Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu

luật dành một chương về sở hữu công nghiệp trong đó có một số quy định về nhãn hiệu. Các quy định này mang tính cơ sở, khái quát.

Để hướng dẫn thực hiện chương II Phần 6 của Bộ luật Dân sự 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 63/1996/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, các quy định về bảo vệ nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự cũng được đề cập đến. Điều 54 Nghị định 63//1996/NĐ-CP đã khẳng định quyền sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ, mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính hoặc hình sự. Trong bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự, Nghị định dẫn chiếu thủ tục tiến hành thông qua thủ tục dân sự theo pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.

Nghị định số 06/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/1996/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên trong Nghị định này không có sự thay đổi của các quy định về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự.

Thông tư 3055/TT-SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 hướng dẫn thi hành Nghị định 63/1996/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Thông tư này chỉ hướng dẫn các quy định về thủ tục xác lập quyền mà không đề cập đến vấn đề thực thi và bảo vệ quyền sở hữu đối nhãn hiệu.

Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03 tháng 5 năm 2000 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Thông tư số 49/2001/TT-BKHCNMT ngày 14 tháng 9 năm 2001 sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03 tháng 5 năm 2000 của Bộ Khoa học, Công

nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Đây là ba văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Mặc dù không đề cập đến biện pháp dân sự nhưng trong các văn bản này có những điều luật giải thích về việc xác định hành vi vi phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, vì vậy cũng được coi là cơ sở khi xác định hành vi vi phạm nhãn hiệu trong giải quyết vi phạm bằng biện pháp dân sự.

Ngày 14 tháng 06 năm 2005 Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2006. Trong Bộ luật tại chương XXXV, XXXVI, phần 6 có quy định về quyền sở hữu công nghiệp, quyền với giống cây trồng và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, Bộ luật không quy định chi tiết cụ thể mà chỉ đưa ra những vấn đề khái quát chung nhất, việc chi tiết hóa được điều chỉnh trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đây là một bước tiến dài trong việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, với việc thông qua một đạo luật thống nhất về sở hữu trí tuệ, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã xích lại gần hơn với thế giới. Luật quy định hẳn một chương về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà trước đây không có như: quy định các mức phạt xử lý hành chính, xử lý theo hình sự hoặc xử lý theo dân sự. Nội dung này lấy một phần từ Luật Dân sự, một phần từ Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính và một phần từ Luật Hình sự. Sở dĩ có hẳn một chương như vậy và có quy định rõ ràng là do nước ta phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện để thực hiện đúng theo thông lệ quốc tế và tiêu chuẩn của

WTO khi gia nhập tổ chức này. Luật quy định các nội dung về quyền tự bảo

vệ của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu, các biện pháp xử lý về hành chính, dân sự, hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

hiệu trong đó Luật đã đề cao khía cạnh dân sự của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng thông qua các quy định về xử lý các hành vi xâm phạm quyền này bằng biện pháp dân sự. Các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền sở hữu đối với nhãn hiệu xử lý tại tòa dân sự sẽ được xem xét đầy đủ. Đây cũng là sự khẳng định rõ hơn của pháp luật, coi quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu) là một quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền tài sản) mà việc chủ thể quyền yêu cầu tòa dân sự bảo vệ quyền sở hữu của mình bị xâm phạm là một quyền hết sức quan trọng, đồng thời là một công cụ hữu hiệu giúp chủ thể quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Luật Sở hữu trí tuệ dành 9 điều (từ Điều 202 đến Điều 209), trong đó gồm các nội dung khá chi tiết về các biện pháp dân sự, quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời và quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời... Đáng chú ý là quy định về nguyên tắc và căn cứ xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền gây ra trong trường hợp xử lý vi phạm bằng biện pháp dân sự. Cụ thể, thiệt hại được xác định bao gồm cả thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất được xác định trên cơ sở xác định các tổn thất thực tế, nếu không xác định được thì mức bồi thường thiệt hại do tòa án ấn định, nhưng không quá năm trăm triệu đồng. Thiệt hại về tinh thần có thể được bồi thường từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự trong Luật Sở hữu trí tuệ đã nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan tư pháp, giảm bớt sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước vào các vấn đề mang tính dân sự, tránh việc hành chính hóa các quan hệ dân sự.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự - 6

Ngoài Luật Sở hữu trí tuệ, còn có một loạt các văn bản dưới luật được ban hành cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật trong đó liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu có

Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ: để thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN năm 1995. Do vậy cũng như các nước trong tổ chức này, Việt Nam đã ký Hiệp định khung ASEAN về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tháng 7 năm 1999, Việt Nam ký kết với Thụy Sĩ Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tháng 7 năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thương mại (Hiệp định BTA). Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO với những chính sách thương mại tiến bộ theo xu hướng hội nhập, việc gia nhập WTO và tuân thủ các quy định của Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ đã tạo điều kiện cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Đây là lý do giải thích vì sao pháp luật Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện để gần hơn với TRIPS và BTA.

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp (trong đó có nhãn hiệu) đã có những quy định cụ thể và ngày càng phù hợp. Cùng với sự phát triển của toàn nhân loại kéo theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã làm cho hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu nói riêng không ngừng phát triển. Với dấu mốc là sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 làm cho vấn đề bảo vệ quyền này ngày càng có hiệu quả hơn. Đây là một trong số những bước đột phá quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hòa nhập vào trình độ phát triển của pháp luật các nước trong khu vực và trên thế giới.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ


2.1. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Trong pháp luật dân sự và cụ thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự, việc xác định một hành vi có phải xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu hay không để kết luận về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và một số trách nhiệm khác. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có những điều khoản dành riêng quy định về các hành vi bị coi là xâm phạm.

2.1.1. Hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Quy định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là cơ sở cao nhất cho việc bảo đảm thực thi quyền, trên cơ sở đó các luật khác quy định về thủ tục và thẩm quyền bảo đảm thực thi quyền đối với nhãn hiệu.

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau". Vì thế, mục đích đầu tiên của việc sử dụng nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, dịch vụ. Một nhãn hiệu khi có được uy tín, chất lượng cao thì khả năng bị xâm phạm quyền càng lớn. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được hiểu là việc sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu. Theo khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, những hành vi được thực hiện mà không được

phép của chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Các hành vi quy định tại điều này có thể phân thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất, các hành vi sử dụng nhãn hiệu thuộc độc quyền của chủ sở hữu được thực hiện bởi người thứ ba mà không được sự cho phép của chủ sở hữu. Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo nhóm này bao gồm:

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Trường hợp này giữa nhãn hiệu đã được bảo hộ và nhãn hiệu vi phạm là hoàn toàn giống nhau sử dụng cho sản phẩm hay dịch vụ trùng nhau. Hành vi này nếu không được phép của chủ thể quyền thì bị coi là vi phạm.

Dưới đây là hình ảnh ví dụ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu CLEAR cùng cho sản phẩm dầu gội đầu mà tất cả dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu và sản phẩm mang nhãn hiệu đều trùng nhau.

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

Ở đây, hành vi xâm phạm quyền được thực hiện thông qua sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ khác với sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu bảo hộ. Tuy nhiên, giữa các sản phẩm, dịch vụ này có sự liên quan mật thiết với nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ đó.

- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự với hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc

danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

Ví dụ:

Nhãn hiệu được bảo hộ là P/S cho sản phẩm kem đánh răng

Nhãn hiệu vi phạm sử dụng dấu hiệu "P/S" cho sản phẩm chai, ống đựng kem đánh răng

Nhóm thứ hai, các hành vi sử dụng không thuộc độc quyền của chủ sở hữu nhưng gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Theo quy định này, quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu được mở rộng nhất nhằm bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng.

- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu đó cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không cùng loại, không tương tự với và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ có uy tín mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng như vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu với chủ thể có nhãn hiệu hàng hóa được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.

So với pháp luật trên thế giới, vấn đề này được các nước quy định khá quy định khá tương đồng trên nền tảng chung Hiệp định TRIPS.

Ví dụ về hành vi xâm phạm quyền trong việc làm giả nhãn hiệu nổi tiếng LOUIS VUITTON cho sản phẩm túi sách.

Ngoài những hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được liệt kê cụ thể tại Điều 129, Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 còn quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu gây ảnh hưởng xấu cho chủ sở hữu nhãn hiệu, đó là:

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí