Tiếp đó, ngày 19/6/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về chuyển DNNN thành CTCP (thay thế Nghị định số 44/1998/NĐ-CP) với nhiều thay đổi. Tại Điều 7 Nghị định quy định: “Doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động có tại thời điểm cổ phần hoá và giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định hiện hành”. Đây là một quy định có “tính mở” cho người sử dụng lao động trong việc bố trí, sử dụng lao động. Nghị định dành nhiều quy định ưu đãi cho NLĐ:
- Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp cổ phần hoá tại thời điểm quyết định cổ phần hoá được Nhà nước bán tối đa 10 cổ phần cho mỗi năm đã làm việc thực tế tại khu vực nhà nước với giá giảm 30% so với mệnh giá ban đầu. Trị giá một cổ phần là 100.000 đồng…
Người lao động sở hữu số cổ phần được mua theo giá ưu đãi có quyền để thừa kế và các quyền khác của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty cổ phần. Cổ phiếu của loại cổ phần này là cổ phiếu ghi tên và chỉ được chuyển nhượng sau 3 năm kể từ khi mua. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Hội đồng quản trị Công ty chấp thuận. Công ty cổ phần ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm bán.
- Người lao động nghèo trong doanh nghiệp cổ phần hoá được mua chịu cổ phần theo giá ưu đãi, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không phải chịu lãi suất. Số cổ phần mua trả dần dành cho người lao động nghèo không quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán theo giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp. Cổ phiếu của loại cổ phần này là cổ phiếu ghi
tên. Người sở hữu cổ phần này chỉ được chuyển nhượng sau 3 năm kể từ khi mua và đã trả hết nợ cho Nhà nước.
- Sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động ở doanh nghiệp nhà nước chuyển sang bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc, thì được giải quyết như sau:
+ Trong 12 tháng kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu người lao động bị mất việc do cơ cấu lại thuộc đối tượng hưởng chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ thì được Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ.
Các đối tượng lao động mất việc, thôi việc còn lại thì được hưởng trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật lao động hiện hành và được Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hỗ trợ.
+ Trường hợp người lao động bị mất việc, thôi việc trong 4 năm tiếp theo thì Công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của Bộ Luật Lao động, số còn lại được Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thanh toán. Hết thời hạn trên, Công ty cổ phần chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ trợ cấp cho người lao động [22].
Đối với số lao động dôi dư tại thời điểm CPH cần được đào tạo, đào tạo lại để bố trí việc làm mới trong CTCP thì Nhà nước hỗ trợ một phần kinh
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước Đối Với Vấn Đề Quyền Lợi Người Lao Động:
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Về Cổ Phần Hoá, Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
- Lịch Sử Phát Triển Pháp Luật Về Quyền Lợi Của Người Lao Động Khi Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước
- % Vốn Nhà Nước ; Cơ Quan Hà Nh Chính Nhà Nướ C , Đơn Vị Sự Nghiệp
- Quyền Lợi Người Lao Động Và Nội Dung Bảo Vệ Quyền Lợi Người Lao Động Sau Cổ Phần Hóa Theo Pháp Luật Hiện Hành
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Trong Và Sau Quá Trình Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
phí cho CTCP để tổ chức đào tạo, đào tạo lại từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều đặc biệt quan trọng của pháp luật về CPH giai đoạn này là vấn đề lao động dôi dư đã được tách bạch, quy định riêng trong Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN và Nghị định số 55/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP. Theo đó, bên cạnh việc được hưởng các quyền lợi chung theo quy định của Bộ luật Lao động, NLĐ còn được hưởng một số quyền lợi khác. N ghị địn h chia ra 2 lo ạ i đố i tượ ng vớ i nhữ ng mứ c ư u đã i k há c nha u:
* Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
1. Đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên:
a) Được nghỉ hưu, nhưng không trừ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.
b) Được hưởng thêm hai khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp 03 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm (12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi;
- Trợ cấp 05 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng.
2. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 01 năm, thì được Nhà
nước đóng một lần số tiền bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng.
3. Các đối tượng còn lại thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ như sau:
a) Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng;
b) Được hỗ trợ thêm hai khoản sau:
- Trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước;
- Trợ cấp một lần với mức 5 triệu đồng.
c) Được hưởng 06 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng để đi tìm việc làm.
Trường hợp người lao động có nguyện vọng học nghề thì ngoài khoản tiền được hưởng đi tìm việc làm nói trên còn được đào tạo tối đa 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quy định. Nhà nước cấp kinh phí cho các cơ sở dạy nghề này để đào tạo lao động dôi dư.
d) Người lao động còn thiếu tối đa 05 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định tại các điểm a và b khoản này còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng
bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành.
. Người lao động đã nhận trợ cấp theo quy định trên nếu được tái tuyển dụng làm việc ở doanh nghiệp đã cho thôi việc, hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp.
* NLĐ dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 đến 03 năm thì chấm dứt HĐLĐ và được hưởng các chế độ sau:
1. Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 01 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng.
2. Trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng.
3. Người lao động còn thiếu tối đa 05 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành [23].
* Ngoài các chính sách áp dụng đối với 2 loại đối tượng nêu trên, NLĐ dôi dư còn được tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để tự tạo việc làm và được giới thiệu tìm việc làm mới.
Đến năm 2004, rút kinh nghiệm sau một thời gian tiến hành CPH, Chính phủ ban hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 thay thế Nghị định 64/2002/NĐ-CP. Nghị định 187/2004/NĐ-CP quy định: “Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá giảm 40 % so với giá đấu bình quân bán cho nhà đầu tư khác”[24]. Như vậy, số lượng cổ phần ưu đãi tối đa bán cho người lao động tăng lên so với trước: từ 10 cổ phần tăng lên đến 100 cổ phần cho mỗi năm làm việc thực tế tại khu vực Nhà nước. Tuy nhiên mức ưu đãi về giá lại giảm khi thay đổi căn cứ xác định giảm giá là so với giá đấu bình quân bán cho nhà đầu tư khác chứ không phải là so với mệnh giá ban đầu. Do giá đấu bình quân thường cao gấp nhiều lần so với mệnh giá ban đầu, nên NLĐ thường sẽ gặp khó khăn khi mua cổ phần ưu đãi.
Trước sự phát triển mới của nền kinh tế đặc biệt là những thay đổi từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới- WTO, ngày 26/6/2007, Chính Phủ đã ban hành hai nghị định về vấn đề CPH: Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP và Nghị định 110/2007/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN. Theo đó, NLĐ được hưởng ưu đãi mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với mức giảm bằng 60% so với giá đấu thành công bán cho các nhà đầu tư khác. Bên cạnh đó, chế độ quyền lợi đối với lao động dôi dư theo quy định của Nghị định 110/2007/NĐ- CP cũng được xác định phụ thuộc vào loại hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà họ giao kết. So với Nghị định 41/2002/NĐ-CP đã có 1 số thay đổi phù hợp với tình hình thực tế, song vẫn có nhiều ưu đãi so với lao động bị mất việc làm ở các thành phần kinh tế khác.
Như vậy, sau hơn 15 năm CPH DNNN, pháp luật về CPH DNNN nói chung, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NLĐ khi CPH nói riêng không ngừng được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn, nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đồng thời mang lại những quyền lợi tối ưu cho NLĐ trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng còn không ít những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện.
2.2. Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật hiện hành
2.2.1 Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi người lao động trong quá trình cổ phần hóa theo pháp luật hiện hành
Hiện nay, quyền lợi của NLĐ khi CPH DNNN chịu sự điều chỉnh chung của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, cùng với sự điều chỉnh của pháp luật về CPH, về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành 2 văn bản quan trọng: Nghị định số 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP (thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP) và Nghị định số 110/2007/NĐ-CP về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN. Hai nghị định này cùng với các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý hiện hành để giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.
Theo quy định của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP và Thông tư số 20/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/2007/NĐ-CP, khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc công bố giá trị doanh nghiệp, ban chỉ đạo CPH doanh nghiệp chỉ đạo tổ giúp việc lập phương án sử dụng lao động (trong phương án CPH), trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và giải quyết chế độ cho NLĐ. Trong phương án sử dụng lao động,
NLĐ đang làm việc tại DNNN được phân thành những nhóm đối tượng khác nhau: Lao động tiếp tục làm việc tại CTCP, lao động đủ điều kiện nghỉ hưu, lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động, lao động không bố trí được việc làm ở CTCP tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. Từng nhóm đối tượng NLĐ bên cạnh có những quyền lợi chung như: quyền lợi về bảo hiểm xã hội, quyền sở hữu cổ phần … còn có những quyền lợi riêng như: hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp… Chính vì vậy, pháp luật về quyền lợi của NLĐ khi CPH DNNN được quy định khác nhau đối với từng nhóm đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:
2.2.1.1 Quyền lợi của người lao động tiếp tục làm việc tại công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 109/2007/NĐ-CP: NLĐ có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu tiên trong việc mua cổ phần và trở thành cổ đông của công ty. Điều 54 Nghị định 109/2007/NĐ-CP và Thông tư 20/2007/TT-BLĐTBXH ngày 4/10/2007 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với NLĐ theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP, có quy định: NLĐ có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp, bao gồm:
a) Các chức danh quản lý doanh nghiệp không thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động;
b) Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn (bao gồm cả người lao động tuyển dụng trước ngày 30/8/1990 mà chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động);