Thực Trạng Xử Lý Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Thương Mại Bằng Biện Pháp Dân Sự

Trên thực tế, để có thể coi “giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh” là thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHCN, chúng ta cần phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại đó và hành vi xâm phạm quyền. Giả thiết đặt ra, nếu như không có hành vi xâm phạm QSHCN, thì việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu của các đối tượng SHCN có thể bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thị trường, các nguồn tư liệu sản xuất hay cạnh tranh của các đối tượng khác hay không. Đây là yếu tố chi phối thường xuyên tới việc sản xuất, kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc sụt giảm doanh thu có thể bị ảnh hường bởi sự gia tăng thị phần của các đối thủ cạnh tranh, có thể thay đổi do chính sách quản lý chung của Nhà nước không nhất thiết là do sự tác động của hành vi xâm phạm. Nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp này thuộc về chủ sở hữu các đối tượng SHCN và họ buộc phải chứng minh sự sụt giảm doanh thu trong việc sản xuất kinh doanh của họ không phải do sự tác động bởi các yếu tố khách quan đã nêu trên. Mặt khác, chúng ta thấy một thực tế là bất kỳ một chủ thế sản xuất kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước như vậy việc bồi hoàn lợi nhuận thu được từ việc xâm phạm quyền SHCN là lợi nhuận thu được trước hay sau khi nộp thuế. Hay doanh nghiệp còn có thể có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp khác; vì vậy, phải có sự phân định rõ giữa lợi nhuận thu được từ hành vi xâm phạm với lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp khác.

Chương 3

THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN THƯƠNG MẠI BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ Ở

VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT


3.1. Thực trạng xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự

3.1.1. Thực trạng xử lý

Kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, Việt Nam đã thành công trong việc khẳng định là thành viên có trách nhiệm của tổ chức này. Khung pháp lý cho việc bảo hộ và thực thi QSHTT tại Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Đã có nhiều vụ việc được giải quyết theo trình tự “á tố tụng”, khi mà các cơ quan hành chính thay thế một phần vai trò của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Không thể phủ nhận sự cần thiết của hệ thống hành chính trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, xu hướng chung và cũng là cách thức giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ một cách triệt để mà Việt Nam cần phải thực hiện đó là giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án.

Vai trò trung tâm của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là không thể phủ nhận. Có rất nhiều vấn đề được đặt ra về tính minh bạch và hiệu quả khi tòa án giải quyết vụ việc. Cũng có khá nhiều quan ngại về năng lực của Tòa án trong việc thụ lý và giải quyết các vụ việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ - lĩnh vực khá đặc thù mà Việt Nam chưa có thẩm phán hoặc tòa chuyên trách. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lạc quan hơn, thẩm

phán cũng sẽ là những “chuyên gia” SHTT khi họ có điều kiện nghiên cứu kỹ về một vụ việc và làm việc với các luật sư chuyên nghiệp. Nghiên cứu và phân tích các vụ việc tranh chấp QSHTT được xét xử gần đây có thể ghi nhận xu hướng này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi có Luật SHTT năm 2005 và việc Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động đăng ký xác lập quyền SHCN đã và đang ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức, cá nhân sáng tạo. Các con số thống kê về tình hình đăng ký quyền của các chủ thể và số văn bằng được cấp ngày càng tăng, đặc biệt đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng là chỉ dẫn thương mại. Tính từ năm 2005 đến năm 2012, việc đăng ký và cấp chứng nhận bảo hộ tăng bình quân hằng năm hơn 20%, trong đó đặc biệt đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tăng với biên độ 25% - 30%, đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng 19 – 22%. [25]

Cùng với sự gia tăng của các đơn đăng ký xác lập và cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN thì Việt Nam cũng như các nước đang phải đối mặt với tình trạng xâm phạm quyền SHCN diễn ra khá gay gắt, gây nên những bức xúc không chỉ cho các chủ thể quyền SHCN mà còn cho chính người tiêu dùng và xã hội. Với thực trạng là quốc gia đang phát triển, với nhận thức và mặt bằng chung về trình độ kỹ thuật chưa cao, số lượng các vụ việc xâm phạm quyền SHCN trên thực tế chủ yếu nằm trong phạm vi của các đối tượng là chỉ dẫn thương mại, đặc biệt là nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự theo pháp luật Việt Nam - 10

Giải quyết tranh chấp về QSHTT đối với chỉ dẫn thương mại bằng biện pháp dân sự được đánh giá là cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất trên thế giới hiện nay. Trong pháp luật Việt Nam, biện pháp dân sự cũng thể hiện được những ưu thế riêng so với biện pháp hành chính và biện pháp hình sự. Nếu như biện pháp hành chính và biện pháp hình sự chỉ có ý nghĩa ngăn chặn hành vi xâm phạm, áp dụng các chế tài hành chính hoặc

hình sự nhằm răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm thì trong biện pháp dân sự, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bên cạnh quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm gây ra cả về vật chất lẫn tinh thần. Mặc dù vậy, thực tiễn xét xử trong những năm qua cho thấy đa số các vụ việc xâm phạm quyền SHCN được đưa ra và giải quyết thông qua biện pháp hành chính và bởi các cơ quan thực thi thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Có rất ít các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra giải quyết tại Tòa án, điều này không phản ánh đúng diễn biến tình hình tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trong đời sống xã hội đang ngày càng đa dạng và phức tạp, cũng như đi ngược lại với xu hướng các quốc gia trên thế giới đang áp dụng để tăng cường hiệu quả thực thi quyền SHCN.

Phân tích số liệu chung về tình hình xâm phạm và xử lý xâm phạm qua các con số của cơ quan hành chính cho thấy: số vụ vi phạm quyền SHTT bị phát hiện tăng lên nhanh chóng qua các năm. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2012, các lực lượng thực thi ở sáu Bộ gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tin truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Công an đã xử lý gần 20.000 trường hợp xâm phạm QSHTT, đã xử phạt là tiền trên 15 tỷ đồng, đồng thời tịch thu nhiều phương tiện, tang vật vi phạm hành chính khác. Năm 2012, chỉ riêng Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra 73 vụ, đã xử lý 48 vụ xâm phạm về nhãn hiệu, 02 vụ xâm phạm về kiểu dáng và 05 vụ xâm phạm giải pháp hữu ích, đã xử phạt cảnh cáo 01 vụ, phạt tiền 45 vụ với tổng số tiền phạt 697.356.000 đồng và xử lý 156.426 sản phẩm xâm phạm QSHCN [25]. Hay theo số liệu thống kê do UBND thành phố Hà Nội cung cấp, chỉ trong 6 tháng, từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2012, lực lượng CSKT Hà Nội đã đấu tranh khám phá 166 vụ án với 189 đối tượng, trong đó xử lý hành chính là

150 vụ và 171 đối tượng, xử lý hình sự là 16 vụ và 28 đối tượng, thu nộp ngân sách, hàng hóa tịch thu chờ tiêu hủy trị giá hơn 10 tỷ đồng. Từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013, số vụ án khám phá, số vụ xử lý hình sự cao gần gấp đôi số liệu 6 tháng trên [27].

Khác với nhiều nước trên thế giới, việc bảo vệ QSHCN nói chung, và quyền đối với các đối tượng là chỉ dẫn thương mại chủ yếu được thực hiện bằng biện pháp dân sự và do hệ thống tư pháp đảm trách, các cơ quan hành chính khác chỉ thực hiện những biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm QSHCN ban đầu để đảm bảo tính tức thì của hoạt động thực thi. Theo họ, bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự cần được đề cao và được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn so với biện pháp hành chính, hình sự bởi biện pháp dân sự đã phần nào bảo đảm được trình tự, thủ tục công khai, công bằng để người tham gia tố tụng dân sự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình tại TAND, bảo đảm được các nguyên tắc, thủ tục tố tụng đầy đủ, có hệ thống, xác định được rõ chức năng, thẩm quyền của cơ quan và người tiến hành tố tụng, thẩm quyền của mỗi cấp Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.

Tuy nhiên, tại Việt nam, thực tiễn giải quyết các tranh chấp QSHTT tại TAND bằng biện pháp dân sự lại không đem lại kết quả như mong muốn. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ từ năm 2000 đến năm 2005 (giai đoạn trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ) của toàn ngành Tòa án như sau: thụ lý 93 vụ án, đã giải quyết 61 vụ án, trong đó đình chỉ và tạm đình chỉ là 16 vụ án; hòa giải thành 12 vụ án; đưa ra xét xử 33 vụ án (bao gồm 11 vụ án tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan, 22 vụ án tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp). Kể từ khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực thi hành (từ ngày 01-7- 2006) thì tình hình giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa

án cũng không có nhiều sự chuyển biến đáng kể, theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ 01-7-2006 cho đến ngày 22-6-2012 thì toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý được 208 vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ (trong đó chiếm đa số các vụ việc tại Tòa lại là tranh chấp về quyền tác giả; tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp (chưa đến 20 vụ); tranh chấp về hợp đồng sử dụng tác phẩm chiếm 5 vụ; tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ chiếm 3 vụ). Nếu chỉ tính riêng đối với Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội thì từ ngày 01-7-2006 đến nay, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội mới chỉ thụ lý giải quyết có 12 vụ án, nhưng thực chất chỉ là 8 vụ án, vì có 4 vụ án phải xét xử xử phúc thẩm lần 2. [38]

Như vậy, có thể thấy được một cách rõ ràng rằng số vụ việc xâm phạm quyền SHCN được xét xử tại Toà án rất khiêm tốn so với việc xử lý của các cơ quan chức năng khác. Điều này được phản ánh bởi những nguyên nhân sẽ được phân tích dưới đây.

3.1.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, giải quyết các tranh chấp quyền SHCN nói chung và quyền đối với chỉ dẫn thương mại nói riêng là vấn đề khó, nhiều vụ việc đòi hỏi có kỹ thuật chuyên môn sâu, nhiều vụ việc liên quan đến bên thứ ba, có các yếu tố nước ngoài, nên quá trình cung cấp tài liệu, chứng cứ giữa các bên thường mất nhiều thời gian, dẫn đến việc giải quyết thường bị kéo dài, có trường hợp phải xét xử nhiều lần, qua nhiều cấp, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của đương sự và của nhà nước. Đây là một điều bất lợi cho chủ thể quyền vì QSHCN của họ thường bị giới hạn trong một thời gian nhất định, hơn nữa, việc chậm giải quyết đã không đáp ứng kịp thời đối với hoạt động khai thác quyền của chủ thể quyền.

Theo quy định tại Điều 179 của BLTTDS, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án dân sự là 4 tháng, đối với các vụ án kinh doanh - thương

mại là 2 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án; đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự và 1 tháng đối với vụ án kinh doanh thương mại. Trên thực tế, qua công tác nghiên cứu các hồ sơ vụ án chúng tôi thấy rằng đa số các vụ án giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án thường bị kéo dài. Điều này xuất phát từ tính đặc thù của các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là loại việc tương đối phức tạp, đòi hỏi trong quá trình giải quyết vụ án, các Tòa án thường phải trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chức năng có liên quan để có kết luận đối với hành vi xâm phạm nên trong nhiều trường hợp Tòa án phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Thậm chí có trường hợp Tòa án còn phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự với lý do cần chờ kết quả trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và các cơ quan chuyên môn. Có thể nói, thời gian giải quyết kéo dài là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ e ngại trong việc khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các hành vi xâm phạm. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các đương sự ít lựa chọn Toà án là một giải pháp hữu hiệu như hiện nay.

Một ví dụ để chứng minh cho tình trạng này:

(i) Vụ việc nhãn hiệu “Postinor”:

Công ty Gedeon Richter (gọi tắt là Công ty GR) được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu

„„Postinor‟‟ (thuốc ngừa thai khẩn cấp) được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng ký quốc tế số R441292 ngày 19/10/1998, tháng 4 năm 2004 Công ty GR phát hiện Công ty TNHH Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương sử dụng các chi tiết từ màu sắc, cách sắp xếp và trình bày bao gói của mẫu hộp thuốc ngừa thai mang nhãn hiệu „„Posinight‟‟ tương tự như trên mẫu hộp thuốc ngừa thai

mang nhãn hiệu "Posinor‟‟ của Công ty GR. Để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình, Công ty GR đã làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh yêu cầu Công ty TNHH Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ và đòi bồi thường thiệt hại số tiền là 85.348 USD và chi phí luật sư là 9.496 USD, bồi thường tổn thất về tinh thần với mức tối thiểu là 10 tháng lương cơ bản, thu hồi và tiêu hủy tất cả các hộp thuốc có chỉ dẫn thương mại, cụ thể là hình hoa hồng màu hồng, chữ số 2 màu hồng được bố trí trên bao bì cùng với việc công khai xin lỗi trên báo Tuổi trẻ và Thanh niên trong 3 kỳ liên tiếp.

Tiếp nhận đơn khởi kiện này, ngày 12/11/2004 TAND TP. Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ án số 2360/2004/DS-ST để xem xét đơn khởi kiện của Công ty GR, tuy nhiên sau gần hai năm, với nhiều lần gia hạn, đến ngày 29/3/2006, TAND TP. Hồ Chí Minh mới mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự này và ra bản án dân sự số 275/2006/DS-ST. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Tòa án đã buộc Công ty TNHH Dược Trung Nam và Công ty Dược Bình Dương cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty GR số tiền 46.969 USD, buộc chấm dứt hành vi sử dụng trái phép đối với nhãn hiệu hàng hóa mà nguyên đơn đã đăng ký bảo hộ, buộc bị đơn có trách nhiệm thu hồi và tiêu hủy toàn bộ vỏ bao bì đã sử dụng hình ảnh hoa hồng màu hồng và số 2 màu hồng mà nguyên đơn đã được bảo hộ, đồng thời thông báo về việc thu hồi này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bác các yêu cầu khác của nguyên đơn như đòi bồi thường tổn thất về tinh thần, công khai xin lỗi trên báo chí. Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về đòi bồi thường chi phí cho Luật sư mà chỉ chấp nhận bồi hoàn chi phí cho việc thu thập thông tin của nguyên đơn là 400.000 đồng.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí