Giá Trị Của Lễ Hội Truyền Thống Trong Đời Sống Xã Hội Hiện Nay

“là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định’’ [67, tr.9].

Cách tiếp cận nói trên du lịch mới chỉ được giải thích như một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch.

Nhà nghiên cứu Trần Nhạn đã đưa ra một khái niệm khá toàn diện tổng thể, thể hiện được bản chất của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là thẩm nhận được những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền" [54, tr.30].

Cách quan niệm trên khá toàn diện về du lịch, vừa đề cập đến khách du lịch vừa đề cập đến các dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần của khách du lịch nhằm thoả mãn mục đích của du khách, đó là các giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc mà khách du lịch thu nhận được trong qúa trình du lịch.

Khái niệm du lịch trong Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2005 cũng xuất phát từ quan điểm trên.

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thoả mãn đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định” [61, tr.9].

Như vậy, khái niệm du lịch của Luật Du lịch Việt Nam đã đề cập đến tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động các mối quan hệ của con người trong hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch là tổng thể các hoạt động của khách du lịch, hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch (các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch, các Công ty Lữ hành…) hoạt động của các cộng đồng dân cư, hoạt động của các cơ quan tổ chức cá nhân liên quan đến du lịch.

Cách quan niệm về du lịch như vậy đã bao quát các yếu tố liên quan đến nhu cầu con người trong hoạt động du lịch. Nó tác động trực tiếp đến hệ thống các thiết chế văn hóa có liên quan để đáp ứng các nhu cầu du lịch của con người như hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, hệ thống công viên, vườn bách thảo, hệ thống viện bảo tàng văn hoá, bảo tàng lịch sử, các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, các khu nghỉ dưỡng, môi trường

sinh thái, các công trình kiến trúc độc đáo… để đáp ứng các nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng, tìm hiểu khám phá văn hóa của con người.

Như vậy, căn cứ vào mục đích, nhu cầu của từng chuyến du lịch, có thể chia ra nhiều loại hình du lịch khác nhau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Du lịch thiên nhiên: Là loại hình du lịch mà mối quan tâm chủ yếu của người đi du lịch là thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, tận hưởng và thưởng thức phong cách thiên nhiên núi rừng, sông hồ biển đảo và hệ thống thực vật hoang dã như rừng Cúc Phương, SaPa, Tam Đảo; Biển Nha trang, Sầm Sơn, Cửa Lò, Vịnh Hạ Long…

Du lịch văn hoá: Là loại hình du lịch mà mối quan tâm chủ yếu của con người là tìm hiểu khai thác những giá trị văn hoá tiêu biểu, tìm hiểu truyền thống lịch sử, các phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, các nền văn hoá nghệ thuật của nơi đến du lịch. Hệ thống viện bảo tàng, các công trình kiến trúc nghệ thuật ở cung đình Huế, Thánh địa Mỹ sơn, Phố cổ Hội An, các lễ hội tiêu biểu như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa Hương, lễ hội Phủ Giầy…

Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 3

Du lịch xã hội: Là loại hình du lịch mà đối với họ sự tiếp xúc giao lưu với những người khác là yếu tố quan trọng của chuyến đi, loại hình du lịch này gần với du lịch văn hoá vì mục tiêu cuối cùng của họ qua giao tiếp cũng để hiểu biết khám phá các yếu tố văn hóa và đời sống xã hội.

Du lịch giải trí: Là loại hình du lịch thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Loại hình du lịch này cũng gần với loại hình du lịch thiên nhiên, khách du lịch thường tìm đến những bờ biển đẹp, khu bảo tồn thiên nhiên để giải trí...

Du lịch tôn giáo: Là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo đạo phái khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôn giáo được tôn kính.

Ngoài ra còn một số loại hình du lịch khác như du lịch hoạt động, du lịch thể thao, du lịch sức khoẻ, du lịch dân tộc học…

Cũng có thể căn cứ vào thời gian đi du lịch để chia theo các loại hình du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày; căn cứ vào hình thức tổ chức để chia theo loại hình du lịch cá

nhân hay du lịch theo đoàn… Cũng có thể căn cứ vào tính phổ biến của loại hình du lịch để phân chia làm hai loại hình du lịch chính là du lịch văn hoá và du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, việc phân chia loại hình du lịch dù căn cứ theo mục đích hay yếu tố nào cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì du lịch có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố văn hoá kể cả các tài nguyên du lịch tự nhiên như địa chất, địa hình, hệ sinh thái cảnh quan thiên nhiên cũng chứa đựng các yếu tố văn hoá. Hơn nữa trong hoạt động du lịch, con người cũng có thể nhằm thoả mãn nhu cầu trong từng chuyến du lịch, có thể vừa tìm hiểu truyền thống văn hoá, vừa kết hợp nghỉ dưỡng, giải trí vừa hoạt động thể thao…

1.1.4. Đặc điểm của du lịch lễ hội văn hoá

Như việc phân tích ở trên, du lịch lễ hội văn hoá thuộc loại hình du lịch văn hoá. Du lịch lễ hội văn hoá là hoạt động mà khách du lịch muốn thoả mãn nhu cầu tìm hiểu truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, lịch sử, tín ngưỡng dân gian… thông qua việc tham dự, chứng kiến các hoạt động của lễ hội.

Khác với các loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch thể thao, du lịch giải trí… Du lịch lễ hội văn hoá có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Du lịch lễ hội văn hoá luôn gắn với thời gian mở hội nên thường diễn ra theo mùa vụ. Các lễ hội ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân, một số ít lễ hội tổ chức vào mùa thu. Do vậy, yếu tố mùa vụ của lễ hội sẽ chi phối lớn đến các thiết chế phục vụ hoạt động du lịch lễ hội như hệ thống tài nguyên du lịch, quy hoạch tuyến du lịch điểm du lịch, các hoạt động dịch vụ, các cơ sở lưu trú, các chương trình du lịch… cũng phải tuân theo các yếu tố mùa vụ. Các loại hình du lịch khác như du lịch thể thao, du lịch giải trí ít bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ. Do vậy việc chuẩn bị các yếu tố phục vụ các hoạt động du lịch lễ hội phải có sự sắp xếp khá chu đáo và khoa học. Nếu không có sự chuẩn bị trước (từ cơ sở vật chất, các dịch vụ, công tác tổ chức lễ hội)… sẽ dẫn đến không đáp ứng nhu cầu du khách hoặc sẽ xảy ra tình trạng quá tải do lượng du khách tăng đột biến so với những ngày thường.

- Du lịch lễ hội thường gắn với không gian, thời gian và địa điểm nhất định. Chẳng hạn lễ hội Đền Hùng chỉ diễn ra một lần vào dịp 10/3 hàng năm tại tỉnh Phú Thọ; lễ hội Trò Trám chỉ diễn ra 1 lần vào dịp 11 - 12 tháng giêng hàng năm tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao; lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn chỉ diễn ra 1 lần vào dịp 9/8 hàng năm tại Thị xã Đồ

Sơn, Hải Phòng… Do vậy việc tổ chức các hoạt động du lịch lễ hội phải nắm chắc thời gian, địa điểm và các hoạt động văn hoá đặc trưng các nội dung chính của lễ hội để khai thác đúng hướng và hiệu quả. Chẳng hạn muốn tìm hiểu lịch sử thời Hùng Vương dựng nước, muốn tri ân công đức tổ tiên thì phải đến lễ hội Đền Hùng vào dịp 10/3.

Thời gian và không gian lễ hội khác với thời gian và không gian bình thường “đó là những thời điểm mạnh, là không gian linh thiêng. Thời gian này được quy định sẵn, mọi người chờ nó đến” [92, tr.13]. Do vậy nếu lễ hội được chuẩn bị chu đáo được tổ chức tốt cả phần lễ và phần hội thì sức cảm hoá của thời điểm mạnh và không gian thiêng được nhân lên gấp ngàn lần và giá trị nhân văn của lễ hội trong lòng du khách cũng tăng lên. Thời gian, không gian thiêng và tính chất thiêng trong lễ hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút khách du lịch. Nếu thời gian và không gian tổ chức lễ hội được “thiêng hoá’’ (đó là không gian thờ tự như hệ thống đình, đền, chùa, miếu…) nghi lễ của lễ hội cũng được "thiêng hoá” (từ phẩm vật, lễ vật dâng cúng đến các nghi lễ, lễ tế, lễ rước, các trò tục, trò diễn của lễ hội) các thành viên trong cộng đồng dự lễ hội (khách du lịch) sẽ tri giác được cái linh thiêng, đó là tình cảm cộng đồng thiêng liêng và hình thành các quy tắc đạo đức thiêng liêng, những quyền năng thiêng liêng và nó trở thành một ý thức tập thể, nó trở thành nhu cầu phải được duy trì và củng cố, nó có sức mạnh tinh thần to lớn, niềm tin thiêng liêng để lôi cuốn con người trở về với thế giới thiêng. Đây là một đặc điểm của du lịch lễ hội mà không loại hình du lịch nào có được. Khi bàn về ý thức xã hội Các Mác đã kết luận "ý thức khi được thâm nhập vào quảng đại quần chúng sẽ trở thành lực lượng vật chất có sức mạnh vô địch”.

Người Việt Nam luôn có ý thức về cội nguồn tổ tiên, cả đồng bào trong nước hay kiều bào ta ở nước ngoài đều có tâm thức hướng về nguồn cội "Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn” đều đã thấm vào máu của người việt, từ đó hình thành lòng tự cường dân tộc, trở thành một ý thức hệ của người Việt. Trong đó lễ hội Đền Hùng và lịch sử thời đại các Vua Hùng dựng nước trở thành niềm tin thiêng liêng của mỗi người con đất Việt và mỗi khi đất nước bị xâm lăng, mảnh đất cha ông bị giày xéo thì tinh thần ấy lại trỗi dậy kết thành một khối, tạo thành sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi:

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.

Trong thực tế, bằng tinh thần đoàn kết, ý chí tự cường dân tộc chúng ta đã đánh đuổi giặc phương Bắc sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và chiến thắng 2 đế quốc lớn.

- Du lịch lễ hội là một hoạt động văn hoá sâu sắc vừa có ý nghĩa lịch sử vừa mang giá trị nghệ thuật độc đáo.

Bản chất của du lịch là văn hóa, một điều chắc chắn rằng không ai đi du lịch đến một nơi khác để trải nghiệm những thứ giống như nơi mình đang sinh sống. Do vậy bản sắc văn hoá của từng vùng, từng địa phương, tộc người là một khía cạnh cần được khai thác, nghiên cứu trong phát triển du lịch.

Sự phong phú và sâu sắc về văn hoá của hoạt động du lịch và lễ hội thể hiện ngay trong đặc điểm là nội dung, hình thức và tổ chức của hội.

Xét về đề tài thì lễ hội vô cùng phong phú với quá nhiều loại hình lễ hội khác nhau: Loại hình lễ hội nông nghiệp như lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mùa, lễ trình nghề, trò tứ dân…; Loại hình lễ hội phồn thực, giao duyên như “cầu tằm”, "cướp kén”, "tiệc cầu đinh”… loại hình lễ hội văn nghệ giải trí như Hội Lim (Hát quan họ Bắc Ninh); Hát Xoan (Phú Thọ); Hát Đúm (Hải Phòng); Loại hình lễ hội thi tài như phóng lao, đấu vật, đánh phết (Hội Phết Hiền Quan - Phú Thọ), cướp cầu, bơi chải… ; Loại hình lễ hội lịch sử như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, lễ hội về những người anh hùng... Ngoài ra còn có các loại hình lễ hội về tôn giáo…

Nội dung của lễ hội là sự phản ánh hiện thực cuộc sống (nếp nghĩ, nếp sống, nguyện vọng…) của nhân dân. Cho nên có bao nhiêu lĩnh vực của đời sống thì cũng có bấy nhiêu mảng đề tài lễ hội. Đây là một đặc điểm rất cơ bản của du lịch lễ hội. Sự phong phú về đề tài là một môi trường thuận lợi để du lịch phát triển đáp ứng nhu cầu tinh thần phong phú và đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

Lễ hội là sản phẩm của lịch sử, với chức năng phản ánh thì lễ hội phản ánh lịch sử bằng hình ảnh, sự kiện mang tính nghệ thuật hoá, biểu tượng hoá. Điển hình là lễ hội Đền Hùng và các lễ hội có đề tài lịch sử với các nghi lễ tôn thờ các vị anh hùng dựng nước (riêng vùng đất Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã có 700 nơi thờ tự các Vua Hùng và tướng lĩnh thời Vua Hùng dựng nước). Các lễ hội vùng này thường diễn lại các chiến công của người anh hùng theo truyền thuyết.

Về mặt hình thức thì các lễ hội truyền thống đều được xây dựng mang tính tượng trưng, biểu tượng mang tính thiêng liêng và được nghi thức hoá, nghệ thuật hoá, các nghi thức được quy định chặt chẽ và có tính nghệ thuật là yêu cầu của lễ hội, các yếu tố này "đẩy lễ hội lên đỉnh điểm của giá trị, giá trị về thẩm mỹ, về lý tưởng sống, thể hiện trong nội dung của lễ hội, muốn được coi như mẫu hình cho cuộc sống ngày thường, mọi người phải nhớ và noi theo" [92, tr.125].

Đặc điểm về tính đa dạng về đề tài lễ hội và ý nghĩa lịch sử, giá trị nghệ thuật, tính tượng trưng biểu trưng của lễ hội sẽ tạo tính đa dạng hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả và là điều kiện thuận lợi cho du lịch.

Khác với loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch thể thao yếu tố văn hoá thường chứa đựng ở việc ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, du lịch lễ hội ngoài việc chứa đựng các yếu tố này thì yếu tố lịch sử và nghệ thuật lại là một vấn đề cốt yếu. Các giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật được kết tinh trong lễ hội truyền thống rất đậm nét.

Du lịch lễ hội là sự khám phá văn hoá sâu sắc. Lễ hội luôn chứa đựng yếu tố nhân văn giá trị lịch sử, qua lễ hội các nét đặc trưng văn hoá, phong tục tập tập quán của một cộng đồng, một dân tộc được chứa đựng trong đó rất phong phú. Do vậy du lịch lễ hội sẽ giúp du khách bước ra khỏi cuộc sống thường nhật nhàm chán của mình để bước vào một cuộc sống khác biệt hoàn toàn ở nơi khác, được tiếp xúc với cư dân bản địa ở nơi đó để tìm hiểu khai thác những điểm mới lạ, khác biệt so với địa phương mình. “Nơi đến du lịch với những lễ hội càng đặc trưng bao nhiêu, càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng và các giá trị cuộc sống… thì càng hấp dẫn du khách bấy nhiêu” [46, tr.38].

- Du lịch lễ hội có quan hệ chặt chẽ với hệ thống các di tích và các công trình kiến trúc nghệ thuật. Di tích và lễ hội chính là nguyên liệu gốc sản sinh ra các điểm du lịch, trong đó lễ hội và hệ thống di tích thường gắn kết chặt chẽ với nhau. Các lễ hội truyền thống của người Việt thường được diễn ra ở Chùa, Đình, Đền… "ở đồng bằng Bắc bộ gần như thành một quy luật là chỉ có lễ hội gắn với những nhân vật lịch sử, những sự kiện, di tích lịch sử thì lễ hội đó mới bền chắc và phát triển rộng ra ngoài tầm của một làng, một vùng, đạt tới tính chất quốc gia” [73, tr.327]. Lễ hội ấy mới trở thành sản phẩm

độc đáo của du lịch, là nguyên liệu gốc của du lịch. Các hệ thống kiến trúc của Đình, Đền, Chùa, các di tích lịch sử gắn với những sự kiện, những nhân vật thờ tự là phần vật thể. Còn lễ hội tại các di tích ấy mới là phần hồn, phần phi vật thể chứa đựng giá trị văn hoá lịch sử. Chẳng hạn lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích lịch sử tại Đền Hùng, lễ hội Đền Trần và các di tích Đền Trần.. đang là điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách hàng năm.

Do vậy để phát triển tốt du lịch lễ hội thì bên cạnh việc bảo tồn các giá trị văn hoá lễ hội truyền thống cũng cần bảo tồn các di tích đảm bảo tính nguyên bản của nó để phát triển du lịch.

1.2. Giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay

Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc biệt mang tính tập thể cộng đồng, lễ hội truyền thống chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội. Nó là sản phẩm tinh thần, là di sản văn hoá phi vật thể có giá trị to lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay có thể khái quát thành năm giá trị cơ bản: Giá trị cố kết cộng đồng dân tộc, giá trị giáo dục, giá trị tâm linh, giá trị bảo tồn nền văn hoá dân tộc, giá trị kinh tế.

1.2.1. Giá trị cố kết cộng đồng dân tộc

Lễ hội là một hoạt động tập thể mang tính cộng đồng, lễ hội của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ thường được gọi là hội làng. Hội làng là đặc trưng nổi bật nhất của đồng bào các dân tộc nước ta. Làng, bản là một kết cấu tổ chức xã hội có tính cộng đồng cao, biểu hiện ở cộng đồng dân cư, cương vực kinh tế - văn hoá - xã hội. Dân cư của làng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ rất lâu đời, có khi là quan hệ dòng tộc, có khi là quan hệ láng giềng "Tối lửa tắt đèn có nhau”, "Bán anh em xa mua láng giềng gần” và như vậy lễ hội là một hoạt động tinh thần gắn kết họ lại với nhau để cùng chung một niềm tin cùng hướng về tổ tông dòng tộc, cùng chung một thần linh, thành hoàng…

Tính cố kết cộng đồng ấy thể hiện qua sự cộng mệnh cộng cảm. Cộng mệnh là sự gắn bó giữa con người trong cộng đồng thông qua vận mệnh của cộng đồng, thể hiện ở việc cả làng cùng suy tôn, cùng tôn thờ một sức mạnh siêu nhiên bảo vệ cho sự tồn vong của cả cộng đồng. Đó là Đức quốc Tổ Hùng Vương trong lễ hội Đền Hùng, Quốc mẫu

Âu Cơ trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ (Hạ Hoà), Thành hoàng làng trong các lễ hội Đình; Đức Phật, Thánh Mẫu trong các lễ hội, tôn giáo… Cộng cảm là sự thể hiện có chung thái độ tình cảm của các cá nhân và cả tập thể trong ứng xử văn hoá với tự nhiên, thần thánh và con người.

Trong các lễ hội truyền thống các hoạt động của lễ và hội đều thể hiện tính cộng mệnh cộng cảm, tính quần thể. Các lễ hội còn thấm đượm tinh thần đoàn kết, dân chủ và nhân bản sâu sắc. Khi tham dự lễ hội đứng trước thần linh hay nhân vật thiêng liêng thì dù là người tổ chức hay người dân tham gia lễ hội hay bất kỳ cương vị nào cũng đều bình đẳng trước thánh thần và bình đẳng với nhau trong tư cách người tham gia. Vì thế những câu như "nước lụt thì lút cả làng”, hay "nước nổi, bèo trôi”, "chết một đống còn hơn sống một mình” đã thể hiện tính cố kết cộng đồng trong một đơn vị làng xã và lớn hơn là dân tộc. Bất kể một lễ hội nào cho dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo suy tôn các vị thần linh hay anh hùng dân tộc thì các lễ hội ấy bao giờ cũng là lễ hội của một cộng đồng; biểu dương các giá trị văn hoá và sức mạnh của cộng đồng trên mọi bình diện. “Mọi hoạt động diễn ra trong các lễ hội ấy đều thể hiện tính cố kết cộng đồng, mang tính biểu trưng nhằm kêu gọi, tập hợp quần chúng nhân dân trong một vòng tay lớn" [62, tr.74]. Bởi vậy, tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là nét đặc trưng và là giá trị văn hoá tiêu biểu nhất của lễ hội truyền thống.

1.2.2. Giá trị giáo dục

Lễ hội truyền thống là biểu hiện của hai quá trình: lịch sử hóa và huyền thoại hoá những nhân vật được nhân dân thờ phụng. Trong dân gian luôn tồn tại quan niệm "Có tích mới dịch nên trò”. Những nghi thức cúng tế, những tục hèm, những trò chơi dân gian truyền thống trong các lễ hội thường có nguồn gốc xuất phát từ một sự thật lịch sử hay hư cấu nào đó. Tất cả những “tích” như vậy đều có hạt nhân cơ bản là mong ước, sở nguyện của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thực tế qua khảo sát lễ hội ở vùng trung du bắc bộ nhất là ở khu vực Phú Thọ, hầu hết các lễ hội truyền thống ở vùng này được gắn chặt với các sự kiện mang tính lịch sử thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Hệ thống di tích Đình, Đền đều thờ các vị tướng lĩnh thời kỳ Hùng Vương như Tản viên Sơn Thánh, Quý Minh Đại Vương… và được coi là thành hoàng làng.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí