Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 2

Các quần thể: Các nhóm công trình đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.

Các thắng cảnh: Các công trình của con người hoặc công trình của con người kết hợp với công trình của tự nhiên cũng như các khu vực kể cả các di chỉ khảo cổ học có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học [85].

Giai đoạn thập kỷ 70 của thế kỷ XX, UNESCO có quan điểm phân chia khá rõ về di sản văn hoá và di sản thiên nhiên hay còn gọi là di sản tự nhiên. Năm 1992, Uỷ ban Di sản thế giới đã đưa ra khái niệm mới đối với di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hoá để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hoá và thiên nhiên của một số khu di sản.

Như vậy, UNESCO đã đề cao các giá trị của các di sản về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học hoặc thẩm mỹ, dân tộc học nhân chủng học. UNESCO cũng đề cao vai trò của các quốc gia tham gia Công ước phải xác định và phân định những tài nguyên thuộc loại di sản văn hoá hay di sản thiên nhiên để bảo vệ, bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lai trên từng lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên, việc phân định hoặc những quan niệm khác nhau về di sản văn hoá và di sản thiên nhiên cũng có tính tương đối bởi bất cứ di sản văn hóa nào cũng không tránh khỏi khung cảnh thiên nhiên mà nó tồn tại, chịu sự chi phối tác động của yếu tố thiên nhiên. và ngược lại trong các di sản thiên nhiên lại ẩn chứa các yếu tố văn hoá, lịch sử và các công trình, sự sáng tạo của con người. Con người và môi trường thiên nhiên là mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời trong vũ trụ, do vậy tất cả những gì tự nhiên gắn bó với con người trải qua quá trình tồn tại và phát triển trong lịch sử đều có thể coi là di sản văn hoá.

Luật Di sản văn hoá được Quốc hội thông qua năm 2001 đã khẳng định: "Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.” Điều 1 của Luật Di sản văn hoá quan niệm rằng: “di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị

lịch sử văn hoá khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [60, tr.12].

Luật Di sản văn hoá thống nhất di sản văn hoá tồn tại dưới 2 dạng: Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Chương 1, Điều 4 của Luật Di sản văn hoá đã nêu rõ:

Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và các nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác [60, tr.13].

Tháng 10/2003, Đại hội đồng tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hoá của liên hiệp quốc (UNESCO) họp phiên thứ 32 cũng thống nhất quan niệm rằng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ đồ vật đồ tạo tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân công nhận là một phần di sản văn hoá của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hoá phi vật thể được các cộng đồng các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục. Qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo của con người [86].

Các nhà nghiên cứu văn hoá như GS,TSKH Tô Ngọc Thanh, GS.TS Ngô Đức Thịnh, GS,TSKH Lưu Trần Tiêu, GS Đặng Đức Siêu, PGS.TS Nguyễn Chí Bền… đều thống nhất cách phân chia 2 loại di sản văn hoá như trên và đồng nhất quan niệm về di sản văn hoá. Cách phân loại như vậy dựa trên cơ sở tồn tại của di sản văn hoá thành văn hoá vật chất (hay văn hoá vật thể) và văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể). Cách phân loại như vậy cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi mọi hiện tượng văn hoá

Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay - 2

đều có phần vật thể và phi vật thể, chúng là hai mặt của một thể thống nhất, mặt này tồn tại không thể thiếu mặt kia. Do vậy nghiên cứu di sản văn hoá phi vật thể không thể tách rời văn hóa vật thể và ngược lại nghiên cứu văn hóa vật thể cũng không thể tách rời văn hóa phi vật thể. Bởi lẽ dưới cái vỏ vật chất của sản phẩm văn hoá chứa đựng giá trị về năng lực sáng tạo, về thẩm mỹ, về ý nghĩa và nội dung thể hiện gắn liền với thế giới quan, nhân sinh quan của một cộng đồng, gắn liền với yếu tố lịch sử. Chẳng hạn kiến trúc của một ngôi đình cùng với các nét trạm trổ nghệ thuật, đồ thờ tự là sản phẩm văn hoá vật thể nhưng nó chứa đựng ý nghĩa giá trị về mặt lịch sử, phản ánh tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, các giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa của nó qua các mảng trang trí, những lễ hội, quy tắc về tập tục sinh hoạt đình làng lại là cái hồn, cái bản chất gắn kết không thể tách rời khỏi cái đình làng vật thể. Bởi vậy, nghiên cứu di sản văn hoá cần phải đặt di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể trong mối quan hệ tương tác không thể tách rời, như vậy mới hiểu rõ được giá trị vật chất và giá trị tinh thần của di sản văn hoá đối với đời sống xã hội.

1.1.2. Quan niệm về lễ hội

Lễ hội theo học giả Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hoá sử cương thì gọi là đại hội (vào đám hay vào hội) [2, tr.255]. Về sau nhiều học giả đã thay thuật ngữ này bằng các thuật ngữ tương đương. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu qua tên sách, tên bài viết đã có nhiều cách gọi khác nhau: Toan ánh trong cuốn "Nếp cũ hội hè đình đám”thì quan niệm rằng hội hè đình đám là những cuộc tổ chức hội họp tại các thôn xã nhân dịp vào đám và trong dịp vào đám này có nhiều trò mua vui cho dân thôn giải trí [5, tr.9].

Cách quan niệm trên đã nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của các hoạt động vui chơi sinh hoạt tập thể có ý nghĩa giải trí, các yếu tố thuộc về nghi thức mang tính tâm linh tín ngưỡng thì chưa được đề cập sâu.

Các nhà nghiên cứu khác như Lê Hồng Lý, Nguyễn Khắc Xương, Đinh Gia Khánh thì coi đó là hội lễ, coi danh từ hội lễ như một thuật ngữ văn hoá. ý nghĩa của thuật ngữ này được xác định trên cơ sở ý nghĩa của hai thành tố hội và lễ. Hội là sự tập hợp đông người trong một sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Lễ là các tín ngưỡng (các niềm tin thiêng liêng) và các nghi thức đặc thù gắn với các tín ngưỡng ấy trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng [41, tr.7].

Tác giả Lê Trung Vũ trong các bài viết trên Tạp chí văn hoá dân gian (giai đoạn 1983 đến 1986) thường gọi là "Hội làng”, "Hội lễ”, "Hội - Lễ” còn các trường hợp khác ông thường gọi là "Lễ hội”.

Như vậy, lễ hội có thể có nhiều cách gọi khác nhau nhưng cơ bản thống nhất và tập trung ở từ "lễ hội”. Xét về mặt nghĩa của từ nó bao gồm hai thành tố "lễ “và "hội”.

Theo Hán việt từ điển của Đào Duy Anh thì Lễ bao gồm các nghĩa sau:

- Cách bày tỏ kính ý

- Đồ vật để bày tỏ kính ý

Chữ Lễ thường đi với các từ như sau, nhưng không có từ Lễ hội: Lễ bái, tế thần, lễ bộ, lễ chế, lễ giáo, lễ ý, lễ mạo, lễ nghi, lễ nhạc, lễ phép, lễ phục, lễ sinh, lễ tân, lễ tiết, lễ tục, lễ văn, lễ vật [1, tr.498].

Còn Hội có nghĩa là:

- Họp nhau, cơ quan nhiều người họp để làm việc, gặp, ý tứ và sự lý gặp nhau, bản lĩnh và sự tình gặp nhau.

Hội thường gắn với: hội ẩm, hội binh, hội diện, hội đồng, hội họp, hội ý, hội kiến, hội minh, hội nghị, hội quán, hội tâm, hội thí, hội thực, hội trường, hội trưởng, hội viên, hội xã. Trong đó không có từ hội lễ [1, tr.388].

Như vậy học giả Đào Duy Anh không dùng và không đề cập đến từ lễ hội hay Hội lễ có thể do quan niệm như trong cuốn Việt Nam văn hoá sử cương đã trình bày và quan niệm là đại hội (vào đám hay vào hội) nên tác giả không dùng từ lễ hội hay hội lễ nữa.

Tuy nhiên, trong Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của xuất bản tại Sài Gòn năm 1895: Lễ là khuôn phép, phép bày ra cho tỏ điều kính trọng, cho ra điều lịch sự, là của dâng đưa, dâng cúng. Hội là nhóm họp đông người, gặp gỡ, hiểu biết.

Trong “Từ điển Tiếng Việt” do Viện khoa học Xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học ấn hành năm 1992: Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu một kỷ niệm, một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Hội là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt [89].

Nhà Văn hoá học Đoàn Văn Chúc lại xây dựng khái niệm lễ hội từ cụm từ Lễ - Tết

- Hội theo nghĩa gốc Hán, và từ khái niệm Lễ, khái niệm Tết, khái niệm Hội ông cho rằng đều chỉ một loại hình nghi thức, cũng là một loại hình phong tục và trong đời sống xã

hội, ba hình thức trên thường xâm nhập vào nhau, đan xen với nhau. Theo ông : “Lễ là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, hư tưởng hay có thật, đã qua hay hiện tại được thực hành theo nghi điển rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ. Hội là cuộc vui chơi bằng vô số các hoạt động giải trí công cộng diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm biểu đạt sự phấn khích, hoan hỷ của công chứng dự lễ ”[12, tr.132].

Việc phân tích các quan niệm về lễ hội ở trên dựa vào cấu trúc lễ hội, theo đó lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội tuy nhiên cách phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối. Lễ hội là một hiện tượng văn hoá xã hội tổng thể, do vậy nếu phân chia lễ và hội một cách máy móc, cơ học thì sẽ dẫn đến không thể hiểu được bản chất của lễ hội thậm chí hiểu sai, lệch lạc về lễ hội.

Như vậy, lễ trong lễ hội cần phải được hiểu là nghi thức, cách thức tiến hành những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để đánh dấu, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta thờ cúng. Đó là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập thể, là sinh hoạt cả cộng đồng người trong đời sống tín ngưỡng tâm linh, đồng thời cũng là cách ứng xử của các tầng lớp nhân dân dành cho thần, hướng về thần trong mối quan hệ "Người - Thần” vốn luôn tồn tại trong tâm thức và hành động của con người. Từ những phân tích trên nhằm hiểu đúng bản chất của "lễ", tránh cách hiểu chưa đúng hoặc những quan niệm thông tục coi lễ chỉ là lễ bái, lễ vật, lễ lạt…

Xét về mặt cấu trúc và cội nguồn thì lễ và hội luôn gắn kết chặt chẽ với nhau, không có lễ thì không có hội và hội ở đây cũng mang tính nghi lễ chứ không phải hội chỉ là “đám vui chơi đông người’’. Trên thực tế có một số đám vui đông người nhưng không thành lễ hội như đám cưới, đám khao chẳng hạn. Trong thực tế cũng có một ít nghi lễ chưa có phần hội (tức phần sinh hoạt văn hoá kèm theo như một số nghi lễ liên quan tới sản xuất nông nghiệp ở các tộc người thiểu số vùng núi hay một số nghi lễ trong phạm vi gia đình người Việt), tuy nhiên chỉ là số rất ít, còn hầu hết các lễ hội dân gian (lễ hội truyền thống) đều có phần lễ và phần hội. Nhìn một cách tổng thể thì lễ hội thuộc phạm

trù cái thiêng của thế giới thiêng liêng. Ngôn ngữ lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, vượt lên trên đời sống hiện hữu thường nhật. Vì vậy, phần hội luôn luôn gắn với phần lễ, là bộ phận phái sinh của phần lễ, nó gắn với cái thiêng với vị thần, nhân vật mà con người thờ phụng. Các sinh hoạt vui chơi, giải trí, trò diễn trong lễ hội như đua thuyền, các trò diễn mang tính phồn thực… thì nó vẫn mang tính nghi lễ phong tục chứ không phải là trò chơi, trò diễn thuần tuý trần tục, mà trò diễn ở đây đã được thiêng hoá. Chẳng hạn trong lễ hội "Rước Chúa Gái” ở Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao (lễ hội làng He) có trò diễn "Bách nghệ khôi hài” và “Hú tùng dí” nó gắn với nhân vật thiêng là công chúa Ngọc Hoa và theo truyền thuyết Sơn Tinh đón vợ về núi Tản "Vì nàng thương cha nhớ mẹ nên buồn bã không muốn đi nên dân làng bày trò mua vui cốt làm cho Ngọc Hoa vui mà lên đường về nhà chồng” [51, tr.264].

Vấn đề này, chúng tôi tán thành ý kiến của GS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng: "lễ hội là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi (phần lễ phần hội) một cách tách biệt như một số học giả đã quan niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử, hay một thần linh nghề nghiệp, thần linh huyền thoại…) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên trong lễ hội phần lễ là phân gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp” [73, tr.336].

Lễ và hội là một thể thống nhất không thể chia tách. Lễ là phần tín ngưỡng, là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo. Còn hội là phần tập hợp vui chơi giải trí, là đời sống văn hoá thường nhật, phần đời của mỗi con người, của động đồng. Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định của lễ, có lễ mới có hội.

Trong thực tế cuộc sống hàng ngày có khi người ta dùng từ "hội” để chỉ toàn thể lễ hội nào đó ví dụ: tháng 3 trẩy hội Đền Hùng ( lễ hội Đền Hùng) hay trẩy hội Chùa Hương nhưng đó chỉ là hình thái tu từ, lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể.

Vì vậy trong luận văn này chúng tôi không dùng từ hội lễ, hội làng, hay hội mà dùng từ lễ hội để mang tính chính xác và phản ánh hiện tượng lễ hội một cách tổng thể, khách quan đầy đủ.

Căn cứ vào hình thức tổ chức và tính chất của lễ hội có thể tạm chia làm 2 loại lễ

hội:

- Lễ hội truyền thống (hay còn gọi là lễ hội dân gian, lễ hội cổ truyền).

- Lễ hội hiện đại.

Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lễ hội truyền thống và những giá trị của nó đối với phát triển du lịch. ở đây có nhiều cách gọi khác nhau về lễ hội truyền thống, hay lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian. Cụm từ truyền thống hay cổ truyền đều là từ Hán việt. Theo cuốn Hán việt từ điển của Thiều Chửu thì:

Cổ là ngày xưa, cũ

Truyền là đem của người này trao cho người kia, trao cho

Thống là mối tơ, đầu gốc, đời đời nối dõi không dứt gọi là thống [14].

Như vậy trong tiếng việt cổ truyền truyền thống là 2 từ gần nghĩa nhau nhưng không hoàn toàn trùng khít nhau. Từ cổ truyền có nghĩa trao lại cái cũ của người xưa, nó dường như có tính bất biến bảo thủ. Từ truyền thống có ý nghĩa cởi mở hơn biện chứng hơn, một mặt truyền lại những cái gì gọi là dường mối, đầu gốc, một mặt nó có sự thích nghi sáng tạo để phù hợp với thực tại.

Hơn nữa lễ hội lại là hiện tượng tổng thể, đồng thời nó tích hợp các hiện tượng văn hoá phái sinh trong quá trình lịch sử để tạo nên một tổng thể lễ hội. Nó vừa có phần gốc rễ làm chủ đạo (phần lễ) vừa có phần phái sinh tích hợp (phần hội). Trong quá trình truyền lại, lễ hội vẫn giữ được cái dường mối, căn cốt của lễ hội. Do vậy, đối với hiện tượng lễ hội, một hiện tượng văn hoá luôn biến đổi vận động thì dùng cụm từ lễ hội truyền thống sẽ phù hợp hơn lễ hội cổ truyền, mang ý nghĩa biện chứng hơn cụm từ lễ hội cổ truyền. Từ sự phân tích và cách hiểu trên, trong luận văn này chúng tôi thống nhất dùng cụm từ lễ hội truyền thống.

1.1.3. Quan niệm về du lịch

Du lịch là hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài người. Lúc đầu có thể là hiện tượng cá biệt, riêng lẻ, về sau trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu tất yếu, trở thành hiện tượng tồn tại khách quan của loài người; do các nhu cầu thẩm nhận về vật chất như: Các cảnh quan, chỗ ở, món ăn, thức uống, trò chơi khác lạ.. và nhu cầu thẩm nhận về tinh thần như tìm hiểu văn hoá, lịch sử, văn học, nghệ thuật, phong tục tập quán lễ hội...

Những năm gần đây du lịch phát triển mạnh mẽ bởi nó giúp cho con người cân bằng cuộc sống của mình trong xã hội và trước thiên nhiên. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch ngày nay cũng là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Du lịch giờ đây không phải là vấn đề quá mới mẻ, nhưng với những cách tiếp cận khác nhau, với những góc nhìn và mục tiêu nghiên cứu khác nhau cho nên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về du lịch:

Giáo sư, tiến sỹ Berkenner, chuyên gia có uy tín về du lịch trên thế giới cho rằng: "Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

Trong "Từ điển Tiếng Việt" do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học ấn hành thì du lịch là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở [89].

Hiện nay có một số cách tiếp cận khác nhau, nếu tiếp cận theo quan điểm du lịch là một hiện tượng, tiêu biểu cho quan niệm này là các giáo sư Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krapf. Các ông cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hoà bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ" [71, tr.12].

Ngoài ra một số học giả khác cũng có quan niệm riêng: Kuns, học giả người Thụy Sỹ cho rằng: “Du lịch là hiện tượng những người chỗ khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họ bằng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ du lịch” [54, tr.29].

Với cách tiếp cận này du lịch mới chỉ được giải thích ở hiện tượng đi du lịch, chưa đề cập tới các yếu tố văn hoá, nhu cầu văn hoá. Tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm cơ sở cho việc xác định đối tượng đi du lịch và làm cơ sở để hình thành nhu cầu đi du lịch sau này.

Nếu tiếp cận theo quan điểm du lịch là một hoạt động thì Mill và Morrison cho rằng du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước, hay gianh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú ở đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Như vậy có thể xem xét du lịch thông qua hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi. Du lịch có thể được hiểu

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí