Lịch Sử Lập Pháp Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Tình Dục Trẻ Em

tám tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này….". Như vậy, độ tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi còn trẻ em là dưới 16 tuổi. Hai khái niệm này có sự giao thoa nhau, trong đó khái niệm "người chưa thành niên" rộng hơn khái niệm "trẻ em"

Trong hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến trẻ em, đã có nhiều văn bản quy định về quyền của trẻ em; trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em như: Tuyên bố Giơnevơ 1924; Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1959; Tuyên bố của Liên hợp quốc về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em; Chương trình hành động chống việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại; Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 v.v...

Liên quan đến khái niệm trẻ em, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam đã phê chuẩn quy định: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn" [19]. Như vậy, để xác định một người có phải là trẻ em hay không còn phụ thuộc vào luật áp dụng của từng quốc gia quy định về độ tuổi trẻ em. Có thể nói, mỗi quốc gia có luật áp dụng khác nhau đều có những quy định về độ tuổi xác định là trẻ em khác nhau.

Nói chung, trẻ em là người chưa phát triển về thể chất, tinh thần, hoặc là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ. Họ là những người đang trong quá trình trưởng thành nên chưa nhận thức đầy đủ về những khái niệm thông thường trong cuộc sống hàng ngày, cũng như họ chưa có đầy đủ khả năng thực hiện và khả năng tự gánh chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Do trẻ em là người đang nằm trong quá trình phát triển ở giai đoạn đầu của người chưa thành niên, họ chưa có đầy đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình trong mọi ứng xử và tình huống của cuộc sống. Chính vì vậy, trẻ em là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ khi tham gia các quan hệ pháp luật. Tùy theo mỗi ngành luật mà năng lực trách nhiệm của trẻ em cũng được quy định khác nhau. Pháp luật dân sự Việt Nam quy

định người chưa đủ sáu tuổi không có hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện; người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Pháp luật hình sự quy định trẻ em chưa đủ 14 tuổi do thể chất và trí tuệ chưa phát triển, chưa nhận thức và làm chủ được hết hành vi của mình, vì vậy, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tóm lại, khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam được coi là người chưa đủ 16 tuổi, là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật mà trẻ em tham gia, độ tuổi chịu trách nhiệm của trẻ em có khác nhau, nhưng pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền của trẻ em từ mọi hành vi xâm phạm.

1.1.2. Khái niệm các tội xâm phạm tình dục trẻ em

Nghiên cứu về khái niệm các tội xâm phạm tình dục trẻ em góp phần tìm hiểu bản chất, những vấn đề cốt lõi của các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Từ đó, việc tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý và đặc trưng của từng tội xâm phạm tình dục trẻ em có thể dễ dàng hơn và chuẩn xác hơn.

Từ khái niệm trẻ em đã được phân tích ở trên cho phép cũng ta có thể tìm hiểu một cách thuận lợi hơn về nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em, đó chính là những người từ dưới 16 tuổi bị người phạm tội có hành vi xâm hại tình dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao. Điều này có nghĩa tình dục xuất phát từ nhu cầu mang tính chất bản năng của con người, bằng cách xác định có quan hệ tính giao (gồm hành vi giao cấu và

hành vi tình dục nhưng không phải là giao cấu) giữa những đối tượng khác nhau (có thể là tình dục dị tính và tình dục đồng tính). Tình dục có thể được hiểu là:

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 3

Hành vi tìm kiếm khoái cảm hoặc để sinh sản, có nội hàm rộng, không chỉ có nghĩa là giao hợp giữa người nam và người nữ mà còn bao gồm cả nhiều hành vi khác nhằm đem lại khoái cảm, bằng tay hay bằng miệng, ở vùng cơ quan sinh dục hay ở những bộ phận khác của cơ thể. Cũng vẫn là tình dục khi thực hành tìm kiếm khoái cảm với bạn tình khác giới hay cùng giới, với một hay nhiều hơn một người, tự mình gây khoái cảm (thủ dâm) hay gây khoái cảm cho nhau, mơ tưởng đến chuyện tình dục hay sử dụng dụng cụ chuyên dụng [11].

Xâm phạm tình dục trẻ em là xâm phạm, động chạm đến quyền tự do, đến nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em về quan hệ tính giao; xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của trẻ em. Điều này được thể hiện bằng việc đối tượng phạm tội có mong muốn và thực hiện các quan hệ tính giao với trẻ em như hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô với trẻ em...

Theo quan niệm của pháp luật hình sự hiện hành, các hành vi phạm tội được thực hiện nhằm thỏa mãn những ham muốn tình dục, những dục vọng của cá nhân xâm phạm đến tình dục của trẻ em. Hành vi được biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức hành động, bằng cách sử dụng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần, làm tê liệt khả năng phản kháng hoặc tự vệ hoặc lợi dụng sự non nớt về nhận thức của nạn nhân để đạt được hành vi tình dục.

Hậu quả tác hại của tội phạm là những mất mát rất lớn về tinh thần, sức khỏe của nạn nhân, tác động tiêu cực đến đời sống bình thường của nạn nhân và gia đình họ.

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm trong hành vi của mình và thấy trước hậu quả khi thực hiện hành vi và mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Chủ thể thực hiện tội phạm ngoài các điều kiện chung của chủ thể, tùy từng loại tội mà chủ thể có thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên hoặc là người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên).

Do vậy, tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thực hiện với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em (người dưới 16 tuổi).

1.1.3. Lịch sử lập pháp hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em

1.1.3.1. Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự phong kiến

Trong thời kỳ phong kiến, pháp luật Việt Nam ít nhiều cũng đã quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em trước tội xâm phạm tình dục và cũng đã có những hình phạt trừng trị nghiêm khắc kẻ phạm tội.

Dưới thời vua Lê Thánh tông (1428-1788), nước ta có bộ luật thành văn đầu tiên là Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê). Bộ luật này đã có những quy định bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại tình dục, Điều 404 quy định "Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống dù người con gái thuận tình cũng xử như tội hiếp dâm". Và tội hiếp dâm có khung hình phạt là "Hiếp dâm thì xử tội lưu hay tội chết và phải nộp tạ. Nếu làm người đàn bà chết thì điền sản kẻ phạm tội phải trả cho người chết".

Đến thời nhà Nguyễn (1815- 1945) vua Gia Long lên ngôi năm 1802, năm 1815 ông ban hành bộ luật Gia Long còn gọi là Hoàng Việt luật lệ. Trong đó có những quy định trong việc trừng trị nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm tình dục trẻ em. Điều 330: "Cưỡng gian bé gái dưới 10 tuổi thì bị chém ngay còn cưỡng gian bé gái trên 10 tuổi dưới 12 tuổi nếu việc cưỡng gian đã thành thì bị phạt treo cổ, nếu việc cưỡng gian không thành thì phạt trăm lượng, lưu ba ngàn dặm". Như vậy, các bộ luật thời phong kiến quy định tuổi được phép quan hệ tình dục đối với nữ giới là trên 12 tuổi, trong chế độ

phong kiến "Trọng nam khinh nữ" thì có thể thấy đây là một điều luật rất tiến bộ nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bình thường của người phụ nữ.

Khi thực dân pháp xâm lược nước ta đất nước chia cắt làm ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, mỗi miền sử dụng những quy định pháp luật khác nhau. Ở Bắc Kỳ ngày 02/12/1921 quan toàn quyền Sarraut ban hành nghị định áp dụng luật hình sự tại Bắc Kỳ bao gồm 328 điều, trong đó từ Điều 198 đến Điều 205 có quy định và trừng trị các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Ở Trung Kỳ, ngày 03/07/1933 vua bù nhìn Bảo Đại ban hành bộ Hoàng Việt tính luật trên cơ sở kế thừa bộ Hoàng Việt luật lệ gồm 328 điều. Tại chương phạm gian gồm 9 điều từ Điều 300 đến Điều 308 quy định tội xâm phạm tình dục. Điều 303 có quy định "phạm gian với con gái chưa đủ 15 tuổi sẽ bị phạt giam trong ngục từ 5 đến 10 năm".

1.1.3.2. Các tội xâm phạm tình dục trẻ em giai đoạn trước năm 1985

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời kì này chính quyền non trẻ mới ra đời gặp rất nhiều khó khăn: nền kinh tế- xã hội lạc hậu bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tình hình tài chính cạn kiệt, tình hình rối ren thù trong giặc ngoài…nên nhà nước ta chưa thể đủ điều kiện để xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Do tình thế hết sức khẩn trương, xã hội rất cần có pháp luật, mà lại không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật hình sự cần thiết nói riêng trong đó có những quy định về tội phạm hiếp dâm nói chung và hiếp dâm trẻ em nói riêng nên ngày 10/10/1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL quy định cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong đó có Bộ "Luật hình An nam", Bộ "Hoàng Việt hình luật" và Bộ "Hình luật pháp tu chính" với điều kiện "không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa".

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các tòa án vẫn xử theo Luật hình cũ được tạm thời giữ lại. Tuy nhiên, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên

Phủ (năm 1954), miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam còn tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nên các điều kiện chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa xã hội ở miền Bắc có sự thay đổi mạnh mẽ, các luật lệ của chế độ cũ không còn phù hợp. Do đó, để phù hợp với tình hình mới từ năm 1955, toàn bộ các luật cũ không còn được áp dụng nữa và các tòa án bắt đầu xử theo án lệ, theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Cho tới thời điểm này Nhà nước ta vẫn chưa ban hành một văn bản pháp luật hình sự mới quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em một cách hoàn chỉnh, mà vẫn sử dụng các văn bản trước kia do chế độ cũ để lại phù hợp với đường lối cách mạng trong thời kỳ mới.

Trước tình hình quy định về các tội xâm phạm tình dục nói chung trong đó có tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng và thực trạng gia tăng các tội phạm này, ngày 15/6/1960, Tòa án nhân dân tối cao ra Chỉ thị số 1024 hướng dẫn xử lý tội phạm hiếp dâm nhằm khắc phục khuynh hướng coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của tội này nhất là khuynh hướng coi nhẹ tội hiếp dâm mà nạn nhân là trẻ em. Đây có thể coi là văn bản đầu tiên của Nhà nước ta quy định riêng về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, mà cụ thể là tội hiếp dâm trẻ em. Văn bản này là cơ sở để các Tòa án căn cứ để đấu tranh xử lý đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em.

Để các quy định của pháp luật được đầy đủ và toàn diện hơn đồng thời giúp cho việc xét xử trên thực tiễn được dễ dàng và thuận lợi, năm 1967, trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua bản tổng kết số 329/HS2 ngày 11/5/1967 hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm trẻ em và các tội phạm khác xâm phạm về mặt tình dục.

Dưới sự hướng dẫn của văn bản trên, các cơ quan áp dụng pháp luật có thể căn cứ để xử lý đúng người, đúng tội đối với những người phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em cụ thể:

- Bản tổng kết này đề cập một cách toàn diện đến 4 hình thức phạm tội: hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm trẻ em), cưỡng dâm (trong đó có cưỡng

dâm trẻ em), giao cấu với người dưới 16 tuổi, và dâm ô (trong đó có dâm ô với trẻ em). Như vậy, hiếp dâm trẻ em được ghi nhận là thuộc nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em và là một hình thức phạm tội hiếp dâm.

- Các đặc điểm riêng của hành vi hiếp dâm trẻ em cũng được nhấn mạnh ngay trong phần khái niệm của tội hiếp dâm.

- Bản tổng kết cũng đưa ra hướng dẫn về cách định tội danh, phân biệt hiếp dâm trẻ em với trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi. Cụ thể là:

Các hành vi giao cấu với các em dưới 13 tuổi tròn nói chung, không kể các em có sự thỏa thuận hay không thỏa thuận đề phải coi là hiếp dâm vì trí óc non nớt của các em, phải coi các em ở trong tình trạng không thể tự vệ và biểu lộ ý chí đúng đắn. Riêng đối với các em từ 13 tuổi tròn đến 14 tuổi tròn, trong một số trường hợp cá biệt, có em đã dậy thì, thì có thể thực sự thuận tình giao cấu. Cho nên, khi có sự thuận tình giao cấu với các em đó, cần căn cứ vào mọi tình tiết của vụ án (như tính tình, thân hình, thái độ các em) để nhận định xem có tội hiếp dâm trẻ em hay là tội giao cấu với người dưới 16 tuổi… [40].

- Bản tổng kết 329-HS2 chỉ ra đường lối xử lý đối với hành vi xâm phạm tình dục trẻ em nói chung cũng như hành vi hiếp dâm trẻ em nói riêng là theo hướng xử nặng. Bản tổng kết chỉ rõ những trường hợp cần xử nặng, những trường hợp cần xử nhẹ hơn so với trường hợp bình thường. Cụ thể: xử nặng đối với những hành vi hiếp dâm người dưới 18 tuổi, hiếp dâm người thân về trực hệ, hiếp dâm nhiều người, hiếp dâm vì động cơ đê hèn…và xử nhẹ hơn đối với những trường hợp phạm tội chưa đạt, tác hại còn hạn chế, bị cáo còn ít tuổi, có tình tiết về nhân thân bị can như có cống hiến, thái độ hối cải… Trong khi chờ pháp luật có quy định đầy đủ và toàn diện hơn thì bản

tổng kết này có ý nghĩa rất lớn, nó "…tổng kết kinh nghiệm những năm qua, rút ra và chỉ thêm một số điểm để hướng dẫn công tác xét xử một số loại tội phạm

về mặt tình dục được tốt hơn, đồng thời sơ bộ dùng làm cơ sở cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật góp phần đấu tranh ngăn ngừa tội phạm" [40]. Bản tổng kết 329-HS2 ngày 11/5/1967 này đã được sử dụng cho đến khi Bộ luật Hình sự 1985 ra đời và có hiệu lực.

Ngoài ra, trong thời kì trước hiệu lực của Bộ luật Hình sự năm 1985, tại miền Nam cũng ban hành một số các quy định của pháp luật hình sự trong đó có đề cập đến hành vi hiếp dâm vị thành niên nói chung và trẻ em nói riêng.

Tiêu biểu nhất là Bộ Hình luật ngày 20/12/1972 do chính quyền Sài Gòn ban hành. Bộ Hình luật này có nhiều điều khoản quy định việc trừng trị các tội xâm phạm tình dục, đặc biệt là quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Các điều 355, 356 Bộ Hình luật quy định kẻ hiếp dâm vị thành niên dưới 15 tuổi sẽ bị phạt khổ sai hữu hạn.

Ngay sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng thì Hội đồng Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng ban hành Sắc luật 03/SL ngày 15/3/1976 quy định các tội phạm và hình phạt làm cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, tài sản công cộng, thân thể và các quyền lợi khác của công dân…Trong đó, Điều 5 về tội xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của công dân có quy định ở điểm c như sau: "…hiếp dâm vị thành niên thì bị phạt từ từ 5 năm đến 7 năm, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc bị xử tử hình" [10]. Đây là mức hình phạt rất nghiêm khắc đối với hành vi phạm tội hiếp dâm vị thành niên nói chung và hiếp dâm trẻ em nói riêng.

Tiếp theo đó, để thực hiện Nghị quyết 76/CP của Hội đồng chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 6/7/1977, Tòa án nhân dân tối cao đã ra Chỉ thị số 54/TANDTC hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất trong cả nước trong đó nói rõ việc áp dụng Điều 5 Sắc luật 03/SL. Từ đây, Sắc luật 03/SL được sử dụng cho đến khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời và có hiệu lực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023