Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 2

tiễn. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, đối chiếu, thu thập thông tin… để giải quyết những vấn đề mà đề tài nghiên cứu.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ cổ đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ cổ đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán

Chương 3: Một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông ở công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán tại Việt Nam,

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯA NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN


1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.


1.1.1. Khái niệm công ty

Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 2

Dưới góc độ kinh tế, công ty được hiểu như là các tổ chức chuyên hoạt động thương nghiệp dịch vụ (để phân biệt với các nhà máy, xí nghiệp là những đơn vị chuyên sản xuất…).

Dưới góc độ pháp lý, công ty được hiểu là sự liên kết của nhiều người để tiến hành một công việc với mục đích kiếm lời. Việc chỉ ra một khái niệm công ty đã được nhiều nhà khoa học đưa ra: "Công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành một mục tiêu chung nào đó"; hay định nghĩa về Luật công ty là "Luật liên kết các cá nhân thông qua một sự kiện pháp lý theo luật tư nhằm đạt một mục đích chung đã xác định" Bộ Luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định "Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai hay nhiều người cùng thỏa thuận với nhau sử dụng tài khoản hay khả năng của mình vào một hoạt động chung nhằm cùng chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó".

Theo định nghĩa trên thì công ty có ba đặc điểm cơ bản, đó là: (i) Sự liên kết của nhiều thành viên (cá nhân, pháp nhân); (ii) Liên kết thông qua một sự kiện pháp lý (như hợp đồng, điều lệ, quy chế); (iii) Có mục đích chung (kinh doanh nhằm kiếm lời).

Từ các khái niệm trên, cho thấy khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho tất cả các loại hình công ty có hoạt động kinh doanh vì sự đa dạng của các loại hình liên kết. Hiện nay trên thực tế, hệ thống luật pháp trên thế

giới (trong đó có Việt Nam) đã quy định loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (hay một chủ sở hữu). Tuy nhiên, dấu hiệu sự liên kết vẫn là đặc điểm cơ bản của các loại hình công ty.

Ở Đức năm 1892, có Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn (Luật này được sửa đổi năm 1980 và vẫn đang có hiệu lực thi hành). Theo Luật công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty trách nhiệm hữu hạn đã xuất hiện đầu tiên ở Đức, sau đó được công nhận và phát triển ở Pháp, Italia, Tây Ban Nha, các nước Châu Âu lục địa và Nam Mỹ. Các công ty trách nhiệm hữu hạn này không phải tiết lộ và công khai tài khoản nhưng chúng không được bán cổ phiếu ra công chúng. Hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn này ngày càng trở nên phổ biến hơn so với các công ty cổ phần. Thoạt tiên việc thành lập công ty cần phải có giấy phép của nhà nước. Đến năm 1870, hầu hết các nước đã bãi bỏ thủ tục này. Nhìn chung, công dân có quyền tự do thành lập công ty và tự do hoạt động kinh doanh. Nhà nước chỉ bắt buộc các công ty có nghĩa vụ đăng ký tại tòa án trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Tòa án thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho các công ty và căn cứ vào các kết quả thẩm định của các chuyên gia kiểm toán độc lập.

Hiện nay, trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật công ty là hệ thống Luật công ty Anh - Mỹ và hệ thống Luật công ty Châu Âu lục địa. Nhìn chung, trong hệ thống pháp luật các nước, sự phát triển của Luật công ty gắn liền với sự phát triển thương mại.

Sự chuyển đổi nhận thức trên, bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX, bởi sự xuất hiện một quan điểm cho rằng công ty cần nhìn nhận theo hướng coi đó đơn giản là những thỏa thuận riêng của ác nhà đầu tư chứ không phải là sự nhượng bộ của nhà nước. Có hai lý do chấm dứt quan điểm về hạn chế thành lập công ty: Một là, nếu như cứ thành lập một công ty phải thông qua một đạo luật thì sẽ dẫn đến sự quá tải hoạt động lập pháp và là dư địa cho sự tham nhũng; hai là, vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, có sự cạnh tranh ngày càng lớn

giữa các bang về quyền ban hành điều lệ công ty, một phần do khoản thuế của các công ty này. Kết quả là vào năm 1868, tòa án tối cao quyết định cho phép một công ty được thành lập ở bang này có thể kinh doanh ở bang khác.

Ngày nay, ở Mỹ nói riêng và ở các nước nói chung, các nhà đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi và sự chủ động, linh hoạt trong việc thành lập, huy động vốn và điều hành hoạt động công ty của mình; thủ tục thành lập công ty đơn giản hơn rất nhiều.

1.1.2. Các loại công ty

• Công ty đối nhân

Công ty đối nhân là những công ty mà thực hiện dựa trên sự tin cậy của các thành viên về nhân thân, sự góp vốn chỉ là thứ yếu. Công ty đối nhân có đặc điểm rất quan trọng là không có sự tách biệt về tài sản của cá nhân thành viên và tài sản của công ty. Các thành viên hoặc ít nhất một thành viên công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Các công ty đối nhân có thể tồn tại dưới dạng sau:

- Công ty hợp danh, là loại hình công ty mà tất các thành viên đều phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.

- Công ty hợp vốn đơn giản, là các loại hình công ty có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ, các thành viên khác, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

- Công ty nặc danh, là loại hình công ty mà các thành viên nhận vốn để kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty, các thành viên góp vốn (nặc danh) chỉ có trách nhiệm góp vốn cho các thành viên nhận vốn, được hưởng một phần lợi nhuận của công ty và không phải chịu trách nhiệm về nợ của công ty.

Công ty đối nhân không có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của thành viên công ty và chịu trách nhiệm vô hạn. Vì vậy, luật pháp của

hầu hết các nước đều quy định các công ty đối nhân không phải là pháp nhân, nhưng khác với các cá nhân ở chỗ khi giao dịch các thành viên đều nhân danh tên hãng chung của công ty. Các thành viên công ty chịu trách nhiệm vô hạn phải có quyền cùng nhau điều hành hoạt động của công ty và cùng có quyền đại diện cho công ty. Thông thường các quyết định của công ty phải được sự đạig ý của tất cả các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn, mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết các quyết định của công ty. Sự liên kết của công ty đối nhân là sự liên kết chặt chẽ mọi thành viên chịu trách nhiệm vô hạn. Sự ra khỏi công ty hoặc một thành viên nào của công ty bị chết có thể là lý do giải thể công ty.

Vì những đặc điểm nêu trên, mà các công ty đối nhân có số lượng thành viên rất ít, họ thường là những người quen biết nhau. Mặt khác, vì phải cùng tham gia điều hành công ty nên các thành viên phải hiểu biết về kinh doanh; ở hầu hết các nước họ đều là thương nhân. Xét về phương diện kinh tế, các công ty đối nhân có ưu thế trong lĩnh vực vay tín dụng. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên mà họ có thể được ngân hàng cho vay các khoản tín dụng lớn. Mặt khác, do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn nên các công ty đối nhân ít đầu tư vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao, điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế và có thể có những nhu cầu của xã hội không được đáp ứng. Công ty đối nhân là loại hình công ty mà mối quan hệ giữa các thành viên rất gắn bó, vì vậy luật pháp ít có những quy định bắt buộc đối với họ. Họ có thể tự tổ chức ra cơ chế điều hành hoạt động của công ty, không nhất thiết phải có điều lệ hoạt động, không có quy định về vốn pháp định, vốn tối thiểu… Quy định bắt buộc quan trọng nhất là chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên (điều này phải được đăng ký rõ ràng trong đăng ký kinh doanh). Công ty được thành lập trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên, nhưng luật pháp thường không bắt buộc hình thức hợp đồng. Hợp đồng thành lập công ty phải ghi vào sổ đăng ký kinh doanh và thỏa thuận

quan trọng nhất trong hợp đồng là chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty, đó là thời điểm mà họ đăng ký vào sổ đăng ký kinh doanh.

• Công ty đối vốn


Khác với công ty đối nhân, công ty đối vốn không quan tâm đến tư cách cá nhân của các thành viên của công ty, mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của thành viên và công ty. Đặc điểm quan trọng của các loại hình công ty này là công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình vào công ty. Các công ty đối vốn có những đặc điểm như:

(i) Công ty đối vốn là pháp nhân có tài sản khác biệt với tài sản của các thành viên công ty; (ii) Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn tham gia vào công ty; (iii) Khi liên kết, các thành viên không quan tâm đến tư cách cá nhân thành viên công ty mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp mà họ tham gia vào công ty; (iv) Thành viên công ty dễ dàng thay đổi; (v) Các quy định bắt buộc của pháp luật nhiều hơn so với công ty đối nhân.

Công ty đối vốn có nhiều ưu điểm, nó được người kinh doanh ưa chuộng, vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Điều đó tạo cho người kinh doanh sẵn sàng đầu tư vào các khu vực có nhiều rủi ro lớn và khả năng họ phân tán vốn đầu tư vào nhiều cơ sở kinh doanh khác nhau. Công ty đối vốn cũng tạo điều kiện cho những người không hiểu biết về kinh doanh cũng có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty đối vốn tạo ra khả năng để cho các nhà kinh doanh giỏi có thể huy động số vốn đầu tư lớn và mục đích mở rộng kinh doanh. Mặt khác, công ty đối vốn ra đời là cơ sở cho thị trường vốn phát triển, các nguồn vốn trong xã hội dễ dàng được tập trung đúng vào các khu vực cần thiết của nền kinh tế…

Bên cạnh các ưu điểm trên, công ty đối vốn cũng có những nhược điểm: Do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản đối với các khoản nợ, nên công ty đối vốn dễ dàng gây rủi ro cho các chủ nợ, đặc biệt là ngân hàng. Mặt khác, công ty chỉ quan tâm đến phần vốn của các thành viên mà không quan tâm đến tư cách cá nhân của các thành viên và số lượng thành viên thì rất đông. Do đó, có thể dẫn đến sự phân hoá giữa các nhóm quyền lợi khác nhau, đông chí đối lập và chống đối nhau, những thành viên có địa vị thấp trong công ty dễ bị chèn ép, bóc lột. Đồng thời, công ty đối vốn được công khai huy động vốn nên nó cũng rất dễ lừa đảo công chúng trong việc huy động vốn. Vì vậy, các công ty đối vốn chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ bằng pháp luật. Thông thường có hai loại công ty đối vốn là: Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Sự phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thường được thể hiện rõ trong luật của các nước theo truyền thống Luật Châu Âu lục địa. Khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần ở Việt Nam có lẽ cũng bắt nguồn từ hệ thống đó. Ở các nước theo hệ thống Common Law (thông luật), người ta không phân biệt hai loại hình công ty này một cách rõ ràng. Người ta gọi chung đây là công ty (corporation), sau đó phân biệt thành công ty tư hay công ty đóng (close corporation) và công ty mở hay công ty đại chúng (public corporation). Về cơ bản, công ty trách nhiệm hữu hạn được quy định ở Châu Âu tương tự như công ty đóng ở các nước theo truyền thống thông lệ; còn công ty cổ phần giống như công ty mở.

Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần đều thuộc hình thức công ty đối vốn, do đó chúng có một số đặc điểm chung như:

(i) Công ty có tư cách pháp nhân, một thực thể tồn tại độc lập và phân biệt với các chủ sở hữu nó. Công ty có thể chiếm hữu tài sản trong suốt thời gian dài bởi sự tồn tại của nó, không phụ thuộc vào việc một chủ sở hữu nó chết, về hưu hay phá sản. Nó có thể sở hữu, sử dụng và định đoạt tài sản bằng chính danh nghĩa của mình. Nó có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước tòa.

(ii) Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông hay thành viên công ty. Về nguyên tắc, các cổ đông (sở hữu chủ) của công ty không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân của mình về các khoản nợ của công ty hay nói cách khác sự thua lỗ của họ chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn đầu tư vào công ty.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật thì có thể đưa ra nhiều điểm khác nhau giữa hai loại hình công ty này. Tuy nhiên, đặc điểm khác nhau cơ bản nhất và quyết định đến các tính chất khác nhau của hai loại công ty này là mức độ "đóng" của công ty đối với sự ra nhập của các nhà đầu tư khác. Công ty đóng thường được thành lập bởi các thành viên trong một gia đình hoặc trong một nhóm người có sự quen biết, tin cậy lẫn nhau. Vấn đề ở đây là họ không muốn trao quyền quản lý công ty cho người khác. Đối lập với công ty đóng, công ty mở bán cổ phần của mình cho cả nhà đầu tư mà họ thậm chí không mấy quan tâm đến công ty này. Phần lớn các công ty có quy mô lớn trên thế giới đều là công ty mở.

1.1.3. Khái niệm về công ty cổ phần theo pháp luật một số nước trên thế giới

Các công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ

XVIII. Tuy nhiên, cho đến thế kỷ XIX còn rất hiếm. Quá trình tập trung tư bản đã phát triển ở mức độ cao và nhất là sau khi có sự bùng nổ luật pháp của các cuộc cách mạng công nghiệp và đếm đến sự hình thành các loại công ty cổ phần. Cho đến giữa Thế kỷ XIX, công ty cổ phần đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên các nước tư bản nhờ sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và sự phát triển rộng rãi chế độ tín dụng.

Công ty cổ phần được pháp luật của nhiều quốc gia quan tâm điều chỉnh. Mặc dù khái niệm về cổ phần được tiếp cận từ nhiều phương diện khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022