Nếu rơi vào tình huống bị khiếu kiện, doanh nghiệp phải làm gì? Khi bất ngờ tiếp nhận một yêu cầu xử lý xâm phạm quyền, trước hết doanh nghiệp cần bình tĩnh đọc kỹ toàn bộ hồ sơ của bên nguyên. Sau đó tiến hành các bước sau: Kiểm tra cơ sở pháp lý của bên nguyên; Tìm cơ sở để thủ tiêu hoặc thu hẹp quyền của bên nguyên; Nếu có thể thì tiến hành thủ tục đề nghị hủy văn bằng của bên nguyên hoặc thu hẹp quyền của bên nguyên; Nếu không thể làm được các việc trên thì tiến hành đàm phán với chủ thể quyền để xin chuyển quyền sử dụng; Khi đã tiến hành các điều kiện trên mà không có hiệu quả, doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm quyền và tìm cách thay đổi đối tượng vi phạm.
Một thành phần quan trọng trong cuộc đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền SHCN đó là người tiêu dùng. Với người tiêu dùng ngoài việc làm tốt công tác tuyền truyền không sử dụng hàng lậu, hàng xâm phạm quyền SHTT, họ cần được trang bị thêm các kiến thức về ”Văn hoá SHCN, SHTT” để có được lối sống văn minh, không xài các loại đồ rởm. Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp triệt tiêu các hành vi vi phạm và kích thích sự sáng tạo chân chính. Thực tế, vẫn còn nhiều người tiêu dùng chưa hiểu về ý nghĩa, giá trị của quyền SHTT. Nhiều khi người tiêu dùng cũng dễ dãi cho qua khi một nhãn hiệu nào đó bị xâm hại, khi cần khiếu nại về vụ việc của mình thì họ lại không biết khiếu nại với cơ quan nào, trình tự thủ tục ra sao? Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là người tiêu dùng tự bảo vệ chính mình việc tìm hiểu kỹ về sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà mình giao dịch, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh với hàng giả, thành lập các Hiệp hội để tự bảo vệ mình. Hiệp hội sẽ liên kết, hợp tác, đại diện cho các hội viên phối hợp với các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chống hàng giả, bảo hộ SHTT, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực chống hàng giả và bảo vệ SHTT.
Ngoài ra có thể áp dụng một số biện pháp kinh tế trong bảo vệ quyền SHCN với các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền SHTT, như thưởng tiền theo tỷ lệ % trên giá trị hàng hóa vi
phạm cho người có công phát hiện được và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
KẾT LUẬN
Thiết lập và củng cố một hệ thống SHTT đầy đủ và có hiệu quả trong đó có hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền SHCN là một đòi hỏi của quá trình hội nhập và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xu thế chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức càng đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng thực hiện các mục tiêu liên quan đến SHTT nói chung và SHCN nói riêng.
SHCN là một loại tài sản vô hình và được hình thành nên trong quá trình lao động trí tuệ của con người. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ là tất yếu qua đó mà đối tượng SHCN được tạo ra nó là kết quả của hoạt động sáng tạo kỹ thuật (sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết sản xuất, thiết kế mạch tích hợp chủng vi sinh, giống sinh vật); của hoạt động sáng tạo mỹ thuật ứng dụng (KDCN) và của hoạt động sáng tạo trong kinh doanh (NHHH; nhãn hiệu dịch vụ; bí mật thương mại; các chỉ dẫn thương mại; tên thương mại)... Các hoạt động này có tính chất pháp lý liên quan tới các vấn đề kinh tế (vật chất) và tinh thần trong quá trình khai thác, sử dụng các đối tượng đó. Với việc hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền SHCN sẽ góp phần thực hiện mục tiêu khuyến khích hoạt động sáng tạo khoa học - kỹ thuât; cổ vũ đầu tư tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật
- mỹ thuật ứng dụng cũng như các sáng kiến kinh doanh mới; thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Và doanh nghiệp là một trong chủ thể của hoạt động này, do vậy cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và khai thác hệ thống SHTT trong đó có SHCN thông qua các chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp - Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, Chương trình này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 4/4/2005 và đang được Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai. Mục tiêu của chương trình là nhằm nâng cao nhận thức của công chúng và doanh nghiệp về SHTT cũng như SHCN, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Cùng với đó cần tiếp tục cải tiến, đơn giản hoá thủ tục hành chính về đăng ký và áp dụng công nghệ mới vào công tác xác lập quyền SHCN và công khai các đối tượng SHCN đã được đăng ký trên mạng của cơ quan quản lý nhà nước về SHCN. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp và các cơ quan thực thi pháp luật thuận tiện trong việc tra cứu và xử lý vi phạm SHCN.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu Công Nghiệp
- Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hành Chính
- Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 19
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, SHCN là một công cụ đắc lực đối với việc phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Thực tiễn cho thấy, nhiều công ty trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác có hiệu quả quyền SHCN. Đối với các doanh nghiệp nước ta, quyền SHCN cũng đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Qua những phân tích trên đây có thể thấy tài sản trí tuệ của doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi được chú trọng và khai thác một cách tối ưu, tài sản “vô hình” này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín và khả năng cạnh tranh để nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Song song với hoạt động đầu tư sáng tạo các đối tượng SHCN thì hoạt động bảo vệ quyền SHCN cũng là một phần quan trọng mà Việt Nam cần phải thực hiện trên cơ sở tuân thủ luật chơi chung trên một sân chơi bình đẳng với các quốc gia khác, thực thi cam kết nâng cao hiệu quả của hệ thống luật pháp và bảo vệ các quyền SHCN theo quy định của WTO. Để làm được điều đó thì cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế xác lập quyền SHCN, đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí và thời gian và quan trọng hơn nữa là hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền SHCN, đặc biệt trong đó là cơ chế bảo vệ quyền SHCN bằng các biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHCN. Các biện pháp này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đấu tranh, phát hiện và xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN, bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp đối tượng SHCN, bảo vệ lợi ích xã hội lợi ích người tiêu dùng. Và khi các đối tượng SHCN là thành quả lao động của con người được bảo vệ sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo của con người, xây dựng môi trường cạnh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế, đồng thời đây cũng là thực hiện cam kết của Việt
Nam khi gia nhập WTO và trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến SHTT mà Việt Nam là thành viên, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Do vậy việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền SHCN bằng các biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến SHCN có ý nghĩa quan trọng góp phần vào mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với sự ra đời của Luật SHTT và các văn bản có liên quan đến lĩnh vực này đã có những quy định thể hiện sự đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHCN, tuy nhiên thực tiễn cho thấy còn những quy định cần tiếp tục được hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và pháp luật quốc tế.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài này mong đóng góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHCN cũng như nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi quyền SHCN nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong thực tiễn, đáp ứng ngày càng tốt những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta. Để thực hiện mục đích đặt ra, đề tài được nghiên cứu dựa theo cách tiếp cận truyền thống, theo đó vấn đề bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHCN được xem xét trên cơ sở lý luận chung, trên cơ sở phân tích thực trạng bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHCN trên cả phương diện điều chỉnh pháp luật và áp dụng pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích, nêu lên những hạn chế, bất cập của những quy định pháp luật về bảo vệ quyền SHCN bằng biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHCN, đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, mà theo tác giả, việc thực hiện những đề xuất, kiến nghị này là kết quả tất yếu từ những tác động của chính yêu cầu của đời sống hiện thực ở nước ta cũng như từ những tác động phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng lớn, do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu, do năng lực của tác giả còn hạn chế, nội dung nghiên cứu của luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết. Kính mong các thầy cô và các đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/ Các điều ước quốc tế
1. Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN;
2. Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế NHHH;
3. Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid;
4. Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) được ký tại Washington;
5. Hiệp ước Washington về SHTT đối với bố trí mạch tích hợp;
6. Hiệp định TRIPS;
7. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ;
8. Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa.
II/ Hiến pháp và các văn bản Luật, Pháp lệnh
9. Hiến pháp năm 1992;
10. Luật khiếu nại, tố cáo;
11. Luật Khoa học và Công nghệ;
12. Luật Hải quan năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2005;
13. Bộ luật Dân sự năm 2005;
14. Bộ luật Hình sự năm 1999;
15. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
16. Luật Đầu tư năm 2005;
17. Luật Doanh nghiệp năm 2005;
18. Luật Cạnh tranh năm 2005;
19. Luật Thương mại 2005;
20. Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa;
21. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, 1998, 2006;
22. Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
23. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi năm 2007, 2008.
III/ Các văn bản dưới luật
24. Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp;
25. Nghị định 57/CP ngày 3 tháng 5 năm 1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá;
26. Nghị định 12/1999/NĐ-CP ngày 6 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về XPVPHC trong lĩnh vực công nghiệp;
27. Nghị định 45/1998/NĐ-CP này 1 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ;
28. Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 10 năm 2000 Về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN;
29. Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 1 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/CP năm 1996;
30. Nghị định 42/2003/NĐ-CP ngày 2 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về bảo hộ quyền SHCN đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
31. Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại
32. Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định cho tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát Hải quan;
33. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về quyền SHCN;
34. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHCN và quản lý nhà nước về SHTT;
35. Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định XPVPHC về SHCN;
36. Chỉ thị 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả;