chưa coi trọng vấn đề này. Trong môi trường kinh tế thị trường hiện nay, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế là cách bảo hộ quyền lợi thiết thực trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Cần phải nhìn nhận một thực tế là quyền SHCN ở Việt Nam bị xâm phạm ngày càng phức tạp. Hàng giả, hàng sao chép, hàng lậu đang được bày bán công khai ở mọi nơi. Nguy cơ này sẽ ngày càng tăng khi mà chúng ta mở cửa rộng rãi hơn, bên cạnh đó ý thức của người tiêu dùng cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nguyên nhân của hiện tượng này do giá bán hàng giả chỉ bằng 1/3 đến 1/10 giá của hàng thật nên người tiêu dùng biết là hàng giả nhưng vẫn dùng vì “giá rẻ”.
Tình trạng vi phạm quyền SHCN nói chung và hàng giả nói riêng đã tác động xấu đến môi trường cạnh tranh, môi trường đầu tư trong nước cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, kinh doanh, thiệt hại lợi ích người tiêu dùng và xã hội. Nếu như trong 3 năm từ 1999 -2001, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra phát hiện và xử lý 9307 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó gần 60% số vụ có liên quan đến SHCN, thì chỉ tính riêng trong năm 2002, các cơ quan Quản lý thị trường phối hợp với công an kinh tế đã xử lý hành chính hơn 3000 vụ vi phạm quyền SHCN; Ngành toà án cũng xử lý hình sự hàng trăm vụ làm hàng giả, Thanh tra khoa học công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã xử lý hàng trăm đơn vị vi phạm, xử phạt hàng trăm triệu đồng và đã tiến hành huỷ bỏ các yếu tố vi phạm[50]... Tuy vậy, việc xử lý các vi phạm và bảo vệ quyền SHCN, SHTT tại nước ta đang là một thách thức lớn không chỉ với các cơ quan chức năng nhà nước mà còn với tất các doanh nghiệp và các cá nhân là chủ thể quyền SHCN. Điều này cho thấy sự xâm phạm quyền SHCN ngày càng gia tăng với thủ đoạn rất tinh vi sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại cho nên rất khó phân biệt, chính vì vậy hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT đang là vấn đề nổi cộm hiện nay. Nếu như trước đây việc xâm phạm quyền SHTT thường dễ phát hiện bởi chất lượng hoặc hình thức của hàng nhái, hàng chứa yếu tố vi phạm thường dễ phân biệt với hàng chính hiệu, nhưng ngày nay, rất nhiều mặt hàng bị lâm vào tình trạng thật giả lẫn lộn, rất khó phân biệt và nhận biết. Cùng với đà phát triển của công nghệ, phương tiện, kỹ thuật
sao chép, bắt chước cũng ngày càng được cải tiến, một khi nó được sử dụng vì mục đích phi pháp thì sản phẩm vi phạm sẽ được sản xuất với số lượng lớn và với tốc độ cao, khả năng phân biệt bằng mắt thường là rất khó và tất yếu là hậu quả của nó cũng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang có những bước tiến cơ bản, đã có nhiều hàng đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và vươn ra thị trường ngoài nước như Sữa Vinamilk, Giầy dép Biti‟s, Bánh Kinh Đô, Cà phê Trung Nguyên, Bóng Động Lực, Gạch Đồng Tâm... Song trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lao đao vì bị mất thương hiệu ở nước ngoài cùng những vụ kiện cáo về thương hiệu trong nước đã xảy ra. Đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập WTO và thực hiện các điều khoản của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định TRIPS thì vấn đề đăng ký bảo hộ quyền SHCN càng trở nên bức xúc, nguy cơ doanh nghiệp bị ”nốc ao” ngay tại thị trường nội địa sẽ còn lớn hơn nhiều. Hàng hoá từ khắp nơi trên thế giới đều có thể nhanh chóng thâm nhập nước ta, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với chính mình mà còn với vô số nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ nước ngoài. Do vậy, trước khi muốn đưa hàng hoá vào bất kỳ thị trường nào, một trong các công việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là đăng ký bảo hộ quyền SHCN đây là một cách hữu hiệu để bảo vệ quyền đối với tài sản trí tuệ của mình.
Theo các chuyên gia về SHTT, bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam sau hàng loạt vụ liên quan đến hàng hoá có tiếng của Việt Nam bị mất ở thị trường nước ngoài là do không đăng ký bảo hộ quyền SHCN. Còn ở trong nước cũng đã có nhiều vụ kiện, tranh chấp sở hữu thương hiệu giữa các doanh nghiệp, thực tế, chỉ khi nào thương hiệu bị xâm phạm, hoặc có nguy cơ bị xâm phạm hay bị mất trên thị trường thì doanh nghiệp mới tính đến việc làm thủ tục đăng ký. Hai doanh nghiệp Biti‟s và Trung Nguyên được đánh giá là hai đơn vị tiên phong trong đầu tư xây dựng thương hiệu trong nước nhờ chất lượng và phong cách phục vụ độc đáo cũng mắc phải sai lầm khi đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài. Sản phẩm Biti‟s vào thị trường quốc tế từ năm 1995, khi hình thành hệ thống phân phối sản phẩm, Biti‟s mới đăng ký nhãn hiệu hàng hoá để đảm
bảo yêu cầu về pháp lý. Khi đó, một thương hiệu khác phát âm gần giống Biti‟s đã được đăng ký bảo hộ trước. Còn với Cà phê Trung Nguyên, do việc đăng ký thương hiệu được tiến hành sau khi xuất khẩu sản phẩm và nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ở thị trường Nhật, Mỹ đã làm thiệt hại hàng triệu đô la cho Trung Nguyên vì các đối tác của Công ty đã đăng ký nhãn hiệu trước. Hay như vụ nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre ở Trung Quốc, Petro ở Mỹ, nước mắm Phú Quốc ở Thái Lan, Võng xếp Duy Lợi ở Nhật Bản… Bên cạnh đó là sự cố tình vi phạm của các công ty về quyền SHCN đối với hàng hoá hay dịch vụ bán chạy cùng loại. Chúng ta có thế kể đến một loạt trường hợp bị vi phạm như của Công ty Honda Việt Nam, Công ty Unilever hay Công ty bia Hà Nội. Công ty Honda Việt Nam đã đăng ký bảo hộ kiểu KDCN cho loại xe Future nhưng lại bị khá nhiều công ty khác vi phạm khi lắp ráp các chi tiết tạo dáng cơ bản. Công ty Unilever đang được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá OMO và và hình cho nhóm bột giặt và chất tẩy rửa. Tuy nhiên, công ty này cũng bị vi phạm quyền SHCN khi bị một công ty khác đăng ký và được bảo hộ NHHH gần giống cho sản phẩm cùng loại.
Nhìn chung, các doanh nghiệp còn yếu về nhận thức pháp luật, các nhà sản xuất chỉ lo đến việc làm ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tìm được thị trường tiêu thụ, họ không hiểu rằng để tiến hành đăng ký bảo hộ quyền SHCN cho sản phẩm phải mất 6 tháng đến 1 năm, khi muốn đưa sản phẩm của doanh nghiệp vào bất kỳ thị trường nào ở nước ngoài nhằm tránh tranh chấp nên đăng ký bảo hộ trước. Doanh nghiệp thường chỉ tiến hành đăng ký bảo hộ khi có sản phẩm, có thị trường xuất khẩu đó sẽ là quá muộn. Ngoài ra, nhiều thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam bị xâm phạm do các đối tác nước ngoài lợi dụng sự yếu kém, thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm về pháp luật, nhẹ dạ cả tin để “nẫng”tay trên. Do vậy, để ngăn chặn nạn làm hàng giả, và bảo vệ quyền SHCN, vai trò quan trọng thuộc về phía các doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ sở hữu các đối tượng SHCN cần hiểu rằng ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần pHải quan tâm hơn nữa tới công việc bảo hộ quyền SHCN. Thường các doanh nghiệp không nghĩ rằng đăng ký bảo hộ quyền SHCN cũng
như làm giấy khai sinh cho một đứa trẻ mới ra đời, không thể chờ đến khi trẻ đến tuổi đi học mới làm giấy khai sinh. Những doanh nghiệp có tư tưởng lớn làm ăn lâu dài, trứơc tiên phải đăng ký thương hiệu ở những thị trường có ý định quảng bá sản phẩm. Chỉ khi doanh nghiệp đăng ký quyền SHCN thì các cơ quan chức năng mới có cơ sở để bảo vệ họ, và lâu dài thì chính KDCN, NHHH... đăng ký đó sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp trong tương lai, thậm chí có giá rất lớn nếu công việc kinh doanh của họ phát đạt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có ý thức hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc xử lý chống xâm phạm. Nhiều trường hợp, theo cơ quan công an phản ánh khi phát hiện được vi phạm đến doanh nghiệp thông báo thì họ lại ngần ngại không muốn bị lôi cuốn vào chuyện xử lý do tâm lý sợ nếu xử lý vi phạm thì hàng hoá của doanh nghiệp sẽ bị mang tiếng và việc tiêu thụ sẽ khó khăn.
Thực trạng xâm phạm quyền SHCN không chỉ diễn ra trong phạm vi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mà ngay đến cơ quan nhà nước cũng vi phạm. Như đã nói trên đây quyền SHCN cũng là một dạng tài sản thậm trí là tài sản có giá trị lớn đã được thừa nhận rộng rãi và đương nhiên nó có thể được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp nhưng thực tế điều này đã bị vi phạm, ở đây cũng xin được đề cập đến một khái niệm gọi là thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 10
- Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu Công
- Thực Trạng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Hiện
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hình Sự
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu Công Nghiệp
- Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hành Chính
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Thương hiệu là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới, ở Việt Nam thương hiệu được nói nhiều trong giới truyền thông với nội hàm rộng và không thống nhất có thể bao hàm cả tên doanh nghiệp, chỉ dẫn địa lý, NHHH song đều ghi nhận rằng thương hiệu có thể mang lại cho doanh nghiệp danh tiếng, uy tín và cả những lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, việc định giá thương hiệu còn đang gặp vướng mắc dẫn đến tình trạng quyền sử dụng thương hiệu chưa được công nhận dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Thương hiệu (Brandname) là một khái niệm vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, trong các văn bản pháp luật liên quan đến SHTT không thấy sử dụng thuật ngữ thương hiệu chỉ có các thuật ngữ liên quan như NHHH, tên thương maị, chỉ dẫn địa lý.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.
Thương hiệu là sản phẩm của quyền SHTT, trong nền kinh tế tri thức tài sản trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng, nó có thể chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, ví dụ: McDonald‟s (71%), Coca- Cola và Nokia (51%)...Còn tại Việt Nam, cũng có những nhãn hiệu được định giá lên đến hàng triệu đôla như kem đánh răng Dạ Lan có giá trị 2,5 triệu đôla Mỹ, Bia Sài Gòn là 9,5 triệu đôla Mỹ. Với vị trí quan trọng như vậy trong sản xuất kinh doanh thương hiệu được coi là “linh hồn” của doanh nghiệp. Đánh mất thương hiệu là đánh mất chính bản thân mình, thực tế đã cho thấy có nhiều doanh nghiệp đã bị đối thủ cạnh tranh thậm trí là đối tác kinh doanh đăng ký mất nhãn hiệu của mình và họ đã phải bươn trải theo kiện như Cà phê Trung Nguyên, Vinataba, nước mắm Phú Quốc doanh nghiệp đã mất rất nhiều thời gian và tiền của để theo kiện đòi lại tên tuổi của mình.
Quyền SHTT nói chung và thương hiệu nói riêng được sử dụng như một nguồn lực mang lại những lợị ích kinh tế trong kinh doanh, trên thế giới có nhiều thương hiệu được các chuyên gia định giá lên đến nhiều tỷ đôla, theo như Tạp chí Business Week bình chọn năm 2002 thì Coca-Cola được định giá 69,6 tỷ đôla; Microsoft 64 tỷ đôla; Mercedes là 21 tỷ đôla. Ở Việt Nam thực tế cũng đã có một số hợp đồng chuyển nhượng NHHH như Công ty cổ phần Kinh Đô mua nhãn hiệu Kem Wall của Unilever, Công ty Elida mua lại nhãn hiệu kem đánh răng P/S với giá 7,5 triệu đôla.
Có thể khẳng định rằng, thương hiệu bản thân nó không chỉ tính được thành tiền mà nó còn tạo ra lợi thế, uy tín cho doanh nghiệp trong kinh doanh và cũng chính lợi thế đó đã tạo nên giá trị của thương hiệu, vậy thương hiệu là tài
sản và hơn thế còn là tài sản quan trọng rất có giá trị trong sản nghiệp thương mại của doanh nghiệp.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - Tài sản cố định vô hình, ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản thì thương hiệu mặc dù là tài sản vô hình được tạo từ nội bộ doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản vì:
- Thương hiệu không phải là nguồn lực có thể xác định được.
- Không đánh giá được một cách đáng tin cậy.
- Doanh nghiệp không kiểm soát được.
Hiện nay, cơ chế tài chính của Nhà nước chưa quy định về giá trị quyền sử dụng thương hiệu. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định chưa quy định thương hiệu là tài sản cố định vô hình nên cũng chưa có cơ sở hướng dẫn hạch toán. Do đó các công ty không được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu để thành lập công ty.
Căn cứ vào đó, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 3539/TCT-PCCS ngày 20 tháng 9 năm 2006 trả lời Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh về việc Công ty TNHH XD và CBTP Kinh Đô không được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu. Như vậy công văn này có trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (?).
Chúng ta biết rằng thương hiệu là tài sản vô hình được tạo ra từ nguồn lực trong doanh nghiệp nhưng không phải là không xác định được vì có xác định được thì doanh nghiệp mới có kế hoạch chiến lược phát triển thương hiệu, đầu tư có hiệu quả cho thương hiệu.
Thương hiệu không thể nói là không đánh gía được, những ví dụ về giá trị chuyển nhượng của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã cho thấy rằng thương hiệu không phải là không đánh giá được một cách
tin cậy, bởi lẽ nó tính vào giá trị tài sản doanh nghiệp thậm chí chiếm một phần lớn trong tổng giá trị tài sản doanh nghiệp, nếu có chăng chỉ là vấn đề khó đánh giá vì đòi hỏi người định giá phải có trình độ chuyên môn và phương pháp định giá phù hợp, thực tế ở nước ta chưa có nhiều tổ chức định giá có uy tín đây là một trở ngại lớn có ảnh hưởng đến việc phát huy nguồn lực của doanh nghiệp trong kinh doanh và không khuyến khích được cá nhân, tổ chức đưa tài sản vào đầu tư.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã ý thức và đầu tư thích đáng để xây dựng uy tín của mình bằng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có chất lượng vì thế tạo dựng được thương hiệu nổi tiếng là cả một quá trình đầu tư tốn kém và mất nhiều thời gian, có những doanh nghiệp có cả chiến lược đầu tư bài bản quảng bá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình nhằm mục đích tạo ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng từ đó xúc tiến cho hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy không thể nói “doanh nghiệp không kiểm soát được”.
Như vậy, nếu căn cứ vào các quy định trên đây để không cho phép doanh nghiệp góp vốn bằng thương hiệu sẽ là một rào cản phát huy nguồn lực đầu tư trong nền kinh tế hiện nay, đi ngược lại chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
Tại khoản 4 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp ghi nhận quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ và tại khoản 8 điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ - quy định một trong những căn cứ đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng là giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Luật thì quy định như vậy trong khi công văn của Tổng cục Thuế là một văn bản quản lý hành chính thông thường, không phải là văn bản quy phạm pháp luật tính hiệu lực thấp hơn so với luật nhưng lại có quy định trái với luật (?!). Trong khi nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh được thừa nhận và đang ngày càng phát triển nhưng việc góp vốn bằng quyền sử dụng thương hiệu lại không được thừa nhận trên thực tiễn.
Vấn đề ở đây là vướng mắc trong định giá thương hiệu, Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá đã nêu ra hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong đó có thương hiệu là phương pháp xác định theo giá trị thực tế tài sản và phương pháp xác định giá trị theo dòng tiền chiết khấu. Tuy nhiên cả hai phương pháp này - không được đánh giá cao vì không mang lại hiệu quả như mong muốn, không phản ánh đúng giá trị thực của thương hiệu vì giá trị của thương hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố do đó không tính hết được giá trị tiềm năng của doanh nghiệp.
Chính các lý do trên cùng với sự chậm chạp, yếu kém trong công tác xây dựng các hành lang pháp lý và các định chế tài chính thích hợp đã ảnh hưởng đến việc xác định giá trị tài sản vô hình nói chung và giá trị thương hiệu nói riêng của các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt, trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay của Việt Nam trong dòng chảy của nền kinh tế thế giới, đây là một thiệt thòi cho các công ty có thương hiệu mạnh tại Việt Nam, làm nản lòng việc đầu tư cho thương hiệu.
3.2. THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH, HÌNH SỰ, KIỂM SOÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Hiện nay chúng ta chưa có cuộc điều tra chính thức nào nhằm tổng hợp tình hình xâm phạm SHCN, chúng ta cũng chưa thiết lập được hệ thống theo dõi tình hình này để có được số liệu chính xác, tuy nhiên có thể đánh giá khái quát tình hình này thông qua hoạt động của các cơ quan chuyên môn.
3.2.1. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính
Bất cứ hành vi nào xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã được pháp luật bảo hộ thì đều phải bị xử lý nghiêm minh, tuy nhiên thực tiễn không phải lúc nào cũng như vậy kể cả việc phát hiện và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN bởi không giống những loại hình vi vi phạm khác, xâm