Bảo Vệ Quyền Có Chỗ Ở Của Người Vợ Sau Khi Ly Hôn

quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ khi ly hôn. Tuy nhiên, việc xem xét lỗi này chỉ có tính chất định tính và rất khó định lượng được bởi vì quan hệ hôn nhân là quan hệ nhân thân gắn liền với mỗi người vợ, chồng. Việc vi phạm ít hay nhiều, tìm ra được vi phạm nhiều hay ít tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình tiết vụ việc, trình độ nhận thức của người xét xử, sự thành ý hay không thành ý của người vợ, người chồng trong giải quyết việc ly hôn. Do vậy, để cụ thể hơn pháp luật cần quy định cụ thể hơn trong vấn đề này để khi xét xử thì có đầy đủ căn cứ hơn. Đặt quy định này trong bối cảnh của nạn bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay thì thấy rằng đây cũng là quy định góp phần bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ khi ly hôn. Thực tế, sau một thời gian chung sống vợ chồng cùng nhau tạo lập được khối tài sản chung khá lớn nhưng nhiều trường hợp nạn bạo lực gia đình xảy ra, người vợ thường xuyên bị đánh đập, hành hạ. Do không thể chung sống được với nhau nữa thì phải tiến hành việc ly hôn. Khi phân chia tài sản chung có tính yếu tố lỗi của mỗi bên trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng thì cũng góp phần đảm bảo tốt hơn cho quyền sở hữu tài sản của người vợ trong trường hợp nêu trên. Quy định như trên cũng rất khó khăn trong vấn đề lượng hóa phần lỗi để phân định tài sản chung. Thiết nghĩ pháp luật quy định như trên về cơ bản để đảm bảo quyền lợi cho một trong các bên khi bên kia vi phạm lỗi trong phạm vi quyền và nghĩa vụ vợ chồng. Nhưng việc định lượng và đảm bảo quyền sở hữu tài sản của người vợ, người chồng thực tiễn đến đâu và như thế nào thì cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm và nhận định của đội ngũ thẩm phán tham gia xét xử.

Thứ hai, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ trong trường hợp quan hệ giao dịch với người thứ ba.

Trong quan hệ với người thứ ba, pháp luật cũng có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ khi ly hôn. Theo quy định chung, quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực

sau khi ly hôn nếu vợ, chồng và người thứ ba không có thỏa thuận khác. Với quy định như trên đã góp phần đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba khi giao dịch với vợ chồng có yêu cầu ly hôn. Nhưng pháp luật cũng rõ ràng hơn về quyền lợi chung của vợ chồng với người thứ ba được đảm bảo, cũng như nghĩa vụ của người chồng với người thứ ba không thể mất đi sau khi ly hôn. Để đảm bảo quyền lợi cho người vợ, pháp luật quy định về trách nhiệm liên đới các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Theo đó, khi giao dịch với người thứ ba nếu người vợ không thể thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người chồng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ này. Điều này cũng đảm bảo quyền lợi cho người vợ sở hữu tài sản của người vợ trong một khía cạnh nhất định. Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo quyền sở hữu tài sản, pháp luật quy định về nghĩa vợ chung của vợ chồng đó là: nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ, chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật chồng cũng phải chịu trách nhiệm; Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của BLDS thì cha mẹ phải bồi thường; Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Quy định về nghĩa vụ chung như trên khi người vợ không thể thực hiện được nghĩa trong giao dịch chung với người thứ ba trước hoặc sau ky hôn thì người chồng phải thực thi nghĩa vụ đó. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định, nếu người chồng xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba mà không vì nhu cầu của gia đình thì người chồng phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Đây là quy định mới bổ sung nhưng đáp ứng khá tốt trong thực tế vận dụng. Thực tế có rất nhiều trường hợp người chồng thực hiện những khoản vay vì việc riêng của mình nhưng khi người thứ ba thường yêu cầu lấy tài sản chung của vợ chồng để thực hiện việc thanh toán nợ. Quy định như trên nhằm

bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ, tránh cho người vợ phải thực hiện nghĩa vụ mà do người chồng thực hiện mà không vì nhu cầu của gia đình. Để đảm bảo quyền sở hữu tài sản của người vợ hơn nữa, pháp luật quy định nếu người chồng có nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của mình thì phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng.

Thứ ba, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ trong trường hợp sống chung với gia đình.

Trong trường hợp người vợ sống chung với gia đình mà xảy ra việc ly hôn thì pháp luật cũng cần bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ trong trường hợp này. Trường hợp thứ nhất đặt ra, tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không thể xác định được thì pháp luật vẫn đảm bảo cho vợ, chồng được hưởng một phần trong khối tài sản chung của gia đình. Việc cho người vợ được hưởng bao nhiêu phần trong khối tài sản chung đó dựa trên căn cứ việc đóng góp công sức tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung đó. Pháp luật cũng đảm bảo quyền tài sản của người vợ trong trường hợp này dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì mới phải nhờ đến Tòa án. Trường hợp thứ hai, vợ chồng chung sống với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình xác định được theo phần thì khi ly hôn phần tài sản của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia tài sản chung đã phân tích ở trên.

Như vậy, trước đây pháp luật HN&GĐ không quy định trường hợp này nhưng trên thực tế khi ly hôn lại xảy ra rất nhiều trường hợp trên. Do vậy, khi có quy định làm rõ về quyền sở hữu tài sản của người vợ trong trường hợp sống chung với gia đình là căn cứ rất tốt để đảm bảo cho quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn.

Thứ tư, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ trong trường hợp phân chia quyền sử dụng đất.

Việc ghi nhận quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi ly hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

riêng, tặng cho riêng cũng là quy định nhằm đảm bảo quyền sở hữu tài sản của người vợ. Thực tế, nhiều trường hợp trong gia đình do quá trình làm ăn, người chồng có kinh tế và thực hiện giao dịch mua bán quyền sử dụng đất. Khi đứng ra làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể chỉ ghi nhận tên người chủ sở hữu là tên người chồng. Trong khi đó, người vợ phải chăm sóc gia đình và không biết đến chuyện làm ăn của người chồng. Khi xảy ra ly hôn, người chồng coi tài sản tạo lập đó là của riêng mình và người vợ trong nhiều trường hợp vẫn chấp nhận điều đó. Như vậy, quyền sở hữu tài sản của người vợ không được đảm bảo. Tuy nhiên, với quy định cụ thể này thì pháp luật chỉ ra rằng trong trường hợp này người vợ vẫn có đầy đủ quyền sở hữu đối với khối tài sản do người chồng tạo lập. Pháp luật còn tạo ra cơ chế bảo vệ hơn cho quyền lợi tài sản của người vợ với việc quy định rằng nếu người chồng không chứng minh được tài sản trên là tài sản riêng thì theo quy định đó là tài sản chung vợ, chồng. Thêm nữa, việc quy định quyền sử dụng đất của vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung vợ, chồng cũng góp phần đảm bảo quyền lợi của người vợ khi có sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người thứ ba. Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ do một bên là người chồng thực hiện. Những trường hợp như vậy đã xảy ra và người vợ cũng không được biết về việc xác lập giao dịch trên, không bảo vệ được quyền sở hữu tài sản của mình. Và nếu có bảo vệ được thì phải trải qua những vòng tố tụng kiện đòi tài sản rất phức tạp, tốn thời gian và công sức. Thêm nữa, hậu quả để lại là làm cho các dân sự trong những trường hợp này rất phức tạp, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thứ ba. Ngoài ra, pháp luật bảo vệ quyền lợi của người vợ thông qua quy định nếu không có được sự thỏa thuận bằng văn bản của cả vợ và chồng về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến hậu quả là giao dịch có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu theo quy định của BLDS.

Thứ năm, bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào sản xuất kinh doanh.

Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2014 - 11

Luật HN&GĐ năm 2014 đã có quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh nhằm phân định rõ quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. Theo quy định của pháp luật, nếu người vợ, người chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Với quy định như trên, quyền lợi của các bên vợ, chồng đều được đảm bảo. Quy định này không chỉ bảo vệ quyền sở hữu về tài sản của người vợ mà còn giúp các bên ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, công việc, đời sống, thu nhập từ việc khai thác tài sản chung không bị ảnh hưởng bởi sự kiện ly hôn của vợ hoặc chồng. Nhìn dưới góc độ tài sản là những tài sản hữu hình của vợ chồng đưa vào kinh doanh có thể được thực hiện được việc một bên có quyền nhận tài sản và thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng. Tuy nhiên, nếu tài sản đó mang tính chất vô hình thì rất khó có thể thực hiện việc chia tài sản chung trong trường hợp này, ví dụ: tài sản chung của vợ chồng là nhãn hiệu hàng hóa mà hai vợ chồng cùng gây dựng nên trong quá trình kinh doanh… Những trường hợp trên đặt ra câu hỏi rất khó cho việc xác định được phần tài sản phải thanh toán cho phía bên kia để người vợ hoặc người chồng được quyền giữ lại tài sản chung để tiếp tục thực hiện việc kinh doanh.

Tuy nhiên, với quy định như trên pháp luật HN&GĐ đã hướng đến việc bảo vệ rất tốt quyền lợi của người vợ sau khi ly hôn trong việc phân chia tài sản chung mà vợ, chồng đưa vào kinh doanh.

2.2.6. Bảo vệ quyền có chỗ ở của người vợ sau khi ly hôn

Sau khi kết hôn, vợ chồng phải tạo lập cuộc sống chung cùng với nhau. Thông thường, vợ chồng sẽ cùng nhau chung sống và tạo lập một chỗ ở nhất định. Vợ chồng có thể sống cùng nhà với gia đình hai bên hoặc có thể tạo

lập nhà riêng để sinh sống hoặc có thể chung sống tại một nơi nhất định nào đó. Tuy nhiên, khi vợ chồng ly hôn thông thường sẽ dẫn đến việc phân chia tài sản của cả hai bên vợ và bên chồng. Trong việc phân định tài sản đó có thể bao gồm cả việc phân định về chỗ ở của vợ chồng. Do vậy, cũng cần xem xét việc bảo vệ quyền lợi của người vợ thông qua việc bảo vệ quyền lợi của người vợ về chỗ ở sau khi ly hôn.

Trường hợp thứ nhất, phân chia nhà ở khi nhà ở là tài sản chung của vợ chồng.

Khi nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì khi phân chua tài sản dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo nguyên tắc này, khi phân chia tài sản chung là nhà ở thì tuân theo quy định: "Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" [42, Khoản 5 Điều 59]. Như vậy, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở thì pháp luật cũng có quy định về việc bảo vệ quyền lợi của người vợ. Tuy nhiên Luật HN&GĐ năm 2014 mới chỉ quy định điều này về mặt nguyên tắc, còn quy định bảo vệ cụ thể về quyền lợi của người vợ như thế nào thì chưa được ghi nhận một cách cụ thể. Luật HN&GĐ năm 2014 cũng chưa ghi nhận cụ thể việc ưu tiên cho việc người vợ được nhận tài sản là ngôi nhà khi phân chia tài sản. Xét dưới góc độ đời sống, ngôi nhà được coi là rất quan trọng trong văn hóa người Việt Nam. Ngôi nhà có thể là nơi gắn bó kỷ niệm của gia đình, có thể là một môi trường sống quen thuộc, gắn bó với những tình cảm gia đình. Trong nhiều trường hợp, khi phân chia tài sản cần ưu tiên phân cho vợ quyền được nhận toàn bộ hay một phần ngôi nhà để đảm bảo quyền có chỗ ở của người vợ. Thực tế này xuất phát từ việc có thể người vợ cần có nơi để chăm sóc con nhỏ, cần được sống trong môi trường ổn định, thân quen với môi trường sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đây là vấn đề mang tính thực tiễn cao và phải phụ thuộc khá nhiều vào thực tế vụ việc và nhận định mang tính chủ quan của của thẩm phán khi xét xử phân chia tài sản vợ

chồng. Tuy nhiên, việc ghi nhận có sự ưu tiên trong việc đảm bảo có chỗ ở cho người vợ cũng góp phần bảo vệ chung cho quyền lợi của người vợ. Nếu ghi nhận như quy định trên thì sẽ thiết thực hơn trong việc đảm bảo quyền có chỗ ở của người vợ sau khi ly hôn.

Trường hợp thứ hai, phân chia nhà ở là tài sản riêng của người chồng.

Nếu nhà ở là tài sản riêng của người chồng thì khi ly hôn cũng cần đặt ra việc bảo vệ quyền có nơi ở của người vợ. Pháp luật cũng đã có những quy định để giải quyết trường hợp này. Đối với trường hợp này thì pháp luật cũng quy định người vợ có được "quyền lưu cư". Bởi khi pháp luật quy định về "quyền lưu cư" của người vợ tức là pháp luật cho phép người vợ được thực hiện quyền đó và người chồng trong trường hợp này phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền lưu cư của người vợ. Theo quy định tại Điều 63 về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn:

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp người vợ hoặc người chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác [42].

Với việc quy định về quyền lưu cư thì pháp luật cũng góp phần đảm bảo hơn quyền có nơi ở cho người vợ bởi nhiều trường hợp, ngay sau khi ly hôn người vợ hụt hẫng, khó có thể ổn định ngay được cuộc sống của mình. Trước đây, Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có quy định về quyền lưu cư. Thực tế, nhiều cặp vợ chồng ngay sau khi ly hôn, người vợ thường bị "đuổi ra khỏi nhà ngay" dẫn đến với người vợ gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống và trong sinh hoạt hàng ngày. Với quy định về quyền lưu cư thì pháp luật HN&GĐ đã tạo ra quyền vơ bản cho người vợ không phải là chủ sở hữu nhà đối với nhà ở của người chồng. Quy định này cũng phù hợp với thực tiễn đời sống hiện đại và góp phần làm ổn định đời sống của người vợ sau khi ly hôn.

Trường hợp thứ ba, phân chia nhà ở khi nhà ở của vợ chồng là tài sản của người khác.

Trong trường hợp nhà ở của vợ chồng là tài sản của người khác thì pháp luật HN&GĐ năm 2014 chưa có văn bản hướng dẫn đề cập trực tiếp đến vấn đề này. Về nguyên tắc, khi ly hôn và phân chia tài sản thì vợ chồng đều có nghĩa vụ tài sản đối với chủ sở hữu ngôi nhà. Khi giải quyết vấn đề liên quan đến tài sản thì vẫn áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn có những trường hợp đặt ra cần phải có quy định cụ thể, thông qua đó quyền lợi của người vợ mới được đảm bảo. Trong trường hợp hai vợ chồng không có nhà ở, phải thuê nhà của người thứ ba để ở thì vấn đề giải quyết chỗ ở của vợ, chồng sau khi ly hôn thường dựa trên thỏa thuận giữa các bên và có tính đến yếu tố đảm bảo quyền lợi cho vợ và con. Tuy nhiên, pháp luật HN&GĐ không quy định cụ thể được vấn đề này vì còn liên quan đến nhiều thỏa thuận của vợ, chồng và thỏa thuận dân sự giữa các bên.

Trường hợp thứ tư, hợp đồng thuê nhà lại chỉ cho một bên vợ hoặc chồng thực hiện.

Việc bảo vệ quyền có chỗ ở của người vợ trong trường hợp người vợ là người trực tiếp thuê nhà thì có thể thỏa thuận để đảm bảo quyền có nơi ở cho người vợ. Trong trường hợp người chồng là người trực tiếp thuê nhà để ở, sau khi ly hôn người chồng có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà làm cho người vợ không được đảm bảo quyền có chỗ ở. Trong trường hợp này pháp luật HN&GĐ chưa dự liệu được mà chủ yếu điều chỉnh thông qua pháp luật dân sự. Tuy nhiên, pháp luật HN&GĐ cần thiết phải điều chỉnh những trường hợp này trên thực tế của xã hội hiện đại sẽ có những gia đình thực hiện hợp đồng thuê nhà dài hạn để sinh sống. Để đảm bảo quyền lợi của người vợ về quyền có nơi ở thì pháp luật HN&GĐ cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023