Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam - 2

TNBTCNN 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, mục đích của học viên là đưa ra được một cái nhìn toàn diện, có tính hệ thống và khoa học về các vấn đề pháp lý, thực tiễn liên quan đến quyền con người trong pháp luật về TNBTCNN tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những quan điểm, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN nhằm bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân về BTNN ở nước ta trong thời gian tới.

3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận dùng để nghiên cứu đề tài này là các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những cấn đề đặt ra trong khóa luận này là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh.

4. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Luận văn “Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu, phân tích những cơ sở lý luận tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam để khẳng định rằng Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ quyền con người cho những thiệt hại mà Nhà nước đã gây ra. Từ đó, nêu lên thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường nhà nước trong yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường qua các ví dụ cụ thể, điển hình trong lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.

Đồng thời, Luận văn tập trung phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTCNN, chỉ ra được các sai phạm chính dẫn đến bồi thường nhà nước mà cơ quan nhà nước có thể gây ra để người dân có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Qua đó, đánh giá tính phù hợp của pháp luật hiện hành về TNBTCNN đối với Nhà nước pháp quyền và đối với pháp luật quốc tế.

Sau cùng, Luận văn đưa ra quan điểm và kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam.

5. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn

TNBTCNN là một vấn đề mới, chỉ mới thực sự được biết đến kể từ khi Luật TNBTCNN năm 2010 ra đời, do đó, chưa có nhiều bài viết nghiên cứu vấn đề này. Luận văn này sẽ đi sâu nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn phát sinh, đánh giá được những hạn chế liên quan đến phạm vi bồi thường, đối tượng bồi thường, thiệt hại được bồi thường và khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại cũng như việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với thủ tục giải quyết bồi thường của cơ quan có TNBT. Học viên nghiên cứu đề tài này với tham vọng Luận văn sẽ là cẩm nang để người dân cũng như các cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước nghiên cứu, vận dụng để tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình, quyền và lợi ích của Nhà nước. Đồng thời, Luận văn được hy vọng sẽ là một phương tiện, mà thông qua đó, có tính chất tuyên truyền, giáo dục tới các đối tượng trong xã hội đã, đang và sẽ có liên quan đến TNBTCNN.

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong xây dựng, sửa đổi và thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền con người trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam. Thêm vào đó, luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứ, giảng dạy môn luật nhân quyền và các môn học khác có liên quan ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 3 Chương:

Bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước ở Việt Nam - 2

Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước.

Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền con người trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC


1.1. Khái niệm

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về quyền con người

1.1.1.1. Khái niệm về quyền con người

Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa của nhân loại mà trong đó, những giá trị này “được đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp và cá nhân con người trên thế giới” [52, tr.14]. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi khu vực trên thế giới có sự khác nhau về chính trị, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, do đó, hình thành nên rất nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người. Cho đến nay, có đến “gần 50 định nghĩa về quyền con người” [52, tr.41], theo đó, mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề về quyền con người khác nhau bởi lẽ mỗi định nghĩa lại phụ thuộc vào sự nhìn nhận chủ quan của mỗi cá nhân sống tại quốc gia đó, dân tộc đó.

Ở cấp độ quốc tế, Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người đã định nghĩa “quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có trác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [52, tr.41].

Ở Việt Nam, quyền con người thể hiện qua những ý niệm và hành động khoan dung nhân đạo xuất phát từ hàng nghìn năm lịch sử đất nước đoàn kết chống thù trong giặc ngoài, hun đúc từ nhiều thế hệ tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần tiêu biểu của dân tộc. Đó là sự cần cù, kiên trì, nhân ái, vị tha, tinh thần quật cường, đoàn kết của con người Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến

ngày nay. Xuất phát từ bối cảnh lịch sử đó, ở nước ta, quyền con người được hiểu là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [52, tr.42].

Như vậy, từ khái niệm mang cấp độ quốc tế đến khái niệm mang cấp độ quốc gia, mà ở đây là nước Việt Nam, cho thấy dù nhìn quyền con người ở góc độ nào và cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ; là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.

1.1.1.2. Đặc điểm của quyền con người

Quyền con người có đặc điểm cơ bản của riêng nó, mà trong đó, quyền con người mang tính phổ biến được hiểu là những quyền tự nhiên, vốn có, tất yếu của con người khi sinh ra, được áp dụng bình đẳng, không phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, giới tính, thành phần, xuất thân…Đồng thời, quyền con người còn mang tính không thể chuyển nhượng thể hiện ở việc các quyền đó không thể bị tước đoạt hay hạn chế một các tùy tiện bởi bất cứ ai, Nhà nước nào, chủ thể nào trong khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia cho phép; quyền con người mang tính không thể phân chia, mọi quyền đều có tầm quan trọng như nhau, việc tước bỏ hay hạn chế vát kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, gia trị và sự phát triển của con người. Và, quyền con người mang tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó, sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác và ngược lại.

1.1.2. Khái niệm về chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam

Bồi thường là việc “đền bù những tổn thất đã gây ra” [60, tr.191]. Về

mặt pháp lý, bồi thường thiệt hại là một dạng nghĩa vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại. Trong pháp luật dân sự, bồi thường thiệt hại là việc đền bù những tổn thất và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; vì vậy bồi thường thiệt hại là “hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại” [50, tr.31]. Bên cạnh đó, thiệt hại, về mặt pháp lý, là những tổn thất về tài sản, tổn thất về tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, nhân phẩm. Do đó, bồi thường thiệt hại là sự khôi phục lại những tổn thất trên bằng những cách thức và tiêu chí do pháp luật đặt ra.

Mục tiêu của Nhà nước là bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, do đó, đối với các thiệt hại gây ra trong khi thi hành công vụ cũng phải được pháp luật bảo vệ. Như vậy, khi Nhà nước thực hiện quyền lực công thông qua các hành vi thi hành công vụ của đội ngũ công chức mà gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân thì phải chịu TNBT. Do đó, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm khôi phục những tổn thất về tài sản, bù đắp những tổn thất về uy tín, tinh thần khi người thi hành công vụ gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực thi quyền lực công/trong quá trình thi hành công vụ. Khái niệm này có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, TNBTCNN là trách nhiệm mà trong đó Nhà nước có nghĩa vụ bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do CQNN, người thi hành công vụ gây ra. Nghĩa là, việc bồi thường thiệt hại được thực hiện cho tất cả các trường hợp có thiệt hại do hành vi của cơ quan, người thi hành công vụ nhà nước gây ra. Theo nghĩa hẹp, thì TNBTCNN là trách nhiệm pháp lý trong đó Nhà nước có nghĩa vụ phải bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ nhà nước gây ra.

Để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động thực hiện TNBTCNN, luôn

cần có sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật để bảo đảm các hoạt động này đi đúng với các chủ trương, định hướng, chính sách của Đảng, Nhà nước. Do đó, pháp luật về TNBTCNN được hiểu là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, từ các quy định của Hiến pháp, các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn thi hành điều chỉnh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các vấn đề khác có liên quan để thực hiện có hiệu quả trách nhiệm này. Như vậy, pháp luật về TNBTCNN là hệ thống quy tắc xử sự chung thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do các CQNN có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện TNBTCNN, xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ và hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

1.1.3. Khái niệm về bảo vệ quyền con người trong pháp luật trách nhiệm về bồi thường nhà nước ở Việt Nam

Từ những khái niệm nêu trên về quyền con người, về TNBTCNN, học viên cho rằng bảo vệ quyền con người trong pháp luật TNBTCNN là việc xây dựng một hệ thống quy tắc xử sự chung thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi hành công vụ giữa các CQNN có thẩm quyền với các cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

1.1.4. Quan hệ pháp luật về TNBTCNN

Có thể hiểu quan hệ pháp luật về TNBTCNN là những quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện TNBTCNN và được các quy phạm pháp luật về TNBTCNN điều chỉnh, trong đó các chủ thể có quyền và nghĩa vụ đối với nhau trên nguyên tắc bình đẳng và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Cũng

như các quan hệ pháp luật chuyên ngành khác, bên cạnh những đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ pháp luật về TNBTCNN có những đặc điểm riêng như sau:

1.1.4.1. Quan hệ TNBTCNN đối với tổ chức, cá nhân trong Nhà nước pháp quyền là quan hệ pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Pháp luật Việt Nam kể từ Bộ luật Dân sự 1995 đến Hiến pháp 2013 đều quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức nhà nước gây ra, theo đó, quan hệ BTNN là quan hệ pháp luật dân sự. Cũng có ý kiến cho rằng quan hệ pháp luật này vừa có tính dân sự, vừa có tính hành chính vì một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật luôn là Nhà nước. Bởi lẽ Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật thì có thể mang một trong hai tư cách như một chủ thể thông thường và tư cách của chủ thể của quyền lực công; theo đó, những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia với tư cách là chủ thể mang quyền lực công không phải là những quan hệ hợp đồng. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia và nhân danh quyền lực công phải là những quan hệ pháp luật có liên quan đến việc thực hiện những hoạt động thuộc về chức năng chính của Nhà nước. Trong quá trình thực hiện những hoạt động này mà Nhà nước gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức thì Nhà nước sẽ phải bồi thường. Việc bồi thường không phải do vi phạm các nghĩa vụ về hợp đồng, chính vì vậy TNBTCNN đối với các thiệt hại gây ra bởi hoạt động công quyền là TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng.

1.1.4.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Pháp luật TNBTCNN thực chất là một dạng cụ thể của TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng như đã phân tích ở trên, do đó, điều kiện phát sinh TNBTCNN được xác định là phải có thiệt hại xảy ra; thiệt hại đó bị gây ra bởi hành vi trái pháp luật; hành vi trái pháp luật được thực hiện trong quá trình thi hành công vụ; công chức gây thiệt hại phải có lỗi cố ý hoặc vô ý và có mối

quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra. Chính vì vậy, ngoài những điểm giống nhau thì giữa TNBTCNN và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có những điểm khác biệt, chứa đựng những yếu tố đặc thù về xác định TNBTCNN bao gồm: không quy định lỗi là một căn cứ xác định TNBTCNN; hành vi gây ra thiệt hại của người thi hành công vụ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là trái pháp luật; hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại của người thi hành công vụ phải thuộc các trường hợp được bồi thường mà Luật quy định.

1.2. TNBTCNN tại một số quốc gia trên thế giới

Chế định pháp luật về TNBTCNN là một chế định khá phức tạp và có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến chính sách pháp lý của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, với nỗ lực mong muốn bảo vệ triệt để các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm bởi hoạt động công quyền; kiểm soát, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, xu hướng lạm dụng quyền lực của những người thực hiện công quyền mà việc xây dựng và hoàn thiện chế định pháp luật này là hoàn toàn cần thiết [34, tr.68].

1.2.1. Quy định về TNBTCNN của một số quốc gia trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới, chế định pháp luật về BTNN của các nước có hai mô hình chính bao gồm nhóm quốc gia có đạo luật riêng về BTNN và nhóm các quốc gia không có đạo luật riêng về BTNN. Việc quy định TNBTCNN trong một văn bản luật riêng hay chỉ quy định tại một số điều trong văn bản luật chung của một số quốc gia, mục đích duy nhất và chung nhất, là nhằm bảo vệ một cách cao nhất, có hệ thống các quyền của con người trong việc thể hiện TNBTCNN. Do đó, có thể hiểu, dù ở quốc gia nào, dân tộc nào, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ra sao, hệ thống pháp luật quy định như thế nào, thì mưu cầu mang lại sự bình đẳng, dân chủ cho người dân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022