định trong luật hình sự liên quan đến tội phạm về SHTT lại ít được đổi mới, các quy định về hình phạt đối với loại tội phạm này vẫn còn nhẹ và chưa phù hợp với thực tế, ví dụ quy định tại khoản 1 Điều 156 BLHS 1999 về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” có gía trị từ 30 triệu trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Thông tư 01 chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý theo khoản 1 Điều 171 của BLHS 1999 trong trường hợp cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền SHCN có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật SHTT và gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

- Đã thu được lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;


- Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

- Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000

đồng.

Như vậy ngay cả khi có vi phạm xảy ra và có dấu hiệu của tội phạm nhưng không có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý thì cơ quan có thẩm quyền cũng không tiến hành điều tra, khởi tố vụ án(?).

Quy định thế nào là hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng giữa Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP ngày 29 tháng 2 năm 2008 hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT và Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Toà án

Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định tại Chương XIV của BLHS 1999 là không thống nhất ví dụ điểm 6a khoản 3.4 Mục I của Thông tư 02 này quy định thiệt hại vật chất từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng coi là hậu quả nghiêm trọng nhưng trong Thông tư 01 nói trên thì lại quy định thiệt hại về vật chất từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng được coi là hậu quả nghiêm trọng.

Tại Điều 171 BLHS 1999 quy định “Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp…..” thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều này, nói như vậy nếu không nhằm mục đích kinh doanh nhưng cố ý gây hậu quả nghiêm trọng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự(?).

Quy định xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại vẫn chưa được cụ thể còn mang tính nguyên tắc làm cho hoạt động của tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc gặp không ít khó khăn, ví dụ các chi phí mà chủ thể quyền phải bỏ ra để theo đuổi vụ kiện, chi phí thuê luật sư. Nếu như trước đây pháp luật không đề cập đến khoản phí thuê luật sư thì đến nay điều này đã được đề cập đến trong Luật SHTT (Điều 205), tuy nhiên quy định về bồi thường thiệt hại vẫn còn mang tính tổng quát như “tùy thuộc vào mức độ thiệt hại” và giới hạn khung tối thiểu và tối đa của mức bồi thường, vì vậy cần có quy định chi tiết, cụ thể về cách thức áp dụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023