Đặc Điểm Cơ Bản Của Bảo Vệ Người Tố Cáo Theo Pháp Luật Hành Chính

cạnh việc tiếp cận theo góc độ quyền của chủ thể tố cáo, thì cũng cần xuất phát từ chính khái niệm tố cáo, bởi vì đó chính là nguyên nhân làm phát sinh nhu cầu bảo vệ. Như đã phân tích ở tiểu mục 2.1.1.2, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tố cáo là một quan hệ pháp luật hành chính. Hệ quả là cần định vị bảo vệ người tố cáo như một chế định của Luật hành chính. Luật hành chính được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện hoạt động quản lý hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định [137, tr.9-10, tr.21].

Về hình thức, chế định bảo vệ người tố cáo được biểu hiện thông qua hệ thống các quy phạm pháp pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo với mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo, những hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo. Các quy phạm pháp luật hành chính này hiện diện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật định, như: Hiến pháp, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,… Trong đó, Hiến pháp, Luật Tố cáo, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo, các Thông tư, Quy chế quy định quy trình tiếp công dân, quy trình xử lý đơn thư, quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí… có các quy định trực tiếp, cụ thể về bảo vệ người tố cáo. Ngoài ra, các quy phạm pháp luật hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác, như: Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Thanh tra, Luật Xử lý vi phạm hành chính... cũng góp phần thiết lập các các công cụ, biện pháp ngày càng có hiệu quả để bảo vệ người tố cáo.

Về mặt nội dung, trong mối tương quan với quyền được bảo vệ, chế định bảo vệ người tố cáo quy định các hình thức pháp lý hành chính có mục tiêu điều chỉnh là bảo đảm sự an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp cho người tố cáo. Theo một công trình nghiên cứu về bảo đảm và bảo vệ quyền con người, các hình thức pháp lý hành chính là các hình thức được các cơ quan nhà nước sử dụng trong hoạt động hành chính nhà nước - hoạt động chấp hành và điều hành. Là các biện pháp mang tính phương pháp được sử dụng trong hoạt động hành chính nhà nước nhằm bảo đảm trật tự xã hội, bảo đảm quyền con người. Bảo đảm quyền con người bằng các hình thức pháp lý hành chính là một dạng của bảo đảm pháp lý [61, tr.181-182]. Do đó, dưới góc độ lý luận về quyền, các hình thức pháp lý hành chính bảo vệ người tố cáo được hiểu là các hình thức được các cơ quan, tổ chức sử dụng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhằm mục tiêu bảo vệ người tố cáo. Chủ thể thực hiện các hình thức, biện pháp này chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước

Ở đây, việc bảo vệ người tố cáo là các biện pháp tác động cụ thể, trực tiếp nhằm bảo đảm sự an toàn, quyền, lợi ích hợp pháp cho người tố cáo và người thân thích với người tố cáo. Các biện pháp này nhằm giúp người tố cáo tránh khỏi nguy cơ bị đe dọa, trả thù hoặc áp dụng khi xảy ra hành vi xâm hại, hành vi đe dọa xâm hại đến vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo do việc tố cáo. Nói cách khác đây chính là những biện pháp mang tính trực tiếp để bảo vệ người tố cáo. Các biện pháp này là các biện pháp hành chính hoặc mang tính chất hành chính do pháp luật hành chính quy định. Nó có sự phân biệt rõ với những phương thức khác trong bảo vệ người tố cáo như: bảo vệ người tố cáo bằng Tòa án hay bảo vệ người tố cáo thông qua các hoạt động tố tụng…

Tóm lại, từ những phân tích về khái niệm bảo vệ người tố cáo theo hai hướng tiếp cận nêu trên có thể đi đến định nghĩa sau đây về bảo vệ người tố cáo:

Bảo vệ người tố cáo là một chế định của Luật hành chính quy định về phương thức, biện pháp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực

hiện quyền được bảo vệ nhằm bảo đảm những quyền con người của người tố cáo.

2.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính

Trên cơ sở tiếp cận khái niệm bảo vệ người tố cáo như trên, có thể thấy bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, khách thể của bảo vệ người tố cáo chính là quyền con người của người tố cáo. Trong giai đoạn hiện nay, khi chủ thể tố cáo luôn là cá nhân, là quyền của cá nhân thì đặc điểm này rất có ý nghĩa trong việc hiểu bản chất, mục đích của chế định bảo vệ người tố cáo. Mục đích của bảo vệ người tố cáo, suy đến cùng là bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Theo quy định của Hiến pháp, mọi người có quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở… Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc… Tự thân, tố cáo cũng là quyền con người. Vì thế, bảo vệ người tố cáo cũng chính là bảo vệ quyền con người, là bảo vệ chủ thể quyền con người, quyền công dân. Đây cũng chính là trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo hộ quyền con người, quyền công dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Thứ hai, chủ thể bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm trước hết và chủ yếu thuộc về Nhà nước. Điều này xuất phát từ mục đích, vai trò của tố cáo. Bằng việc tố cáo, người tố cáo đã giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước, các thiết chế có liên quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các sai phạm, hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người tố cáo có thể giúp ngăn chặn thiệt hại, cứu giúp tính mạng người khác, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Ngày càng nhiều quốc gia coi tố cáo như là một công cụ quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện tham nhũng cũng như các hành vi tiêu cực khác [199]. Không chỉ giúp các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật và phát hiện hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật, có mục tiêu đấu tranh cho lợi ích công, tố cáo còn được xem như là một công cụ hiệu quả để quản lý rủi ro trong các tổ chức, pháp nhân thuộc khu vực tư [193, tr.54]. Do đó, về mặt logic, bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm phát sinh mang tính khách quan của Nhà nước. Bên cạnh đó, việc tố cáo liên quan tới không chỉ các hoạt động quản lý nhà nước mà còn tới hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân khác trong xã hội, nên các tổ chức, cá nhân này cũng cần được coi là có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo trong những lĩnh vực, công việc cụ thể. Chẳng hạn, người tố cáo sử dụng dịch vụ bưu chính để gửi đơn từ, tài liệu thì những nhân viên bưu chính cũng cần phải có ý thức tôn trọng, bảo vệ tính riêng tư, bí mật về thông tin cho người tố cáo.

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 8

Thứ ba, về phạm vi và nội dung bảo vệ người tố cáo. Nếu khách thể của bảo vệ người tố cáo là quyền con người của người tố cáo thì hệ quả là phạm vi và nội dung bảo vệ người tố cáo sẽ có đặc điểm là gắn với quyền con người nhưng liên quan tới việc bảo đảm cho quyền con người không bị những tổn hại, xâm phạm khi thực hiện việc tố cáo. Trong khi thực hiện việc tố cáo, người tố cáo, về cơ bản có rủi ro về nhân thân, về tài sản, công việc, thậm chí là tính mạng. Những rủi ro đó xuất phát từ bối cảnh khi thực hiện tố cáo, người tố cáo trở thành: (i) đối tượng của sự trả đũa, trả thù, đe dọa, trù dập của người bị tố cáo; (ii) đối tượng của dị nghị, dèm pha, phân biệt đối xử và áp lực xã hội. Những rủi ro này có thể trở thành những hành vi hiện thực xâm hại đến người tố cáo. Như vậy, về cơ bản, các quyền con người cần bảo vệ cho người tố cáo là các quyền về bí mật cá nhân, quyền được đối xử công bằng, quyền về tài sản, công việc, sức khoẻ và các quyền nhân thân cơ bản như danh dự, nhân phẩm... Theo pháp luật hành chính ở Việt Nam, “bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo” [118]. Theo đó, pháp luật đề ra các biện pháp pháp lý cụ thể và quy định các cơ quan có thẩm quyền, trách

nhiệm và trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tố cáo.

Nhìn bảo vệ người tố cáo dưới góc độ là một quyền con người của người tố cáo, các hình thức pháp lý hành chính bảo vệ người tố cáo bao gồm hai loại:

- Các hình thức pháp lý hành chính mang tính chất bảo đảm cho người tố cáo thực hiện quyền được bảo vệ, gồm có: (i) Trình tự, thủ tục bảo vệ; (ii) Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, như: bảo vệ bí mật thông tin người tố cáo, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm… (iii) Các biện pháp khắc phục, phục hồi, như: bảo vệ vị trí công tác, việc làm…

- Các hình thức pháp lý mang tính chất bảo vệ quyền, gồm có: Trách nhiệm hành chính; trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm vật chất và khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh các hình thức trách nhiệm có tính chất hành chính điển hình vừa nêu, các hình thức bảo vệ quyền của người tố cáo rất chú trọng vào các biện pháp khắc phục, khôi phục quyền lợi, bồi thường thiệt hại cho người tố cáo. Những biện pháp khắc phục có thể được tính không chỉ gồm phần lương bị mất mà còn cả bồi thường cho tổn thất do chịu đựng đau khổ. Ví dụ, theo pháp luật Anh, Tòa án phán quyết rằng bồi thường có thể được dự phòng cho sự đau khổ, dựa trên hệ thống được phát triển căn cứ vào sự phát triển theo luật chống phân biệt đối xử [63]. Tại Hàn Quốc, người tố cáo có quyền yêu cầu Ủy ban Chống tham nhũng và bảo vệ quyền con người (ACRC) trả tiền cứu trợ nếu họ phải đối mặt với thiệt hại về tài chính hoặc tiền chi tiêu, chẳng hạn như chi phí y tế, chi phí di chuyển cho sự tranh chấp hay tổn hại trong tiền lương, là kết quả của việc tố cáo. ACRC cũng có thể yêu cầu phục hồi và chuyển giao hoặc sắp xếp các cơ hội việc làm mới [63], [161].

2.1.3. Vai trò của điều chỉnh pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo

Pháp luật nói chung có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Đồng thời là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi người, mỗi công dân [141], [142], [143].

Có tác giả cho rằng pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý xã hội cần thiết, mà còn rất quan trọng và hiệu quả. Trong xã hội Việt Nam hiện nay, pháp luật là vũ khí chính trị để nhân dân Việt Nam chống lại các lực lượng thù địch, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội; là phương tiện mà thông qua đó Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xã hội; là cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước Việt Nam tổ chức và hoạt động; là công cụ để Nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; là công cụ để thiết lập, bảo đảm công bằng xã hội, thực hiện dân chủ XHCN; là phương tiện giáo dục con người mới; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc hình thành những quan hệ mới trong xã hội; là công cụ bảo vệ hữu hiệu quyền công dân, quyền con người; đồng thời pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện cho những công cụ quản lý xã hội khác phát triển vì xã hội công bằng, văn minh, tốt đẹp hơn [70].

Là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo có những vai trò chủ yếu sau:

- Pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo đóng vai trò thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thành mục tiêu chung, nhiệm vụ chung của xã hội. Các quan điểm, chủ trương, chính sách về bảo vệ người tố cáo trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, như: Nghị quyết số 04/NQ- TW ngày 21/8/2006 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí [1]; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí [3]; Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, „tự chuyển hóa” trong nội bộ [4]; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 15/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án

tham nhũng [15]; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí [16],… đã và đang được thể chế hóa thành các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Đặc biệt, chủ trương, quan điểm của Đảng trong Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực [18]; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng [42] đang đặt ra yêu cầu tiếp tục thể chế hóa pháp luật, hoàn thiện hơn nữa pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

- Pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo thiết lập cơ sở pháp lý, khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội thực hiện việc bảo vệ người tố cáo. Đó là khuôn khổ cho các hoạt động, hành vi của cả chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và người cần được bảo vệ. Xuất phát của điều này là bởi vai trò và giá trị cao nhất của pháp luật là chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội [152, tr.130]. Không những thế, pháp luật về bảo vệ người tố cáo còn là thành tố chính cấu thành nên cơ chế bảo vệ người tố cáo, là bảo đảm pháp lý hết sức quan trọng cho việc thực hiện bảo vệ người tố cáo trên thực tế.

- Pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo giáo dục, nâng cao ý thức con người trong xã hội. Vì với tư cách là những chuẩn mực, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trong đó pháp luật hình thành tính hướng thiện trong hành vi của chủ thể [68]. Pháp luật là những quy tắc xử sự do Nhà nước xác lập nhằm điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội. Do đó, sự điều chỉnh của pháp luật ở đây có vai trò nhằm chống lại cái ác bảo vệ cái thiện, hướng con người hành động trong mối quan hệ vươn tới cái thiện [68]. Cụ thể, pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân, mỗi cá nhân và toàn xã hội, góp phần xây dựng văn hóa công vụ, văn hóa pháp lý và dư luận xã hội lành mạnh, tích cực trong việc bảo vệ người tố cáo.

- Pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo là sự nội luật hóa các cam kết quốc tế, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo. Pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo đã chuyển tải nội dung các Hiến chương, Tuyên ngôn, Công ước, Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết thành pháp luật quốc gia, đồng thời bảo đảm thực hiện cho các văn bản pháp lý quốc tế đó ở trong nước. Như Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị, Công ước của Liên hợp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa… Đặc biệt là Công ước của Liên hiệp quốc về phòng, chống tham nhũng (UNCAC) có yêu cầu, các quốc gia khi tham gia ký kết cần xem xét, rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành những quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia mình, nhằm bảo vệ người tố cáo trước những đối xử bất công từ phía người bị tố cáo và những người có liên quan [129].

2.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo

2.2.1. Các nguyên tắc pháp lý trong việc bảo vệ người tố cáo

Các nguyên tắc pháp lý trong việc bảo vệ người tố cáo được chia thành hai nhóm: các nguyên tắc cơ bản và các nguyên tắc kỹ thuật pháp lý.

Các nguyên tắc pháp lý cơ bản trong việc bảo vệ người tố cáo là những nguyên tắc chung của Luật hành chính. Là một chế định của Luật hành chính, pháp luật về bảo vệ người tố cáo cũng chịu sự chi phối của các nguyên tắc chung của Luật hành chính Việt Nam. Đó là các nguyên tắc Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, pháp chế,… Đặt trong lĩnh vực cụ thể là bảo vệ người tố cáo, các quy định pháp luật được ban hành, được thực thi phải phản ánh các nguyên tắc chung của Luật hành chính. Những nguyên tắc chung, cơ bản này xác định những vấn đề cốt lõi, bản chất của chế định bảo vệ người tố cáo.

Dựa trên các nguyên tắc pháp lý cơ bản, có một số nguyên tắc cụ thể mang tính kỹ thuật được sử dụng trong chế định bảo vệ người tố cáo. Những nguyên tắc mang tính kỹ thuật này được thể hiện trong pháp luật quốc tế và pháp

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 26/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí