SHTT là một lĩnh vực khá mới mẻ, mang tính thời đại và công nghệ, do vậy sẽ không thừa cho các nhà làm luật khi dự liệu khả năng nảy sinh các tội phạm mới và các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực này dưới nhiều hình thức tinh vi. Trong quá trình toàn cầu hóa, tài sản SHTT nói chung và SHCN nói riêng ở Việt Nam liệu có được bảo hộ một cách tòan vẹn nếu như các vi phạm SHTT chủ yếu bị xử lý bằng biện pháp hành chính và dân sự? như thế, liệu pháp luật SHTT Việt Nam có được đảm bảo theo Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế có liên quan? tòa án có còn là nơi công cộng cho người dân đánh trống kêu oan khi tài sản trí tuệ của họ bị xâm phạm? trong số hàng nghìn vụ vi phạm nhưng chỉ có một số ít vụ được đưa ra tòa xử lý, điều đó liệu có làm các nhà làm luật trăn trở? vấn đề này đặt ra không chỉ cho các nhà luật học Việt Nam mà còn cho cả các doanh nghiệp trong cuộc chiến gay gắt trên thương trường.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm qua, nạn sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN gia tăng không ngừng về tính chất và mức độ nghiêm trọng, chúng xuất hiện ở khắp nơi từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng...đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, từ các cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị, trung tâm thương mại. Theo thống kê của Bộ Khoa học & Công nghệ, trong khoảng thời gian từ 1/2000 đến 6/2003, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 1500 vụ làm hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, và trong những năm gần đây số vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá có vi phạm về SHTT được phát hiện và xử lý ngày càng tăng. Tuy nhiên, số vụ vi phạm trong thực tế chưa bị xử lý chắc chắn còn cao hơn rất nhiều.
Một trong những nguyên nhân khiến nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN không ngừng gia tăng và chưa được ngăn chặn một cách triệt để là do các quy định pháp luật liên quan còn thiếu tính thống nhất hoặc thiếu tính răn đe gây khó khăn cho các cơ quan áp dụng pháp luật trong việc đấu tranh, trấn áp, phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lĩnh vực SHCN nói riêng. Trong đó phải kể đến những bất cập trong việc áp dụng Điều 156 - Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và Điều 171 - Tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp của BLHS 1999, và các quy định liên quan trong thực tế.
Tại khoản 1 Điều 156 BLHS 1999 quy định “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả... thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Cũng trong Bộ luật này tại khoản 1 Điều 171 quy định “Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam... thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm”.
Khái niệm hàng giả không được quy định trực tiếp tại Điều 156 BLHS, mà trước đây được quy định tại Thông tư số 10 hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả (hiện nay khái niệm này đã được đưa vào Luật SHTT).
BLHS 1999 cũng không có một điều luật nào trực tiếp định nghĩa hàng xâm phạm quyền SHCN. Khái niệm này rút ra từ các quy định tại Điều 171 BLHS, theo đó “hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hàng được tạo ra bởi hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, NHHH hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam”. Các đối tượng khác có thể được hiểu là nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý.
Theo nội dung Điều 156, Điều 171 BLHS 1999, và Thông tư 10 chúng ta thấy rằng:
- Xét về đối tượng, hàng xâm phạm quyền SHCN bao gồm cả hàng giả về hình thức. Đó là các loại hàng hoá được sản xuất và lưu thông trên thị trường bởi việc sử dụng một cách bất hợp pháp các đối tượng như NHHH, KDCN, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải mọi loại hàng xâm phạm quyền SHCN đều là hàng giả.
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Thức, Thẩm Quyền Và Thủ Tục Xử Phạt Hành Chính
- Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 8
- Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hình Sự
- Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu Công
- Thực Trạng Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Hiện
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Các Biện Pháp Hành Chính, Hình Sự, Kiểm Soát Hàng Hóa Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Liên Quan Đến Sở Hữu
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
- Hành vi chiếm đoạt, sử dụng có thể được biểu hiện thông qua các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Do đó, xét về mặt khách quan, hành vi xâm phạm quyền SHCN cũng bao hàm hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả về hình thức.
Như vậy, trong trường hợp một người có hành vi sản xuất một mặt hàng sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ của người khác, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 156 hay Điều 171 BLHS 1999?
Ví dụ: - Công ty T.C. PHARMA (Thái Lan) là chủ sở hữu của nhãn hiệu “RED BULL” đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam cho các sản phẩm nước uống tăng lực. Một doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước uống tăng lực cũng sử dụng nhãn hiệu này để gắn lên các sản phẩm của mình.
Trong trường hợp này, sản phẩm nước uống tăng lực của doanh nghiệp tư nhân đó sẽ được coi là hàng giả hay là hàng xâm phạm quyền SHCN? Và hành vi của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ bị coi là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hay là hành vi xâm phạm quyền SHCN?
Theo như phân tích ở phần trên thì sản phẩm nước uống tăng lực này vừa có thể coi là hàng giả, vừa có thể coi là hàng xâm phạm quyền SHCN, và hành vi sản xuất sản phẩm nước tăng lực nói trên cũng đồng thời là hành vi sản xuất hàng giả và xâm phạm quyền SHCN. Điều này tất nhiên dẫn tới hệ quả là các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng điều luật nào, Điều 156 hay Điều 171, với hành vi của chủ doanh nghiệp tư nhân trên?
Hơn nữa, cả hai điều luật cũng quy định những dấu hiệu giống nhau để xác định một hành vi có bị coi là cấu thành tội phạm hay không như “gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm...”. Như vậy, việc lựa chọn điều luật áp dụng lại càng khó khăn hơn.
Để xác định thế nào là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng từ đó góp phần vào hoạt động phòng chống và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN được thống nhất và đúng quy định ngày
29 tháng 2 năm 2008 Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp đã ký Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT (“Thông tư 01”) trong đó có quyền SHCN, quy định:
Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền SHCN có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật SHTT và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền SHCN" theo khoản 1 Điều 171 của BLHS:
- Đã thu được lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
- Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000
đồng.
Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành
vi xâm phạm quyền SHCN có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật SHTT và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền SHCN" theo khoản 2 Điều 171 của BLHS:
- Đã thu được lợi nhuận từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 150.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng;
- Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng.
- Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các
hành vi xâm phạm quyền SHCN có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật SHTT và thuộc một trong các trường
hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền SHCN" theo khoản 2 Điều 171 của BLHS 1999:
- Đã thu được lợi nhuận từ 150.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450.000.000 đồng trở
lên;
- Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu
hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 của BLHS 1999.
Việc lựa chọn điều luật áp dụng có ảnh hưởng rất lớn đối với chủ thể tiến hành hành vi phạm tội mà cụ thể là trách nhiệm hình sự mà họ phải gánh chịu. So sánh về trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 156 với Điều 171 chúng ta thấy có một sự khác biệt, cụ thể như sau:
- Về hình phạt định khung:
Điều 156: - Phạt tù: 6 tháng - 3 năm
Điều 171: - Phạt tiền: 20 triệu - 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm
- Về hình phạt định khung tăng nặng: Điều 156: - Khung 1: 3 năm - 10 năm
- Khung 2: 7 năm - 15 năm Điều 171: - Phạt tù: sáu tháng - 3 năm
- Về hình phạt bổ sung:
Điều 156: - Phạt tiền: 5 - 50 triệu đồng
- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm
Điều 171: - Phạt tiền: 5 - 100 triệu đồng
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1- 5 năm
Thực chất, tuy cùng là một hành vi nhưng mức hình phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả lại nặng hơn rất nhiều đối với mức hình phạt áp dụng với hành vi xâm phạm quyền SHCN. Với hành vi của chủ doanh nghiệp tư nhân như ví dụ ở trên, nếu bị coi là hành vi sản xuất hàng giả theo Điều 156 BLHS 1999, người này có thể phải chịu mức hình phạt định khung cao nhất là năm năm, nếu có tình tiết định khung tăng nặng, người này có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất là mười lăm năm. Còn nếu bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN, người này có thể chỉ phải chịu hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm (không phải chịu hình phạt tù), nếu có tình tiết định khung tăng nặng thì cũng có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất là ba năm (còn ít hơn so với mức hình phạt định khung theo Điều 156).
Khoảng cách giữa mức hình phạt tù cao nhất và mức hình phạt tù thấp nhất trong một khung hình phạt tại Điều 156 có thể lên đến 8 năm (từ bảy năm đến mười lăm năm theo khoản 3), trong khi đó theo Điều 171 chỉ là 2 năm 6 tháng (từ sáu tháng đến ba năm theo khoản 2). Như vậy là sự giao động giữa mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt là quá rộng điều này diễn ra trong tất cả các điều luật của BLHS, điều đó có thể dẫn đến sự áp đặt ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đề xuất, quyết định mức hình phạt cụ thể.
Giả sử rằng, trong ví dụ trên, các cơ quan tố tụng áp dụng Điều 156 với người chủ doanh nghiệp tư nhân (mà điều này hoàn toàn có căn cứ), người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý hết sức bất lợi. Với cùng một hành vi nhưng một người có thể bị các cơ quan tố tụng áp dụng hai điều luật khác nhau với những hậu quả pháp lý hết sức khác nhau, đó là một thực tế đang tồn tại trong BLHS 1999. Có lẽ nên sửa đổi BLHS trong đó bổ
sung các quy định liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN theo như quy định trong pháp luật SHTT.
Để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, tạo cơ sở cho các cơ quan thực thi trong việc áp dụng các quy định pháp luật, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì các quy định về hàng giả theo Thông tư 10 đã được sửa đổi theo quy định tại Nghị định 106.
Hiện tại, trong thời gian chờ ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung, bình thường với nguyên tắc nhân đạo việc áp dụng quy định “có lợi cho bị can, bị cáo” sẽ được áp dụng, trong trường hợp, một hành vi cấu thành tội phạm ở cả Tội sản xuất và buôn bán hàng giả theo Điều 156 và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 171 của BLHS 1999, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng Điều 171 vì trách nhiệm hình sự áp dụng trong trường hợp này sẽ có lợi hơn đối với người thực hiện hành vi phạm tội như đã phân tích ở phần trên nhưng như vậy có đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm?.
Về thủ tục tố tụng, toà hình sự thuộc Toà án Nhân dân cấp huyện và tỉnh có thẩm quyền xét xử các tội phạm liên quan đến quyền SHTT, theo Điều 170 của Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đối năm 2003, Toà án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các trường hợp phạm tội có mức án thấp hơn 15 năm tù, trừ các trường hợp phạm tội gây tổn hại đến hoà bình và an ninh quốc gia, tội phạm chiến tranh, tội phạm chống lại nhân loại, và các trường hợp cụ thể khác theo luật định. Thủ tục tố tụng hình sự đối với các vụ xâm phạm quyền SHTT giống như thủ tục áp dụng đối với các vụ án hình sự khác bao gồm việc phát hiện, tố giác tội phạm trước cơ quan công an, cơ quan điều tra tiến hành xác minh tội phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra tội phạm và chuyển hồ sơ sang cơ quan kiểm sát truy tố trước toà án có thẩm quyền tiến hành xét xử và thi hành án.
Nhìn chung các quy định xử lý hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực SHCN trong pháp luật hình sự của Việt Nam về cơ bản là phù hợp với quy
định của Điều 61 Hiệp định TRIPS “Các thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo NHHH hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm cả phạt tù và/hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho các tội phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những trường hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa xâm phạm và bất cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm. Các Thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại”.
Tuy nhiên vấn đề ở đây là mức độ xử lý và tính chất răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm trong Luật hình sự của chúng ta cần nghiêm khắc hơn.
Mối quan hệ giữa chế tài hành chính và hình sự,
Vi phạm hành chính về SHCN khác với tội phạm về SHCN như thế nào?
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi năm 2008 thì vi phạm hành chính là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý Nhà nước của các cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật là vi phạm hành chính, thì bị xử phạt hành chính.
Như vậy, hành vi vi phạm hành chính và tội phạm về SHCN đều là những hành vi vi phạm các quy định quản lý và xâm phạm quyền SHCN; cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi này có lỗi vô ý hoặc cố ý. Tuy nhiên, mức độ vi phạm để xử lý theo pháp luật hành chính hay pháp luật hình sự là khác nhau. Xử lý theo pháp luật hành chính đối với hành vi vi phạm nhỏ, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi vi phạm pháp luật về SHCN bị truy cứu theo pháp luật hình sự khi những hành vi đó nguy hiểm cho xã hội và được pháp
.....