Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 15

riêng; phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của các nước nhận lao động Việt Nam để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa đại diện sang quản lý, hỗ trợ người lao động; chú trọng phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và các doanh nghiệp thẩm định kỹ các hợp đồng, phát hiện và xử lý kịp thời những phát sinh liên quan để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài. Ngoài chức năng bảo vệ người lao động các cơ quan đại diện còn có thêm chức năng mở rộng thị trường và tìm kiếm đơn hàng tốt tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và có thu nhập cao.

- Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo danh sách người lao động xuất cảnh hàng tháng cho các Ban quản lý lao động hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận lao động (họ tên, số điện thoại, địa chỉ làm việc,...) để các Ban quản lý tiện theo dõi, đồng thời chủ động liên lạc nắm bắt tình hình sinh sống và làm việc của người lao động.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân trong thời gian người lao động đang làm việc ở nước ngoài tránh tình trạng “đem con bỏ chợ”.

- Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy định về việc mở các văn phòng đại diện, cử các cán bộ đại diện của cơ quan mình thường trực tại nước ngoài để vừa mở rộng quan hệ hợp tác với phía nước ngoài vừa tiện theo dõi, giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động.

- Đảm bảo cho tất cả những người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thường xuyên giữ được thông tin, liên lạc với gia đình, người thân, tổ chức, cá nhân đưa đi và các cơ quan nhà nước quản lý lao động ngoài nước.

- Các doanh nghiệp cần tăng cường mối quan hệ với các cơ quan nhà nước như: Cục quản lý lao động ngoài nước, Ban quản lý lao động và Cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước để nắm bắt tình hình lao động và giải

quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ việc phát sinh. Các doanh nghiệp có thể cùng phối hợp với nhau để bảo vệ người lao động đang làm việc tại một quốc gia, thường xuyên liên hệ với người lao động, cùng nhau khởi kiện những trường hợp người sử dụng lao động vi phạm hợp đồng. Đồng thời trước khi đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp cho người lao động số điện thoại, địa chỉ, trụ sở cơ quan đại diện của Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận để người lao động chủ động liên lạc khi cần thiết.

- Thiết lập các quỹ phúc lợi, quỹ hỗ trợ, trung tâm trợ giúp người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thông qua các tổ chức này người lao động có thể được chăm sóc sức khỏe, tư vấn, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ rủi ro...

* Đẩy mạnh hoạt động công tác thanh tra và xử lý vi phạm.

Các cơ quan Bộ, nghành, địa phương phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa người lao động đi làm việc bất hợp pháp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lừa đảo, theo đó các cơ quan quản lý cần:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc phỏng vấn lao động về các vấn đề: mức phí xuất cảnh, thời gian xuất cảnh, sự hiểu biết về nơi sắp đến làm việc... trước khi họ ra nước ngoài làm việc.

- Kiểm tra thường niên, kiểm tra đột xuất các cơ sở đào tạo, các văn phòng, trung tâm có hoạt động tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đối chiếu các nguồn tin báo của người lao động với các hồ sơ giấy tờ, hóa đơn thu tiền người lao động,...

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 15

- Tăng cường công tác kiểm soát cửa khẩu để phát hiện và kịp thời ngăn chặn việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.

- Xử lý nghiêm khắc đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, công khai quyết định xử lý vi

phạm trên phương tiện thông tin đại chúng sao cho nguồn thông tin đến sâu tận các địa phương để có người lao động đi làm việc ở nước ngoài có sự lựa chọn doanh nghiệp đưa mình đi làm việc ở nước ngoài hoặc để phòng ngừa, cảnh giác hơn đối với những doanh nghiệp này.

- Hiện nay tính chủ động trong công tác bảo vệ người lao động địa phương mình quản lý đi làm việc ở nước ngoài của các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện, tỉnh khá mờ nhạt vậy nên các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, phát hiện sai phạm pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn mình quản lý.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ, trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra và xử lý vi phạm, chú trọng đến việc kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý và bảo vệ người lao động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài

* Vận động người lao động Việt Nam về nước đúng quy định pháp luật

Lao động và cư trú ở nước ngoài bất hợp pháp là một trong những nguyên nhân đẩy người lao động rơi vào nhiều hoàn hoàn cảnh khó khăn như dễ bị bóc lột, bị lạm dụng quyền, lừa đảo thành nạn nhân của bọn buôn bán người,... Bởi vậy khi hết hạn hợp đồng làm việc ở nước ngoài hoặc vì bất kể lý do nào mà không thể tiếp tục thực hiện công việc ở nước ngoài được nữa thì các cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tích cực vận động người lao động Việt Nam về nước. Để đạt được điều đó thì:

- Các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có sự phối hợp với chủ sử dụng lao động nước

ngoài rà soát các đối tượng lao động hết hạn hợp đồng đồng thời tổ chức đưa tiễn các lao động này về nước đúng quy định.

- Các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thường xuyên nắm bắt tình hình lao động và số lượng lao động bỏ trốn khỏi hợp đồng ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp để từ đó có cơ sở yêu cầu sự giúp đỡ, can thiệp của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm và vận động số lao động bỏ trốn này về nước.

- Các cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần liên hệ chặt chẽ với thân nhân, gia đình người lao động để phối hợp thực hiện công tác vận động người lao động về nước đúng quy định.

- Hỗ trợ các thủ tục hồi hương cho người lao động, bao gồm: hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục hành chính, tài chính trong những trường hợp đặc biệt.

* Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ người lao động sau khi về nước.

Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ trước đến nay chỉ chú trọng làm sao đưa được thật nhiều người lao động đi mà chưa quan tâm là từ nước ngoài về, người lao động sẽ làm gì. Có thể thấy hành trình xuất ngoại của người lao động Việt Nam là: Thất nghiệp - Tìm đến doanh nghiệp - Vay vốn ngân hàng - Ra nước ngoài làm việc - Hết hạn hợp đồng về nước - Thất nghiệp. Một số người lao động đã tích lũy được số vốn kha khá sau thời gian làm việc ở nước ngoài khi trở về nước họ tự tạo được việc làm cho mình, còn đa số những người lao động còn lại khi trở về nước lại tiếp tục thất nghiệp. Vì vậy, nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cách chính sách hỗ trợ cho người lao động khi về nước như:

- Có phương án tiếp tục đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Tư vấn, giúp người lao động sử dụng và đầu tư vốn tích lũy được một cách có hiệu quả.

- Các tổ chức tín dụng cần mạnh dạn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với người lao động sau khi về nước.

- Sử dụng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong nước theo đúng tay nghề được đào tạo và đã làm ở nước ngoài.

- Nhà nước cần hỗ trợ cho những Doanh nghiệp có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi về nước.

Nếu có chính sách tiếp nhận và sử dụng số lao động này một cách hợp lý sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc hơn, đồng thời có thể hạn chế được tình trạng người lao động trốn lại nước ngoài không về nước sau khi hết hạn hợp đồng vì lo sợ thất nghiệp.

KẾT LUẬN

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của nhà nước đối với những công dân có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế - xã hội nước nhà nhưng lại phải thường xuyên đối mặt với nhiều rủi ro, bất lợi. Để thực hiện mục tiêu này, hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, mà sự thay đổi căn bản chính là sự ra đời của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, hàng loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện và các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác lao động với các quốc gia tiếp nhận lao động.

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách toàn diện cả trước khi đi làm việc ở nước ngoài, trong thời gian làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước là quan điểm chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình lập pháp, hành pháp. Những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thời gian qua đã chứng minh được đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và nhà nước, cần được tiếp tục phát huy, triển khai mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo. Các số liệu thống kê cho thấy số lượng lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài hiện nay rất lớn, số lượng lao động đang có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài những năm tới cũng sẽ tiếp tục tăng lên với số lượng đáng kể trong bối cảnh thực trạng giải quyết việc làm trong nước cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì cơ hội việc làm và có thu nhập ở nước ngoài càng rộng mở mà hoạt động xuất khẩu lao động nhờ đó cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên kéo theo sự phát triển đó là những hệ lụy xấu ảnh hưởng nghiêm trọng quyền và các lợi ích chính đáng của người lao động, quy định pháp luật cũ không thể điều chỉnh được các

quan hệ mới phức tạp, tinh vi hơn, cơ chế bảo vệ cũ không đủ mạnh để đạt được mục tiêu trừng phạt, răn đe và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để khắc phục điều đó, Nhà nước ta một mặt phải siết chặt quản lý, kiểm soát thường xuyên các hoạt động xuất khẩu lao động để phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật mặt khác phải nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với thực tại hơn. Những bất cập, thiếu sót của quy định pháp luật, những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện chính sách bảo vệ, cần được khẩn trương sửa đổi, bổ sung, nhất là cơ chế bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài và sau khi họ về nước cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa, hiện nay quy định bảo vệ người lao động mới chỉ làm tốt được khâu bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài chứ chưa làm tốt nhiệm vụ bảo vệ người lao động trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước. Hy vọng rằng những giải pháp và kiến nghị nêu trong luận văn có thể giúp ích cho các nhà lập pháp trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường lao động quốc tế, thúc đẩy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phát triển và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhà nước, xã hội và ngay chính gia đình và bản thân người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn Anh, Tình hình tội phạm lừa đảo thông qua hợp đồng xuất khẩu lao động thời gian qua, Trang thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương, cập nhật ngày 23/05/2013 23:14.

2. Đặng Nguyên Anh (2011), “Xuất khẩu lao động, một số vấn đề chính sách và thực tiễn”, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, tr.77-76.

3. Đặng Nguyên Anh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Trần Thị Bích, Đào Thế Sơn (2011), “Nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế - xã hội của di cư quốc tế tại Việt Nam”, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, tr.97-112.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch 02/2014/TTLT-BKHDT-BTC ngày 12 tháng 2 năm 2014 hướng dẫn lồng ghép nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện nghèo, Hà Nội.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư 21/2007 TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 10 năm 2007 hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 126/2007/NĐ- CP hướng dẫn một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.

6. Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính (2007), Thông tư liên tịch 16/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 4 tháng 9 năm 2007 quy định cụ thể về tiên môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.

7. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính (2013), Thông tư liên tịch số 31/2013/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022