Các Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Bằng Biện Pháp Hình Sự

đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN khi chủ thể vi phạm đã được thông báo mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN.

Với các quy định nêu trên, Có thể thấy rằng việc đấu tranh bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng không chỉ được xác định và coi là nhiệm vụ thuộc về các cơ quan chức năng của nhà nước mà trách nhiệm này trước hết phải thuộc về các chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHCN bởi chính họ là chủ thể bị xâm phạm và có điều kiện phát hiện những hành vi xâm phạm này khi chúng xẩy ra. Qua đó góp phần nâng cao ý thức của chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHCN trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình hơn. Hơn nữa quy định như vậy cũng nhằm chia sẻ bớt gánh nặng cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc đấu tranh bảo vệ quyền SHTT. Bởi trong nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đã chính thức tham gia, chắc chắn các hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ không chỉ tinh vi hơn mà nó sẽ xẩy ra nhiều hơn.

Luật SHTT đã xác định rõ được các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHCN so với các hành vi sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá giả mạo khác.

Có thể thấy trước đây các cơ quan chức năng của ta khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định hàng giả và hàng vi phạm quyền SHTT để có thể đưa ra được một quyết định xử phạt chính xác theo đúng quy định của pháp luật như đã trình bày ở trên, điều này đã được xác định trong Luật SHTT và đưa ra được khái niệm, chỉ được một cách khá rõ ràng, cụ thể hàng hoá giả mạo về SHTT như được quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 211 của Luật SHTT.

Chắc chắn việc Luật SHTT quy định về hàng giả về SHTT như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng và tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng khi tiến hành xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT.

Trong Luật SHTT cũng đã tách hành vi xâm phạm quyền SHTT trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý bằng biện pháp hành chính sang cho Luật Cạnh tranh xử lý.

Trước đây các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh dường như bị bỏ ngỏ và khi có yêu cầu xử lý xâm phạm quyền SHTT trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh, dường như các cơ quan chức năng chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm tạm dừng hành vi vi phạm do chưa có chế tài cụ thể để xử phạt hành chính. Tuy nhiên sau khi nhà nước ban hành Luật Cạnh tranh (có hiệu lực từ ngày 01/07/2005) và Luật SHTT, vấn đề nêu trên đã có cơ sở pháp lý để xử lý khi các cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi vi phạm hoặc khi có yêu cầu xử lý hành chính. Tuy nhiên dù có quy định nhưng Luật SHTT lại không trực tiếp điểu chỉnh và xử lý đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong lĩnh vực cạnh tranh không lành mạnh mà vấn đề này sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Cụ thể theo quy định tại khoản 3, Điều 211, Luật SHTT có quy định: Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT thì bị XPVPHC theo quy định pháp luật về cạnh tranh. Điều này có nghĩa, nếu có yêu cầu của chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHTT hoặc khi các cơ quan chức năng phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền SHTT và các hành vi vi phạm đó có kèm theo các hành vi vi phạm khác có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội...thì các cơ quan chức năng sẽ phải áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để xử lý, không xử lý theo quy định của luật SHTT. Có thể nói quy định này là rất hợp lý và nó sẽ đảm bảo được nguyên tắc một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần theo đúng tinh thần của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Qua sự phân tích một số quy định nói trên của Luật SHTT trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính ta thấy rõ ràng

đây là một trong những điểm tiến bộ đáng kể của Luật SHTT. Với những thay đổi theo chiều hướng tích cực như vậy chắc chắn sẽ giúp chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp quyền SHCN và các cơ quan chức năng có thể bảo vệ được quyền SHCN một cách tốt hơn và hy vọng rằng với những quy định này sẽ góp phần làm cho môi trường SHTT của Việt Nam trở nên trong sạch hơn.

2.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP HÌNH SỰ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các hành vi phạm tội cũng gia tăng trong đó có các hành vi phạm tội thuộc lĩnh vực SHTT, nhưng vấn đề nằm ở chỗ trong khi các vụ vi phạm quyền SHCN ngày càng tăng, kéo theo đó là các chế tài dân sự, hành chính luôn được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn thì riêng chế tài hình sự vẫn giữ nguyên hiện trạng, liệu có phải do pháp luật hình sự Việt Nam còn buông lỏng với lĩnh vực này hay các chế tài hình sự còn chưa đủ tính nghiêm minh?

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp - 9

Các hành vi phạm tội thuộc lĩnh vực SHTT nói chung và SHCN nói riêng là loại tội phạm hình thành cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội. BLHS 1999 (BLHS 1999) quy định các hành vi xâm phạm quyền SHCN thuộc Chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Trước đó, trong BLHS 1985 với tên gọi “Các tội phạm về kinh tế”, gồm 21 điều luật nhưng chỉ có duy nhất 1 điều luật điều chỉnh về hành vi xâm phạm quyền SHCN quy định tại Điều 167 “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả”.

Trong quá trình thi hành BLHS, Quốc hội nước ta đã năm lần sửa đổi, bổ sung bộ luật này vào các năm 1989, 1990, 1992, 1997, 1999 trong đó các tội về kinh tế lần nào cũng được điều chỉnh để thích ứng với sự vận động phát triển liên tục của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào sự đổi mới của hệ thống pháp luật phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế. Trong BLHS 1999 Chương XVI “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” đã thay thế Chương “Các tội phạm về kinh tế” với 28 điều luật trong đó có 05 điều liên quan đến quyền SHCN, đó là:

Điều 156- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả


“Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159, 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm, hoặc sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm trong trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa tổ chức, hàng giả có giá trị từ 150 triệu đồng đến 500 triệu đồng, thu lợi nhuận bất chính lớn, các hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng”.

Điều 157- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

Trong các điều luật liên quan đến SHTT thì khoản 4 điều này quy định hình phạt nặng nhất - áp dụng hình phạt tử hình - đối với hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả là thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng các quy định này là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và dinh dưỡng của nhân dân, và phù hợp với nguyên tắc được quy định tại Điều 8.1 Hiệp định TRIPS.

Điều 158- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi

(Trước đây BLHS 1985 gộp chung cả 3 điều luật này thành “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả (Điều 167).

Điều 170 - Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Quy định về hành vi vi phạm của người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ SHCN gây hậu quả nghiêm trọng.

Điều 171 - Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp


Quy định về hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, NHHH, tên gọi, xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng SHCN khác đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Chúng ta biết rằng, căn cứ để xử lý hình sự đối với hành vi xậm phạm quyền SHCN là đối tượng SHCN bị xâm phạm đã phải được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Theo ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục SHTT, trước giai đoạn đổi mới (trước năm 1990), mỗi năm chỉ có vài trăm doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sáng chế (nay là Cục Sở Hữu Trí Tuệ). Trong giai đoạn 1999- 2000, hàng năm có khoảng 4000 doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu và từ năm 2001 đến nay, mỗi năm có khoảng 01 vạn nhãn hiệu xin đăng ký, mức độ tăng trưởng là 20-25%/năm. Năm 2004 đã có hơn 4200 bằng độc quyền sáng chế, 7600 bằng độc quyền KDCN, riêng năm 2005 có 22.000 nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT, 50% trong số đó là các doanh nghiệp Việt Nam, số còn lại của hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Điều này minh chứng cho sự tiến bộ về ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp nước nhà. Đến năm 2006 con số này đã tăng lên 27.500 đơn đăng ký, ngang bằng với một số n- ước trong khu vực như Thái Lan, Philippines [47].

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, tình hình vi phạm về quyền SHTT nói chung và vi phạm quyền SHCN nói riêng ngày càng tăng mạnh. Nhìn nhận dưới góc độ hình sự, có thể thấy tình hình loại tội phạm này ngày càng có xu h- ướng tăng nhanh và Việt Nam vẫn bị đánh giá là quốc gia có tỷ lệ vi phạm quyền SHTT cao trên thế giới. Xin đưa ra một vài con số minh họa, năm 2005 số vụ việc không giảm so với năm 2004, có đến 3.000 vụ bị xử lý hành chính, trong đó hơn 100 vụ bị xử lý hình sự (chủ yếu rơi vào tội làm hàng giả), nhưng trong hàng nghìn vụ đó chỉ có 10 vụ được tòa dân sự thụ lý[44].

Điểm nóng là vi phạm KDCN, NHHH, làm hàng giả đã trở nên phổ biến tới mức trên thị trường có mặt hàng gì bán chạy là lập tức có hàng giả. Trong đó

lượng hàng giả được đưa từ nước ngoài vào ngày càng nhiều. Nếu tính riêng trong lĩnh vực vi phạm đến quyền SHCN về KDCN, NHHH, trên thị trường hiện nay vẫn còn tồn tại vô số những đối tượng vi phạm quyền SHCN mà vẫn ngang nhiên lưu hành. Tất cả các hành vi vi phạm trên đều trực tiếp xâm phạm vào các đối tượng SHCN được pháp luật hình sự bảo vệ. Hệ quả của nó sẽ bị xử lý theo những chế tài hình sự đã định, nhưng hậu quả nặng nề hơn mà nó để lại là việc làm mất lòng tin của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, gây thiệt hại cho doanh nghiệp làm dấy lên làn sóng hàng thật, hàng giả lẫn lộn gây bất ổn cho thị trường.

Nhìn chung, khung pháp lý về bảo hộ, chống xâm phạm quyền SHCN và chống việc sản xuất buôn bán hàng giả ở nước ta là tương đối đầy đủ, cơ bản đảm bảo hành lang pháp lý và đáp ứng được với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS của WTO. Cơ chế xử lý vi phạm cũng linh hoạt vì chúng ta quy định việc xử lý vi phạm có ở nhiều đạo luật khác nhau: Bộ luật Dân sự, Luật Hải quan, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, BLHS. Tuy nhiên dưới góc độ xử lý vi phạm bằng các chế tài hình sự thì mức hình phạt còn quá nhẹ và còn thiếu các quy định cụ thể liên quan đến các vi phạm về SHCN.

Với những quy định về việc xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính ưu điểm của nó là thủ tục nhanh gọn, tránh rườm rà và giảm bớt được nhiều công đoạn. Giải quyết tranh chấp trong dân sự có ưu điểm là các bên đương sự có thể tự thỏa thuận và thương lượng với nhau. Nhưng hạn chế của các biện pháp này là ở chỗ sau khi xử lý và nộp phạt hành chính thì đâu lại vào đấy, việc phạt cứ phạt, vi phạm vẫn cứ tiếp tục vi phạm. Việc bồi thường thiệt hại dân sự thường không đầy đủ và kéo dài thời gian. Chính vì vậy để hạn chế những trường hợp trên cần thiết phải áp dụng các chế tài hình sự để răn đe và giáo dục các chủ thể trong việc tôn trọng quyền SHTT. Có lẽ nên quy định khung hình phạt nghiêm khắc hơn đối với loại tội này để xử lý triệt để các hành vi xâm phạm quyền SHCN.

Pháp luật hình sự về SHTT của một số nước có hình phạt rất nặng đối với loại tội này. Ở Mỹ và Tây Âu khi bản án đã có hiệu lực mà người bị kết án không chấp hành sẽ bị quy vào một tội hình sự và sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù bất kể nội dung bản án sau đó có được giám đốc thẩm hay không. Theo luật của Đức, kể cả khi bản án có hiệu lực đã bị huỷ, người không chấp hành bản án vẫn phải chịu phạt tiền và phạt tù, vì ở đây tội của họ là đã không chấp hành bản án.

Ngoài việc áp dụng hình phạt cao nhất theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các tội xâm phạm quyền SHCN, nên chăng cũng cần bổ sung thêm những chế tài cho hành vi không chấp hành hình phạt hoặc bản án, quyết định có hiệu lực của toà án hoặc quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong BLHS 1999 đã có điều khoản quy định về tội không chấp hành án (Điều 304) nhưng chế tài còn nhẹ (cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm). Thực tế cho thấy không cần thiết phải có nhiều văn bản luật sẽ dễ gây ra sự chồng chéo và phức tạp cho việc triển khai áp dụng, vấn đề là quy định rõ ràng, hợp lý và bảo đảm được thực thi một cách nghiêm chỉnh trên thực tế, tránh tình trạng luật có nhưng khó thực thi hoặc thực thi kém hiệu qủa.

Đối chiếu với biện pháp xử phạt bằng tiền trong pháp luật hình sự hiện nay chúng ta thấy luật quy định mức tiền phạt còn quá thấp, như tại khoản 3 Điều 171 quy định “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng” Liệu đây có phải là một nguyên nhân dẫn đến tội phạm nhờn, coi thường pháp luật, phạt thì nộp còn vi phạm thì cứ vi phạm vì lợi nhuận thu được là rất lớn.?

BLHS 1999 với 344 điều nhưng chỉ có 06 điều luật quy định về quyền SHTT, trong đó gồm 5 tội danh quy định về SHCN như đã nói ở trên và 01 tội danh quy định về quyền tác giả. Sẽ là một thiếu sót nếu pháp luật hình sự Việt nam không có những quy định cụ thể và chi tiết hơn về các tội xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng. Thực tế cho thấy giữa BLHS 1999

và Luật SHTT có một sự chênh lệch tương đối lớn cả về khoảng cách thời gian và điều kiện kinh tế xã hội, do vậy khó tránh khỏi những điểm “vênh” của Luật.

Việc bảo vệ quyền SHCN phải thỏa mãn lợi ích của bốn chủ thể, đó là ng- ười tiêu dùng (để không gây nhầm lẫn), chủ sở hữu nhãn hiệu (bảo vệ uy tín sản phẩm), các nhà sản xuất khác (được cạnh tranh bình đẳng) và nhà nước (bảo đảm một hệ thống pháp luật công bằng và hiệu quả). Việc này sẽ có hai tác dụng: Đó sẽ là một công cụ bảo vệ cho các doanh nghiệp khỏi vấn nạn hàng giả như hiện nay và giảm thiểu những vụ vi phạm quyền SHCN, sau nữa là củng cố niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, làm được điều này đòi hỏi những người cầm cân nảy mực phải trang bị cho mình không chỉ những kiến thức nghiệp vụ mà còn cả kiến thức chuyên môn về SHTT.

Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm quyền SHCN không chỉ dừng lại ở việc xử lý bằng các biện pháp hành chính và dân sự mà nên có thêm các tội danh riêng biệt để việc quy định về cấu thành tội phạm được cụ thể và rõ ràng. Ví dụ “Tội xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá; Tội xâm phạm KDCN; Tội xâm phạm giải pháp hữu ích, sử dụng bất hợp pháp sáng chế”. Đặc biệt nên có quy định cụ thể về việc chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN vì BLHS 1999 quy định chưa đầy đủ và không rõ ràng với vấn đề này. (Điều 171: “Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, NHHH, tên gọi xuất xứ hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác”.

SHTT xét cho cùng cũng là một dạng tài sản, do vậy hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng là xâm phạm quyền tài sản của tổ chức, cá nhân đã được pháp luật bảo vệ. Việc BLHS 1999 quy định các tội xâm phạm quyền SHCN trong Chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” ngay từ đầu đã không hợp lý mà tội danh này nên được quy định trong Chương “Các tội xâm phạm sở hữu” thì hợp lý hơn và đúng hơn với bản chất vấn đề xâm phạm quyền SHCN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023