1.6. Tỷ lệ tái nghiện rất cao, tuổi càng trẻ càng rất khó cai nghiện. Theo thống kê của Bộ lao động - Thương binh - xã hội, tỷ lệ bình quân tái nghiện rất cao, tới trên 70 - 80%. Trong khi đó, tỷ lệ đối tượng được cai nghiện rất thấp, chỉ khoảng 20 - 25% tổng số đối tượng có hồ sơ quản lý, thời gian cai nghiện còn ngắn, quy trình cai nghiện chưa đủ để người nghiện phục hồi nhân cách do đó hiệu quả công tác cai nghiện còn yếu.
1.7. Tỷ lệ người nghiện mắc các bệnh truyền nhiễm do dùng chung bơm kim tiêm, nhiễm HIV và AADS khá cao, đang là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong tổng số người bị nhiễm HIV/AIDS ở nước ta hiện nay, 70% là do tiêm chích ma túy mà bị lây lan căn bệnh thế kỷ.
1.8. Nguy cơ trẻ em vị thành niên nghiện ma túy có chiều hướng hướng gia tăng. So với năm 1996 số trẻ em nghiện ma túy phát hiện được năm 1998 tăng 59,4% (năm 1996 có 1733 em nghiện ma túy, năm 1998 có 2764 em, tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc, Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.
2. Tệ nạn mại dâm
Tệ nạn mại dâm ở nước ta mới tái diễn lại và phát triển mạnh từ đầu những năm 90 đến nay, từ khi nước ta phát triển mạnh nền kinh tế thị trường và mở cửa, hợp tác vào giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê chính xác và đầy đủ vế số người hoạt động mại dâm trên toàn quốc. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tháng 3/2001 cả nước ước tính có 42.042 gái mại dâm, trong đó chỉ có 13.822 đối tượng có hồ sơ quản lý.
Đặc điểm tệ nạn mại dâm trong thanh thiếu niên là:
2.1. Xu hướng trẻ hóa đội ngũ gái mại dâm: Theo thống kê của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, 70% gái mại dâm ở nước ta hiện nay dưới 25 tuổi, còn tính dưới 30 tuổi, tức là trong độ tuổi thanh thiếu niên, gái mại dâm chiếm 88,3%. Đáng lưu ý là tỷ lệ gái mại dâm là người chưa thành niên khá cao, dưới 16 tuổi chiếm 0,6%, từ 16 - 17 tuổi chiếm 13%. Theo khảo sát, 11,3% gái mại dâm ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh có khách hàng từ tuổi vị thành niên.
2.2. Nạn mại dâm phát triển và lây lan trong phạm vi không gian rộng lớn, không chỉ nhà hàng, khách sạn, thành phố, thị xã mà đã xâm nhập cả về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; không chỉ trong nước mà cả phạm vi ngoài nước (các đường dây sextour, du lịch ra nước ngoài có thời hạn).
2.3. Đối tượng bán dâm trở nên đa dạng, phong phú về thành phần xã hội và phương thức hành nghề. Trước đây, đối tượng bán dâm chủ yếu là gái mại dâm xuất thân từ nông thôn, không nghề nghiệp (khoảng 78%) thì nay bổ sung vào đội ngũ bán dâm nhiều thành phần khác như làm dịch vụ (hớt tóc, mát sa), nữ thư ký, nữ sinh viên, nữ người dân tộc và thậm chí cả mại dâm nam (đối tượng thanh niên phục vụ cho các khách mua dâm là các "quý bà" sang trọng và đối tượng nam giới bán dâm cho khách đồng tính luyến ái. Đặc biệt, hiện tượng hàng trăm người đồng tính luyến ái tổ chức dạ hội tại thị trấn Long Hải (Bà rịa - Vũng tàu) 3/2002 báo động về sự lây lan hiện tượng mại dâm đồng giới trong xã hội.
2.4.Về trình độ văn hóa của gái mại dâm trước đây gái mại dâm chuyên nghiệp đa phần thất học hoặc trình độ văn hóa thấp, chủ yếu cấp I, cấp II nhưng nay qua khảo sát, tỷ lệ có trình độ cấp III trở lên trên 40%.
Thậm chí gần đây các cơ quan chức năng đã phát hiện đường dây gái mại dâm người mẫu với trình độ văn hóa khá trở lên.
2.5. Gái mại dâm có thu nhập từ trung bình khá trở lên (khoảng 1,5 đến 3 triệu đồng/tháng) chiếm 45%. Do đó, nhiều gái mại dâm rất khó hoàn lương vì họ khó chấp nhận thu nhập thấp như người dân lương thiện. Tỷ lệ gai mại dâm hoàn lương rất thấp. Số gái mại dâm được chữa trị, phục hồi chưa nhiều, thời gian giáo dục ngắn không đủ để phục hồi nhân cách. Trong 5 năm từ 1996 - 2000, mới có 22.400 lượt gái mại dâm được chữa trị, phục hồi (mới chỉ chiếm khoảng 50% số người có hồ sơ quản lý, trong khi đó có không ít gái mại dâm vào cơ sở chữa bệnh tới nhiều lần).
2.6.Gái mại dâm chuyên nghiệp có sức khỏe giảm sút do tần suất tiếp khách quá nhiều, mắc nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh xã hội. Một bộ phận gái mại dâm nghiện ma túy (Hà Nội: 21,2%); thành phố Hồ Chí Minh: 30,3%). Một số bộ phận gái mại dâm nhiễm HIV/AIDS.
2.7. Nạn kinh doanh thân xác trẻ em phát triển. Do ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường phục vụ những nhu cầu bệnh hoạn của "khách làng chơi", nhiều trẻ em gái bị lừa gạt "bán trinh", bị các chủ chứa kinh doanh, bóc lột thân xác quá mức. Số nữ thanh niên và trẻ em gái bị đưa ra nước ngoài làm mại dâm cũng khá lớn. Theo đánh giá của UNICEES và Tổ chức ECPAT trong khoảng 45000 gái mại dâm ở Campuchia hiện nay thì có tới 60- 65% là từ Việt Nam sang, trong đó có khoảng 30% còn trong tuổi vị thành niên.
III.Nguyên nhân tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn thanh thiếu niên đến phạm pháp và mắc các tệ nạn xã hội,. Trong thực tế, mỗi loại tội danh cụ thể, mỗi tệ nạn xã hội, và từng đối tượng vi phạm cụ thể có những nguyên nhân và hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, có thể tổng hợp một số nguyên nhân chung của tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong lứa tuổi thanh thiếu niên là:
1. Nguyên nhân về tâm lý lứa tuổi
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu thanh niên Trung ương DDoàn về các nguyên nhân chủ yếu của các thanh thiếu niên phạm pháp và mắc tệ nạn xã hội thì nguyên nhân về tâm lý lứa tuổi " thanh thiếu nhi còn nông nổi, bột phát đua đòi" đưa số người được hỏi xếp vào thứ hạng cao nhất: 75,6%. Các đặc điểm của lứa tuổi này như đang phát triển, đang tự khẳng định mình là người lớn, tò mò, hiếu động, thích khám phá cái mới, nếu không được giáo dục, định hướng đúng đắn và kịp thời thì rất dễ tiêm nhiễm cái xấu, dễ bị bạn bè xấu lôi kéo, kích động. Trong các nhóm tuổi thuộc độ tuổi thanh thiếu niên (từ 14 đến dưới 30 tuổi), thì ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi thanh thiếu nhi có nguy cơ cao nhất vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội (chiếm 61,1% số người được hỏi).
Ngoài ra, các đặc điểm của lứa tuổi trẻ như ưa phiêu lưu, mạo hiểm, thích cảm giác mạnh, liều lĩnh... cũng là nguyên nhân làm cho một số đối tượng mắc tội cướp giật, đua xe máy do không làm chủ được bản thân và không được giáo dục kịp thời.
2. Nguyên nhân về phía gia đình
Gia đình có vị trí và vai trò đặc biệt không gì thay thế được trong việc nuôi dưỡng và dạy dỗ con người khi còn trứng nước đến tuổi trưởng thành. Do đó, nếu thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc phương pháp giáo dục của gia đình không phù hợp, thanh thiếu nhi dễ có nguy cơ vấp ngã. Kết quả điều tra của Viện nghiên cứu thanh niên năm 1999 cho thấy, có 68,8% số người được hỏi cho rằng các nguyên nhân từ phía gia đình xếp thứ 2 (sau nguyên nhân tâm lý lứa tuổi) gây ra tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên.
3. Nguyên nhân do ảnh hưởng của sách, báo, phim ảnh kích dâm, bạo lực
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp thanh thiếu nhi sau khi xem băng, sách, báo, phim ảnh độc hại đã bị kích động tới cuồng loạn, hành động theo bản năng tầm thường, không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình.
Các tội danh thường xảy ra ở các đối tượng phạm pháp sau khi xem phim ảnh bạo lực, kích động là: cướp giật, giết người, hiếp dâm, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng (đua xe máy). Các tệ nạn xã hội nghiêm trọng như ma túy, mại dâm cũng có nguyên nhân do ảnh hưởng của văn hóa độc hại.
4. Nguyên nhân do nhận thức pháp luật của thanh thiếu niên còn yếu
Theo ý kiến của các cán bộ cảnh sát điều tra và nhiều nhà nghiên cứu thì còn một nguyên nhân khá quan trọng của đối tượng này là nhận thức pháp luật rất hạn chế. Do đó, họ không ý thức được mối nguy hiểm và hậu quả hành vi phạm tội của mình mà chỉ hành động theo bản năng cảm tính. Có một số đối tượng khi bị bắt mới biết mình phạm tội nghiêm trọng.
5. Nguyên nhân từ phía môi trường xã hội
Có rất nhiều nguyên nhân là môi trường xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu niên, đó là:
- ảnh hưởng của các nhóm bạn xấu, các băng nhóm tội phạm với nhiều thủ đoạn tinh vi lôi kéo, kích động dễ dẫn những thanh niên thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, thiếu bản lĩnh và nhận thức pháp luật tới sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc phạm pháp.
- Môi trường sống của thanh thiếu niên nhiều nơi bị "ô nhiễm" nghiêm trọng ở những xóm liều, xóm ma túy, địa chỉ đen,... Sống trong những gia đình hầu hết thành viên đều có tiền án tiền sự, buôn bán ma túy, thanh thiếu niên rất dễ bị sa ngã hoặc có đi giáo dục cải tạo về lại tiếp tục tái phạm.
- Sự thực thi pháp luật chưa nghiêm: ở nhiều lúc, nhiều nơi còn để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, còn tình trạng xem thường hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm ăn phi pháp, giải quyết các mối quan hệ cá nhân,... nên dễ dẫn tới hiện tượng thanh thiếu niên có biểu hiện coi thường pháp luật (con em cán bộ đua xe máy được "bảo lãnh", "bắt cửa trước, ra cửa sau").
6. Nguyên nhân kinh tế
Là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng thanh thiếu niên phạm pháp, cụ thể:
- Một bộ phận thanh niên thất nghiệp không có việc làm sinh tũng quẫn, làm liều.
- Sức hấp dẫn của tài sản, tiền bạc, lợi nhuận khổng lồ do cướp giật, buôn bán ma túy, tổ chức mại dâm mà có.
- Kinh tế thị trường mở ra nhiều hoạt động du lịch, dịch vụ dễ tạo ra lối sống ăn chơi, sa đọa, hưởng lạc... đưa mức độ "cầu" lên quá lớn, kéo theo các tệ nạn xã hội phát triển mà thanh thiếu niên là đối tượng bị tấn công đầu tiên.
7. Nguyên nhân do công tác của Đoàn, Hội, Đội
Còn chậm được đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và tập hợp giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, phạm pháp, mắc các tệ nạn xã hội hiện nay.
Một thực tế cho thấy là đa số thanh thiếu niên phạm pháp mắc các tệ nạn xã hội thường không tham gia một tổ chức xã hội nào, ảnh hưởng của tổ chức Đoàn, Hội, Đội đối với hộ khá mờ nhạt và không thường xuyên. Chính vì họ không được giáo dục đạo đức và lối sôíng, không được giáo dục pháp luật, không được thu hút vào các sân chơi lành mạnh để sử dụng thời gian rỗi một cách bổ ích và tiếp thu các chuẩn mực xã hội tiến bộ... nên họ dễ bị nhóm người xấu kích động, lôi kéo. Hiện nay đã có nhiều cơ sở Đoàn, Hội, Đội đã quan tâm đến công tác giáo dục cảm hóa thanh thiếu nhi chậm tiến, phạm
pháp, song hiệu quả còn chưa cao vì đối tượng có quá khứ lầm lỗi là đối tượng đặc thù nhất, nhạy cảm nhất và cũng gai góc nhất, đòi hỏi không chỉ sự nhiệt tình, tâm huyết của chúng ta mà quan trọng hơn là phương pháp giáo dục phù hợp để từng cá nhân tự thay đổi những thiếu sót, sai lệch trong suy nghĩ và hành động của mình.
Tuy nhiên, việc phân tích các nhóm nguyên nhân trên chỉ là tương đối, trong thực tế, đối với mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh phạm tội và sa ngã vào tệ nạn xã hội cụ thể có những nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy và những nguyên nhân gián tiếp tác động. Do đó, nhiệm vụ của mỗi cán bộ Đoàn, Hội, Đội chúng ta trong tiếp cận và giúp đỡ đối tượng phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân cụ thể của từng đối tượng để đề ra những biện pháp can thiệp phù hợp thì công tác cảm hóa, giúp đỡ thanh thiếu niên có quá khứ lầm lỗi mới có hiệu quả thiết thực.
Nguyễn Minh Tâm
Viện Nghiên cứu Thanh niên
Những kết quả nghiên cứu
về trẻ em bị lạm dụng tình dục (TEBLDTD) trong những năm gần đây
1. Trước khi tìm hiểu sự kiện các em bị lạm dụng, chúng ta thử xem xét, so sánh một số đặc điểm giữa các TEBLDTD và TEBT. Về trình độ học vấn, TEBLDTD thường học đến lớp 4, lớp 5 trong khi trình độ học vấn trung bình của các TEBT là lớp 6. Khoảng 26% TEBLDTD còn đi học trong các trường lớp chính quy cũng như các trường lớp phi chính thức, trong khi tỷ lệ này ở các TEBT là 76%. Khác biệt lớn nữa là tình trạng gia đình của các em: chỉ có 30.6% các TEBLDTD còn ở với cả cha lẫn mẹ, số còn lại cha mẹ ly dị, cha mất, mẹ mất hay phải ở một mình, ở với một người thân khác hay đang ở trong các mái ấm, nhà mở... trong khi có 66% các TEBT vẫn còn ở với cha và mẹ(1). Tỷ lệ các TEBLDTD phải lao động kiếm sống, phải làm công việc nội trợ cao gấp đôi các TEBT 920,4% so với 8% và 1,4% so với 8%) (Xin xem bảng 1).
Bảng 1: So sánh một số đặc điểm nhân khẩu - xã hội của hai mẫu nghiên cứu
TEBLDTD | TEBT | |
1. Về trẻ: | ||
- Tuổi: | 15,2 | 14,5 |
- Trình độ học vấn: | 4,6 | 6 |
- Đang đi học (%): | 2,6 | 76 |
- Hiện đang sống với ai: | ||
* Với cha và mẹ: * Chỉ với mẹ: | 30,6 42,9 | 66 18 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vài Nét Về Tình Hình Giáo Dục Giá Trị Truyền Thống Văn Hóa Trong Trường Phổ Thông Hiện Nay
- Cần Trang Bị Cho Học Sinh Những Kỹ Năng Nào
- Tình Hình Tội Phạm Trong Lứa Tuổi Thanh Thiếu Niên
- Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường - 10
- Giáo dục giá trị truyền thống văn hóa cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường - 11
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
(1) Khi chọn mẫu các TEBT, các điều tra viên chọn lựa các trường hợp các trẻ em cùng hoàn cảnh kinh tế xã hội với các TEBLDTD, cho nên các TEBT này cũng thuộc về các gia đình nói chung là nghèo và thuộc giới bình dân trong xã hội hiện nay.
2 | 4 | |
* Với thân nhân: | 6,1 | 3 |
* Với người khác: | 4,1 | 2 |
* Một mình: | 4,1 | |
* Khác: | 10,2 | 2 |
- Công việc chủ yếu hiện nay: | ||
* Học chữ: | 26,5 | 46 |
* Học nghề: | 8,2 | 8 |
* Đang đi làm: | 20,4 | 8 |
* Đang tìm việc: | 12,2 | 2 |
* Làm việc nội trợ: | 18,4 | 8 |
* Vừa học vừa làm: | 7 | |
* Khác | 18 | 18 |
2. Về gia đình: | ||
* Cha - Tuổi | 48,4 | 45,8 |
- Học vấn (lớp): | 7,7 | 7,8 |
- Vấn đề | ||
- Xã hội (%): | ||
@ Uống rượu: | 54 | 52 |
@ Ma túy: | 2 | 0 |
@ Cờ bạc: | 18 | 18 |
@ Phạm pháp: | 12 | 10 |
* Mẹ - Tuổi | 43,8 | 41,6 |
* Chỉ với cha:
5,6 | 6,2 | |
- vđ xã hội (%): | ||
@ Uống rượu: | 0 | 0 |
@ Ma túy: | 0 | 0 |
@ Cờ bạc: | 14 | 14 |
@ Phạm pháp: | 0 | 0 |
* Nghề nghiệp của cha (%): | ||
- Công nhân, thợ chuyên môn: | 20 | 20 |
- Lao động giản đơn: | 14 | 22 |
- Công nhân viên: | 8 | 16 |
- Làm ruộng: | 8 | 4 |
- Tù: | 4 | 0 |
- Khác: | 2 | 4 |
- Buôn bán: | 2 | 2 |
- Chết: | 12 | 4 |
- Không trả lời, không biết: | 30 | 28 |
Tổng cộng | 100 | 100 |
* Nghề nghiệp của mẹ (%): | ||
- Buôn bán, bán rong: | 40 | 50 |
- Công nhân, thợ chuyên môn: | 10 | 4 |
- Thủ công: | 10 | 6 |
- Lao động giản đơn | 8 | 6 |
- Làm ruộng | 6 | 8 |
- Nội trợ: | 6 | 4 |
- Học vấn (lớp):
4 | 14 | |
- Chết: | 6 | 0 |
- Không trả lời, không biết: | 10 | 8 |
Tổng cộng | 100 | 100 |
* Trung bình tổng số người trong gia đình: | 5,47 | 5,72 |
* Trung bình tổng số anh chị em: | 3,5 | 3,5 |
* Nhận xét về mức sống của gia đình thuộc loại | ||
nào (%) | ||
- Rất khó khăn: | 8 | 2 |
- Khó khăn: | 40 | 44 |
- Đủ sống: | 42 | 42 |
- Khá giả: | 6 | 12 |
* Đánh giá chiều hướng mức sống gia đình trong | ||
những năm gần đây (%): | ||
- Xấu hơn: | 26 | 40 |
- Như cũ: | 42 | 40 |
- Khá hơn: | 32 | 20 |
- Công nhân:
Về những đặc điểm khác của gia đình xem ra không có sự khác biệt lắm giữa các TEBLDTD và TEBT, như về tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ, số người trong hộ gia đình, số anh em, mức sống... Tuy nhiên đánh giá về chiều hướng mức sống gia đình trong những năm gần đây của các TEBLDTD có vẻ bi quan hơn (Xin xem bảng 2).
2. Về sự kiện bị lạm dùng tình dục
2.1. Tuổi khi bị lạm dụng
Trong số 50 em được nghiên cứu, tuổi trung bình khi các em bị lạm dụng lần đầu tiên là 12,2 tuổi (tuổi tối đa: 17; tuổi tối thiểu: 2, mode; 12). Hiện nay tuổi trung bình của các em là 15,2. Có nghĩa sự kiện bị lạm dụng đã xảy ra trung bình cách nay ba năm. Nhưng cũng có em cho biết sự kiện đã xảy ra cách nay 9 năm và cũng có trường hợp mới xảy ra trong năm nay.
2.2. Về tình chất của việc bị lạm dụng
Bảng 2: Tính chất của các vụ bị lạm dụng tình dục
Tính chất: | Số vụ | Tỷ lệ % |
- Cưỡng bức: | 40 | 80 |
- "Tự nguyện": | 5 | 10 |
- Khó nói: | 5 | 10 |
Trong 50 trường hợp nghiên cứu có 40 trường hợp có tính cưỡng bức (80%). Có rất nhiều trường hợp hiện nay ta xác định là cưỡng bức nhưng trước đây các em không ý thức điều đó:
Trường hợp em A(1): (phiếu PV1): "A là con vợ sau của một bác sĩ. Không biết vì lý do gì má em bỏ ba em đi biệt tăm. Em đã trải qua một thời niên thiếu bị gia đình bạc đãi. Sau một lần bị cha đánh, A bỏ nhà ra đi và bán chewing gum ở một bến phà. Vào thời điểm này em được 10 tuổi. Một hôm sau khi đi bán về A tạt vào nhà bác ruột để chơi cùng với mấy đứa cháu của bác. Bác bảo mấy đứa nhỏ về nhà vì mẹ chúng đang gọi. Kế tiếp bác kéo A vào nhà sau để hãm hiếp. A cảm thấy đau nhưng không biết là gì, sau đó em ngủ thiếp đi. Đến trưa, A trở về bến phà tiếp tục bán bánh kẹo. Chị phụ nữ bán vé phà thấy quần A dính máu mới hỏi tại sao còn nhỏ mà có kinh nguyệt. A nhất quyết không nói. Nhưng sau nhiều lần bị bạn hỏi A mới kể lại đầu đuôi câu chuyện. Cô bán vé phà khuyên A đừng bao giờ tin người ngoài, đừng bao giờ tin đàn ông hết, kể cả những người trong gia đình...
(1) Để bảo đảm tính vô danh của cuộc nghiên cứu, chúng tôi dùng tên giả cho các em bị lạm dụng tình dục được nêu ra trong nghiên cứu này theo thứ tự mẫu chữ cái hoặc lấy số phiếu phỏng vấn các em.
Trường hợp em B: (PV11):
B và mẹ làm việc giúp nhà một ông chủ tại quận X. B bị con ông chủ âu dỗ và hãm hiếp nhiều lần, nhưng B không ý thức hậu quả của sự kiện trên. Sau khi bị lạm dụng lần đầu khoảng 5 tháng, một người hàng xóm của B nhận xét: "Sao con nhỏ này khác thường Ăn đồ chua nhiều quá". Nhưng dì ruột của B không tin: "bậy, con người ta mới lớn, chưa có chồng mà sao có bầu được". Nhưng sự việc đến tai mẹ B và B kể lại sự việc cho mẹ, mới hay mình đã có bầu khoảng 5 tháng...
Trường hợp em C (PV14, 14 tuổi):
C và gia đình ở một vùng nông thôn gần biển. Do cha mẹ mâu thuẫn nhau, em ở với dì ruột. Từ lúc em được 12 tuổi và cho đến gần đây, em thường bị một người đàn ông hàng xóm rủ qua nhà, cho xem phim sex và hãm hiếp nhiều lần, nhưng em không biết việc này có hại cho mình. Em mô tả một cách có thiện cảm về người đã hãm hại mình: "... Ông X không hăm dọa em gì cả, mà sau mỗi lần cho em ăn ngon, cho em 10.000 đồng và đưa thuốc cho em uống..." Em không biết thuốc đó là thuốc ngừa thai nên có khi em uống, có khi không.
Một số em khác, cho rằng mình đã "tự nguyện" trong lần đầu bị lạm dụng tình dục. Thật ra, trong một số trường hợp này, các em - do hoàn cảnh gia đình đã bị mẹ "bán trinh":
Trường hợp em D (17 tuổi, PV6):
D năm nay 17 tuổi. Cha mất sớm nên em chỉ còn mẹ. Cách đây một năm, mẹ em - qua những tay mối lái - đem em bán trinh cho một người Đài Loan để lấy tiền trả nợ. Em tâm sự: "Con nghe mẹ mắc nợ quá, con phải... "đi làm". Một người dắt con tới khách sạn cho ông đó coi mắt... Rồi ở luôn khách sạn đến 4 giờ với khác. Mẹ con chờ con ở nhà. "Thái độ của bà mẹ, sau khi đã bán trinh con, theo em D kể lại: "Má buồn, Má nói tại má mắc nợ nên con mới đi vào con đường này. Má nói: "Thôi lỡ rồi, con đừng nói mẹ này nọ". Mà con đâu có buồn gì đâu.
Một số em bị người yêu hay bạn bè gạt gẫm để lạm dụng. Các em này cũng không cho mình hoàn toàn bị cưỡng bức, cũng không hoàn toàn "tự nguyện". Trường hợp của các em thuộc dạng "khó nói".
Trường hợp em E PV9.17 tuổi:
Năm nay 17 tuổi, em sống trong một gia đình êm ấm và hạnh phúc. Năm ngoái trong một lần đi học về, em được một người bạn trai đón rủ đi chơi, rồi người đó chở em ra Vũng Tàu, mặc dù em phản đối. Tới Vũng Tàu, bạn trai thuê phòng khách sạn, em kể lại: "... Lúc đầu em không vô, thì ảnh nói nếu em không vô thì em ở đâu. Em nói ở ngoài đường chơi. ảnh nói thôi vô đi mình nghỉ một giây lát rồi ngồi nói chuyện chơi, đâu có gì. Ban đầu cũng nói chuyện qua lại. Trước đó anh có đi dự tiệc, anh xỉn... Rồi anh đè em... Em không kháng cự nổi".
2.3. Thủ phạm lạm dụng tình dục
Nói đến lạm dụng tình dục, một định kiến thông thường chỉ có những người xa lạ mới lạm dụng các em. Song một thực tế ngược lại, trong 50 trường hợp nghiên cứu, thủ phạm người lạ là rất ít. Hầu hết thủ phạm là những người thân trong gia đình, là những người quen biết sống gần các em, những người hàng xóm, bạn bè và ngay cả người yêu.
Bảng 3: Thủ phạm các vụ lạm dụng tình dục
Quan hệ với nạn nhân | Số người | Tỷ lệ % |
* Hàng xóm: | 20 | 40 |
* Người thân trong gia đình: | 15 | 30 |
* Bạn bè, người quen: | 6 | 12 |
* Người yêu: | 4 | 8 |
* Người nước ngoài, ng. Hoa: | 2 | 4 |
* Người không quen biết: | 2 | 4 |
* Chủ...: | 1 | 2 |
Như vậy, tỷ lệ loại thủ phạm chiếm hàng đầu là một người hàng xóm. Đây có thể là một người thuộc gia đình mà TEBLDTD hay qua xem tivi,có thể là một người láng giềng hay nhờ trông coi nhà cửa, hay một người lợi dụng việc ở sát nhà của nạn nhân để lạm dụng.
Như trường hợp của em X, 16 tuổi: Em kể lại: "Cách đây một năm, khi con đang bị bệnh sốt nằm ở nhà. Ba mẹ đi vắng chỉ có hai chị em. Con gây lộn với em, em con bỏ nhà qua hàng xóm chơi. Con ở nhà nằm một mình ở dưới đất. Bỗng con thấy cái gối trên gác rớt xuống ngay chỗ con nằm, con tưởng gió là đổ nhà con rớt xuống. Vì con sốt nên mê mê không để ý... Sau đó con lượm gối lên cầu thang đem lên gác. Lên trên gác, con ngồi xuống xếp lại đồ đạc cho gọn thì ông ta (kẻ hãm hiếp em) núp sẵn trong cánh cửa, bước ra bóp cổ con. Con đau và sốt nên sức yếu không làm gì được. Sau đó con bất tỉnh, đến lúc nghe tiếng em con la lên, ông ta hất con xuống, đầu con đập xuống sàn gát, con tỉnh lại thì mọi chuyện đã xong rồi... Sau này con mới biết, nhà con quên đóng cửa sổ trên gát nên ông leo sang..." (phiếu PV5).
Hay như trường hợp em Y. Y có người bạn gái học cùng lớp nên rất thân hay qua lại. Bạn gái của Y có một ông anh trai mà Y cũng khá thân và Y hay qua nhà xem tivi. Một hôm anh của bạn gái khoe nhà mới xây và dẫn Y đi xem các phòng. Khi lên lầu Y bị anh bạn làm bậy và dọa không được nói cho ai biết.
Người hàng xóm thủ phạm đó có thể là bạn của ba, bạn của mẹ...
Những trường hợp kế tiếp có tỷ lệ cao đó là những người thân trong gia đình. Đây là những trường hợp loạn luân. Có một thời hình như người ta cho rằng các trường hợp loạn luân ít thấy ở người Việt. Nhưng nay báo chí nhan nhản nêu lên hiện tượng này.
Theo chúng tôi, có lẽ hiện tượng loạn luân trước đây trong xã hội Việt Nam cũng có, nhưng do quan điểm văn hóa, người ta xem trọng danh giá của gia đình, nên hiện tượng này ít bị tiết lộ. Ngày nay một mặt do cơ cấu gia đình đang tan rã, do việc xã hội đề cao quyền của cá nhân, bênh vực cho quyền những người bị hại, nên hiện tượng loạn luân càng được đề cập đến nhiều trên báo chí.
Các trường hợp loạn luân trong nghiên cứu này chiếm đến 30% các trường hợp bị lạm dụng là một con số đáng cho chúng ta suy nghĩ.
Bảng 4: Thủ phạm của những trường hợp loạn luân
Số trường hợp | % của tổng số các vụ loạn luân | |
- Cha ruột: | 6 | 40 |
- Cha kế: | 4 | 26,66 |
- Bác | 3 | 20 |
- Bà con khác: | 2 | 13,3 |
Trường hợp thủ phạm là cha ruột và cha kế chiếm tỷ lệ cao. Sau đây là một số trường hợp điển hình:
Trường hợp em LD5: Cha em có 2 vợ, mẹ em chỉ là vợ sau, ba em vẫn sống với người vợ cả. Trong lần mẹ và em về thăm em ở thôn quê. Khi mẹ em đi chợ vắng nhà, cha em đã cưỡng bức em và dặn em không được nói với ai, nếu nói ông sẽ đánh. Chuyện bị cưỡng bức em dấu mẹ mãi đến bốn năm sau, khi em muốn ra ở riêng em mới nói với mẹ, nhưng mẹ em nhất quyết không tin. Chỉ sau này mẹ em mới tin.
Trường hợp LD26, 15 tuổi. Em mồ côi mẹ từ nhỏ, phải ở với cha và bà nội. Bà nội bắt hai chị em em phải đi ăn xin rồi sau đó gởi vào một trường chăm sóc mồ côi và khuyết tật. Sau một kỳ hè, em được cha đón về nhà và sau đó trở lại trường thì các cô giáo phát hiện em mang thai. Sau này em cho biết cha em đã cưỡng bức em.
Trường hợp LD30, 17 tuổi. Từ lúc 10 tuổi em đã bị cha lạm dụng. Sự kiện đổ bể nhiều người biết được. Cha em phải đi tù, Mẹ em thường nhiếc mắng, chưởi em bảo vì em nên ba mới bị đi tù.
Trường hợp PV15, 17 tuổi. Khi kể về ba mình em gọi là "ổng". Chuyện xảy ra lúc em 14 tuổi và sau đó còn tiếp tục nhiều lần. Em không dám nói với mẹ, vì ổng bảo nếu em cho bả biết ông sẽ giết bả và em nên em sợ. Ông đòi em không chịu là ổng đánh em liền. Ông đã cưỡng bức em nhiều lần không nhớ được. Một lần mẹ đi bắt cá về sớm, mẹ thấy mẹ la lên. Chút sau ông đánh mẹ liền, cấm mẹ không được nói cho ai biết. Một bữa khác ông đánh mẹ đem mẹ nhân xuống sông, may có người la lên cứu mẹ. Mẹ mới thưa công an. Ông trốn sang tỉnh khác, bảy tháng sau mới bị bắt. Em trốn mặt không