ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
---------------
Bùi Thị Thúy Hoa
BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý - 2
- Khái Niệm, Đặc Điểm Cơ Bản Của Bảo Vệ Nạn Nhân Của Tội Phạm Là Trẻ Em Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Lý
- Các Biện Pháp Bảo Vệ Nạn Nhân Cảu Tội Phạm Là Trẻ Em
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu của riêng tôi và chưa từng được nghiên cứu ở bất cứ công trình nghiên cứu nào. Nội dung khóa luận và trích dẫn, số liệu đươc sử dụng đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Những thông tin tham khảo đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng.
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Thúy Hoa
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Duyên Thảo, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng sinh gửi lời càm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tại Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn gia đình và bạn bè đã bên cạnh động viên tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thiện nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả
Bùi Thị Thúy Hoa
DANH MỤC VIẾT TẮT
HCM: Hồ Chí Minh VKS: Viện kiểm sát TTHS: Tố tụng hình sự
LĐ- TB&XH: Lao động- Thương binh và xã hội VD: Ví dụ
T.Ư: Trung ương
TNCS: Thanh niên Cộng sản
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ 12
1.1. Khái quát nạn nhân của tội phạm là trẻ em 12
1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em nhìn dưới góc độ pháp lý 19
1.2.1. Khái niệm 19
1.2.2. Đặc điểm 20
1.3. Các biện pháp bảo vệ nạn nhân cảu tội phạm là trẻ em 25
1.4. Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 28
1.4.1. Khái niệm 28
1.4.2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 29
1.4.3. Pháp luật quốc gia trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 31
1.5. Vai trò của pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 34
1.6. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em..40 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM Ở VIỆT NAM 43
2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 43
2.2. Nội dung bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong pháp luật Việt Nam 44
2.2.1. Các khía cạnh bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong các quy định pháp luật51 2.3. Đánh giá 68
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BỔ TRỢ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM 74
3.1. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 74
3.2. Các giải pháp cụ thể 75
3.2.1. Tiếp tục sửa đổi hoàn thiện pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 75
3.2.2. Dùng các thiết bị thông minh để giám sát, phát hiện hành vi phạm tội với trẻ em 78
3.2.3. Sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động nhận tin báo. 79
3.2.4. Thành lập hệ thống các cơ quan chuyên trách về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 80
3.2.5. Thực hiện tốt các công tác giám giám, kiểm tra trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 81
3.2.6. Tăng cường vai trò, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc quan tâm bảo vệ các quyền của trẻ em luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (20-11-1989) đã được Chính phủ của 191 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phê chuẩn (tính đến hết tháng 12 năm 2004). Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cách thức xác định một con người cụ thể gọi là trẻ em và giới hạn về độ tuổi, nhưng trong phạm vi quốc tế, trẻ em nói chung đều được xác định là đối tượng được chăm sóc đặc biệt, cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, xã hội và cộng đồng. Ngày 2-1-1990, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và là một trong những quốc gia phê chuẩn công ước này sớm nhất (thứ 3 trên thế giới và thứ 2 ở Châu Á). Để đảm bảo cho việc thực hiện công ước này, ngày 16-8-1991, Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tình hình xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng ở Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Ngày 31-7-1998, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 9-1998 _NQ/CP về việc tăng cường và phòng chống tội phạm trong tình hình mới và phê duyệt Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm được đề cập là đề án “Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” mà Bộ Công an được giao nhiệm vụ chính trong việc chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành. Ngày 16-3- 2000, Bộ Công an đã có Kế hoạch số 323/ BCA để triển khai công tác thực hiện Nghị quyết số 09/1998_NQ/CP và Đề án 04 của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên; phối hợp với các ngành nội chính điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội loại này; đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp trong công tác phòng, chống lại các loại tội phạm này.
Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Theo báo cáo, có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được bảo vệ đặc biệt. Trong số đó có trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục; trẻ em lang thang cơ nhỡ; trẻ em tật nguyền; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ mồ côi; trẻ em bị ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; và trẻ em sống trong cảnh nghèo đói. Hoàn cảnh của các em đều hết sức nghiệt ngã. Chỉ có một số ít trẻ em Việt Nam được nuôi dưỡng và chăm sóc ở các cơ sở của nhà nước, còn rất nhiều em khác phải tự bươn trải để kiếm sống. Một số em bị bắt lao động, còn một số khác sống lang thang trên các đường phố - chính tình cảnh đó khiến cho các em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, sử dụng ma túy và bị lôi cuốn vào các hành vi phạm tội và mại dâm. Có nhiều lý do phức tạp khiến các em lâm vào những tình cảnh éo le như vây. Các yếu tố kinh tế như nghèo đói, chênh lệch về thu nhập và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng làm cho các em trở nên dễ bị tổn thương hơn. Các trào lưu xã hội như di cư, các giá trị gia đình đang bị băng hoại và tình trạng phân biệt đối xử về giới cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ em.
Trẻ em được xếp vào nhóm người yếu thế trong xã hội, nhóm người này rất dễ trở thành nạn nhân của tội phạm.Chính vì vậy vấn đề bảo vệ trẻ em trước những hành vi vi phạm pháp luật là một vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế.
Trong Luật Nhân quyền quốc tế, quyền trẻ em được chế định chủ yếu trong Công ước về quyền trẻ em (CRC, năm 1989) và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là những người dưới 18 tuổi.Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em được bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi so với quy định của CRC.