Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 2

2. 2 Một quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạmtrẻ em theo pháp luật của Việt Nam hiện hành

Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc.

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990. Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác) và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ em được chế định trực tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số điều khác. Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, việc bảo vệ trẻ em cũng đã được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật phòng chống bạo lực gia đình…...

Hiện nay có các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em như: Những điều cần biết về quyền trẻ em – Tác giả Vũ Ngọc Bình, sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1996;

Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam - sách do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1996;

Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam - sách do Nhà xuất bản Tư pháp, xuất bản năm 2005;

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam – sách do Nhà xuất bản Tư pháp, xuất bản năm 2006;

Công ước về quyền trẻ em năm 1989 – cơ sở cho việc bảo vệ quyền trẻ em - Tạp chí luật học số 3 tháng 5, 6 năm 2003;

Quyền trẻ em trong pháp luật -bài viết của Thạc sĩ Lê Thị Nga đăng trên báo điện tử của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, số 5 ngày 21/07/2007;

Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam - Luận văn Thạc sĩ luật học Chu Mạnh Hùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Luận văn thạc sĩ tác giả Nguyễn Thị Huyền về đề tài Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em.

Luận án tiến sĩ tác giả Trần Hưng Bình về đề tài Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng Việt Nam.

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 2

Các biện pháp bảo vệ và trợ giúp nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực của tác giả Nguyễn Xuân Thu đăng trong tạp chí Luật.

3. Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về vấn đề bảo vệ trẻ em trở thành nạn nhân của tội phạm và thực tiễn các biện pháp bảo vệ vấn đề đó tại Việt Nam. Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em trước sự xâm hại của tội phạm.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các quy định pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

- Đánh giá nhận xét về bảo vệ nạn nhân của tội phạm dưới góc độ pháp lí.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận ngiên cứu về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp luật

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận là Chủ nghĩa Mác –Lênnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật.

Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản

- Phương pháp duy vật biện chứng và phươn pháp duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu.

- Phương pháp logic – lịch sử làm phương pháp chủ đạo.

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những kết quả đã phân tích và hình thành cái nhìn tổng quan về từ đó thấy được sự chuyển biến theo thời gian của việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

- Bên cạnh đó sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, tiếp cận hệ thống.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn đã cố gắng hệ thống về các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.

- Những kết quả mà luận văn mà nghiên cứu được, phần nào là tài liệu tham khảo giúp cho việc nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ‌

1.1. Khái quát nạn nhân của tội phạm là trẻ em

Trẻ em là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu phát triển của con người, về vị thế xã hội, trẻ em là một nhóm thành viên xã hội mà ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư cách là những chủ thể tích cực, có ý thức, nhưng cũng cần được gia đình và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc.

Khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng dưới góc độpháp lý trẻ em được xác định theo độ tuổi và độ tuổi của trẻ em tùy thuộc vào sự quy định của mỗi quốc gia và từng lĩnh vực mà trẻ em tham gia. Xét dưới khía cạnh Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trẻ em là một chủ thể pháp luật. Cũng như các chủ thể khác ( cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch hay pháp nhân), trẻ em có khả năng trở thành các bên tham gia quan hệ pháp luật, có được những quyền và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở nhũng quy phạm pháp luật.

Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu thế kỷ XVI,

XVII và XVIII đã kéo theo tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em một cách

phổ biến, khắp nơi trên thế giới, rất nhiều thảm kịch về trẻ em đã diễn ra. Thêm vào đó cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 -1918) đã đẩy hàng triệu trẻ em vào hoàn cảnh khốn khổ. Năm 1919, một tổ chức cứu trợ trẻ em đã được thành lập ở Anh và Thụy Điển. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã ban hành một số công ước nhằm bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vực lao động, việc làm và

bảo trợ xã hội. Năm 1923, người sáng lập ra Quỹ cứu trợ trẻ em ở nước Anh

– bà Eglantuyne Jebb, khởi thảo hiến chương trẻ em. Đây được coi là mốc quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.

Năm 1924, tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em được Hội Quốc Liên thông qua, năm 1948 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Năm 1959 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn (thứ 2) về quyền trẻ em gồm 10 điểm. Tuyên ngôn khẳng định “Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt nhất”. Điều 24 Công ước

quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 nêu rõ “Các trẻ em … phải được gia đình, xã hội và quốc gia bảo hộ”. Điều 10 Công ước quốc tếvề các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 quy định “Thanh thiếu niên phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột về kinh tếvà xã hội”. Một số văn kiện khác như Tuyên ngôn về việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong các trường hợp khẩn cấp hoặc xung đột vũ trang năm 1974. Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên năm 1985 cũng quy định nội dung tương tự. Về cơ bản trẻ em theo quy định của Công ước quốc về quyền trẻ em, trẻ em là những người chưa đủ18 tuổi; Theo quy định của pháp luật Việt Nam trẻ em là những người chưa đủ 16 tuổi. Như vậy, khái niệm quyền trẻ em được hiểu là những đặc quyền tựnhiên mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện.[14]

Thể chế hóa nội dung của quyền trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp luật là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người trực tiếp tiếp thu thụ động tình thương, lòng tốt của bất cứ ai mà còn có thể trở thành chủ thể của quyền. Theo quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì quyền trẻ em gồm có các nhóm quyền cơ bản:

quyền sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệvà quyền được tham gia. Trong các nhóm quyền đó quyền được phát triển là các điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về tinh thần, đạo đức, được học tập, vui chơi; Quyền được bảo vệ bao gồm tất cả các quy định trẻ em phải được chống lại tất cả các hình thức xâm hại. Để đảm bảo được quyền trẻ em thực hiện tốt và phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2016; Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991; Bộ luật Lao động năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2002; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Các nghị định, thông tư hướng dẫn và các văn bản dưới luật khác liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em đã được ban hành. Pháp luật đã quy định rõ các quyền của trẻ em được hưởng, khi các quyền đó bị xâm hại bởi hành vi phạm pháp luật thì lúc này trẻ em trở thành nạn nhân.

“ Khách thể của tội phạm có thể được định nghĩa là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên hoặc đe dọa thực tế gây nên thiệt hại đáng kể nhất định”. Một bộ phận quan trọng của khách thể của tội phạm là đối tượng tác động của tội phạm, để gây nên thiệt hại cho khách thể của tội phạm thì hành vi phạm tội phải tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Theo đó thì “ trẻ em” là một trong các đối tượng tác động của tội phạm. Đối tượng tác động này là chủ thể của quan hệ xã hội nên ngoài những đặc điểm chung thì trẻ em còn có các đặc điểm về tâm sinh lý. Về sinh lý, như chúng ta đã biết trẻ em là những người dưới 16 tuổi theo pháp luật Việt Nam và dưới 18 tuổi theo pháp luật Quốc Tế.

Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm phạm tội đối với trẻ em như sau: Phạm tội đối với trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi cố ý hoặc vô ý xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và các quyền khác của trẻ em mà pháp luật quy định, được thực hiện do người có năng lực hành vi dân sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Khái niệm "nạn nhân" có thể được truy trở lại từ các xã hội cổ đại.Nó được kết nối với khái niệm của sự hy sinh. Theo nghĩa ban đầu của thuật ngữ, một nạn nhân là một người hay một con vật được bị giết chết để tế lễ trong một buổi lễ tôn giáo để xoa dịu một số quyền lực siêu nhiên hoặc thần linh. Qua nhiều thế kỷ, từ này đã nhận thêm ý nghĩa. Bây giờ nó thường đề cập đến những cá nhân bị thương tích, mất mát, hoặc khổ đau vì bất kỳ lý do gì. Mọi người có thể trở thành nạn nhân của tai nạn, thiên tai,bệnh tật, hoặc các vấn đề xã hội như chiến tranh, phân biệt chủng tộc, săn lùng chính trị,và những bất công khác. Các “ nạn nhân của tội phạm” là những người bị tổn hại bởi các hành vi bất hợp pháp.

Trong đoạn 1 của Tuyên ngôn về Các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực", nạn nhân được định nghĩa như sau: "Nạn nhân có nghĩa là những người, từng cá nhân hay tập thể, đã bị tổn hại, bao gồm thương tích thể chất hoặc tinh thần, đau khổ về cảm xúc, mất mát về kinh tế hoặc sự suy yếu đáng kể các quyền cơ bản của họ, hoặc những thiếu sót vi phạm luật hình sự hoạt động trong các quốc gia thành viên, bao gồm cảnhững biện

pháp trừng phạt hình sự hay lạm dụng quyền lực". Một người có thể được coi là một nạn nhân theo tuyên ngôn này, bất kể thủ phạm đã được nhận dạng, bị bắt, bị truy tố, bị kết án hay chưa và không kể mối quan hệ gia đình giữa thủphạm và nạn nhân. Thuật ngữ "nạn nhân" cũng bao gồm, nếu thích hợp, gia đình trực hệ hoặc những người phụ thuộc trực tiếp của nạn nhân và những người mà do can thiệp để trợ giúp nạn nhân khi gặp khó khăn hoặc đã đển găn chặn sự vi phạm xảy ra xa hơn đã phải chịu đựng sự tổn hại.

Nạn nhân là những cá nhân hoặc cộng đồng bị thiệt hại, bao gồm cả thểchất hoặc chấn thương tâm thần, đau khổvề cảm xúc, tổn thất kinh tếhoặc suy yếu đáng kể quyền cơbản của họ, thông qua các hành động hoặc thiếu sót cấu thành vi phạm thô bạo của luật nhân quyền quốc tế, hoặc các vi phạm nghiêm trọng về nhân đạo quốc tếpháp luật. Trong trường hợp thích hợp và phù hợp với luật pháp trong nước, thuật ngữ "nạn nhân" cũng bao gồm gia đình hoặc người thân trực tiếp của nạn nhân trực tiếp và những người đã bị can thiệp trong việc can thiệp để giúp đỡ các nạn nhân gặp khó khăn hoặc đển găn ngừa quá trình nạn nhân hóa

Như vậy, nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền lợi ích hợp pháp khác. [1]

Theo điều 1 của Luật trẻ em 2016 quy định “ Trẻ em là những người dưới 16 tuổi”

Từ đó thể đưa ra khái niệm “ nạn nhân của tội phạm là trẻ em” là những người dưới 16 tuổi bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền lợi ích hợp pháp khác.

Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng tính mạng, sức khỏe của con người thì ai cũng có quyền được pháp luật bảo vệ khi bị xâm hại.

Với mỗi tiêu chí khác nhau, có thể phân loại nạn nhân của tội phạm là trẻ em thành những nhóm cơ bản (mang tính tương đối) sau đây:

 Yếu tố bị xâm hại

- Xâm hại thể chất: là bất kỳ hành vi cố ý nào gây thương tích hoặc chấn thương cho trẻ em bằng cách tiếp xúc cơ thể. Trong nhiều trường hợp, trẻ em là nạn nhân của lạm dụng thân thể. Các thuật ngữ đôi khi được sử dụng thay thế nhau bao

gồm hành hung thể chất hoặc bạo lực thể xác, và có thể bao gồm cả lạm dụng tình dục. Xâm hại về thể chất gồm những hành động bất kỳ hoặc hành vi không ngẫu nhiên nào gây thương tích, chấn thương hoặc đau đớn thể xác hoặc tổn thương cơ thể. Hành vi ngược đãi đối với trẻ em thường do sự trừng phạt của cha mẹ, của thầy cô, người nuôi dạy hoặc từ người sử dụng lao động. Hậu quả của những hành vi này trực tiếp để lại trên cơ thể của nạn nhân và chúng ta có thể nhìn thấy được như vết thâm tím, vết sung tấy, vết xước, gẫy xương…vv và có thểm giám định mức độ thương tật.

- Xâm hại tinh thần: là những hành vi của cha mẹ, người thân, người chăm sóc hay người có vị trí, quyền hạn ảnh hưởng đến trẻ lợi dụng sự yếu đuối phụ thuộc của trẻ đối với mình mà thực hiện những hành vi bao gồm lời nói, hành động, cử chỉ không làm tổn hại đến thể chất nhưng trực tiếp làm ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ, gây tổn thương về mặt tình cảm, tinh thần. Những hành vi xâm hại về tinh thần hậu quả không trực tiếp nhìn rõ ràng và nhanh chóng như hậu quả của những hành vi xâm hại về thể chất. Hậu quả của sự xâm hại về tinh thần có thể khiến trẻ em rơi vào tinh trạng hoảng loạn, rối loạn tâm thần hay mắc chứng bệnh trầm cảm.

 Hậu quả pháp lý của hành vi:

Theo điều 9 của Bộ luật hình sự 2015 ta có thể chia nhóm nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo mức độ hậu quả pháp lí mà pháp luật quy định đối với tội phạm

- Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 1 điều 9 quy định “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”

- Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 2 điều 9 quy định “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù”

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí