Bảo Vệ Quyền Được Cấp Dưỡng Của Người Vợ Khi Li Hôn

2.2.7. Bảo vệ quyền được cấp dưỡng của người vợ khi li hôn

Vấn đề cấp dưỡng là một trong những vấn đề chung của đời sống gia đình, thể hiện mối quan tâm giữa các thành viên trong gia đình. Theo quy định khi những thành viên trong gia đình rơi vào hoàn cảnh nhất định thì phải được nhận cấp dưỡng từ các thành viên khác. Theo quy định hiện hành:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự mình nuôi mình hoặc người khó khăn túng thiếu [42, Khoản 24 Điều 2].

Như vậy, quan hệ cấp dưỡng được đặt ra trên nền tảng quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng phù hợp. Trên cơ sở đó, quan hệ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh, chị em với nhau; giữa ông, bà nội, ông bà ngoại với cháu; giữa cô, di, chú, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau sau khi ly hôn. Theo đó, điều kiện cấp dưỡng được đặt ra là khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. Với quy định của pháp luật như trên, quyền lợi của người vợ vẫn được đảm bảo nếu khi người vợ quá khó khăn, túng thiếu vẫn có quyền yêu cầu cấp dưỡng từ phía người chồng. Trong thực tiễn đời sống, phần đông phụ nữ khi ly hôn gặp khó khăn về kinh tế. Trong những trường hợp nhất định, người phụ nữ này có thể bị đau yếu, không có khả năng lao động, hoàn cảnh kinh tế khó khăn… Do vậy, họ cần nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ nhất định từ phía người chồng. Hoặc trong những trường hợp khác, người vợ hi sinh công việc ngoài xã hội chỉ chăm lo công việc gia đình, sống phụ thuộc vào người chồng và nếu khi xảy ra ly hôn thì người vợ sẽ ít có điều kiện về kinh tế, có thể gặp túng thiếu nhất định. Pháp luật đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ chồng cũng nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho

người phụ nữ trong những trường hợp đã nêu. Pháp luật cũng thực hiện việc bảo vệ quyền được cấp dưỡng của người vợ khi vợ chồng thực hiện việc ly hôn.

Phương thức cấp dưỡng theo quy định việc cấp dưỡng có thể được thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Như vậy, việc cấp dưỡng được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau để các bên có thể lựa chọn cho phù hợp. Mỗi phương thức cấp dưỡng đều phải dựa trên căn cứ thực tế để lựa chọn phương thức nào để áp dụng. Thông thường khi ly hôn xảy ra, tình cảm của các bên không còn, người vợ khó khăn yêu cầu cấp dưỡng thì các bên thường lựa chọn phương thức cấp dưỡng một lần. Phương thức này nhanh chóng đề giải quyết mối quan hệ giữa các bên. Các bên thực hiện một lần và không còn sự liên quan nào nữa về vấn đề tiền bạn hay cấp dưỡng. Trong trường hợp người vợ túng thiếu, khó khăn, phải đi chữa bệnh lâu dài thì phương thức cấp dưỡng một lần sẽ khó đảm bảo quyền lợi cho người vợ. Vì vậy, Tòa án có thể áp dụng trường hợp cấp dưỡng theo định kỳ để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người phụ nữ. Người vợ sẽ được hưởng khoản cấp dưỡng định kỳ để đảm bảo tốt hơn cuộc sống của mình.

Trong trường hợp có lý do chính đáng, pháp luật cũng cho phép thay đổi mức cấp dưỡng để đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người phụ nữ. Trong trường hợp người vợ lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế thì có thể yêu cầu việc thay đổi phương thức cấp dưỡng để đảm bảo cho cuộc sống đời thường của mình. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc thực hiện cấp dưỡng khi người chồng trốn tránh nghĩa vụ thì người vợ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Để đảm bảo quyền yêu cầu thực hiện cấp dưỡng, pháp luật còn quy định những người có quyền yêu cầu thực hiện việc cấp dưỡng: người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Hội liên hiện phụ nữ. Có thể thấy, trong những trường hợp nhất định, người vợ không thực hiện được quyền yêu cầu được cấp dưỡng của mình thì đã có cơ quan, tổ chức khác có thể thực hiện quyền yêu cầu này. Với quy đình này thì quyền được yêu cầu cấp dưỡng của người vợ cũng đã có cơ chế tốt hơn để bảo vệ.

Chương 3

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ

QUYỀN LỢI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


3.1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH

Bảo vệ quyền phụ nữ nói chung, quyền của phụ nữ trong quan hệ

HN&GĐ nói riêng là một trong những mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, vấn đền bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ ngày càng được quan tâm, được quy định cụ thể trong pháp luật và hiện thực hóa trong đời sống. Thực tiễn bảo vệ quyền của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ hiện nay phản ánh thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong hệ HN&GĐ và được thể hiện ở những nội dung sau đây.

3.1.1. Đánh giá chung

Sau gần một năm thi hành, Luật HN&GĐ năm 2014 đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây về vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ:

Một là, góp phần quan trọng vào việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của Hiến pháp, các luật có liên quan về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, chống phân biệt đối xử và loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong HN&GĐ; đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Hai là, trên cơ sở các quy định về nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ; kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; ly hôn; quan hệ cha, mẹ, con,

các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; giám hộ; quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội đối với gia đình, Luật HN&GĐ năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ và hợp lý về giới, bình đẳng giới, đặc biệt là quyền của phụ nữ, trẻ em trong lĩnh vực HN&GĐ;

Ba là, thông qua việc ghi nhận những chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, Luật HN&GĐ năm 2014 đã góp phần tăng cường và phát huy ý thức trách nhiệm của họ trong việc tôn trọng, thực hiện các quyền của phụ nữ; quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; kế thừa, phát huy các truyền thống đạo đức, văn hóa tốt đẹp của gia đình và dân tộc.

Bốn là, nhiều quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 đã tương thích với cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người nói chung, quyền của người phụ nữ nói riêng, đặc biệt trong việc chống phân biệt đối xử với phụ nữ và quyền trẻ em.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vấn đề bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ năm 2014 còn có những bất cập hạn chế, trong đó:

Thứ nhất, một số quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ còn mang tính hình thức, không thực chất và không khả thi, như:

Trong thực tiễn HN&GĐ, vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà trong nhiều gia đình, người vợ trở thành yếu thế, họ không có quyền tham gia quyết định hoặc bị thụ động trong việc tham gia các quan hệ gia đình, nhất là quan hệ tài sản. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trở nên có tính hình thức đối với các trường hợp này.

Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam tháng 6 năm 2015 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho thấy, quyền quyết định công việc gia đình

giữa vợ và chồng tùy thuộc vào loại công việc. Tính đa dạng của việc quyết định trong gia đình phản ánh tính đa dạng của người chủ gia đình. Người vợ thường quyết định những công việc nhỏ hàng ngày liên quan đến tài sản có giá trị nhỏ. Người chồng thường quyết định những công việc lớn có liên quan đến những tài sản có giá trị lớn; ở khu vực thành thị, vai trò quyết định trong gia đình của người phụ nữ có nhiều tiến bộ hơn so với khu vực nông thôn, miền núi;

Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng phải đứng tên hai vợ chồng" [42]. Quy định này về hình thức đã bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ về quyền sở hữu. Tuy nhiên, do chưa thực sự phù hợp với thực tiễn đăng ký sở hữu ở Việt Nam nên nó có tính khả thi không cao, nhiều trường hợp giấy tờ sở hữu về nhà, quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng vẫn ghi tên một người (thường là nam giới trong gia đình), những tài sản gần như không thực hiện được, dẫn tới còn nhiều khó khăn trong việc công nhận và bảo vệ quyền của người phụ nữ khi không được đứng tên trong giấy tờ chứng nhận sở hữu, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng.

Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thì tỷ lệ người đàn ông/ người chồng đứng tên các giấy tờ sở hữu tài sản lớn của gia đình cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ phụ nữ/người vợ. Điều này bắt nguồn từ bản chất của chế độ hôn nhân phụ hệ trong xã hội Việt Nam truyền thống (ngoại trừ một số dân tộc theo chế độ mẫu hệ). Việc nắm giữ tài sản lớn trong gia đình giải thích phần nào lý do người chồng có tiếng nói và quyền quyết định cao hơn người vợ trong những công việc quan trọng của gia đình.

Bảng 3.1: Người đứng tên giấy tờ sở hữu/ quyền sử dụng một số tài sản phân theo thành thị - nông thôn

Đơn vị tính: %



Tài sản

Thành thị

Nông thôn

Vợ

Chồng

Vợ và chồng

Vợ

Chồng

Vợ và chồng

Nhà/ đất ở

20,9

61,1

18,0

7,3

88,6

4,2

Đất canh tác/đất đồi rừng

15,2

76,9

7,9

8,0

87,2

4,8

Cơ sở sản xuất kinh doanh

53,0

40,0

6,9

31,4

62,4

6,2

Ô tô

25,0

75,0

0,0

18,2

77,7

4,0

Xe máy

12,1

67,9

20,0

8,0

87,8

4,2

Ghe/thuyền máy

2,2

79,2

18,7

2,8

92,5

4,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014 - 12

Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2014.

Thứ hai, một số quan hệ liên quan đến HN&GĐ có nhạy cảm về giới chưa được Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể, như:

Việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn chưa được Luật HN&GĐ năm 2014 quy định cụ thể nên vấn đề giới gần như chưa được xem xét đến trong các quan hệ này, đặc biệt là đối với người phụ nữ và con.

Theo kết quả điều tra gia đình tháng 6/2015 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch có tới 20% người dân vẫn chưa quan tâm đến vấn đề đăng ký kết hôn, chủ yếu là những người vùng dân tộc ít người, nông thôn, nghèo, học vấn thấp, lứa tuổi trên 50. Trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ chưa đăng ký kết hôn chiếm khoảng 40%, vùng Tây Bắc 30%, trong đó có tới 46,4% trong nhóm 18-60 tuổi đang có vợ chồng chưa đăng ký kết hôn nêu lý do "không biết phải đăng ký kết hôn"; 13,6% đăng ký sau ngày cưới. Điều đó cho thấy việc chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn đã và đang tồn tại tương đối phổ biến trong xã hội.

87.4

59.7

53.9

48.4

33.3

27

22.2

20.6

19.7

9.8

100

80

60

40

20

0

Thái Khơ me Êđê Mông Nùng Mường Kinh Hoa Tày Dao


Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ chưa ĐKKH theo dân tộc của các cặp vợ chồng từ 18-60 tuổi (%)

Nguồn: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 2015.

Thứ ba, một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 còn chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa có sự đồng bộ thống nhất với các văn bản luật có liên quan: Ví dụ: Quy định về độ tuổi kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, tài sản và quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, thẩm quyền yêu cầu về HN&GĐ (hủy kết hôn trái pháp luật, hạn chế quyền của cha, mẹ…) là chưa đồng bộ với các quy định của BLDS và các văn bản luật có liên quan.

3.1.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong một số vấn đề cụ thể

Về tuổi kết hôn

Quy định về tuổi kết hôn hiện hành về cơ bản đã đóng góp tích cực trong việc góp phần trong xây dựng chế độ hôn nhân lành mạnh, hạnh phúc và bền vững; bảo đảm cho cá nhân có được sự phát triển cần thiết về thể chất, trí tuệ, kinh nghiệm xã hội, từ đó tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ trong HN-GĐ. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, quy định về tuổi kết hôn đã phát sinh một số bất cập, hạn chế sau:

- Về năng lực chủ thể, quy định về tuổi kết hôn chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định về người đã thành niên trong BLDS. Theo Điều 19 BLDS 2005, người đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được tham gia tất cả các quan hệ dân sự. Trong khi đó, Luật HN&GĐ năm 2014 lại quy định nam từ 20 tuổi trở lên mới có quyền kết hôn đã hạn chế nhiều quyền dân sự đối với họ. Nhiều trường hợp nam công dân kết hôn ở độ tuổi 18 - 20 bị coi là trái luật, trong khi về mặt pháp lý họ là người đã thành niên. Đối với nữ, việc kết hôn của nữ bước sang tuổi 18 được coi là hợp pháp, nhưng pháp luật chưa có quy định cụ thể về quyền của họ trong tham gia các giao dịch, trong khi theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (về bất động sản, tín dụng...) đòi hỏi chủ thể của giao dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Về năng lực tham gia tố tụng, khoản 3 Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự quy định một cá nhân chỉ có thể tự mình tham gia quan hệ tố tụng khi đã đủ 18 tuổi trở lên. Trong khi đó, Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định, nữ bước sang tuổi 18 mà kết hôn được coi là hợp pháp và họ được quyền tự do ly hôn. Tuy nhiên, quyền tự do ly hôn của họ không thể thực hiện được nếu sau khi kết hôn và đến thời điểm có yêu cầu ly hôn họ chưa đủ 18 tuổi;

- Về sự phù hợp với pháp luật chuyên ngành: Trong khi Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định độ tuổi kết hôn của nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên thì trong thực tiễn, khi thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản liên quan, đặc biệt là Nghị định số 110/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, việc xác định hành vi vi phạm bạo lực gia đình, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vợ là khó khăn vì nếu vi phạm ngay sau khi kết hôn thì người vi phạm chưa đủ 18 tuổi (chưa thành niên). Quy định về tuổi kết hôn cũng chưa đồng bộ với các điều ước quốc tế về giới và bình đẳng giới, ví dụ công ước CEDAW về tuổi trẻ em và bình đẳng nam, nữ trong kết hôn;

Ngoài ra, thực tiễn thi hành quy định về tuổi kết hôn còn rất nhiều bất cập giữa quy định của pháp luật và tập quán về tuổi kết hôn. Ở một số địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023