Thủ Tục Giải Quyết Yêu Cầu Bồi Thường Tại Cơ Quan Có Trách Nhiệm Bồi Thường

định tại Điều 26 Luật TNBTCNN và có thiệt hại thực tế xảy ra.

Ở đây, văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ được xác định cụ thể đối với loại văn bản hợp lệ, bao gồm: Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật; Kết luận nội dung tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Một điểm đáng lưu ý là mặc dù không quy định trực tiếp lỗi là một trong các căn cứ để xác định TNBTCNN, tuy nhiên, pháp luật về BTNN trong đạo luật riêng đã gián tiếp quy định về căn cứ này thông qua việc quy định một số trường hợp không làm phát sinh TNBTCNN, cụ thể là theo khoản 3 Điều 6 thì Nhà nước không có TNBT đối với các thiệt hại xảy ra nếu thiệt hại đó là do lỗi của người bị thiệt hại; hoặc người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc; hoặc thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.

1.4.5. Trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường

Theo tinh thần của việc ban hành một đạo luật riêng về BTNN trong đó, tạo một cơ chế thuận lợi và thông thoáng nhất cho người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường, bảo vệ quyền con người một cách toàn diện trong việc thực hiện quyền và bảo vệ lợi ích của mình liên quan đến tài sản bị thiệt hại và tinh thần, danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm hại. Do đó, Luật TNBTCNN đã quy định một thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tương đối toàn diện, bắt đầu từ việc thỏa thuận trực tiếp giữa người bị thiệt hại và cơ quan có TNBT đến việc cơ quan có TNBT và người bị thiệt hại không thực hiện đúng quy định của pháp luật về BTNN hoặc người bị thiệt hại không đồng ý với thỏa thuận chung, thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi

thường cho mình theo thủ tục TTDS tại Tòa án.

1.4.5.1. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan có trách nhiệm bồi thường

Pháp luật về BTNN quy định người bị thiệt hại phải thực hiện việc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại giải quyết bồi thường trước khi khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết. Quy định này không chỉ giúp cho người bị thiệt hại và cơ quan có TNBT có thể hiểu nhau hơn mà còn để cơ quan có TNBT có cơ hội chuộc lại những sai phạm đã gây ra, thể hiện tính chịu trách nhiệm của mình và tự bảo vệ lợi ích của Nhà nước trước người bị thiệt hại. Mặt khác, thủ tục này nhằm bảo vệ người bị thiệt hại trong việc cùng cơ quan có TNBT xác định đúng thiệt hại đã gây ra, thỏa thuận mức bồi thường giữa hai bên. Về cơ bản, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan có TNBT diễn ra như sau:

Bước một, sau khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, người bị thiệt hại sẽ gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có TNBT kèm theo văn bản này và giấy tờ, tài liệu có liên quan đến yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 16 Luật TNBTCNN về hồ sơ yêu cầu bồi thường. Nếu cơ quan có TNBT không thụ lý hoặc không hướng dẫn việc gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với hồ sơ yêu cầu bồi thường đã hợp lệ; hoặc quá thời hạn thụ lý là 05 ngày làm việc mà cơ quan có TNBT không hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung hồ sơ theo quy định thì người bị thiệt hại có quyền khiếu nại việc thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường quy định tại Điều 8 TTLT số 06.

Bước hai, cơ quan có TNBT phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì phải thụ lý trong thời hạn 5 ngày làm việc; trường hợp thấy không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm hướng dẫn người bị thiệt hại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Bước ba, ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, Thủ trưởng cơ quan có TNBT phải ra quyết định cử người đại diện giải quyết việc bồi thường theo đúng quy định về tiêu chuẩn và điều kiện về cử người đại diện quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 16, đó là, người đại diện phải hội tụ đủ các điều kiện là cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc tương đương; có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh trách nhiệm bồi thường và không phải là người liên quan của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại. Nếu người đại diện được cử không đủ điều kiện theo quy định hoặc cơ quan có TNBT không cử người đại diện thì người bị thiệt hại có quyền khiếu nại việc cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường quy định tại Điều 9 TTLT số 06.

Bước bốn, sau khi thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, trong thời hạn luật định là 20 ngày kể từ ngày cơ quan có TNBT thụ lý đơn thì cơ quan đó phải tiến hành “xác minh thiệt hại căn cứ vào tài liệu, chứng cứ gửi kèm đơn yêu cầu của người bị thiệt hại cũng như đối chiếu với những thiệt hại thực tế xảy ra đối với thiệt hại về vật chất và thiệt hại về sức khỏe để làm căn cứ xác định mức bồi thường” [44, tr.9]. Trong giai đoạn này, nếu người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá, giám định về tài sản và sức khỏe mà cơ quan có TNBT xác minh thì người bị thiệt hại có thể tự chi trả để được định giá, giám định lại nếu cơ quan có TNBT đồng ý. Đặc biệt, pháp luật về bồi thường còn quy định, trường hợp việc định giá, giám định lại của người bị thiệt hại là có căn cứ thì cơ quan có TNBT phải chi trả cho việc định giá, giám định đó. Nếu không, người bị thiệt hại có quyền khiếu nại về việc này quy định tại Điều 10 TTLT số 06.

Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam - 6

Bước năm, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có TNBT phải tiến hành việc thương lượng với người bị thiệt hại. Đây đươc coi là một thủ tục bắt buộc tại cơ quan có TNBT trước khi ra quyết

định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại. Đồng thời, đây cũng là bước để người bị thiệt hại chủ động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Do đó, kết quả của việc thương lượng giữa các bên sẽ là cơ sở để cơ quan có TNBT ra quyết định giải quyết bồi thường. Một điểm cần lưu ý là trong bất cứ trường hợp nào dù là thương lượng thành hoặc không thành thì cơ quan có TNBT vẫn phải ra quyết định giải quyết bồi thường căn cứ vào kết quả giải quyết bồi thường có chữ ký của các bên liên quan. Trường hợp người bị thiệt hại đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường và không khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường thì quyết định giải quyết bồi thường sẽ có hiệu lực pháp luật và là căn cứ để cơ quan có TNBT tiến hành các thủ tục cần thiết để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường hoặc hết thời hạn ra quyết định mà cơ quan có TNBT cố tình không ra quyết định về việc giải quyết bồi thường thì trong thời hạn 15 ngày khi quyết định này chưa có hiệu lực pháp luật, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết bồi thường.

Bước sáu, là việc cơ quan có TNBT thực hiện chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường tới tận tay người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 16. Một điểm lưu ý khi pháp luật về BTNN quy định thể hiện tinh thần bảo vệ quyền con người, quyền của người bị thiệt hại, thể hiện tính nhân văn sâu sắc khi quy định chỉ khi người bị thiệt hại tận tay nhận quyết định giải quyết bồi thường từ người đại diện giải quyết việc bồi thường hoặc từ chính quyền nơi cư trú, có ký nhận, thì khi đó, quyết định giải quyết bồi thường mới bắt đầu tính hiệu lực kể từ lúc người đó ký nhận trực tiếp.

Bước bảy, là việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại được quy định chi tiết, tương đối đơn giản và nhanh chóng theo quy định tại Điều 54 Luật TNBTCNN và các quy định của TTLT số 71, theo đó, cơ quan có TNBT phải chủ động việc lập hồ sơ xin cơ quan tài chính cùng cấp cấp kinh phí, sau khi nhận

được kinh phí bồi thường, trong thời hạn 5 ngày, cơ quan có TNBT phải tiến hành chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại mức tiền tại quyết định giải quyết bồi thường. Nếu quá thời hạn mà việc chi trả không được thực hiện hoặc việc chi trả không đúng thỏa thuận về phương thức và hình thức chi trả thì người bị thiệt hại có quyền khiếu nại về vấn đề này quy định tại Điều 13 TTLT số 06.

Bước tám, là việc xem xét TNHT căn cứ vào mức đỗ lỗi, mức độ thiệt hại và điều kiện kinh tế của cán bộ, công chức làm trái quy định của pháp luật gây ra thiệt hại, đồng thời, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đó theo quy định tại chương VII Luật TNBTCNN và TTLT số 04 về xem xét TNHT. Việc xem xét TNHT phải được Thủ trưởng cơ quan có TNBT ra quyết định rõ ràng về việc hoàn trả bao nhiêu, phương thức thế nào, lỗi gây ra là vô ý hay cố ý, hoàn cảnh kinh tế ra sao theo đúng nguyên tắc xác định mức hoàn trả theo quy định tại Điều 8 TTLT số 04 và phải chuyển giao quyết định hoàn trả cho người thi hành công vụ đó. Bên cạnh đó, nếu người bị thiệt hại phát hiện việc xem xét TNHT đối với công chức gây ra thiệt hại cho mình không đúng với quy định của pháp luật, thể hiện sự qua loa, bao che của cơ quan quản lý trực tiếp công chức đó; hoặc chính công chức gây ra thiệt hại không được nhận quyết định về việc hoàn trả để làm căn cứ tính ngày khởi kiện ra Tòa án nếu không đồng ý với quyết định hoàn trả thì người có nghĩa vụ hoàn trả có quyền khiếu nại về việc này tới Thủ trưởng cơ quan mình theo quy định tại Điều 14 TTLT số 06.

Riêng đối với việc bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động TTHS, do đặc thù của hoạt động TTHS, do yêu cầu của việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, đã đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính vì vậy, khó có thể tránh khỏi việc gây ra thiệt hại cho người khác. Vì vậy, pháp luật về BTNN đã quy định trong trường hợp thiệt hại do lỗi vô ý thì người có thẩm quyền tiến hành TTHS gây ra không phải chịu

trách nhiệm hoàn trả.

Ngoài các bước trên, một việc vô cùng quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền tài sản của người bị thiệt hại là việc cơ quan có TNBT phải tiến hành khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động TTHS bằng hình thức cải chính công khai. Đồng thời, trả lại tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Nếu việc trả lại tài sản diễn ra chậm quá 5 ngày kể từ khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ mà cơ quan có TNBT không thông báo cho người bị thiệt hại hoặc tài sản trả lại không như ban đầu thì người bị thiệt hại có quyền khiếu nại việc thực hiện thủ tục trả lại tài sản.

1.4.5.2. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Toà án

Ngoài ra, pháp luật về BTNN rất minh bạch và công bằng khi quy định người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường nếu hết thời hạn luật định là 15 ngày mà cơ quan có TNBT không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc khi họ đã nhận được quyết định nhưng không đồng ý với nội dung của quyết định đó để tạo thuận lợi nhất cho người bị thiệt hại bảo vệ quyền của mình. Về cơ bản, Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm là Toà án cấp huyện nơi cá nhân bị thiệt hại cư trú, làm việc, nơi tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở nơi thiệt hại xảy ra theo sự lựa chọn của người bị thiệt hại hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật về TTDS. Do xác định quan hệ TNBTCNN, xét về bản chất là quan hệ dân sự, nên Luật TNBTCNN đã quy định thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật về TTDS.

1.4.6. Về các thiệt hại được bồi thường và mức bồi thường

Pháp luật về BTNN ở Việt Nam quy định cụ thể và liệt kê rõ ràng từng

loại thiệt hại được bồi thường để một mặt, giúp người dân tự bảo vệ quyền của mình, tự xác định được thiệt hại mà mình bị gây ra và tự áng mức bồi thường mà bản thân sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật, để từ đó, thiện chí và hiểu biết hơn trong quá trình thỏa thuận, thương lượng với cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Mặc khác, giúp cơ quan Nhà nước bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tránh tình trang dân lạm dụng quyền yêu cầu bồi thường để trục lợi nhiều hơn mức Nhà nước gây ra thiệt hại, và để có cơ sở tính sát nhất đối với thiệt hại mà công chức của mình đã gây ra. Cụ thể, có 05 loại thiệt hại được pháp luật quy định như sau:

Một là, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 45 của Luật TNBTCNN trong đó, quy định rõ đối với các loại tài sản như: những tài sản bị xâm phạm là tài sản đã bị phát mại, bị mất; tài sản bị hư hỏng; thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản hoặc các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền được hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ được pháp luật về BTNN quy định cụ thể về mức tính thiệt hại mà người bị thiệt hại sẽ được Nhà nước bồi thường.

Hai là, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được chia thành 03 trường hợp cụ thể là: nếu xác định được người bị thiệt hại có thu nhập thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất; xác định có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu xác định thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ

quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Ba là, thiệt hại do tổn thất về tinh thần, là loại thiệt hại khó có thể đong đếm được với những gì người bị thiệt hại phải gánh chịu. Tuy nhiên, Nhà nước đã nỗ lực để liệt kê các trường hợp có thể được Nhà nước bồi thường vào đạo luật riêng về BTNN. Tuy rằng còn chưa đủ so với thực tế người bị thiệt hại gặp phải, tuy nhiên, phạm vi thiệt hại về tinh thần cũng phần nào được điểm tên, trong đó, cụ thể là thiệt hại do việc: bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định là hai ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù; bị thiệt hại chết được xác định là ba trăm sáu mươi tháng lương tối thiểu; sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu; bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian để tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định gười bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường.

Bốn là, thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết, trong đó, thân nhân của người bị thiệt hại sẽ được Nhà nước chi trả khoản tiền chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; và

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí