Thực Trạng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Hiện

quyền, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu và thanh toán các chi phí phát sinh do việc tạm dừng gây ra.

Chủ hàng hoá và người nộp đơn có quyền khiếu nại các quyết định, kết luận của cơ quan Hải quan về việc áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới về SHTT theo quy định của pháp luật.

Các quy định về mức phạt vi phạm hành chính cũng được sửa đổi cho phù hợp với thực tế và chủ trương đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Với việc quy định cụ thể mức phạt tại Nghị định 106, chúng ta đã đưa vào quy định “xử phạt theo giá trị hàng vi phạm phát hiện được” so với mức xử phạt tối đa là 100 triệu đồng như trước đây.

Như vậy, có thể thấy rằng chúng ta cũng đã có cơ sở pháp lý cho việc xử lý hàng hóa xuất, nhập khẩu có yếu tố xâm phạm quyền SHCN. Đây được coi là một trong những biện pháp để thực thi quyền SHTT trên thực tế và nó đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của thực tiễn cũng như xu hướng chung của thế giới, điều quan trọng là mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định đó. Tuy vậy, những qui định này khi áp dụng trên thực tế còn có một số vấn đề, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, theo qui định của TRIPS và cũng như qui định của nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc áp dụng các biện pháp tạm dừng và xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm quyền SHTT nói chung và SHCN nói riêng chỉ áp dụng đối với các hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia sở tại. Trong khi đó, theo qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam, việc thực hiện biện pháp nêu trên lại được áp dụng đối với cả hàng hóa xuất, nhập khẩu vào Việt Nam.

Việc qui định trên có cần thiết hay không khi trên thực tế việc áp dụng biện pháp nêu trên thường chỉ được áp dụng tại chính quốc gia có hàng hoá nhập khẩu chứ không phải hàng hóa xuất khẩu. Chúng ta xác định, kiểm soát hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT được nhập khẩu tại Việt Nam hay

chúng ta kiểm soát và xác định cả hàng hoá được xuất khẩu từ Việt Nam tới các quốc gia khác có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT của các quốc gia khác?

- Thứ hai, hiện nay chúng ta quy định áp dụng biện pháp tạm dừng và yêu cầu xử lý đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT đối với các đối tượng SHCN, trong khi đó TRIPS và nhiều quốc gia khác chỉ yêu cầu áp dụng đối với nhãn hiệu hàng hoá. Trên thực tế việc áp dụng kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN.... rất khó có thể thực hiện được. Hơn nữa, ngay trong chính qui định của pháp luật hiện hành cũng có mẫu thuẫn, cụ thể là tại Điều 216, khoản 4 của Luật SHTT có qui định "Trong quá trình thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, nếu phát hiện hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này thì cơ quan Hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật này" và Điều 213 qui định về hàng hoá giả mạo về SHTT chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Như vậy, vô hình chung có sự mâu thuẫn giữa các qui định nêu trên.

- Thứ ba, theo qui định của pháp luật, việc áp dụng các biện pháp này diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn, do đó chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Cụ thể, trong thời gian 10 hoặc 20 ngày nếu có lý do chính đáng phải đưa ra các chứng cứ chứng minh hàng hóa được nhập khẩu có sự vi phạm về SHCN, phải nộp một khoản tiền tạm ứng bằng 20% giá trị của lô hàng để đảm bảo việc bồi thường nếu việc yêu cầu xử lý không đúng. Như vậy, liệu rằng trong một khoảng thời gian ngắn như vậy chủ sở hữu và ngay cả các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể thực hiện được hay không.

- Thứ tư, trong trường hợp đang trong thời hạn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xâm phạm quyền SHCN mà xảy ra phát sinh tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu đối với đối tượng SHCN đó thì sẽ tiến hành giải quyết ra sao?. Không thể cho thông quan vì lô hàng đang có yêu cầu xử lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

tạm dừng làm thủ tục hải quan, nhưng nếu không thông quan thì việc giải quyết hàng hóa nhập khẩu này như thế nào?

Trên thực tế, trước đây Cục SHTT sẽ yêu cầu cơ quan Hải quan tạm thời dừng việc xử lý đối với hàng hoá đang bị tạm dừng làm thủ tục hải quan để chờ quyết định cuối cùng liên quan đến hiệu lực của văn bằng bảo hộ đó. Tuy nhiên, việc tranh chấp liên quan đến hiệu lực của văn bằng bảo hộ có thể kéo dài. Nếu vậy, trong lúc chờ quyết định cuối cùng, hàng nhập khẩu hiện đang bị tạm giữ tại cơ quan Hải quan để chờ xử lý kia sẽ giải quyết ra sao? vẫn tiếp tục giữ tại cơ quan Hải quan hay cho thông quan, nếu trong trường hợp giữ tại cơ quan Hải quan thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm liên quan đến các chi phí phát sinh trong việc lưu kho bãi, bảo quản lô hàng đó? vấn đề này cũng chưa được đề cập trong Luật SHTT và các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành.

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 12

Với những vấn đề nêu trên, tôi cho rằng chúng ta nên xem xét và đưa ra những qui định cụ thể liên quan đến vấn đề kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến quyền SHCN để tạo cơ sở cho việc thực thi quyền SHCN có hiệu quả và phù hợp với thực tế áp dụng.

Ngoài ra việc nâng cao hơn nữa ý thức người tiêu dùng, doanh nghiệp, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên các cơ quan chức năng trong việc phát hiện và xử lý vi phạm cũng như tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với các tổ chức cá nhân toàn xã hội là những giải pháp cần thiết trong việc góp phần ngăn chặn tình trạng hàng giả.

Các qui định cụ thể về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến quyền SHCN cũng đã được cụ thể hóa trong Nghị định 154/2005/NDD-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định cho tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát Hải quan và đưa vào Thông tư 129 theo đó các quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan yêu cầu chủ thể quyền SHCN phải cung cấp các thông tin quá rộng, điều này có thể làm cản trở chủ thể quyền trong việc nộp đơn. Theo điểm b Khoản 1 Điều 217 của Luật SHTT, chủ thể quyền chỉ

phải cung cấp thông tin cần thiết để xác định hoặc phát hiện hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm. Các loại thông tin khác như tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu và nhập khẩu, ảnh chụp của hàng hoá hoặc thông tin về thời gian và điểm đến dự đoán của hàng hoá sẽ chỉ phải cung cấp nếu có, quy định này hoàn toàn phù hợp với Điều 51 của Hiệp định TRIPS.

Luật SHTT cũng quy định Hải quan được quyền kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng giả mạo nhãn hiệu theo quyết định của mình. Thông tư 129 đã cho phép chủ sở hữu hoặc người nhập khẩu kiểm tra hàng hoá đã bị tạm giữ để củng cố lại những khẳng định của mình. Ngoại lệ trong việc nhập khẩu với số lượng nhỏ theo Điều 60 Hiệp định TRIPS “sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc không nhằm mục đích thương mại” không bị coi là xâm phạm quyền SHTT. Các quy định liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, hàng hóa được miễn trừ theo thủ tục ngoại giao, quà tặng, đồ lưu niệm, hành lý cá nhân v.v đã được đưa vào Thông tư 129 (điểm 2.2). Theo Thông tư này “hàng hoá giả mạo nhãn hiệu” là hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu, bao gồm cả bao bì, nhãn mác và đề can mang nhãn hiệu trùng hoặc không thể phân biệt được bởi các yếu tố cơ bản của nó với một nhãn hiệu được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Luật SHTT gọi “hàng hoá giả mạo nhãn hiệu” như được định nghĩa tại khoản 2 Điều 213 và “hàng hoá sao chép lậu” như được định nghĩa tại khoản 3 Điều này bằng thuật ngữ chung là “hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ” để các quy định tại Điều 156 đến 158 của BLHS 1999 có thể áp dụng cho các hành vi giả mạo và sao chép lậu một cách cố ý và với quy mô thương mại và để áp dụng các chế tài hành chính mạnh đối với hành vi giả mạo và sao chép lậu.

Mặc dù còn một số quy định chưa phù hợp cần được sửa đổi, bổ sung như yêu cầu nộp khoản tiền tạm ứng bằng 20% giá trị lô hàng như trình bày ở trên; Yêu cầu người nộp đơn phải cung cấp đầy đủ, cụ thể các giấy tờ, thông tin liên quan đến lô hàng yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan; Thời gian tạm dừng làm thủ tục hải quan chưa hợp lý (tối đa 20 ngày)…nhưng nhìn chung các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền liên quan đến quá trình kiểm tra, giám sát

hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHCN nhằm phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, sản xuât, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT về cơ bản là phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS, góp phần ổn định và làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi đến với thị trường Việt Nam.

Chương 3


THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH, HÌNH SỰ, KIỂM SOÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ KIẾN NGHỊ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY



NAY

3.1. THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP HIỆN


Ở Việt Nam hiện nay, xâm phạm quyền SHCN ngày càng có dấu hiệu trở

lên phổ biến với mức độ ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của hoạt động thực thi và bảo đảm thực thi quyền SHCN vẫn còn nhiều điểm tối.

Chúng ta biết rằng tại các quốc gia mà các quyền SHTT được bảo vệ chặt chẽ thì không những thúc đẩy sức sáng tạo mà còn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường chuyển giao công nghệ. Điều này đã được chứng minh trong một số nghiên cứu về quan hệ giữa SHTT, đặc biệt là bằng sáng chế với tốc độ phát triển kinh tế. Một nghiên cứu đáng chú ý của Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) đã phát hiện ra rằng “dù cho các quốc gia có mức thu nhập khác nhau nhưng việc bảo hộ quyền SHTT luôn gắn liền với phát triển thương mại và đầu tư nước ngoài, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn”. Một ấn bản khác của WB mang tựa đề “Cẩm nang Phát triển, Thương mại và WTO” đã trích dẫn một số nghiên cứu tuy chưa đưa ra được những kết quả rõ ràng nhưng cũng đã chỉ ra rằng việc bảo hộ mạnh mẽ bằng sáng chế có thể làm gia tăng thương mại toàn cầu; Thu hút thêm được đầu tư trực tiếp nước ngoài; Tăng cường việc mua bán công nghệ và do đó có thể tăng năng lực sản xuất trong nước; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng. Chúng ta biết rằng Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nhiều phát minh, sáng chế nhất và ở đó thì các quyền SHTT trong đó có sáng chế được bảo hộ rất chặt chẽ, điều này cũng phần nào minh chứng cho sự phát triển và tăng trưởng rất ổn định của nền kinh tế Hoa Kỳ - một nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Có thể thấy một điểm chung xuyên suốt các vấn đề về quyền SHCN được phân tích ở trên đó là tại các quốc gia mà quyền SHTT được bảo vệ chặt chẽ thì nó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng cường sức sáng tạo, cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ sự an toàn, sức khỏe cộng đồng. Tất cả chúng ta đều muốn sống một xã hội an toàn và phồn thịnh, vậy khi bàn luận về SHTT, chúng ta cần nhớ tới vai trò của việc bảo vệ quyền SHTT trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta biết rằng SHTT nói chung và SHCN nói riêng là những tài sản có giá trị thương mại khi đưa vào khai thác, chính vì thế tình trạng xâm phạm các quyền này khá phổ biến, điều này được thể hiện rất rõ là cứ mỗi khi có một sản phẩm uy tín nào đó bán chạy trên thị trường là hầu như ngay lập tức có hàng giả. Hiện nay, tình trạng sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng xâm phạm quyền SHCN, hay nói rộng ra là quyền SHTT, không chỉ có ở Việt Nam mà phổ biến trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tình hình vi phạm quyền SHCN đang có xu hướng gia tăng, nhất là đối với NHHH, KDCN, chỉ dẫn địa lý, kể cả được nhập khẩu từ nước ngoài vào nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và dưới mọi hình thức có thể nhập lậu hoặc nhập chính ngạch. Hành vi xâm phạm quyền SHCN thường xảy ra đối với những mặt hàng mới xuất hiện, được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng. Hàng hoá làm giả thường nhái theo nhãn hiệu hoặc trùng kiểu dáng nhằm đánh lừa khách hàng, đặc biệt, hàng giả xâm phạm quyền SHCN xuất hiện ngay cả trong những trung tâm thương mại, các siêu thị trong cả nước, ở nhiều ngành hàng, mặt hàng khác nhau, từ những sản phẩm đơn giản như hộp diêm, gói tăm đến những mặt hàng có giá trị như ti vi, tủ lạnh, xe máy và cả những mặt hàng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Thị trường hàng giả bùng phát mạnh đến mức báo động trong những năm gần đây, đặc biệt khi toàn cầu hóa trở thành một xu hướng chung mà hầu hết các quốc gia không thể đừng ngoài tiến trình này. Theo thống kê của tổ chức Hải quan thế giới thì mức tiêu thụ hàng giả lên tới gần 500 tỷ USD trong năm 2006, chiếm từ 5-7% lượng hàng hóa toàn cầu[45]. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp đối với chủ sở hữu quyền SHTT mà

cả của người tiêu dùng. Làm thế nào để chống lại hàng giả là câu hỏi được đặt ra không chỉ riêng với Việt Nam mà với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam các sản phẩm trong các lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, đồ điện gia dụng... hay bị làm giả hơn, nhưng ngày nay cả những sản phẩm công nghệ cao cũng được làm giả tinh vi. Nghiêm trọng hơn tình trạng các sản phẩm dược phẩm cũng bị làm giả, thậm chí thuốc chữa bệnh giả cho người đã len lỏi vào tận các bệnh viện lớn từ trung ương tới địa phương gây lên những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Người bị thiệt hại trước hết là người tiêu dùng, họ bị ảnh hưởng đến quyền được an toàn, quyền được sử dụng đúng sản phẩm mà mình đã chọn lựa, bên cạnh đo các doanh nghiệp bị xâm phạm quyền SHCN dạng này cũng bị thiệt hại to lớn, họ bị mất uy tín, sụt giảm doanh thu. Xin đưa ra một ví dụ hai nhãn hiệu National và Panasonic là những nhãn hiệu nổi tiếng và thường bị làm giả, sau khi mua lại nhãn hiệu National, Panasonic đã hợp nhất hai nhãn hiệu này lại tưởng chừng sức sản xuất và sức cạnh tranh được tăng gấp bội. Nhưng cuối cùng Công ty điện tử Panasonic cố gắng sử dụng nhãn hiệu National một thời gian rồi quyết định xoá thương hiệu nổi tiếng này nguyên nhân chính là hàng gia dụng National bị làm giả tràn lan không thể quản lý được chất lượng, vậy là doanh nghiệp đành phải tự lo cho mình bằng cách tiêu cực đó, hay như nhãn hiệu Chè đắng Cao Bằng một sản phẩm có uy tín, được bầu chọn danh hiệu "Cúp vàng thương hiệu Việt", "Hàng Việt Nam chất lượng cao", "Huy chương vàng thực phẩm an toàn", "Top ten ngành nông - lâm- thuỷ hải sản"... nhưng Công ty chè đắng Cao Bằng- Tỉnh Cao Bằng đã bị thiệt hại nặng nề vì tin đồn thất thiệt và nạn hàng giả.

Vi phạm quyền SHTT và quyền SHCN nói riêng không chỉ là tình trạng phổ biến ở Việt Nam, mà các quốc gia khác trên thế giới cũng như vậy, kể cả các nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp. Tuy nhiên, điểm yếu của Việt Nam là không chỉ riêng người dân chưa nhận thức rõ ràng về giá trị cũng như tầm quan trọng của bảo vệ quyền SHCN nói chung và bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến SHCN nói riêng, mà ngay cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp cũng

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí