Một Số Điểm Mới Của Luật Tnbtcnn So Với Các Văn Bản Quy Định Trước Đây

bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của CQNN có thẩm quyền.

Năm là, thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ, trong đó, Nhà nước sẽ bồi thường khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Bên cạnh đó, đối với trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Có thể nói, việc liệt kê từng loại thiệt hại mà người thi hành công vụ có khả năng gây ra cho công dân của mình đã thể hiện việc tự nhận trách nhiệm cao của CQNN đối với mọi hình thức mà dù vô ý hay cố ý của công chức nhà nước gây ra cho người dân của mình trong quá trình thực thi công vụ, làm mất quyền và lợi ích của họ. Qua đó, bảo vệ người bị thiệt hại một cách toàn diện đối với những thiệt hại họ phải gánh chịu. Tuy nhiên, vẫn còn có những thiệt hại một số loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại rất quan tâm nhưng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa đề cập như phục hồi vị trí công tác, chế độ hưu trí, chi phí đi lại, ăn ở của người bị thiệt hại trong quá trình thực hiện khiếu nại, khiếu kiện không được Nhà nước chấp nhận bồi thường.

1.4.7. Việc áp dụng Luật TNBTCNN

Để bảo đảm sự rõ ràng trong áp dụng pháp luật, tại Điều 66 Luật TNBTCNN đã quy định rõ việc áp dụng pháp luật trong từng trường hợp, cụ thể là: đối với các trường hợp yêu cầu bồi thường đã được CQNN có thẩm

quyền thụ lý nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết theo Nghị quyết số 388 thì tiếp tục áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết. Còn đối với các trường hợp được bồi thường theo Nghị quyết số 388 và Nghị định số 47 đến thời điểm Luật TNBTCNN có hiệu lực mà còn thời hiệu theo quy định của các văn bản này nhưng chưa yêu cầu Nhà nước bồi thường hoặc đã yêu cầu nhưng chưa được thụ lý thì áp dụng các quy định của Luật TNBTCNN để giải quyết.

1.5. Một số điểm mới của Luật TNBTCNN so với các văn bản quy định trước đây

So với các văn bản quy định về TNBTCNN trước đây như Nghị quyết 388 và Nghị định số 47/CP thì Luật TNBTCNN năm 2010 đã có những quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết bồi thường; phạm vi được bồi thường; trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường; các yếu tố để thực hiện quyền con người một cách tối đa nhất khi bị xâm phạm lợi ích, tài sản, nhân phẩm, danh dự, sức khỏe…là quyền yêu cầu bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện ra Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường, quyền được thương lượng bình đẳng với cơ quan có TNBT của người bị thiệt hại; đồng thời, quy định những chế tài về trách nhiệm hoàn trả của công chức Nhà nước gây ra thiệt hại khiến Nhà nước phải bồi thường và có hình thức xử lý kỷ luật đối với mức độ lỗi và thiệt hại mà người đó gây ra. Đặc biệt, Luật TNBTCNN cũng quy định cụ thể về việc xác định lỗi của người thi hành công vụ cũng như quy định cụ thể các thiệt hại được Nhà nước bồi thường. Có thể nói, Luật TNBTCNN gần như đã bao quát đầy đủ những quy định trước đây tại các văn bản được Nhà nước ta quy định về TNBTCNN trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Theo đó, Luật TNBTCNN thể hiện tính ưu việt, chứa đựng nhiều điểm mới so với các văn bản quy định đó. Cụ thể là:

- Cơ chế giải quyết bồi thường thông qua việc cử người đại diện thực

hiện việc giải quyết bồi thường tại Luật TNBTCNN thay thế cho cơ chế thông qua Hội đồng xét giải quyết bồi thường quy định tại Nghị định số 47/CP. Theo đó, việc cử người đại diện được quy định cụ thể, chặt chẽ tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 16/NĐ-CP về tiêu chuẩn và điều kiện của người đại diện như vị trí và kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh trách nhiệm bồi thường, xác định rõ thẩm quyền của người đại diện, trong đó, để minh bạch và khách quan trong quá trình giải quyết bồi thường thì người đại diện phải là người không liên quan đến người thi hành công vụ gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- Thủ tục thương lượng tại cơ quan có TNBT là một thủ tục bắt buộc trong việc giải quyết bồi thường trong Luật TNBTCNN. Bởi lẽ, Điều 3 Nghị định số 47/CP quy định người bị thiệt hại có thể khởi kiện thẳng ra Toà án để giải quyết việc bồi thường dẫn đến việc cơ quan có TNBT chưa thực hiện đúng và đủ vai trò thực hiện giải quyết bồi thường của mình và gây quá tải cho hoạt động giải quyết bồi thường tại Tòa án. Luật TNBTCNN quy định chặt chẽ, chi tiết về thương lượng việc bồi thường tại cơ quan có TNBT trước khi khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Đây được coi là thủ tục bắt buộc khi thực hiện việc giải quyết bồi thường.

- Luật TNBTCNN thống nhất về mặt bằng pháp lý trong việc giải quyết bồi thường giữa các lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án bởi lẽ Nghị định số 47/CP và Nghị quyết 388 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết bồi thường chưa thống nhất, cụ thể là: về căn cứ yêu cầu bồi thường, Nghị định số 47/CP cho phép người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường ngay trong khi đó, Nghị quyết số 388 chỉ cho phép người bị thiệt hại được quyền yêu cầu bồi thường khi đã có văn bản xác định thuộc trường hợp bị oan - hay thuộc trường hợp được bồi thường. Về thủ tục thương lượng việc bồi thường, tại Điều 3 Nghị định số 47/CP quy định người bị thiệt hại có thể

Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam - 7

lựa chọn giữa việc yêu cầu cơ quan có TNBT thực hiện giải quyết bồi thường hoặc kiện thẳng ra Toà án giải quyết trong khi tại Điều 3 Nghị quyết 388 quy định rõ nguyên tắc giải quyết bồi thường bắt buộc phải thông qua thủ tục thương lượng tại cơ quan có TNBT và người bị thiệt hại chỉ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi thường khi hết thời hạn theo quy định mà cơ quan có TNBT không tiến hành thương lượng hoặc trường hợp thương lượng không thành. Về hình thức thể hiện kết quả thương lượng, tại Điều 6 Thông tư số 54 chỉ quy định việc lập biên bản đối với trường hợp thương lượng thành, còn đối với trường hợp thương lượng không thành thì không phải lập biên bản mà lập thành hồ sơ vụ việc để đề nghị Toà án giải quyết. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 11 Nghị quyết 388, việc có thương lượng được với người bị thiệt hại hay không thì cơ quan có TNBT vẫn phải lập cả biên bản thương lượng thành để ra quyết định bồi thường và biên bản thương lượng không thành để người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Từ thực trạng đó cho thấy các văn bản hướng dẫn này chưa đầy đủ và đồng bộ, do đó, một trong những mục đích đặt ra khi ban hành Luật TNBTCNN là “nhất thể hoá pháp luật về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, khắc phục tình trạng tồn tại hai mặt bằng pháp lý về bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính và tố tụng hình sự hiện nay” [9, tr.2], theo đó, Luật TNBTCNN về cơ bản đã khắc phục được những nhược điểm nêu trên khi quy định chi tiết về căn cứ yêu cầu bồi thường; thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; xác minh thiệt hại; thương lượng việc bồi thường; ra quyết định giải quyết bồi thường và giải quyết bồi thường tại Tòa án theo thủ tục TTDS.

- Luật TNBTCNN quy định cụ thể hơn một số bước trong thủ tục giải quyết bồi thường thông qua hai giai đoạn: thủ tục thương lượng bắt buộc tại cơ quan có TNBT (thương lượng ngoài tố tụng) và thủ tục giải quyết bồi thường tại Tòa án thông qua thủ tục TTDS.

Tóm lại, việc kế thừa, từng bước pháp điển hoá các quy định pháp luật còn phù hợp về TNBTCNN trước đây, đồng thời, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia về bồi thường nhà nước có thể vận dụng được phù hợp với điều kiện của nước ta, đã hình thành nên một đạo luật, một cơ chế thực hiện và bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người ở Việt Nam về BTNN một cách toàn diện và phù hợp với bối cảnh của đất nước và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

TRONG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trước khi có đạo luật riêng

Trước đây, khi chưa ban hành đạo Luật riêng về bồi thường nhà nước, theo một số nhà chuyên gia pháp luật nhận định dựa trên các quy định của pháp luật cũng như từ thực tiễn thì việc ban hành Nghị định số 47/CP được coi “là một bước tiến lớn trong việc hướng dẫn chi tiết, cụ thể và để triển khai thực hiện có hiệu quả Điều 623 và Điều 624 của Bộ luật Dân sự năm 1995” [32, tr.13] và Nghị quyết số 388 “là một bước đột phá trong việc Nhà nước nhận trách nhiệm về mình khi quyền lợi của người dân bị xâm phạm bởi người tiến hành tố tụng” [32, tr.13].

Có thể tính toán được những mặt tích cực và hiệu quả khi áp dụng các quy định của Nghị định 47/CP và văn bản hướng dẫn thi hành “trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2007 đã có 170 vụ việc được giải quyết, với số tiền bồi thường là hơn 16 tỷ đồng” [32, tr.16], ngoài ra, người bị oan sai còn được các cơ quan công an, tòa án, kiểm sát tiến hành phục hồi danh dự, khôi phục nhân phẩm khi bị kết án oan. Bên cạnh đó, đối với bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan trong tố tụng hình sự theo quy định của Nghị quyết số 388, sau 04 năm thi hành tính đến hết năm 2007, “các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết được gần 200 vụ, với số tiền phải bồi thường là gần 15 tỷ đồng” [32, tr.16]. Việc ban hành Nghị quyết này đã được dư luận nhân dân ủng hộ và đồng tình cao, tạm thời khắc phục được những sai phạm gây ra thiệt hại của người thi hành công vụ gây ra, bù đắp một phần tổn thất về vật chất và tinh thần cho người dân, người bị thiệt hại.

Có thể nói, trong giai đoạn này, quyền con người về bồi thường thiệt hại đã có được sự quan tâm không nhỏ từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, do phạm vi

điều chỉnh hẹp nên tác động của những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp về chế độ BTNN tại thời điểm này đều là văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý thấp, chưa ngang tầm với tính chất của chế độ TNBTCNN. Chứng minh cho nhận định này, thực tế, “Nghị định số 47/CP hầu như không phát huy tác dụng, chưa được áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự và hành chính” [32, tr.16]; việc giải quyết bồi thường chủ yếu được thực hiện thông qua thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính mà không trực tiếp áp dụng Nghị định số 47/CP; số lượng vụ việc được giải quyết bồi thường không tương xứng so với yêu cầu thực tế.

Bên cạnh đó, các quy định trong BLDS chỉ quy định chung chung về TNBT tại Điều 619 về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra và Điều 620 về BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra mà chưa có quy định cụ thể về cơ chế thực hiện trách nhiệm này. Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTDS 2004 đều có quy định về TNBT của cơ quan tiến hành tố tụng nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức ghi nhận quyền được bồi thường của người bị thiệt hại, trách nhiệm phải bồi thường của cơ quan tiến hành tố tụng mà chưa có cơ chế pháp lý cụ thể để thực hiện việc bồi thường này.

Theo đó, pháp luật về BTNN tại thời điểm này còn nhiều hạn chế, cụ thể, là phạm vi TNBT quy định hẹp, giới hạn phạm vi TNBT chỉ trong lĩnh vực hành chính và tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, cơ quan có TNBT không được xác định rõ ràng bởi vì về nguyên tắc, cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý công chức đã có hành vi gây thiệt hại. Trong lĩnh vực TTHS thì nguyên tắc này có ngoại lệ, thể hiện ở chỗ cơ quan giải quyết bồi thường lại là cơ quan cuối cùng làm sai. Theo Nghị quyết 388 thì cơ quan xử lý oan sau cùng là cơ quan có TNBT bất kể chuỗi hành vi làm oan trước đó là do cơ quan nào thực hiện. Ví dụ: cơ quan điều tra bắt tạm giam một

người, sau đó ra quyết định đình chỉ điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm bồi thường; cũng trường hợp này, nếu việc bắt tạm giam một người đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn thì Viện kiểm sát nhân dân đã phê chuẩn lệnh bắt có TNBT...Nếu người này bị Toà sơ thẩm tuyên có tội nhưng sau đó lại được Tòa án cấp phúc thẩm tuyên vô tội thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Đứng ở góc độ người bị thiệt hại thì nguyên tắc này là có lợi cho họ vì người bị thiệt hại có thể dễ dàng xác định được cơ quan có TNBT. Tuy nhiên, đứng ở góc độ cơ quan tiến hành tố tụng thì đây lại là điều khó chấp nhận vì các cơ quan tố tụng luôn cho rằng việc làm sai không chỉ bởi một cơ quan mà là bởi nhiều cơ quan. Đây chính là lý do dẫn tới tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng hay đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Trên thực tế còn có nhiều trường hợp rất khó xác định cơ quan nào có TNBT, nhất là khi có cán bộ của nhiều cơ quan cùng gây ra thiệt hại. Việc không có quy định để xác định một cách rõ ràng cơ quan nào có TNBT trong các trường hợp này đã gây ra nhiều khó khăn cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trong quá trình thực hiện quyền được bồi thường của mình.

Về thủ tục giải quyết bồi thường bao gồm thủ tục thương lượng tiền tố tụng; thủ tục giải quyết bồi thường tại Tòa án; thủ tục khôi phục danh dự và chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại; thủ tục giải quyết bồi thường tại Tòa án được áp dụng như thủ tục giải quyết vụ án dân sự thông thường tại Điều 12 Nghị quyết số 388 được quy định chưa rõ, chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của bị thiệt hại. Đối với việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính thì thủ tục còn rườm rà, không bảo đảm quyền của bên bị thiệt hại. Ví dụ, Điều 7 Nghị định số 47 chỉ quy định về việc xét giải quyết bồi thường thông qua một Hội đồng xét giải quyết bồi thường mà không quy định về thủ tục giải quyết bồi thường tại Tòa án. Đây rõ ràng là một sự hạn chế quyền về mặt tố tụng đối với người

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022