Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Về Cổ Phần Hoá, Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam

1.3. Kinh nghiệm của một số nước về cổ phần hoá, bảo vệ quyền lợi của người lao động và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

CPH DNNN là một xu thế tất yếu khách quan của các nền kinh tế trên thế giới. Mỗi quốc gia khi tiến hành CPH đều nhằm đạt các mục đích khác nhau, trong đó một trong những mục đích quan trọng là giải quyết vấn đề quyền lợi, chế độ của NLĐ khi CPH DN - điều này càng trở nên cần thiết đối với những nước có nền kinh tế chuyển đổi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá pháp luật một số nước về quyền lợi của NLĐ khi CPH từ đó rút ra những kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam theo tác giả là rất cần thiết.

1.3.1. Cổ phần hoá ở Nga

Sau khi chế độ XHCN ở Liên xô tan rã, chương trình chuyển đổi sở hữu DNNN và bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong quá trình CPH ở Nga được giao cho Uỷ ban tài sản Nhà nước. Uỷ ban tài sản Nhà nước chịu trách nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp đã tiến hành công ty hoá và chịu trách nhiệm bán cổ phần phù hợp với kế hoạch CPH. Các chi nhánh của Uỷ ban và Quỹ tại các vùng, trên thực tế chịu trách nhiệm chính trong việc CPH ồ ạt ở nước Nga theo chế độ phân cấp.

Ở Nga, việc chuyển đổi sở hữu DNNN được thực hiện theo 2 bước: Bước một, nhanh chóng và bắt buộc các DNNN thực hiện công ty hoá, qua đó các doanh nghiệp được thay đổi một cách cơ bản về pháp lý, từ một DNNN thành một phần doanh nghiệp hoạt động theo Luật công ty nhưng nhà nước vẫn sở hữu 100% cổ phần. Bước thứ hai, doanh nghiệp đưa ra kế hoạch CPH. Chính phủ Nga tạo cơ hội cho NLĐ tham gia chương trình chuyển đổi sở hữu DDNNN và hình thành những cơ sở ban đầu cho thị trường vốn thông qua việc bán cổ phiếu cho mọi công dân Nga đến tuổi trưởng thành theo giá tượng trưng thông qua mạng lưới ngân hàng tiết kiệm trong toàn quốc. Các cổ phiếu này có thể mua bán được, là chứng khoán của người sở hữu; có thể hủy khi

đổi lấy cổ phần sở hữu tài sản nhà nước và có hiệu lực trong một thời gian nhất định. Giải pháp này đã tạo ra động lực cần thiết để người dân tham gia chương trình CPH DNNN của Chính phủ.

CPH DNNN ở Nga cũng có những mặt hạn chế như: Từ các đợt cổ phần hóa này, chỉ năm năm đã xuất hiện một lớp tỉ phú mới ở Nga: tài sản quốc gia từ chỗ là của chung nay trở thành của riêng của một lớp người nhờ đang “ngồi trước” mà “ăn trên” [13]. Bên cạnh cái không được, cuộc cải cách nhanh và mạnh ở Nga cũng đã tạo ra một môi trường kinh tế khá thông thoáng, một khu vực tư nhân năng động, các thị trường phát triển nhanh, nhất là các thị trường tài chính, tiền tệ và thị trường chứng khoán, mặc dù lúc đầu có hỗn độn, nhưng càng về sau càng đi vào khuôn khổ, tuân thủ luật pháp, nhờ đó tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng phục hồi và nhanh dần lên [14].

1.3.2. Cổ phần hoá ở Trung Quốc

Cổ phần hóa ở Trung Quốc đã được thực hiện từ năm 1984 với sự ra đời của Công ty Cổ phần Hữu hạn Bách hóa Thiên Kiều (Bắc Kinh). Sau đó, trong Văn kiện quan trọng được ban hành tháng 12 năm 1986, Quốc Vụ viện Trung Quốc đã cho phép các địa phương có thể chọn ra một vài doanh nghiệp lớn và vừa có điều kiện, thuộc chế độ sở hữu toàn dân để thực hiện thí điểm cổ phần hóa.

Tính đến cuối năm 1996, Trung Quốc có hơn 9.200 DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần, với tổng số vốn là 600 tỷ NDT, hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

4.300 công ty cổ phần hữu hạn đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, với tổng số vốn cổ phần đạt 358 tỷ NDT, trong đó 150 tỷ NDT là vốn huy động từ xã hội, 35 tỷ NDT là giá trị cổ phần phát hành trong nội bộ doanh nghiệp, 80 tỷ NDT là vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài [15]

Là một bộ phận của chương trình đa dạng hoá sở hữu, CPH DNNN ở Trung Quốc bao gồm các hình thức như: thành lập các CTCP với các cổ đông bao gồm nhà nước, tập thể và cá nhân. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa, nhà nước vẫn nắm cổ phần khống chế; Nhà nước đầu tư và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân trong ngành và phạm ví nhất định. Các doanh nghiệp này góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá và dịch vụ, kích thích thị trường, giải quyết công ăn việc làm; phát triển các doanh nghiệp dựa vào đầu tư nước ngoài dưới các hình thức: Doanh nghiệp đầu tư hợp tác sản xuất hay buôn bán, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 4

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng áp dụng hình thức đa dạng hoá những DNNN loại nhỏ như gọi thêm vốn góp của nhà đầu tư khác để trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc bán toàn bộ DN cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp để hình thành hợp tác xã công nghiệp cổ phần.

Với quan niệm CPH chủ yếu là để tìm một cơ chế quản lý kinh doanh có hiệu quả nhất, chứ không phải tìm kiếm các hình thức sở hữu khác nhau, Trung Quốc đã khẳng định: Kinh tế nhà nước là chủ đạo, kinh tế công cộng bao gồm kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác là chủ thể. Chủ đạo là định tính, chủ thể là định lượng. Việc CPH doanh nghiệp tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến nguyên tắc đó. Điều quan trọng là chọn đúng ngành, doanh nghiệp để Nhà nước nắm cổ phần chi phối, chọn đúng ngành, doanh nghiệp có thể phát hành cổ phần rộng rãi cho công chúng. Cho nên, CPH không phải mục đích tự thân, không thể làm ồ ạt hoặc sử dụng vốn vào những hành động phi pháp nhằm thu lợi bất chính. Những doanh nghiệp nào CPH luôn bị động, chịu sức ép của xu hướng phân chia cổ tức mà không chủ động trong phương án kinh doanh hiệu quả thì nhất định sẽ thất bại.

Để bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong và sau quá trình CPH, Trung Quốc cũng thành lập quỹ CPH để đào tạo lại số cán bộ còn trẻ và có khả năng phát

triển, sau khi đào tạo có thể làm việc ở doanh nghiệp cũ hoặc các CTCP mới; Giải quyết trợ cấp cho người không có khả năng làm việc tại công ty để họ tự tìm việc làm; Đầu tư thành lập CTCP có trình độ giản đơn thu hút số lao động này. Đối với các doanh nghiệp thực hiện CPH mà đủ tiêu chuẩn phát hành cổ phiếu ra công chúng thì NLĐ có quyền mua trước khi bán ra thị trường chứng khoán (TTCK), nhưng tổng số không vượt quá 5% giá trị phát hành. Với những DNNN chuyển sang hợp tác xã công nghiệp cổ phần thì NLĐ có quyền mua toàn bộ doanh nghiệp, nhưng loại doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nếu NLĐ muốn mua nhiều cổ phiếu thì mua trên TTCK.

1.3.3. Cổ phần hoá ở Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện CPH 11 DNNN từ những năm 1968

- 1973, trong đó có Hãng hàng không Triều Tiên, Công ty thép Inchon, Ngân hàng thương mại Triều Tiên… Phần lớn các doanh nghiệp trên hình thành từ quá trình quốc hữu hoá nên Chính phủ muốn cải tổ các doanh nghiệp này để chúng hoạt động có hiệu quả bằng cách bán các cổ phần không hạn chế của mình cho các hãng tư nhân và các tổ chức tài chính. Trong những năm 1981- 1983, Chính phủ đã thực hiện chương trình CPH lần thứ hai như là một bộ phận của việc thực hiện chính sách đẩy mạnh hơn nữa nền kinh tế theo hướng thị trường. Trong thời kỳ này, Chính phủ đã bán cổ phần của mình ở 6 doanh nghiệp Nhà nước và 4 tổ chức tài chính thông qua bán đấu giá công khai. Số tiền thu được qua các đợt CPH đều được Chính phủ đầu tư vào các xí nghiệp xét thấy cần được kiểm soát để điều tiết nền kinh tế đạt được sự tăng trưởng nhanh và ổn định. Chương trình CPH toàn dân 7 doanh nghiệp lớn của Nhà nước Hàn Quốc nhằm những mục tiêu sau:

- Phân phối lợi nhuận của các DNNN cho quần chúng có thu nhập thấp nhằm đạt đến sự công bằng hơn giữa các tầng lớp nhân dân. Chính phủ đã

phân chia toàn bộ số cổ phần đem bán của các doanh nghiệp trên theo tỷ lệ: công nhân làm việc trong các DNNN được CPH được quyền mua 20% giá trị cổ phần đem bán; các gia đình nghèo có thu nhập thấp (dưới 600.000 won/tháng - tức là gần 900 USD/tháng), nông dân không quá 2 ha đất canh tác và có không quá 20 con bò sữa, các ngư dân, những người về hưu... được mua 75% giá trị cổ phần đem bán; số còn lại 5% giá trì cổ phần được bán cho mọi người theo giá trị thoả thuận trên TTCK. Các cổ phiếu bán cho đối tượng công nhân viên và người nghèo thấp hơn 30% giá trị. Đặc biệt trường hợp cổ phần của Công ty Gang thép Pohang bán với giá 15.000 won, trong khi giá trên thì trường chứng khoán là 40.000 won. Với cách phân phối này công nhân làm việc trong các doanh nghiệp được lựa chọn cổ phần hoá rất hoan nghênh, vì họ có cơ hội thu được một khoản thu nhập đáng kể mà vẫn đảm bảo an toàn về việc làm cho họ. Những người nằm trong chương trình CPH toàn dân cũng hoan nghênh vì họ quan tâm đến khoản chênh lệch giá mua và bán trên thị trường, vì Chính phủ ưu tiên bán giá thấp cho họ.

- Nhờ cách thực hiện trên, Chính phủ muốn nhằm hữu sản hoá NLĐ, tạo cho họ cơ hội để cải thiện thu nhập của mình. Những người có thu nhập thấp muốn tham gia vào chương trình CPH toàn dân được đề nghị mở tài khoản tiết kiệm qua các quỹ ký thác cổ phần nhân dân để thẩm tra trước và tạo điều kiện trợ giúp vốn cho những người này. Những người mua cổ phần nhờ sự giúp đỡ của quỹ ký thác cổ phần nhân dân phải giữ cổ phần đó ít nhất trong vòng 3 năm.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp được CPH toàn dân vì chúng là những công ty lớn có vị trí chiến lược trong công nghiệp và trong tiêu thụ công cộng của xã hội. Trong các doanh nghiệp thực hiện CPH toàn dân, Chính phủ vẫn giữ vai trò cổ đông đa số, những giá cổ

phiếu trên TTCK sẽ đóng vai trò như một chỉ báo và gây sức ép đáng kể đối với việc quản lý hiệu quả các doanh nghiệp này.

- Tăng cường sự tham gia của quần chúng vào quản lý các doanh nghiệp nhà nước, tạo sức ép của các cổ đông để doanh nghiệp được tự chủ hoạt động kinh doanh, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ bằng những mệnh lệnh quan liêu làm phương hại đến hiệu quả của doanh nghiệp. Đồng thời, điều này được coi như chiến lược nhằm ngăn ngừa những bất đồng có thể xảy ra của giới lao động trong quá trình CPH.

- Với quá trình CPH toàn dân, Chính phủ muốn thúc đẩy sự phát triển vững chắc của TTCK trong nước, tạo điều kiện cho quá trình phân phối vốn một cách hợp lý, hiệu quả trong các khu vực, các ngành kinh tế của đất nước.

- Một mục tiêu quan trọng nữa của chương trình này là ngăn ngừa khả năng gia tăng tập trung quyền lực của một vài nhóm kinh doanh lớn nếu các DNNN quan trọng này nằm trong tay các nhóm tư nhân có nguồn lực và sức mạnh tài chính chi phối.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Từ kinh nghiệm CPH ở một số nước trên thế giới nêu trên có thể gợi ý một số vấn đề có tính chất chung cho quá trình tiến hành CPH DNNN ở Việt Nam.

- Quá trình CPH mang tính phổ biến.

Quá trình CPH được triển khai mạnh mẽ và mang tính chất toàn cầu. Nó được xem là một giải pháp cần thiết, khách quan, xuất phát từ việc đánh giá khả năng các ưu điểm của CTCP trong nền KTTT. CPH giải quyết được những vấn đề yếu kém của DNNN là vấn đề vốn, lao động, cơ chế quản lý hành chính nhà nước, trách nhiệm của chủ sở hữu và tổ chức bộ máy. Vì vậy,

việc CPH DNNN ở nước ta là một đòi hỏi khách quan và mang tính chất phổ biến như các nước trong khu vực và thế giới.

- Quá trình CPH mang tính đặc thù.

Tính đặc thù của CPH được phản ánh trong việc tổ chức thực hiện, lựa chọn phương pháp, mục tiêu, cách tổ chức CPH DNNN… ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển (đã có sự hoạt động mạnh mẽ của TTCK) thì việc tiến hành CPH thuận lợi hơn nhiều so với những nước có nền KTT chậm phát triển và TTCK chưa hình thành. Quan niệm về vai trò, các lĩnh vực cần được khu vực kinh tế nhà nước nắm giữ hay hình thức tổ chức các DNNN ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, do vậy dẫn đến quá trình CPH các DN này cũng khác nhau, tuỳ theo đặc điểm của mỗi nước. Ở Việt nam, cũng cần chú ý đến tính đặc thù về điều kiện quy định mục tiêu, phương pháp, bước đi trong quá trình CPH các DNNN, bởi TTCK nước ta mới thành lập, chưa thực sự phát triển, quy mô còn nhỏ bé. Bên cạnh đó khu vực kinh tế Nhà nước còn chiếm tỉ trọng lớn. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm tiến hành CPH ở các nước có những điều kiện tương đồng, nhưng cần chú ý đến tính đặc thù của mỗi nước để sàng lọc và thử nghiệm kỹ càng cho phù hợp với thực tiễn nước ta.

- Quá trình CPH mang tính phân chia giai đoạn.

Từ thực tiễn CPH ở các nước cho thấy CPH là quá trình gồm nhiều giai đoạn, nhưng giữa chúng không có sự phân biệt rạch ròi mà chỉ mang tính tương đối, nhằm chuẩn bị các điều kiện về một tổ chức, lựa chọn các mục tiêu, sử dụng phương pháp thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh quá trình CPH…

Ở nước ta, CPH là công việc phức tạp, lại được tiến hành trong hoàn cảnh còn thiếu nhiều điều kiện, do vậy quá trình này cần phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm và có những bước đi cụ thể, tránh chủ quan, nóng vội, duy ý chí, muốn hoàn thành ngay trong thời gian ngắn.

- Quá trình CPH mang tính chiến lược (do vậy cần thành lập cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện cổ phần hoá).

CPH là một trong những biện pháp cải cách toàn bộ nền kinh tế, do đó cần phải được suy xét và hành động mang tính chiến lược cao. Hầu hết các nước đều có một cơ quan đại diện đứng đầu hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với quá trình CPH. Đây là một yếu tố góp phần cho sự thành công của quá trình CPH ở nhiều nước.

Đối với nước ta, CPH là một công việc quan trọng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh. Để thực hiện thành công quá trình CPH, hiện nay từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, các Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp được thành lập, chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến quá trình CPH DNNN.

- Môi trường pháp lý của việc thực hiện CPH

Để tiến hành CPH, các nước đều phải tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi và cần thiết, chú trọng ban hành các đạo luật quan trọng liên quan đến CPH và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp được CPH như Luật công ty, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật về TTCK…

Ở Việt Nam, Nhà nước liên tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi đối với quá trình CPH, đã ban hành các đạo luật mới có liên quan như Luật DN nhà nước, Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Phá sản và các văn bản dưới luật như Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 điều chỉnh trực tiếp quá trình CPH DNNN… Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật để tạo điều kiện cho quá trình CPH DNNN ở Việt Nam đạt kết quả tốt.

- Cần lập kế hoạch tài chính cho quá trình thực hiện cổ phần hoá

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí