Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Bảo Vệ Người Lao Động Sau Thời Gian Làm Việc Ở Nước Ngoài

phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việcnước ngoài và Luật Xử lý vi phạm hành chính để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Theo đó các văn bản pháp luật nên thống nhất quy định: Hình thức xử phạt chính chỉ có là Phạt tiền; Hình thức xử phạt bổ sung là: Đình chỉ hoạt

động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Đình chỉ việc

thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động (từ 01 tháng đến 03 tháng, 04 tháng

đến 06 tháng, 07 tháng đến 12 tháng). Ngoài ra bổ sung thêm hình thức thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thiết nghĩ đây là một hình thức xử phạt không thể thiếu và có tính răn đe cao đối với những doanh nghiệp có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vì thế Nghị định 95/2013/NĐ-CP loại bỏ hình thức xử phạt bổ sung này là chưa hợp lý. Biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại

ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động hoặc hoàn trả khoản tiền đào tạo

đã thu của người lao động (nếu có); Buộc đóng đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định; Buộc hoàn trả đủ tiền cho người lao động; Buộc nộp số tiền ký quỹ theo đúng quy định; Buộc đưa người lao động về

nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền của Việt Nam. Bổ sung thêm biện pháp buộc bồi thường

thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

+ Bổ sung thêm quy định xử phạt tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 95/NĐ-CP đối với hành vi thu tiền của người lao động vượt quá mức tổng thu nhà nước quy định đối với một số thị trường lao động đặc thù.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

+ Cần cân nhắc theo hướng giảm mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm của người lao động trong các trường hợp: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú, Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng, sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi

làm việc theo hợp đồng để giảm gánh nặng kinh tế mà người lao động phải chịu đồng thời giảm bớt tình trạng trốn tránh, sống chui lủi không dám ra đầu thú của người lao động dẫn đến đẩy người lao động liên tiếp hết rủi ro này đến nguy cơ khác.

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 14

- Tăng cường biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng đối với lợi ích của người lao động, lợi ích của nhà nước từ mức 2.000.000 đồng trở lên (theo mức tương ứng của Bộ luật hình sự) để răn đe các đối tượng là những người trung gian cò mồi, cố ý lừa gạt người lao động để hưởng lợi bất chính. Để tránh bỏ sót tội phạm, cần xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân (người đứng đầu, nhân viên trong tổ chức) trong việc để xảy ra các sai phạm, nhất là các sai phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng và xử lý bằng chế tài hình sự, có như vậy mới đủ sức răn đe những đối tượng phớt lờ các quy định của pháp luật, cố tình vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động như trong thời gian qua.

* Ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Việc ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giải quyết triệt để, hiệu quả, thỏa đáng những tranh chấp này, bảo vệ kịp thời người lao động. Văn bản hướng dẫn cần làm rõ các nội dung:

- Các nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Pháp luật cần quy định: Tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết hoặc thương lượng giữa hai bên trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc gia tiếp nhận và các thỏa thuận

quốc tế và Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.

- Phân loại tranh chấp trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trên cơ sở phân loại đó hướng dẫn các thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết tranh chấp.

- Quy định cơ chế giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết tranh chấp, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp.

Việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ liên quan đến pháp luật quốc gia mà còn liên quan đến pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. Do vậy khi Nhà nước ký kết các điều ước quốc tế về hợp tác trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần xem xét thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm thực hiện chức năng bảo hộ pháp lý cho công dân, tổ chức của mỗi quốc gia mình.

3.2.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài

* Quy định đảm bảo cho người lao động Việt Nam được hồi hương sau thời gian làm việc ở nước ngoài.

Tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm bảo vệ người lao động trên đường đi ra nước ngoài và về nước, mỗi chuyến bay của lao động phải cử cán bộ đại diện của đơn vị mình đi cùng đoàn bay, đón lao động ở sân bay, đưa lao động đến địa điểm làm việc đã thỏa thuận, khi người lao động về nước cần phối hợp với phía đối tác đưa tiễn lao động ra sân bay hồi hương về nước an toàn.

* Quy định cụ thể việc thực hiện các quy định về hỗ trợ người lao động sau khi về nước.

- Bổ sung quy định khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng người lao động đã từng đi làm việc ở nước ngoài vào những công việc phù hợp.

- Cụ thể hóa quy định hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho người lao động sau khi

về nước (điều kiện, thủ tục, mức vay, lãi suất vay,...)

- Quy định xử lý đối với các cá nhân, tổ chức không thực hiện nghiêm túc các quy định về hỗ trợ người lao động sau khi về nước.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn không chỉ đối với các cá nhân, tổ chức đưa đi mà còn đối với cả với Chính phủ các nước. Chính vì vậy để làm tốt công việc này trong mỗi giai đoạn của tiến trình di cư, Việt Nam cần thực hiện tốt các công việc sau:

3.2.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

* Nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Việc đào tạo người lao động trước khi xuất cảnh phải được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp. Kinh nghiệm của các nước láng giềng cho thấy muốn bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trước hết cần nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài, đa dạng hóa các ngành, nghề đào tạo để cung ứng theo yêu cầu của các thị trường khác nhau, như ở Philippin - một cường quốc về xuất khẩu lao động, nguồn cung ứng lao động rất đa dạng, chất lượng cao, thường xuyên đảm nhận các vị trí quan trọng trong quản lý và điều hành công ty. Trong bất kỳ lĩnh vực nào họ cũng đều thể hiện được trình độ tiếng Anh, tính chịu khó, tận tâm với công việc, ý thức kỷ luật cao... nên họ được nhiều thị trường lao động ưa chuộng và trả lương cao. Muốn có được nguồn lao động có chất lượng Việt Nam cần:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề, quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này cần có sự phối hợp với nhau để tìm hiểu, phân tích, dự báo nhu cầu

của thị trường lao động nước ngoài để xác định chỉ tiêu đào tạo cho phù hợp.

- Các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo nghề và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của từng thị trường. Bên cạnh đó, cần tổ chức tốt việc giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh, giáo dục tác phong làm việc công nghiệp, điều mà đa số người lao động Việt Nam đang rất thiếu.

- Phải trang bị đầy đủ cho người lao động những kiến thức cơ bản về pháp luật Việt Nam, pháp luật, đất nước, con người, phong tục, tập quán, văn hóa của quốc gia mà người lao động sắp đến làm việc, về quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nội dung hợp đồng, nội quy nơi làm việc, nội quy ký túc xá... Đồng thời phải giáo dục người lao động nhận thức một cách sâu sắc về vị trí, vai trò của họ khi làm việc ở nước ngoài: họ là ai, họ cần làm gì, không nên, không được làm gì để hoàn thành phận sự của mình; giúp người lao động nhận thấy vai trò của họ khi đi làm việc ở nước ngoài không chỉ nhằm mục đích nâng cao khả năng tự bảo vệ mình mà còn hướng tới xây dựng “nhà ngoại giao nhân dân” để đưa hình ảnh về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

- Tổ chức thi kiểm tra trình độ lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo mục tiêu chỉ đưa những người lao động đủ điều kiện, đạt trình độ đi làm việc ở nước ngoài.

- Thường xuyên nâng cao trình độ, trách nhiệm đào tạo, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

* Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Thực hiện đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhà nước cần:

- Trang thiết bị, phương tiện, in ấn, phát hành các văn bản pháp luật, sách, báo, tài liệu về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sao cho các nguồn thông tin đó đến với người lao động một cách nhanh chóng, sâu rộng nhất. Công tác tổ chức, tuyên truyền, tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực này cũng cần được coi trọng. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường xuyên cử cán bộ làm công tác tuyên truyền thông tin pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài đến các đơn vị địa phương mình quản lý.

- Yêu cầu các doanh nghiệp trước khi thực hiện công tác tuyển chọn, tư vấn lao động tại các địa phương phải cung cấp các hồ sơ, thông tin thị trường mà mình đang tuyển dụng đã được Cục quản lý lao động chấp phép, báo cáo xin phép Sở Lao động - Thương binh và xã hội của tỉnh.

- Phối hợp với các doanh nghiệp quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của người lao động Việt Nam ở nước ngoài thông qua việc cung cấp sách, báo tiếng Việt, tổ chức các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở những điểm có nhiều người lao động Việt Nam sinh sống và làm việc.

- Tổng kết, biểu dương và phổ biến những cách làm hay, có hiệu quả trong lĩnh vực này, có hình thức khen thưởng phù hợp với những cá nhân người lao động điển hình, tích cực, có thành tích khi làm việc ở nước ngoài.

- Kiểm soát hoạt động thông tin, quảng cáo, tuyên truyền về xuất khẩu lao động của các cá nhân, tổ chức trên các phương tiện thông tin đại chúng (internet, báo, đài, ti vi, ...) để tránh tình trạng người lao động bị lừa đảo.

* Nâng cao ý thức tự bảo vệ của người lao động.

Vận động người lao động nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân trước khi đi làm việc ở nước ngoài là một giải pháp rất quan trọng. Hơn ai hết, chính người lao động là người hiểu rõ hoàn cảnh, khó khăn mà bản thân mình đang mắc phải. Trước khi cầu cứu đến các doanh nghiệp, đến các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, mỗi một người lao động cần có ý thức bảo vệ mình. Sự giúp đỡ từ phía bên ngoài của các doanh nghiệp, của cơ quan chức năng cộng thêm sự tự nỗ lực bảo vệ mình sẽ góp phần giảm thiểu bớt những khó khăn, rủi ro mà người lao động phải hứng chịu. Tuy nhiên, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hiện nay phần đông là lao động nông thôn, trình độ học vấn thấp, ngoại ngữ kém, thiếu hiểu biết nên luôn có tư tưởng ỷ lại, không tự làm chủ bản thân, trông chờ vào người quản lý, người phiên dịch giải quyết thay các công việc có liên quan. Chính vì vậy khi có mâu thuẫn xảy ra, phần lớn họ không biết tự bảo vệ mình. Hạn chế này có thể khắc phục được nếu làm tốt công tác tư vấn, đào tạo lao động, phải giải thích cho lao động hiểu hậu quả của việc vi phạm pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là việc bỏ trốn hợp đồng, cư trú bất hợp pháp để người lao động có ý thức thực hiện các thỏa thuận hợp đồng và chấp hành pháp luật tốt hơn.

Ngoài ra, các cán bộ tuyển chọn lao động cần tư vấn, giải thích cho người lao động hiểu tầm quan trọng của việc đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài để người lao động tham gia tích cực, thực chất các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nhằm tránh tình trạng học tập đối phó, hình thức.

Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp quên hoặc cố tình không cung cấp địa chỉ của các cơ quan quản lý, đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài cho người lao động thì chính người lao động phải chủ động yêu cầu các cá nhân, tổ chức đưa mình đi làm việc ở nước ngoài cung cấp đầy đủ cho mình để phòng trường hợp gặp bất trắc, rủi ro mà doanh nghiệp không giải quyết hoặc không thể giải quyết được họ có thể tìm đến các cơ quan này cầu cứu.

* Tiếp tục đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, hiệp định song phương về bảo vệ lao dộng đi làm việc ở nước ngoài.

Để bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài các quốc gia gửi lao động nói chung và Việt Nam nói riêng không thể phó mặc cho Liên Hợp quốc, ILO và các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam cần chủ động đóng vai trò tiền phong, gương mẫu trong vấn đề này, phê chuẩn các công ước quốc tế về bảo vệ người lao động di trú, đồng thời tích cực vận động, gây sức ép với các nước tiếp nhận lao động trong việc tham gia và thực hiện các công ước quốc tế về bảo vệ người lao động đo làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường đàm phán, ngoại giao với quốc gia tiếp nhận lao động ký kết các hiệp ước song phương nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động Việt Nam khi làm việc ở các quốc gia này. Các hiệp ước cần tiến tới các thỏa thuận sao cho người lao động Việt Nam đạt được sự bình đẳng, lợi ích tối đa khi làm việc ở các quốc gia này, ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước ngoài làm việc tại quốc gia mình.

3.2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài

* Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Để bảo đảm việc làm bền vững cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhà nước ta cần:

- Xây dựng một mạng lưới đại diện vững mạnh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ở nước ngoài nhằm quản lý và kịp thời trợ giúp người lao động khi họ có nhu cầu. Bên cạnh các ban quản lý lao động ngoài nước đã có, Nhà nước cần tiếp tục mở thêm các ban quản lý, cử thêm cán bộ đại diện quản lý lao động tại các thị trường mới, tiềm năng. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải củng cố và nâng cao năng lực các ban quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài nói chung và năng lực, trình độ trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý lao động làm việc ở nước ngoài nói

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022