Quá Trình Ra Đời Luật Tnbtcnn 2010 Với Mục Đích Bảo Vệ Tối Đa Các Quyền Con Người Về Btnn Ở Việt Nam Cho Đến Nay

con người trong pháp luật về BTNN như vậy, không chỉ hòa vào xu thế chung của khu vực, của thế giới mà việc thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước cũng là phù hợp với nền dân chủ mà chúng ta đang tích cực xây dựng trong Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

1.3.2. Quá trình ra đời Luật TNBTCNN 2010 với mục đích bảo vệ tối đa các quyền con người về BTNN ở Việt Nam cho đến nay

Ở nước ta, quyền con người đã được khẳng định ngay từ những lời nói đầu khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Chỉ một ngày sau đó, tức là ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam mới là tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến, thông qua hiến pháp để khẳng định quyền làm chủ đất nước, phấn đấu thúc đẩy quyền lợi của người dân ngay cả trong điều kiện đầy ngặt nghèo của những năm tháng kháng chiến. Các quyền và tự do cơ bản của nhân dân được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế. Với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống pháp luật, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về TNBTCNN đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ.

1.3.2.1. Những quy định của pháp luật về TNBTCNN qua các bản Hiến pháp và các văn bản luật chuyên ngành

Việc tôn trọng và thúc đẩy quyền con người, quyền được bồi thường và TNBTCNN được ghi nhận và quy định từ rất sớm trong pháp luật của Nhà nước ta ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên cho đến bản Hiến pháp 2013.

Ban đầu, TNBTCNN được quy định tại Hiến pháp 1959 ghi nhận tại

Điều 29, và để tiếp tục phát triển tinh thần theo quy định của bản Hiến pháp này, ngày 23/3/1972, TANDTC đã ban hành Thông tư số 173/UBTP hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó để xác định TNBT phải căn cứ vào 04 yếu tố là phải có thiệt hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, phải có quan hệ nhân quả và hành vi trái pháp luật phải có lỗi của người gây thiệt hại.

Hiến pháp năm 1980 cũng khẳng định quyền được bồi thường tại Điều 73, trong đó, việc quy định công dân có quyền được bình đẳng với Nhà nước thông qua việc khiếu nại, tố cáo chính Nhà nước của mình nếu phát hiện ra cơ quan, tổ chức Nhà nước nào có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Bản Hiến pháp thể hiện tinh thần quyết tâm thúc đẩy quyền con người ở chỗ quy định rõ mọi điều khiếu nại, tố cáo đó của công dân đều phải được giải quyết, đồng thời, nếu khiếu nại, tố cáo đó được công nhận là đúng, nếu hành vi trái pháp luật đó gây ra thiệt hại, thì công dân có quyền được bồi thường thiệt hại những tổn thất do Nhà nước gây ra. Có thể nói, bản Hiến pháp này đã bước đầu thể hiện rõ tính nhân văn trong việc bảo vệ, duy trì sự bình đẳng giữa nhân dân và Nhà nước của nước ra giai đoạn này.

Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 tiếp tục quy định về quyền con người liên quan đến BTNN tại Điều 72 và Điều 74, qua đó, tinh thần bảo vệ quyền con người trong hoạt động TTHS đã được hình thành, làm tiền đề cho việc thúc đẩy các quyền được bồi thường về vật chất và tinh thần của người dân bị thiệt hại thông qua các văn bản quy định sau này. Để thể chế hóa các quy định về bồi thường thiệt hại, BLDS 1995 đã dành riêng chương V và sau này là BLDS 2005 quy định trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó, quy định cụ thể về TNBTCNN tại Điều 623 và 624 về việc CQNN gây thiệt hại có TNBT cho người bị thiệt hại khi công chức nhà nước gây ra trong quá trình thi hành công vụ. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 cũng đã có những quy định để cụ thể hóa các quy định tại Điều 72 của

Hiến pháp 1992 về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực tư pháp, hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Luật Khiếu nại, Tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) đã quy định tại Điều 1, Điều 6 và Điều 8 về THBT thiệt hại của cơ quan nhà nước gây ra thiệt hại cho người dân khi thiếu trách nhiệm hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật làm xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì phải có trách nhiệm bồi thường. Có thể nói việc quy định như vậy là tương đối chặt chẽ, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người dân cũng như của chính CQNN.

Gần đây nhất, ngày 28/11/2013, chủ tịch Quốc Hội đã ký ban hành Hiến pháp sửa đổi 2013, trong đó, quyền con người đối với TNBTCNN được quy định cụ thể tại Điều 30 nối tiếp tinh thần bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong mối quan hệ bình đẳng với Nhà nước đã được nêu tại bản Hiến pháp 1959 và 1980 như đã nêu trên. Tuy nhiên, để bảo vệ tối đa nhất các quyền về khiếu nại, tố cáo của công dân, bản Hiến pháp mới đã thực sự tạo được lòng tin của nhân dân khi bổ sung thêm một quy định chặt chẽ, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tinh thần đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau vốn có của con người Việt Nam, đó là việc nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, bên cạnh việc bảo vệ quyền của nhân dân, bản Hiến pháp cũng quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước đối với việc người dân vì một lý do nào đó, lợi dụng quyền của mình để khiếu nại, tố cáo vu khống hại người thừa hành công vụ của Nhà nước. Điều 31 đồng thời cũng quy định việc tiếp tục đề cao tinh thần bảo vệ các quyền của con người trong hoạt động tố tụng.

Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam - 4

Có thể thấy rằng việc quy định sơ khai ban đầu về TNBTCNN tại các bản Hiến pháp trước đây cũng như việc quy định cụ thể về TNBTCNN trong Hiến pháp sửa đổi 2013 đã thể hiện việc Nhà nước đề cao và tôn trọng quyền con người nói chung cũng như quyền con người về TNBTCNN do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ gây ra nói riêng.

Tạo lòng tin cho nhân dân về một Nhà nước pháp quyền luôn lấy dân làm chủ, làm mục tiêu để xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Không phải ngẫu nhiên, trong nhiều nội dung đổi mới, Hiến pháp lại đặc biệt coi trọng quyền con người. So sánh mới thấy, mỗi bản Hiến pháp sau, số lượng các điều khoản về quyền con người, quyền công dân đều nhiều hơn, mở rộng hơn, cụ thể hơn Hiến pháp trước, thể hiện sự kế thừa và phát triển trong điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước. Những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong nhiều năm qua, đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, quyền con người, quyền về bồi thường nhà nước đã nói lên thực tế đó.

1.3.2.2. Những quy định của pháp luật về TNBTCNN qua một số Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam

Pháp luật về TNBTCNN chỉ thực sự phát triển từ khi Đảng ta quan tâm, chỉ đạo, chỉ được thể hiện một cách cụ thể từ khi ban hành Nghị định số 47/CP hướng dẫn cụ thể và để triển khai thực hiện có hiệu quả Điều 623, Điều 624 của BLDS năm 1995. Tiếp đến là việc ban hành Nghị quyết số 388, theo đó, khi người dân gặp oan sai vì một lý do đáng nghi ngờ nào đó mà bị cơ quan điều tra tạm giữ, tạm giam để điều tra một vụ án; hoặc bị kết án tù oan mà sau đó chứng minh được mình vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự thì sẽ được nhà nước BTTH, đính chính những oan ức do người thi hành công vụ vô tình hay cố tình gây ra theo Nghị quyết 388. Bên cạnh đó, cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời cũng phải BTTH gây ra cho người dân trong khi thi hành công vụ hoặc trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thuộc phạm vi được quy định tại Điều 623 và Điều 624 của BLDS; hoặc người dân tự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình theo tại Nghị định số 47.

Mặc dù cùng quy định về trách nhiệm BTTH của CQNN do gây thiệt hại trong quá trình thi hành công vụ, tuy nhiên, Nghị định 47/CP và Nghị

quyết 388 là hai nhóm văn bản hoàn toàn độc lập, trong đó, Nghị định số 47/CP chủ yếu được áp dụng để điều chỉnh trách nhiệm BTTH của các cơ quan quản lý hành chính và thi hành án trong khi Nghị quyết số 388 được áp dụng để điều chỉnh trách nhiệm BTTH của các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan điều tra, truy tố và xét xử.

1.3.2.3. Pháp luật về TNBTCNN thông qua đạo luật riêng

Có thể nói, “vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước Việt Nam đã manh nha hình thành ngay từ những ngày đầu tiên thành lập nước thông qua một số quy định cụ thể trong Hiến pháp” [34, tr. 15]. Tuy nhiên, phần lớn các quy định pháp luật về BTTH do người thi hành công vụ gây ra tại các văn bản nêu trên mới chỉ dừng ở việc quy định về những nguyên tắc mà chưa quy định cụ thể về phạm vi bồi thường và TNBTCNN. Hơn nữa, việc áp dụng các quy định trên thực tế giải quyết các vụ việc bồi thường còn có nhiều hạn chế, bất cập như: hình thức văn bản QPPL quy định về trách nhiệm BTTH do người thi hành công vụ gây ra có hiệu lực pháp lý không cao; pháp luật hiện hành về trách nhiệm BTTH do người thi hành công vụ gây ra chưa được xây dựng trên quan điểm coi đây là TNBTCNN nói chung mà chỉ coi là TNBT của từng CQNN cụ thể; cơ quan có TNBT trong nhiều trường hợp chưa được xác định rõ. Do đó, việc giải quyết bồi thường không đạt được kết quả như mong muốn; các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường và nhiều vấn đề liên quan khác được pháp luật quy định không thống nhất, chưa hợp lý, gây bất lợi cho cả cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước lẫn người bị thiệt hại; TNHT của công chức chưa được quy định rõ ràng.

Luật TNBTCNN được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010. Đây là một đạo luật quan trọng, là cơ sở pháp lý để tổ chức, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu bồi thường khi bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán

bộ, công chức nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ [18, tr.1].

Có thể nói, Luật TNBTCNN được xây dựng dựa trên một trong những quan điểm chỉ đạo là kế thừa các quy định pháp luật còn phù hợp và từng bước pháp điển hoá các quy định pháp luật hiện hành về BTTH, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước có thể vận dụng được phù hợp với điều kiện của nước ta đã là một quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng một cơ chế BTNN mang tính toàn diện, chứa đựng nhiều tham vọng. Bên cạnh việc ban hành Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật một cách hiệu quả trong các lĩnh vực thuộc phạm vi TNBTCNN cũng lần lượt được ra đời nhằm hướng dẫn chi tiết một số quy định của đạo luật này.

1.4. Pháp luật TNBTCNN hiện hành ở Việt Nam

Luật TNBTCNN bao gồm 8 chương và 67 Điều điều chỉnh một cách toàn diện trong cả 03 lĩnh vực là quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, trong đó, quy định chi tiết tại các điều, khoản về trình tự, thủ tục và quy định rõ về thời hạn giải quyết bồi thường tại cơ quan có TNBT bao gồm: việc thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, xác minh thiệt hại; thương lượng việc bồi thường, ra quyết định giải quyết bồi thường, chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại; và thủ tục thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường tại Tòa án. Bên cạnh đó, Luật TNBTCNN cũng quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.

Việc Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn được thực thi nghiêm túc, hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và làm hạn chế những hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước [17, tr.1].

1.4.1. Về đối tượng được bồi thường

Đối tượng được Nhà nước bồi thường bao gồm các “cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần” [31, tr.1] thuộc các trường hợp đã được quy định trong Luật TNBTCNN trong cả 03 lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án do hành vi trái pháp luật của các cán bộ, công chức Nhà nước vì vô ý làm sai hay cố tình làm sai để trục lợi, thực hiện hành vi tư thù cá nhân hoặc vì vô trách nhiệm trong quá trình thực thi công vụ gây ra thiệt hại và hậu quả cho các cá nhân, tổ chức đó. Theo quy định này, có thể hiểu, các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng được Nhà nước Việt Nam bồi thường bao gồm công dân Việt Nam, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; cá nhân mang quốc tịch của quốc gia, vùng lãnh thổ khác, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; người không quốc tịch đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Các đối tượng này đều có thể trở thành đối tượng được bồi thường miễn là đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật TNBTCNN.

Tuy nhiên, Luật TNBTCNN không quy định nguyên tắc có đi có lại trong việc thực hiện TNBTCNN mà một số quốc gia, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan…có quy định trong Luật về BTNN của họ, theo đó, một quốc gia chỉ bồi thường cho công dân mang quốc tịch của một quốc gia, vùng lãnh thổ khác nếu pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ mà công dân đó mang quốc tịch có quy định về TNBTCNN đối với người nước ngoài trong điều kiện tương tự. Tuy nhiên, để thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước ta đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức đang sống và làm việc trên đất nước Việt Nam nên Luật TNBTCNN của Việt Nam không quy định nguyên tắc này.

1.4.2. Về phạm vi trách nhiệm bồi thường

Việc xác định phạm vi TNBTCNN bảo đảm được quy định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn ban hành đạo luật riêng về BTNN, phù hợp với Hiến pháp năm 1992 và BLDS năm 2005 đã ghi nhận một nguyên tắc rất cơ bản, theo đó, Nhà nước có trách nhiệm BTTH do cán bộ, công chức của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ. Do đó, để bảo đảm tính khả thi của Luật TNBTCNN, phạm vi TNBTCNN được xác định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội; khả năng của ngân sách nhà nước; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức và bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, lợi ích của Nhà nước, đồng thời, cũng bảo đảm sự hoạt động ổn định, có hiệu quả của các cơ quan công quyền, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Trong 03 lĩnh vực được Nhà nước điều chỉnh và bảo vệ, thì phạm vi TNBTCNN được giới hạn đối với một số hành vi do cán bộ, công chức làm trái pháp luật trong khi thi hành những nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực như sau:

1.4.2.1. Phạm vi bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính

Phạm vi bồi thường trong lĩnh vực này được liệt kê đối với 11 nhóm hành vi mà nếu gây ra thiệt hại thì Nhà nước có TNBT. Đây là những hành vi có ảnh hưởng lớn đến các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do thân thể, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do sở hữu... do đó cần được Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt, bằng cách cam kết sẽ bồi thường nếu các hành vi này của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Các hành vi đó được quy định cụ thể trong Luật TNBTCNN và hướng dẫn chi tiết tại Điều 3 TTLT số 19 bao gồm hành vi:

ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí