Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014 - 2

tiên, chỉ áp dụng cho phụ nữ, nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam và nữ. Đồng thời, Công ước nêu rõ những lĩnh vực chính cần tập trung xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Đó là: Giáo dục - đào tạo; quan hệ hôn nhân - gia đình; hoạt động chính trị - xã hội; hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; giao dịch dân sự; tư cách cá nhân trước pháp luật; chăm sóc sức khỏe; quốc tịch (của bản thân và con cái).

Trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay người phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ truyền thống anh hùng bất khuất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm; ở xã hội nào thì cũng không thể thiếu vắng người phụ nữ với tư cách là người mẹ, người vợ thực hiện thiên chức cao quý của mình đối với các thành viên trong gia đình bằng sự tần tảo và đức hi sinh cao quý. Tuy nhiên ở mỗi chế độ xã hội khác nhau thì cách nhìn nhận và đánh giá vai trò cũng như vị trí của người phụ nữ là khác nhau. Sự ghi nhận và đánh giá này được thể hiện rất rõ trong các quy định của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Nói đến phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Thấm nhuần quan điểm đó, Đảng và nhà nước ta luôn dành cho phụ nữ sự quan tâm đặc biệt. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà nước ta đã ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ đó, nguyên tắc nam nữ bình đẳng trở thành nguyên tắc hiến định được thể hiện nhất quán trong tất cả các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở đó, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước đã cụ thể hóa quyền bình đẳng nam nữ nhằm thực hiện triệt để việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Trong số các ngành luật, Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) giữ một vị trí quan trọng. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xâu chuỗi mọi quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam, từ những văn bản luật

đầu tiên của Nhà nước ta cho đến Luật HN&GĐ năm 2014. Nhờ đó, quyền lợi của người phụ nữ được bảo vệ, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định. Luật HN&GĐ năm 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo tố các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng, đó chính là thực hiện nhiệm vụ giải phóng phụ nữ.

Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ cần được nhìn nhận, xem xét một cách cụ thể và rõ ràng hơn thông qua các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như thực tiễn đời sống hôn nhân trong xã hội hiện nay. Do vậy, đề tài "Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014" được lựa chọn để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong thời kỳ hôn nhân và sau khi li hôn đã được đề cập đến rất nhiều trên khía cạnh về mặt đời sống của xã hội. Về mặt quy định của pháp luật, việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quá trình hôn nhân cũng được đề cập thông qua quy định pháp luật trong Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn các luật này. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ chưa được đem ra nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể. Đối với việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ thì đã có một số công trình ở nhiều cấp độ khác nhau đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề này:

Nhóm giáo trình, sách bình luận: Đinh Mai Phương (2006), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội; Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án dân sự và hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008...

Các tài liệu nêu trên hầu hết mới chỉ đưa ra phân tích, bình luận các quy định liên quan đến vấn đề tài sản trong quá trình hôn nhân, nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân, các quy định về li hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung giữa vợ chồng sau khi li hôn… mà chưa đi sâu nghiên cứu có tính hệ thống về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nhóm luận văn, luận án, đề tài khoa học: Bùi Thị Mừng (2004), Bảo vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học; Bài viết: "Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với việc bảo vệ người phụ nữ" của PGS.TS Trần Thị Huệ trên Đặc san của Tạp chí Luật học 2004; Bài viết: "Quyền của phụ nữ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam" của ThS. Nguyễn Thị Lan, Tạp chí Luật học, số 3, năm 2004; TS. Nguyễn Văn Cừ (2004), Chế độ tài sản của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Ngọc Lan (2000), Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Thị Kiều Ngân (2012), Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội…

Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ năm 2014. Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài "Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014 - 2

năm 2014" sẽ góp phần làm rõ nội hàm của vấn đề trên cũng như đóng góp được những kiến nghị cụ thể, có giá trị đối với việc hoàn thiện quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam.

- Tìm hiểu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh những quy định của pháp luật hiện hành về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ.

- Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng thực thi pháp luật như trên, tác giả mạnh dạn nêu lên những kiến nghị góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam là vấn đề tương đối phức tạp vì vấn đề này không chỉ liên quan đến các quy định của pháp luật HN&GĐ mà còn liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, nhà ở… Tuy nhiên, dưới góc độ phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo cứu thêm về thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ thông qua những số liệu thống kê cụ thể. Đề tài không bao gồm những vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong trong mối quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài.

5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ vấn đề lý luận về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ; quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ; nêu và phân tích các hạn chế của pháp luật; nghiên cứu thực tiễn các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Từ đó, tác giả nêu lên những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ.

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về HN&GĐ. Luận văn được thực hiện thông qua các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu;

- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung cần nghiên cứu, đưa ra hướng nghiên cứu một cách có lôgíc để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để nghiên cứu, xem xét pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ; đồng thời nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới về vấn đề trên;

- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu; từ đó, phân tích và tổng hợp số liệu để rút ra các nhận định phù hợp để làm cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật.

7. Điểm mới của luận văn

Tiếp cận một cách khoa học các vấn đề lí luận về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ. Xây dựng khái niệm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ bằng pháp luật.

Đánh giá khách quan các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và thực tiễn thi hành các quy định này.

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cac quy định của pháp luật và tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Chương 2: Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014


1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN PHỤ NỮ

Quyền con người là quyền thiêng liêng của mỗi cá nhân. Đó là các quyền tất yếu mà con người phải được hưởng và các quốc gia đều phải tôn trọng. Trong quyền con người, quyền phụ nữ là một trong những nội dung cơ bản. Bởi vậy, để đưa ra được khái niệm quyền phụ nữ, trước hết cần tiếp cận và làm sáng tỏ khái niệm quyền con người.

1.1.1. Khái niệm quyền con người

Quyền con người là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia chưa có một định nghĩa chính thức về quyền con người mà chỉ dừng lại ở việc liệt kê các quyền con người. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu về nhân quyền và luật học đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra định nghĩa về quyền con người. Theo một tài liệu thống kê của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố, tuy nhiên chưa một định nghĩa nào bao hàm được tất cả thuộc tính của quyền con người.

Được biết đến nhiều nhất là khái niệm quyền con người của Văn phòng cao ủy Liêp hợp quốc. Theo khái niệm này:

Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người [17, tr. 42].

Ngoài ra, có một khái niệm khác hay được các nhà nghiên cứu đề cập đến: "…quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả thành

viên của cộng đồng nhân loại không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội..., đều có ngay từ khi sinh ra" [17, tr. 42]. Định nghĩa này phù hợp với cách hiểu thông thường về quyền con người.

Ở Việt Nam, một số chuyên gia và cơ quan nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều cách hiểu về quyền con người: Trung tâm nghiên cứu quyền con người của Viện Nghiên cứu khoa học xã hội đã tiếp cận khái niệm quyền con người dưới góc độ pháp lý: Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với những cá nhân con người khác; Trong Từ điển Luật học, quyền con người là "Quyền của thành viên trong xã hội loài người, quyền của tất cả mọi người, đó là nhân phẩm, nhu cầu lợi ích và năng lực của con người thể chế hóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia" [54, tr. 648]; v.v… Các định nghĩa trên không hoàn toàn giống nhau nhưng xét chung lại, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Quyền con người luôn có mối liên hệ gần gũi với pháp luật bởi hầu hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người không thể được đảm bảo đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền trở thành những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất với tất cả mọi chủ thể trong xã hội chứ không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức.

Như vậy, nhìn ở góc độ nào, quyền con người cũng được xác định là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Đó là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong xã hội và mọi giai đoạn lịch sử. Quyền con người được biết đến với những đặc tính cơ bản sau:

- Tính phổ quát: Thể hiện ở chỗ, quyền con người là quyền bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí